Giải thích vì sao chúng ta chỉ nhận được ở một độ sâu nhất định

Con người vẫn có những giới hạn thể chất nhất định không thể vượt qua. Một trong những hạn chế đó là áp suất của nước. Những hạn chế này khiến cho việc khám phá đáy biển gặp nhiều khó khăn.

Làm sao nín thở được lâu?

Nguồn hình ảnh, thinkstock

Chụp lại hình ảnh,

Sự sống của con người phụ thuộc rất lớn vào oxygen

Một số ít người có thể nín thở lâu đến kinh ngạc, Frank Swain phát hiện. Làm sao họ làm được như vậy?

Tháng 11 năm ngoái, Nicholas Mevoli, 32 tuổi, nằm ngửa trên mặt nước giữa biển khơi và hít một hơi dài để đẩy không khí vào đẩy hai lá phổi. Sau đó anh ấy vẫy nhẹ và lặn xuống nước và bắt đầu lặn đến Lỗ xanh Dean (Dean’s Blue Hole) – một khe dưới đáy biển ở Bahamas.

Mục tiêu của Mevoli là lặn đến độ sâu hơn 70 mét và chỉ với một lần thở. Nếu không may sẽ là thảm họa đối với anh ấy.

Các định luật vật lý có chứng minh sự tồn tại của Chúa?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

"Tôi vẫn tin vào Chúa (bây giờ tôi là một người vô thần) khi nghe câu hỏi sau đây tại một cuộc hội thảo, lần đầu tiên được Einstein đặt ra, và đã sửng sốt trước sự trang nhã và chiều sâu của nó:"Nếu có một Thượng đế đã tạo ra toàn bộ vũ trụ và TẤT CẢ các định luật vật lý của nó, liệu Ngài có tuân theo luật do chính Ngài tạo ra hay không? Hay Thượng đế có thể vượt khỏi các định luật của chính Ngài, chẳng hạn như đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng và do đó có thể hiện diện tại hai nơi khác nhau cùng một lúc?" Liệu câu trả lời có thể giúp chúng ta chứng minh rằng Chúa có tồn tại hay không hay đó là nơi mà chủ nghĩa thực nghiệm khoa học và đức tin tôn giáo giao thoa mà KHÔNG có câu trả lời thật sự?"David Frost, 67 tuổi, Los Angeles.

Chúa có đi nhanh hơn ánh sáng?

Tôi đang trong thời gian bị phong tỏa khi nhận được câu hỏi này và ngay lập tức bị cuốn hút.

Tính cách phương Tây định hình bởi Giáo hội La Mã?

Quảng cáo

Vũ trụ tồn tại vĩnh viễn hay sẽ diệt vong?

Người ngoài hành tinh nào đang đợi chúng ta?

Thời điểm câu hỏi này được đưa ra không có gì ngạc nhiên - những sự kiện bi thảm, chẳng hạn như đại dịch, thường khiến chúng ta đặt câu hỏi về sự tồn tại của Chúa: nếu có Chúa nhân từ, tại sao thảm họa như thế lại xảy ra? Ý nghĩ rằng Chúa có thể bị 'ràng buộc' bởi các định luật vật lý - vốn cũng chi phối hóa học và sinh học và do đó là giới hạn của y khoa - là điều thú vị để tìm hiểu.

Nếu Chúa không thể phá vỡ các định luật vật lý, thì có lẽ Ngài sẽ không quyền năng như chúng ta mong đợi ở một đấng tối cao.

Nhưng nếu ngược lại, tại sao chúng ta vẫn chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào về các định luật vật lý đã từng bị phá vỡ trong Vũ trụ?

Nguồn hình ảnh, NASA

Chụp lại hình ảnh,

Vật lý lượng tử có thể giúp giải thích được khả năng Thượng đế có thể cùng lúc hiện diện ở hai nơi?

Để giải quyết vấn đề này, hãy chia nhỏ nó một chút.

Thứ nhất, Chúa có thể đi nhanh hơn ánh sáng không?

Hãy xem xét vấn đề này ở bề nổi của nó. Ánh sáng truyền đi với tốc độ xấp xỉ 299.500 km mỗi giây. Ở trường, chúng ta học được rằng không gì có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng - ngay cả tàu USS Enterprise trong phim Star Trek khi các tinh thể dilithium của nó được chỉnh ở mức tối đa.

Nếu quay ngược thời gian, loài người sẽ không còn nữa?

Tôn giáo và nhu cầu sống thành nhóm ở loài người

Có phải vật chất tối tạo ra vũ trụ?

Những mối đe dọa lớn nhất loài người phải đối mặt

Nhưng điều đó có đúng không? Vài năm trước, một nhóm các nhà vật lý cho rằng các hạt được gọi là tachyon di chuyển với tốc độ nhanh hơn ánh sáng.

May mắn là, sự tồn tại của chúng dưới dạng các hạt thực được coi là khó xảy ra. Nếu chúng tồn tại, chúng sẽ có dạng khối tưởng tượng và kết cấu không gian và thời gian sẽ trở nên méo mó - dẫn đến vi phạm quan hệ nhân quả (và có thể là nỗi đau đầu của Chúa).

Cho đến nay, dường như không có vật thể nào được quan sát thấy có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Điều này tự nó không nói được điều gì về Chúa. Nó chỉ củng cố hiểu biết rằng ánh sáng thực sự truyền đi rất nhanh.

CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC

Nhận thức cảm tính.

Khái niệm:

Mỗi sự vật, hiện tượng quanh ta đều được thể hiện ra bên ngoài hàng loạt các đặc điểm như màu sắc (xanh, đỏ...), trọng lượng (nặng, nhẹ...), khối lượng (to, nhỏ...). Chúng ta biết được những thuộc tính đó là nhờ bộ não. Biểu tượng của những thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào ta được gọi là các biểu tượng nhận thức cảm tính. Quá trình chúng ta nhận biết được các thuộc tính đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Ví dụ: khi ta nhắm mắt, người bạn đặt vào lòng bàn tay ta một vật gì đó. Nếu không sờ mó, nắm, bóp, ta chỉ có thể cảm nhận được vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh.

Chúng ta đang quan sát ngôi nhà. Trong đầu chúng ta khi đó xuất hiện hình ảnh ngôi nhà.

Chúng ta có cảm giác nóng, lạnh, trong đầu có hình ảnh ngôi nhà… đó chính là biểu tượng nhận thức cảm tính. Khi chúng ta đang cảm thấy nóng hoặc khi chúng ta đang nhìn ngôi nhà thì đó là quá trình nhận thức cảm tính.

Đặc điểm chung nhất của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh được những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan chúng ta.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính là cảm giác và tri giác.

Cảm giác:

Khái niệm:

Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.

Cảm giác là hình thức phản ánh tâm lí, sơ đẳng, đơn giản nhất. Biểu tượng của nó chỉ là những thuộc tính riêng rẽ của sự vật. Tuy nhiên nó lại đóng vai trò khởi đầu cho các quá trình tâm lí khác như tưởng tượng, tư duy, trí nhớ… Cảm giác cũng là khâu đầu tiên trong sự nhận thức hiện thực khách quan của con người.

Các loại cảm giác:

Cảm giác bên ngoài:

Cảm giác nhìn (thị giác): cho chúng ta biết thuộc tính ánh sáng, màu sắc, kích thước của đối tượng.

Cảm giác nghe (thính giác): cho chúng ta biết những thuộc tính của âm thanh.

Cảm giác ngửi (khứu giác): giúp con người nhận biết được mùi.

Cảm giác nếm (vị giác): giúp chúng ta nhận biết các loại vị: mặn, nhạt, đắng, cay…

Cảm giác da (mạc giác): cho ta biết về nhiệt độ.

Cảm giác bên trong:

Cảm giác vận động.

Cảm giác thăng bằng.

Cảm giác nội tạng.

Các quy luật cơ bản của cảm giác:

Quy luật ngưỡng cảm giác (quy luật về tính nhạy cảm):

Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường độ kích thích phải đạt đến độ nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức độ đó được gọi là ngưỡng cảm giác.

Ngưỡng cảm giác là cường độ tối thiểu của kích thích để có thể gây ra được cảm giác.

Quy luật này còn gọi là quy luật về tính nhạy cảm bởi lẽ khi nói đến tính nhạy cảm cao thì điều đó có nghĩa là chỉ cần cường độ kích thích nhỏ nhưng đã có thể có cảm giác. Ví dụ: người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm thanh khá nhỏ, trong khi người khác chưa nghe thấy thì người đó đã nghe thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng cao thì có nghĩa là ngưỡng cảm giác càng thấp.

Điểm đáng lưu ý ở đây là khi chúng ta nói đến ngưỡng cảm giác là chúng ta đề cập đến đại lượng vật lí, ví dụ như cường độ âm thanh, trọng lượng… còn khi ta nói độ nhạy cảm thì đó lại là “đại lượng” tâm lí. Do không đo được trực tiếp độ nhạy cảm của giác quan nên người ta phải đo nó một cách gián tiếp, thông qua việc đo các kích thích vật lí bên ngoài.

Quy luật thích ứng cảm giác:

Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích.

Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm và ngược lại, độ nhạy cảm tăng khi cường độ kích thích giảm. Ví dụ: khi đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích mạnh), đi vào chỗ tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau đó dần dần mới nhìn rõ mọi vật. Điều này là do độ nhạy cảm tăng dần.

Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luật thích ứng. Tuy nhiên mức độ khác nhau. Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao. Trong bóng tối tuyệt đối, độ nhạy cảm với ánh sáng tăng gần 200.000 lần sau 40 phút. Bên cạnh đó, cảm giác đau hầu như không thích ứng.

Khả năng thích ứng của cảm giác cũng có thể được phát triển do rèn luyện. Ví dụ: công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 500 - 600C trong hàng giờ đồng hồ.

Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác:

Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau. Do sự tác động qua lại như vậy, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này lại làm tăng độ nhạy cảm của giác quan kia. Ngược lại, tác động mạnh lên giác quan này làm giảm độ nhạy cảm của cơ quan phân tích khác.

Ví dụ: khi nghe nhạc, có ánh sáng mầu kèm theo thì các bản nhạc cũng được cảm nhận rõ nét hơn.

Tri giác:

Khái niệm:

Tri giác là một quá trình tâm lí nhận thức cảm tính, phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan người ta.

Cũng giống với cảm giác, tri giác là một quá trình nhận thức cảm tính.

Là một quá trình vì có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.

Là quá trình nhận thức vì biểu tượng tri giác giúp cho con người nhận biết được hiện thực khách quan bên ngoài.

Là cảm tính vì chỉ gọi là biểu tượng tri giác khi sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan.

Tuy nhiên biểu tượng tri giác là là một hình ảnh trọn vẹn về sự vật, hiện tượng. Biểu tượng này được cấu thành từ các cảm giác. Ví dụ: hình ảnh ngôi nhà mà chúng ta đang nhìn thấy bao gồm những cảm giác khác nhau về màu sắc, kích thước. Lẽ đương nhiên đó không phải là một tổng số học mà là một tổng thể các cảm giác.

Các loại tri giác:

Tri giác không gian: tri giác không gian giúp người ta nhận biết được kích thước, hình dạng, khoảng cách, phương hướng của đối tượng.

Tri giác thời gian: tri giác thời gian là sự phản ánh độ lâu, vận tốc và tính kế tục của các hiện tượng.

Tri giác vận động: phản ánh những thay đổi về vị trí của các sự vật trong không gian.

Ngoài cách phân loại theo đối tượng tri giác như trên còn có cách phân loại theo giác quan. Theo cách phân loại này, người ta có các loại tri giác: thị giác, thính giác, khứu giác…

Các quy luật cơ bản của tri giác:

Quy luật về tính đối tượng của tri giác:

Hình ảnh mà tri giác đem lại bao giờ cũng là biểu tượng của một sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên cái mà tri giác đem lại. Trong quy luật này đã hàm chứa tính chân thực của tri giác.

Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:

Tri giác không thể phản ánh được toàn bộ những kích thích đang tác động lên giác quan của con người ở tại một thời điểm. Do vậy để tri giác, con người phải tách đối tượng ra khỏi bối cảnh.

Sự lựa chọn của tri giác cũng không mang tính cố định. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài cũng như bên trong của chủ thể.

Quy luật về tính lựa chọn của tri giác được ứng dụng nhiều trong thực tiễn: kiến trúc, quảng cáo, quân sự (nguỵ trang), trong giáo dục và dạy học.

Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:

Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện tượng. Chính vì lẽ đó, biểu tượng tri giác cho phép người ta gọi tên được sự vật hiện tượng, có thể sắp xếp chúng vào một nhóm, lớp nhất định.

Quy luật về tính ổn định của tri giác:

Tính ổn định của tri giác thể hiện ở chỗ trong các điều kiện khác nhau nhưng nội dung của biểu tượng tri giác vẫn không thay đổi. Ngôi nhà, dù có cách xa chúng ta hàng ngàn mét và hình ảnh của nó trên võng mạc nhỏ hơn hình ảnh của một người đang đứng trước mặt chúng ta thì ngôi nhà vẫn được tiếp nhận to hơn so với con người. Sự ổn định tri giác còn thể hiện ở cả về mầu sắc, kích thước...

Quy luật tổng giác:

Quy luật này thể hiện ở chỗ nội dung các biểu tượng tri giác còn phụ thuộc vào nội dung đời sống tâm lí của chủ thể: thái độ, nhu cầu, cảm xúc, động cơ... (Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ - Nguyễn Du).

Tri giác nhầm:

Trong một số trường hợp, hình ảnh của tri giác không phù hợp với thực tại. Cần phân biệt tri giác nhầm với ảo giác. Tri giác nhầm là quá trình chúng ta vẫn đang tri giác (sự vật, hiện tượng vẫn đang tác động vào giác quan) song biểu tượng tri giác không tương xứng với thực tiễn. Ví dụ: khi ta nhìn cái thìa đang để trong nửa cốc nước, ta thấy như cái thìa bị gãy ở chỗ mặt nước. Ảo giác là hiện tượng con người vẫn “nhìn” thấy, ví dụ: nhìn thấy rắn rết bò đầy trên giường nhưng thực tế không có, nghe thấy tiếng nói nhưng xung quanh không có ai. Tri giác nhầm là hiện tượng bình thường còn ảo giác là hiện tượng bệnh lí.

Cảm giác và tri giác đều là quá trình nhận thức cảm tính. Trong thực tế, khi chúng ta quan sát sự vật hiện tượng thì sự xuất hiện của cảm giác và tri giác là đan xen nhau, có thể cái này xuất hiện trước cái kia. Ví dụ: “bắt mắt” là màu đỏ, sau đó chúng ta mới quan sát tổng thể ngôi nhà. Cũng có thể hình ảnh ngôi nhà xuất hiện trước, sau đó với xuất hiện các cảm giác.

Tư duy.

Tư duy là gì ?

Cảm giác, tri giác đã giúp cho con người nhận biết được các của sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên đó mới chỉ là các đặc điểm bên ngoài. Để nhận biết được cái bên trong, cái cốt lõi của các sự vật hiện tượng đó, con người cần đến tư duy.

Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.

Các đặc điểm tư duy:

Tư duy xuất phát từ hoàn cảnh có vấn đề:

Hoàn cảnh có vấn đề có thể là một bài toán, một nhiệm vụ cần phải giải quyết… Cùng một hoàn cảnh song đối với người này là hoàn cảnh có vấn đề nhưng đối với người khác lại không. Như vậy hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh kích thích con người suy nghĩ.

Tính gián tiếp của tư duy:

Tư duy nhận biết được bản chất của sự vật hiện tượng nhờ sử dụng công cụ (các dụng cụ đo đạc, máy móc…); các kết quả của nhận thức (quy tắc, công thức, quy luật…). Tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được thể hiện thông qua ngôn ngữ.

Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:

Tư duy phản ánh cái bản chất, cái chung nhất cho một loại, một lớp hiện tượng sự vật và khái quát chung bởi khái niệm. Nhờ có tư duy, con người có thể đi sâu vào đối tượng, cho phép họ nhận thức được những vấn đề mà cảm giác, tri giác không tiếp cận được.

Tư duy liên quan chặt chẽ tới ngôn ngữ:

Tư duy trừu tượng không thể tồn tại nếu không có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ, tư duy có được tính khái quát và gián tiếp. Cũng nhờ có ngôn ngữ, những sản phẩm của tư duy mới được truyền đạt cho người khác. Trong lâm sàng tâm thần, ngôn ngữ được coi là hình thức của tư duy và việc phân loại các rối loạn hình thức tư duy dựa trên ngôn ngữ.

Tư duy liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính:

Nhận thức cảm tính thu thập tư liệu. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính là nguyên liệu cho tư duy. Tư duy phát triển cũng giúp định hướng nhận thức cảm tính.

Các thao tác tư duy:

So sánh:

Dùng trí óc đối chiếu các đối tượng hoặc những thuộc tính, bộ phận... để xem xét sự giống nhau hay khác nhau, đồng nhất hay không đồng nhất.

So sánh là cơ sở của mọi hiểu biết và của tư duy. Chúng ta nhận biết thế giới không ngoài cách thông qua so sánh và phân biệt với một vật gì khác thì chúng ta không thể có ý niệm nào và không thể nói lên một điểm nào về sự vật đó cả (Usinxki).

Phân tích và tổng hợp:

Phân tích: dùng óc phân chia đối tượng thành bộ phận, thuộc tính, quan hệ.

Tổng hợp: kết hợp những đối tượng, thuộc tính quan hệ v.v.. thành tổng thể.

Trừu tượng hoá và khái quát hoá:

Trừu tượng hoá: gạt bỏ những bộ phận, thuộc tính, quan hệ thứ yếu, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết của đối tượng để tư duy.

Khái quát hoá là dùng trí óc bao quát nhiều đối tượng khác nhau trên cơ sở một số thuộc tính, quan hệ, bộ phận giống nhau sau khi đã gạt bỏ những điểm khác nhau.

Khái quát hoá là loại tổng hợp mới sau khi đã trừu tượng hoá.

Trong tư duy, các thao tác được thực hiện theo một hệ thống nhất định.

Các loại tư duy:

Theo lịch sử hình thành:

Tư duy trực quan - hành động:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ các tình huống bằng các hành động vận động có thể quan sát được. Loại tư duy này có ở cả động vật cao cấp.

Tư duy trực quan - hình ảnh:

Đây là loại tư duy mà việc giải quyết các nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh mà thôi. Loại này đã phát triển mạnh ở trẻ nhỏ.

Tư duy trừu tượng:

Loại tư duy được thực hiện trên cơ sở sử dụng các khái niệm, kết cấu logic, được tồn tại trên cơ sở tiếng nói

Ba loại tư duy trên tạo thành các giai đoạn của phát triển tư duy trong quá trình phát sinh chủng loại và cá thể.

Theo hình thức biểu hiện của vấn đề (nhiệm vụ) và phương thức giải quyết vấn đề:

Tư duy thực hành:

Tư duy thực hành là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra một cách trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành động thực hành. Ví dụ: tư duy của người thợ sửa xe hơi khi xe hỏng.

Tư duy hình ảnh cụ thể:

Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ của nó được đề ra dưới hình thức một hình ảnh cụ thể và sự giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên những hình ảnh đã có. Ví dụ: suy nghĩ xem từ trường về nhà đi đường nào là tối ưu cho xe máy.

Tư duy lí luận:

Đó là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra dưới hình thức lí luận và việc giải quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng hệ thống khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận. Ví dụ: giải quyết các bài toán về kinh doanh.

Ngôn ngữ.

Mặc dù ngôn ngữ không phải hoàn toàn là quá trình nhận thức song nó gắn bó một cách mật thiết với tư duy nên chúng ta đề cập sâu thêm về hiện tượng tâm lí này cũng là nhằm hiểu sâu sắc hơn lĩnh vực nhận thức.

Khái niệm về ngôn ngữ:

Con người có khả năng truyền đạt kinh nghiệm cá nhân cho người khác và sử dụng kinh nghiệm của người khác vào hoạt động của mình nhờ có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội - lịch sử . Do sống và hoạt động cùng nhau nên con người có nhu cầu giao tiếp.

Nói một cách chung nhất, ngôn ngữ là một hệ thống kí hiệu từ ngữ.

Kí hiệu: Pavlov đã nói ngôn ngữ là tín hiệu của tín hiệu.

Hệ thống: chỉ có ý nghĩa và thực hiện một chức năng nhất định trong hệ thống của mình.

Ngôn ngữ - hệ thống kí hiệu từ ngữ gồm 3 bộ phận:

Ngữ âm

Từ vựng

Ngữ pháp – hệ thống các quy tắc thành lập từ, cấu thành câu (từ pháp và cú pháp), sự phát âm (âm pháp).

Các đơn vị của ngôn ngữ là âm vị, hình vị, từ, câu, ngữ đoạn, văn bản...

Các chức năng của ngôn ngữ:

Chức năng chỉ nghĩa:

Ngôn ngữ để chỉ chính sự vật, hiện tượng, tức là thay thế chúng. Nói một cách khác, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng có thể được khách quan hoá lần nữa và có thể di chuyển đi nơi khác, làm cho con người có thể nhận thức được chúng ngay cả khi chúng không xuất hiện trước mặt.

Chức năng chỉ nghĩa còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử loài người.

Ngôn ngữ khác hẳn với những tiếng kêu của động vật. Về bản chất, động vật không có ngôn ngữ.

Chức năng thông báo:

Ngôn ngữ được dùng để truyền đạt, tiếp nhận thông tin, để biểu cảm và nhờ đó, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động của con người.

Chức năng thông báo của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng giao tiếp.

Chức năng khái quát hoá:

Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ mà cả một loại, lớp có chung một/một số thuộc tính: phạm trù, khái niệm, thuật ngữ... Nhờ vậy nó là phương tiện đắc lực cho hoạt động trí tuệ.

Ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là phương tiện lưu lại kết quả của hoạt động này. Do vậy hoạt động trí tuệ không bị gián đoạn, không bị lặp lại và có cơ sở cho sự phát triển tiếp theo.

Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn gọi là chức năng nhận thức hay chức năng làm công cụ hoạt động trí tuệ.

Trong 3 chức năng của ngôn ngữ kể trên, chức năng giao tiếp là chức năng cơ bản nhất. Chỉ trong quá trình giao tiếp, con người mới lĩnh hội được tri thức về hiện thực, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh sống. Về thực chất, chức năng nhận thức cũng là quá trình giao tiếp, ở đây là giao tiếp với chính bản thân mình. Còn chức năng chỉ nghĩa chỉ là điều kiện để thực hiện hai chức năng kia.

Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức:

Vai trò của ngôn ngữ đối với nhận thức cảm tính:

Đối với cảm giác: ảnh hưởng mạnh đến ngưỡng cảm giác.

Đối với tri giác: làm cho quá trình tri giác dễ dàng hơn, đặc biệt trong quan sát.

Đối với trí nhớ:

Vai trò của ngôn ngữ trong nhận thức lí tính.

Gắn bó rất mật thiết với tư duy. Ở người trưởng thành, tư duy và ngôn ngữ không tách rời nhau.

Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải tư duy.

Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và lí tính.

Nhận thức của con người bắt đầu từ nhận thức cảm tính.

Các biểu tượng nhận thức cảm tính được trí nhớ lưu giữ lại.

Nhiều biểu tượng cùng loại với nhau được “cô đặc” lại vào từ.

Các từ, khái niệm (hoặc cũng có thể các biểu tượng cảm tính) được sử dụng cho tư duy: giải quyết một nhiệm vụ nào đó.

Biểu tượng cảm tính càng phong phú thì hệ thống khái niệm cũng phong phú theo và là điều kiện tốt cho tư duy.

Tư duy, ngôn ngữ phát triển nó sẽ định hướng, lựa chọn, hỗ trợ đắc lực (cùng với cảm xúc, tình cảm) cho nhận thức cảm tính.

Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

01/06/2004

Nguyễn Trần Bạt

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn
Con người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu? Chúng tôi cho rằng quả thực rất khó để tìm ra câu trả lời đúng cho vấn đề này, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày càng trở nên bão hoà về thông tin cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mặc dù như vậy, thế giới vẫn luôn luôn là một đối tượng bí ẩn thu hút các nhà khoa học; vì vậy, câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không vẫn còn nóng bỏng và thú vị như buổi ban đầu. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cách tiếp cận của chúng tôi trước vấn đề này và hy vọng nó sẽ phần nào thức tỉnh con người về khả năng và giới hạn của mình trước vấn đề nhận thức thế giới trong mối tương quan với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là của ngành truyền thông. Lịch sử tư tưởng của con người đã tiếp nhận rất nhiều quan điểm về khả năng nhận thức thế giới của con người, từ “ bất khả tri ” của Berkeley đến “ vật tự nó ” của Kant, từ “ tinh thầntuyệt đối”của Hegel đến“cải tạothế giới”của Marx. Phải khẳng định rằng mỗi học thuyết đều có những điểm hợp lý của nó; chính bởi vậy, nó vẫn rất sống động và liên tục truyền cảm hứng cho con người trong việc lý giải câu hỏi này. Vấn đề chúng tôi đặt ra trong bài viết này chỉ là một khía cạnh liên quan đến khả năng nhận thức thế giới của con người, đó là ngày nay con người có nhận thức được thế giới không?
Khi mà càng ngày càng được tiếp xúc với nhiều tài nguyên thông tin hơn? Hay thế giới, trải qua vô số những cơn thăng trầm và biến chuyển vĩ đại, vẫn là chính nó, bí ẩn và huyễn hoặc như trong mắt Berkeley và Kant hay rõ ràng, cụ thể như trong nhận thức của Marx?
Chủ nghĩa khủng bố ư Khoảng đen mớitrong bức tranh thế giới hiện đại
Một số người cho rằng, những biến động gần đây của thế giới báo hiệu một triển vọng không mấy xán lạn mà quên mất rằng biến động là một thuộc tính căn bản của thế giới, hay nói cách khác, thế giới luôn luôn và không ngừng biến động. Từ trước đến nay, do những hạn chế về trình độ khoa học công nghệ, con người không theo kịp với những biến động của thế giới. Dường như, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là của ngành truyền thông, làm con người ngày càng hoang mang trước những biến động của thế giới trong khi sự xuất hiện của những biến cố ấy, xét về mặt hiện tượng thuần tuý, không hẳn đã hoàn toàn mới. Các cuộc bầu cử vẫn được tiến hành ở khắp mọi nơi với chiến thắng hay thất bại của những phe phái khác nhau. Các cuộc đảo chính hay thậm chí, các cuộc chiến tranh cũng vậy. Trước đây, với sự hạn chế về khoa học công nghệ, thông tin, thì những thay đổi như vậy cũng như ảnh hưởng của chúng không đến với con người nhanh chóng như ngày nay. Gần đây, bức tranh thế giới hiện đại có một điểm nhấn ư đó là chủ nghĩa khủng bố ư cuộc chiến tranh giữa bóng tối và ánh sáng, hay theo cách nói của một số người, đó là cuộc chiến của thế hệ thứ tư với “ một kẻ thù vôhình và hữu hình, chẳng ở đâu và ở khắp mọinơi, không một trung tâm đầu não cụ thể vàphi lãnh thổ hoá”.Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hình thức sơ khai của chủ nghĩa khủng bố là những phong trào đấu tranh, sau đó thoái hoá trở thành những tổ chức khủng bố, hay tổ chức phản động có tính chất phi chính phủ, lúc mới ra đời, chúng cũng có mục tiêu chính trị, tôn chỉ và giá trị xã hội nhất định. Hội Tam Hoàng ra đời trong hoàn cảnh nhà Thanh lật đổ nhà Minh ở Trung Quốc hay các tổ chức mafia ra đời ở Italia đều có lịch sử tương tự như vậy. Có thể nói, sự xuất hiện ngày càng nhiều các hoạt động khủng bố trong khoảng thời gian gần đây là một mặt của quá trình toàn cầu hoá nằm bên ngoài khả năng kiểm soát của các chính phủ, chống lại thế giới văn minh và thế giới hợp pháp. Một số người đổ lỗi cho Tổng thống Hoa Kỳ ư George Bush II ư trong việc “ chọc giận ” các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Bush không phải là một vị tổng thống tồi mặc dù trong vô số những việc ông ta đã làm, hẳn có những việc không đúng. Phản ứng và chính sách quyết liệt của Bush trước những hành động của các tổ chức khủng bố sẽ là một liều thuốc đặc trị nếu ông ta chiếu cố đến sự không kiên quyết của các nhà chính trị khác. Sẽ tốt hơn nhiều nếu Bush thành công trong việc hợp tác với các nhà chính trị trên toàn thế giới trong việc thiết kế và áp dụng những chính sách chống khủng bố táo bạo và quyết liệt. Nói đúng hơn, chủ nghĩa khủng bố mặc dù đã hình thành từ lâu, nhưng có lẽ chưa bao giờ lại xuất hiện một cách có tổ chức và chủ động như gần đây. Điều đó đã làm dấy lên trong vô số người những lo ngại về một cuộc chiến tranh mới, sau những cuộc chiến lịch sử của Thành Cát Tư Hãn, Napoleon hay Fritz Erich von Manstein . 2
Nhưng liệu bức tranh thế giới có u ám đến như vậy, hay đó chính là hiệu ứng phụ của truyền thông?
Nguy cơ nhận thức bằng bóng ư Mầmmống của một thuyết bất khả tri mới
Không thể phủ nhận sự khủng khiếp của những gì mà các tổ chức khủng bố đã gây ra ở Madrid hay Baghdad. Tuy nhiên, chúng tôi muốn tiếp cận vấn đề theo một cách khác,liệu rằng chúng ta đã thành công trong việcxây dựng cho mình phương pháp luận nhậnthức đúng đắn (tức phương pháp xử lý thôngtin đúng đắn) hay chúng ta đang nhận thứcthế giới qua hiệu ứng của truyền thông?Sự ra đời của ngành truyền thông là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại. Truyền thông đưa con người xích lại gần nhau hơn và giúp con người phân định thế giới một cách có ý thức thành những mảng màu khác nhau thông qua những thông tin cập nhật và rất có giá trị. Truyền thông cũng giúp cho con người tự làm mới nhận thức của mình và nếu thiếu vắng nó, chúng ta sẽ tự giam hãm mình trong những ốc đảo về nhận thức. Tóm lại, truyền thông đóng một vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và xúc tiến nhận thức của con người về thế giới. Với khả năng to lớn của truyền thông, một số người đã lạc quan cho rằng thuyết bất khả tri đã chẳng còn lý do gì để tồn tại, quên mất rằng truyền thông là một công cụ cực kỳ sắc bén cho việc nhận thức thế giới và do đó, nó cũng có những “ tác dụng phụ ” nhất định. Tuy nhiên, một số người bàng quan hoặc kém tỉnh táo đã không nhận ra điều này. Thậm chí, thay vì sử dụng lượng thông tin, kiến thức mà truyền thông cung cấp như những nguyên liệu để nhận thức, một số người còn hoàn toàn phụ thuộc vào sự phản ánh chủ quan của nó. Hãy lấy chủ nghĩa khủng bố làm ví dụ. Mặc dù truyền thông đã cố gắng truyền tải những thông tin chân thực và khách quan nhưng nó vẫn tạo ra những ảo giác về sự nức nở của con người lớn hơn cả những thất thiệt mà họ phải gánh chịu. Sức mạnh của truyền thông là ở tính lan toả tức thì của nó; kết quả là, những ảo giác khủng khiếp cũng lan đi nhanh chóng không kém. Sự cộng hưởng ảo giác, đến lượt mình, tạo ra một nhận thức cực kỳ hoảng loạn và đen tối về thế giới trên phạm vi rộng lớn. Hãy tưởng tượng một thế giới không có sự lớn mạnh của ngành truyền thông. Rõ ràng, những sự kiện tưởng như rất đỗi lớn lao ấy sẽ chìm trong lãng quên một cách nhanh chóng và con người cũng sẽ không cảm thấy lo sợ trước nó. Tuy nhiên, giới truyền thông rất biết cách khai thác những biến động của thế giới. Điều này cũng chính là mục đích của truyền thông ư làm nên cái mà chúng ta thường gọi là Quyền lực của truyền thông. Đến lượt mình,nó sẽ tạo ra một nguy cơ mớiư nguy cơ nhận thức thế giới bằng bóng, tứcnhận thức thế giới qua thông tin và hình ảnh.Nếu chúng ta tiếp tục khai thác thông tin theo cách này thì truyền thông sẽ không làm con người mạnh hơn, toàn diện hơn về nhận thức, mà còn tạo ra sự đứt gãy và nhiễu loạn về nhận thức thế giới.
Có thể nói rằng, tại những nơi mà ngành công nghiệp truyền thông đặt chân tới, thế giới được nhận thức hoàn toàn khác với những miền mà nó bỏ sót. ở nơi này người ta lo sợ chủ nghĩa khủng bố trong khi ở nơi khác ư những miền đất thiếu thông tin về thế giới ư con người vẫn nhận thức thế giới một cách hoan hỉ và đơn giản. Phải chăng khi những bài ca về nỗi đau thương được cất lên trong những nhà hát lớn sẽ có sức lan toả và lay động gấp hàng nghìn lần khi nó được hát ở những nơi khác. Phải chăng, hiệu ứng phụ của truyền thông đang làm con người mơ hồ và nhiễu loạn trong việc nhận thức thế giới? Và phải chăng, với việc nhận thức thế giới bằng bóng, truyền thông đang cùng với con người xây dựng một thuyết bất khả tri mới?
Thế giới thực sự như thế nào?
Chúng tôi cho rằng, một phần nào đó của thế giới, hay thậm chí cả thế giới, dưới hiệu ứng phụ của truyền thông, đang bị mô tả và cường điệu tới mức làm méo mó cấu trúc đời sống tâm lý của con người. Thực ra, thế giới, về bản chất đang bị chèn ép và chèn ép lẫn nhau chứ không được lãnh đạo. Giai đoạn thế giới được lãnh đạo một cách có tổ chức nhất là giai đoạn Chiến tranh lạnh. Thế giới, về cơ bản, là đơn cực – và ngày nay cần được hiểu là đơn cực động chứ không phải là đơn cực tĩnh như trước. Do vậy, trong thời đại bùng nổ truyên thông thật khó để hình dung hay trả lời câu hỏi thế giới mà chúng ta nhận thức được là cái gì, là kết quả của nhận thức của con người, kết quả của truyền thông, kết quả của tiếng vọng hay tiếng ồn. Chúng ta nghĩ rằng sẽ hướng cộng đồng trong một nhận thức thống nhất để giải thích thế giới, nhưng thực ra, thế giới được giải thích hoàn toàn không nhất quán. Do đó, vấn đề cần nhận thức đúng về thế giới trong thời đại thông tin hiện nay. Chừng nào không trả lời được câu hỏi ấy, chúng ta sẽ tiếp tục sống và nhận thức bằng bóng, tức bằng những gì mà giới truyền thông truyền tải tới con người thông qua các phương tiện hiện đại của nó. Sức mạnh của truyền thông khiến con người tưởng mình chứng minh được sự sai lầm của thuyết bất khả tri nhưng dường như nó đang làm điều ngược lại. Có vẻ như con người đang bị khủng hoảng thông tin và càng ở những vùng lạc hậu về nhận thức, sự khủng hoảng thông tin ấy càng rõ rệt. Có lẽ đây sẽ là một cuộc khủng hoảng mới của nhân loại. Khủng hoảng thông tin hay nói đúng hơn là khủng hoảng nhận thức chỉ có thể xảy ra ở những vùng đất lạc hậu về nhận thức dẫn đến tư duy đơn giản, phiến diện và thụ động. Trong khi đó, khối lượng thông tin đồ sộ hàng ngày được phản ánh vào trong tiềm thức con người một cách hết sức phức tạp, khiến cho một số học giả phải đánh động nhân loại về nền kinh tế Internet, hay nền kinh tế thông tin, cho rằng nếu biến thông tin trở thành nền kinh tế, chúng ta sẽ tự mình tạo ra sự sụp đổ. Vấn đề không dừng lại ở đó, mà quan trọng hơn, chúng ta cần phải cảnh báo nhân loại về nguy cơ thông tin, hay nói cách khác là nguy cơ về nhận thức bóng qua các hình ảnh truyền thông. Để trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức thế giới hay không, chúng tôi cho rằng, con người không chỉ có thể mà buộc phải nhận thức được thế giới và chỉ khi nào nhận thức được thế giới, chúng ta mới có thể tồn tại và phát triển. Nói như vậy không có nghĩa là con người có thể nhận thức được thế giới một cách trọn vẹn và chính xác. Với sự chênh lệch về trình độ nhận thức, thế giới được phản ánh và mang màu sắc rất khác nhau trong nhận thức của những người khác nhau. Trình độ và bản lĩnh nhận thức của con người sẽ quyết định việc con người sẽ đi tới đâu trong chặng đường nhận thức thế giới. Về mặt lý thuyết, để có thể nhận thức thế giới sát với bản chất của nó, chúng ta cần phải tạo cho mình bản lĩnh thoát khỏi vùng ảnh hưởng của thông tin, nghĩa là phải có sự quan sát và phân tích độc lập. Hãy coi thông tin như những nguyên liệu thô và hãy lọc ra trong đó những sự kiện bản chất trước khi chúng bị phóng đại. Do đó, hãy hình dung và nhận thức thế giới như chính nó chứ không phải thông qua những tiếng vọng của truyền thông. Đừng để truyền thông can thiệp sâu vào tư duy và nhận thức của chúng ta về thế giới và tạo ra những sự đứt gãy đột ngột. Đó cũng chính là nhiệm vụ của khoa học và quả thực là một nhiệm vụ khó khăn bởi trên mạng hàng ngày có hàng trăm, hàng nghìn bài viết về các sự kiện của thế giới. Nhiệm vụ của khoa học là chia thế giới thành đúng những mảng màu và những dữ liệu có màu sắc khác nhau. Quay trở lại với thực tiễn Việt Nam, chúng tôi cho rằng sự khủng hoảng thừa thông tin khiến chúng ta tưởng tượng ra một thế giới phức tạp với vô số hiểm hoạ và chính nỗi lo sợ ấy khiến chúng ta hoặc bàng quan hoặc không dám thực hiện những cuộc cải cách triệt để. Trong khi đó, Trung Quốc đã tiến hành rất nhiều chương trình cải cách lớn và khuấy động cả thế giới bằng sự thành công của những cuộc cải cách đó. So với Việt Nam, Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và phức tạp hơn nhiều. Do đó, số lượng rủi ro và các vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi tiến hành cải cách chắc chắn ít hơn Trung Quốc cả về số lượng và nhỏ hơn về quy mô. Bên cạnh đó còn có một yếu tố thuận lợi khác nữa là con người Việt Nam tiềm ẩn đầy đủ phẩm chất để thực hiện những cuộc cải cách bước ngoặt. Vậy, tại sao các cuộc cải cách vẫn chưa được tiến hành xuôn sẻ? Phải chăng, chúng ta đang nhận thức thế giới nói chung và về sự thay đổi của Trung Quốc một cách bàng quan, quên mất rằng những sự thay đổi ấy có tác động trực tiếp tới tương lai của Việt Nam? Thiết nghĩ đó là một câu hỏi lớn.
Kết luận
Đã đến lúc phải đi tìm chân lý một cách tương đối trong một sự chuyển động tương đối, nghĩa là phải nhận thức thế giới nói chung và sự vật, hiện tượng trong sự xê dịch tương đối của đời sống và xê dịch tương đối của ý nghĩ. Nói cách khác, không được xem sự vật là những vật thể để bám vào nó mà phân tích, cần phải xem các sự kiện chỉ là ảnh của một trạng thái của các loại hình phổ biến của nhân loại, và vì vậy, chúng ta phải tư duy trong thể động và tính động tương đối. Hoặc làm như thế, hoặc chúng ta đang tự mình xâydựng một thuyết “bất khả tri” mớicho những vấn đề có thể nhận thức được!./.

Video liên quan

Chủ đề