Đánh giá như thế nào về vai trò của Fidel Castro trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ Latinh

Fidel Castro - Lãnh tụ cách mạng Cuba: “Huyền thoại sống” của lịch sử đương đại

15:12 20/01/2015
Tờ Global Times vừa mới đây đưa tin cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro đã được Trung Quốc trao giải thưởng “Khổng Tử Hòa bình” 2014 vì những đóng góp quan trọng cho hòa bình thế giới.

Một ủy ban 16 chuyên gia và các nhà khoa học đã lựa chọn người chiến thắng từ hai mươi ứng cử viên. Vị cựu chủ tịch đã nhận được 9 phiếu, đánh bại Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Các chuyên gia đánh giá cao những nỗ lực của nhà lãnh đạo Cuba về việc giải quyết tranh chấp quốc tế và đóng góp của ông cho cuộc đấu tranh phòng chống chiến tranh hạt nhân.

Cho đến giờ, việc cảm nhận Fidel Castro là một con người bình thường thật không dễ dàng gì. Gương mặt rậm râu của ông có lẽ là một trong những diện mạo nổi tiếng nhất thế giới đương thời. Khả năng diễn thuyết của ông - một thiên tài hùng biện, là một trong những điều bí ẩn đầy khâm phục đối với mọi người và nhiều chính khách nổi tiếng trên thế giới.

Quả thực, Fidel là một trong số ít nhà lãnh đạo quốc gia đã đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống. Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc.

Con đường cách mạng

Fidel Castro đã thừa hưởng truyền thống lao động cần cù, đầy ý chí, thông minh, sáng tạo của gia đình và rất hiếu học. Với cá tính thiên phú, ngay từ khi còn bé cho tới khi lên đại học, ông đều tỏ ra nổi trội trong học hành, thể thao hay phong trào sinh viên. Fidel đi đây đó, tiếp xúc nhiều, trao đổi và tranh luận đối thoại đầy nhiệt tình nhiều tiếng đồng hồ với bạn bè, hay quần chúng nhân dân tới mức quên ăn quên ngủ. Ông luôn quan tâm tới mọi người với tình cảm chân thành sâu sắc của cá nhân.

Bất bình trước sự đối lập giữa cuộc sống phong lưu của chính bản thân và cuộc sống nghèo khó của nhiều người khác, Fidel Castro đã trở thành nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Năm 1953, ông đã đứng lên cầm vũ khí chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista.

Nhằm mục đích tạo ra một cuộc cách mạng, vào ngày 26/7, Fidel đã lãnh đạo hơn 100 người tiến hành vụ tấn công vào doanh trại quân đội ở Santiago nhưng thất bại. Fidel Castro và em trai Raul sau đó bị bỏ tù.

Được ân xá sau hai năm, ông vẫn tiếp tục vận động chống lại chính quyền Batista trong khi đang sống lưu vong tạiMexico. Ông đã thành lập lực lượng du kích có tên là Phong trào 26/7, tiếp tục những lý tưởng cách mạng đang được ủng hộ tại Cuba thời bấy giờ.

Vào năm 1959, cuộc cách mạngCubađã thắng lợi, chính phủ của Tổng thống Batista bị lật đổ và Fidel Castro lên nắm quyền. Sự kiện này đã đưa Cuba bước vào kỷ nguyên mới độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cách mạng Cuba thực sự là nguồn cổ vũ, khích lệ các dân tộc trên thế giới đang bị áp bức, bóc lột vùng lên đấu tranh tự giải phóng.

Ngay sau cách mạng thành công, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng khuất phục và bóp chết cuộc cách mạng non trẻ, mà đỉnh cao là cuộc tiến công của bọn tay sai đánh thuê ở bãi biển Hiron tháng 4/1961. Nhưng nhân dân hòn đảo “Tự do” với lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, cùng truyền thống tiến công cách mạng dưới sự chỉ huy tài tình của Fidel Castro đã đập tan cuộc tiến công xâm lược lớn trong vòng 72 giờ, tiêu diệt và bắt sống hàng nghìn tay sai của đế quốc Mỹ.

Dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đứng đầu là lãnh tụ Fidel Castro, nhân dân Cuba đã kiên cường đấu tranh làm thất bại mọi mưu toan đen tối của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, quyết tâm đưa đất nước tiếp tục tiến lên. Trong công cuộc xây dựng đất nước, với tinh thần lao động sáng tạo quên mình, nhân dân Cuba đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, từng bước giành được những thành tựu to lớn được các nước anh em, bè bạn trên thế giới ngợi ca.

Tuy nhiên, ngày 18/2/2008, Fidel Castro tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh quân đội Cuba. Gần 50 năm chèo lái đất nước, nhân dânCubađã dành cho Chủ tịch Fidel tình cảm yêu mến đặc biệt và tôn thờ ông như một người cha đáng kính. Vị lãnh tụ đã trải qua cuộc đối đầu với 10 đời tổng thống Mỹ - từ Dwight Eisenhower đến George W.Bush. Theo thông tin được tiết lộ gần đây, đã có tới 638 lần các thế lực thù địch mưu sát ông, song đều bất thành. Đây cũng là một kỷ lục về ám sát trên thế giới nhằm vào một chính khách.

Sau khi rời khỏi các chức vụ lãnh đạo đảng và nhà nước Cuba, Fidel Castro tiếp tục đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như phản biện các đường lối sai lầm của Mỹ và mặt trái của toàn cầu hóa. Ông liên tục có các bài phản ánh sắc sảo đăng trên tờ Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba. Tất cả các sự kiện quan trọng ông đều có bài phản ánh như sự kiện Bin Laden bị Mỹ tiêu diệt trên đất Pakistan, khủng hoảng nợ ở Mỹ và một số nước thành viên EU, hay cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông.

Tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Fidel Castro luôn gắn liền với quá trình phát triển đất nước và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nhân dân Cuba anh hùng. Fidel Castro được tôn vinh là một trong những người sáng lập ra nền độc lập thứ hai và chủ quyền của các nước châu Mỹ. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân Cuba và Chủ tịch Fidel Castro luôn nêu cao tấm gương sáng về tinh thần quốc tế vô sản.

Bên cạnh việc thường xuyên nhận đào tạo miễn phí cho nhiều sinh viên các nước nghèo, hiện Cuba còn gửi hàng nghìn bác sĩ và các chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, công nghiệp, xây dựng... sang hợp tác và giúp các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam).

Nhiều nước và tổ chức quốc tế đã bày tỏ sự khâm phục, ngưỡng mộ và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của ông với phong trào giải phóng và độc lập dân tộc, phong trào cách mạng ở Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.

Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới (FDIM) đã bầu Fidel Castro là “Công dân toàn cầu” và khẳng định ông là tấm gương về niềm tin và sự tận tụy trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, chủ quyền và nhân phẩm. Lãnh đạo và nhân dân Cuba khẳng định: Fidel Castro mãi mãi là lãnh tụ tinh thần của cách mạng Cuba - một nhà tư tưởng tầm cỡ thế giới luôn đấu tranh cho sự thay đổi và chuyển biến xã hội với những lý tưởng bất diệt.

Trí tuệ và nghị lực

Chủ tịch Fidel Castro từng khẳng định lý tưởng của ông, đầu tiên và trước nhất, là vì ngườiCuba. Ông từng phát biểu: “Không phải là chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa cộng sản mà là một xã hội dân chủ, công bằng trong một nền kinh tế được chuẩn bị kỹ càng”. Và đất nước Cuba dưới sự lãnh đạo của ông đã thực hiện được điều đó bất kể hoàn cảnh vô cùng khó khăn, phức tạp.

Ông cùng với ban lãnh đạo Cuba phải tính toán chặt chẽ, tránh sơ hở vừa đổi mới vừa bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vừa bảo vệ và phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ thành quả xã hội chủ nghĩa - là niềm tin của các dân tộc bị áp bức vùng châu Mỹ Latinh và trên thế giới. Vị “Tư lệnh Castro” - cách gọi trìu mến hiện nay ở Cuba đối Fidel Castro - luôn được sự ủng hộ của nhân dân Cuba và tầng lớp thanh niên, trí thức và nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình và công lý.

Với tài hùng biện thiên tài, Fidel Castro đã trên mọi diễn đàn trong nước cũng như quốc tế cất cao tiếng nói chống bất công, đòi hỏi bình đẳng giữa các dân tộc, chống áp bức bất công, đòi xóa nợ cho các nước nghèo.

Ông vượt qua cái chết nhiều lần, chiến đấu thành công, đứng vững hiên ngang qua phong ba bão tố là nhờ sự ủng hộ nồng nhiệt của các tầng lớp nhân dân và bạn bè khắp năm châu bốn biển, từ nhân dân nghèo khổ đến những danh nhân thuộc các lĩnh vực khác nhau trên thế giới. Hành động nghĩa hiệp và tính cách con người Fidel Castro tỏa ánh sáng chính nghĩa và có sức thu phục nhân tâm kỳ lạ.

Người ta kể lại rằng khi phải ra tòa vì tội “bạo loạn” tấn công pháo đài Moncada năm 1953, tất cả những người thừa hành xét xử ông: như chánh án, công tố, bồi thẩm đoàn đều tỏ thái độ bênh vực ông. Từ vai trò của một bị cáo, trước tòa án, trước dư luận trong và ngoài nước, ông đã trở thành người tố cáo, lên án một chế độ độc tài thối nát.

Ông cũng là người trí tuệ, hiểu biết rộng, rất nhạy cảm và dũng cảm. Với thói quen bí mật của một nhà mưu lược, Fidel Castro là bậc thầy về sự giấu mình. Ông đã làm nản chí những ai muốn nghiên cứu sâu xa, tìm hiểu về quá khứ của ông và lịch sử cách mạng - hoặc ít ra đối với những người muốn viết sách về ông. Người ta cho rằng ông không thể từ bỏ thói quen đọc tưởng chừng tới… phát nghiện trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Vì vậy, Fidel Castro có thể thảo luận về mọi lĩnh vực, từ đơn giản tới chuyên sâu, với những phân tích sắc sảo thể hiện tầm hiểu biết uyên bác. Ông lúc nào cũng nhìn vấn đề ở tầm chiến lược, ở phạm vi toàn cầu, trong mối tương quan giữa lợi ích quốc gia và chính trị quốc tế… Đồng thời ông cũng là người luôn nắm chắc thực tiễn, tính toán và phân tích sắc bén mọi dữ kiện để quyết đoán nhanh những vấn đề cụ thể.

Những người làm việc gần gũi ông cho biết: Fidel Castro thường chỉ ngủ khoảng 4 tiếng một đêm, và khi cần ông ngủ thêm 1 hoặc 2 tiếng vào bất cứ lúc nào trong ngày. Sức làm việc của ông khiến các trợ lý nhiều khi mệt nhoài, theo không kịp, mặc dù họ đều là những người trẻ khỏe, có những người đang độ tuổi thanh niên “sức dài vai rộng”.

Nhưng vị lãnh tụ của Cuba là vậy, ông sinh ra là để làm việc không ngơi nghỉ, cống hiến suốt đời “chừng nào trí tuệ còn minh mẫn”, và chiến đấu với những thách thức lớn lao. Để rồi, tất cả đã tạo nên tầm vóc của một “huyền thoại xuyên thế kỷ”, với năng lực tư duy siêu việt mà sản phẩm luôn luôn chỉ có thể là những ý tưởng phi thường. Fidel Castro xứng đáng là một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nửa cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba này…

# Fidel Castro huyền thoại sống Khổng Tử Hòa bình thiên tài hùng biện
Facebook Twitter Link gốc

Trong khó khăn, bản lĩnh, ý chí, tầm nhìn và trí tuệ của Fidel, nhà lãnh đạo Cuba có ảnh hưởng nhất trong lịch sử 200 năm độc lập của khu vực Mỹ Latinh, lại càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro trò chuyện với báo giới tại sân bay Montevideo, Uruguay ngày 12/10/1995. Ảnh: AFP/TTXVN

Bàn luận về cái chết và sự sống, nhà tư tưởng lỗi lạc José Martí (1853 - 1895), người duy nhất được tôn vinh với danh xưng chính thức Anh hùng Dân tộc tại Cuba, từng có câu nói nổi tiếng “Cái chết không phải là thật khi kiệt tác trong đời đã hoàn thành”.

Đó cũng là câu châm ngôn được người dân Cuba trích dẫn lại nhiều nhất mỗi dịp tưởng niệm ngày lãnh tụ cách mạng lịch sử Fidel Castro ra đi vào cõi vĩnh hằng, ngày 25/11/2016.

Và ở thời điểm cuối năm 2021, khi Cuba đang từng bước vượt qua đại dịch COVID-19, những khó khăn kinh tế - xã hội chồng chất cùng vòng cương tỏa kinh tế - thương mại – tài chính ngặt nghèo chưa từng thấy, thì bản lĩnh, ý chí, tầm nhìn và trí tuệ của Fidel, nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất trong lịch sử 200 năm độc lập của khu vực Mỹ Latinh, lại càng tỏa sáng hơn bao giờ hết.

Một cuộc đời đấu tranh không ngừng nghỉ

Cuộc tấn công táo bạo của 160 thanh niên theo lý tưởng cách mạng và trang bị thô sơ vào Trại lính Moncada ngày 26/7/1953 vẫn được xem là khởi đầu của cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Cuba chống lại chế độ độc tài Batista, với thắng lợi hoàn toàn vào ngày 1/1/1959. Nhưng con đường đấu tranh cách mạng của cá nhân Fidel đã bắt đầu từ trước đó rất lâu.

Ngay từ khi còn là sinh viên, chàng trai Fidel đã chứng tỏ là người cósức làm việc và hoạt động phi thường khi cùng lúc theo học ba chuyên ngành đại học, gồm luật, luật ngoại giao và khoa học xã hội, luyện tập thường xuyên các môn thể thao bóng chày, bóng rổ và cờ vua, luôn duy trì đam mê đọc sách, đồng thời là một thủ lĩnh tích cực trong các phong trào và tổ chức thanh niên, sinh viên, nơi ông thấm nhuần và thực hành tư tưởng của các nhà cách mạng yêu nước tiền bối, đặc biệt là nhà giải phóng José Martí.

Năm 1947, khi mới 21 tuổi, Fidel đã tham gia tích cực phong trào nhằm lật đổ độc tài Rafael Trujillo tại quốc gia láng giềng Dominica, thậm chí còn trực tiếp góp phần trong cuộc đổ bộ vũ trang bất thành tại cù lao Confites, nơi ông trốn thoát nhờ khả năng bơi lội như một vận động viên bán chuyên.

Năm 1948, Fidel Castro – trong vai trò thành viên phái đoàn của Liên đoàn sinh viên đại học Cuba (FEU), đã tham gia vào phong trào phản kháng của các lực lượng xã hội phản đối việc thành lập Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) tại Hội nghị liên Mỹ lần thứ IX tại Colombia, sự kiện được lưu vào lịch sử châu lục với tên gọi “Bogotazo”.

Qua những trải nghiệm đó, Fidel tin tưởng rằng con đường duy nhất để đánh bại nền độc tài tại Cuba và mang lại độc lập tự chủ cho đất nước mình là cuộc đấu tranh tích cực và dứt khoát. Cuộc tấn công đầy can đảm của ông và những đồng đội trẻ tuổi cùng chung lý tưởng cách mạng vào Trại lính Moncada – trong đó ông là người chỉ huy và là người rút lui cuối cùng trước làn đạn của kẻ thù vượt trội về quân lực và vũ khí - là một thất bại về mặt quân sự. Nókết thúc bằng các vụ bắt giữ, tra tấn và sát hại phần lớn các chiến sĩ còn non trẻ về kinh nghiệm, nhưng đã làm thức tỉnh tinh thần đấu tranh phản kháng trong xã hội Cuba. Sự kiệnkhiến cho chế độ độc tài không thể thực hiện âm mưu hành quyết ngoài tòa án đối với ông và các đồng đội còn lại mà phải tiến hành xét xử với án phạt 15 năm tù giam.

Khi được trao cơ hội tự biện hộ trong phiên tòa này, Fidel đã có một bài hùng biện bao quát toàn bộ những vấn đề to lớn cần giải quyết của xã hội Cuba khi đó, từ đất đai cho tới công nghiệp hóa, nhà ở, nạn thất nghiệp, và tình trạng tồi tệ của các ngành giáo dục và y tế, và kết thúc với câu nói lịch sử: “Về phần mình, tôi biết rằng một án tù đầy nặng nề hơn bất cứ ai đang chờ đợi, sẽ có đầy rẫy những lời hăm dọa, các thủ đoạn hành hạ, tra tấn đầy hèn hạ, nhưng tôi không sợ hãi, cũng như tôi không sợ hãi tên độc tài đáng khinh đã cướp đi sinh mạng của 70 anh em đồng đội của tôi. Các vị hãy kết án tôi đi, điều đó chẳng có gì quan trọng, lịch sử sẽ xóa án cho tôi”.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro phát biểu trước hàng nghìn người dân bên ngoài Văn phòng đại diện quyền lợi của Mỹ ở La Habana (Cuba) ngày 21/6/2004. Ảnh: EPA/TTXVN

Được ân xá sau 22 tháng tù giam, Fidel kiên quyết tiếp tục con đường đấu tranh và ngày 25/11/1956 – đúng 6 thập kỷ trước ngày ông ra đi mãi mãi – ông cùng 81 đồng đội đã rời Mexico trên con tàu Granma trở về Cuba chiến đấu.

Nhưng vận mệnh vẫn không ngừng thử thách ông, khi những điều kiện khách quan bất lợi khiến cho cuộc đổ bộ không được tiến hành theo đúng kế hoạch, ông và đồng đội đã chịu những tổn thất lớn về người và vũ khí, buộc phải tái tập hợp tại Sierra Maestra (Rặng Núi Thầy) để bắt đầu một cuộc chiến tranh du kích đầy gian khổ, kết hợp với việc kêu gọi nhân dân nổi dậy, để đánh bại một quân đội có 70.000 lính được thế lực ngoại bang trang bị vũ khí hiện đại hơn nhiều lần.

Sau khi giải phóng đất nước thành công, Fidel và Cuba cách mạng vẫn phải đấu tranh không ngừng nghỉ chống lại tình trạng lạc hậu, dịch bệnh, “giặc dốt”, các âm mưu phá hoại, ám sát, những mưu đồ cô lập chính trị trên trường quốc tế, và đặc biệt là cuộc bao vây cấm vận kinh tế - thương mại ngặt nghèo và phi lý, có thời gian dài nhất được ghi nhận trong lịch sử nhân loại.

Không chỉ vượt qua những rào cản to lớn cho quá trình đất nước đó, Cuba còn không ngừng tạo ra những kỳ tích về phát triển con người, những thành tựu vang dội về giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học và thể thao được cả thế giới công nhận và kính nể. Hơn thế nữa, Cuba còn hào hiệp trợ giúp nhiều dân tộc bị áp bức can đảm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình, trong đó có nhân dân ta; với Fidel là hiện thân rõ ràng nhất khi những câu nói hào hùng của ông luôn đi đôi với những hành động thiết thực.

Khi tình trạng sức khỏe không còn cho phép, Fidel đã chủ động rút lui khỏi các cương vị lãnh đạo của Nhà nước và Đảng, nhưng ngay cả khi ấy, ông vẫn không ngừng đấu tranh. Chuyển từ “quyền lực thứ nhất” sang “quyền lực thứ tư”, như cách ví von của chính ông, Fidel đã cống hiến tới những thời khắc cuối cùng cho cuộc đấu tranh mà ông cho là quan trọng và lâu dài nhất, cuộc đấu tranh về tư tưởng, với những dòng chia sẻ, nhận định, bình luận và dự báo sâu sắc trong chuyến mục “Suy ngẫm của Fidel” trên nhật báo Granma.

Suy nghĩ vượt thời đại

Người dân Cuba viếng cố Lãnh tụ Fidel Castro tại nghĩa trang Santa Ifigenia ở Santiago de Cuba. Ảnh: AP/TTXVN

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992, sự kiện có sự góp mặt của 116 nguyên thủ quốc gia – con số kỷ lục cho tới thời điểm đó của một sự kiện quốc tế, sự xuất hiện của Fidel đã được chào đón nhiệt liệt với những tràng vỗ tay vang vọng kéo dài khi ông được nhìn nhận như đại biểu cho thế giới thứ ba, theo tường thuật của báo chí quốc tế thời điểm đó.

Chỉ trong vòng chưa đầy 5 phút, nhiều nhận định có tính cảnh báo cao mà ông đưa ra khi đó không chỉ gây ấn tượng cho các thính giả trong khán phòng khi đó, mà hơn 20 năm sau, khi những hiểm họa về môi trường bộc lộ rõ hơn và ngày càng có nhiều nghi ngại cho sự tồn vong của nhân loại trong tương lai, người ta lại càng thán phục về tính khái quát và chính xác của chúng, như: “Một loài sinh vật đang có nguy cơ biến mất do sự hủy hoại nhanh và liên tục các điều kiện sống tự nhiên của nó: đó là con người. Giờ đây chúng ta phải ý thức được vấn đề này khi mà đã gần như là quá muộn để ngăn chặn nó”, hay “Những kẻ hùng mạnh nói về việc phân chia thế giới, còn những nước nhỏ và nghèo chúng ta chỉ đang cố tìm cách sống sót trong những thập kỷ tới, khi mà chúng là những hải đảo chỉ cao hơn vài ba mét so với mực nước biển, chúng ta tự hỏi rằng điều gì sẽ xảy ra nếu nước biển dâng và liệu chúng ta có thể ứng phó nổi nạn hạn hán, các cơn bão và các thảm họa khí hậu khác đang chờ đợi mình”.

Tầm nhìn thấu triệt và hiếm có trong thời đại đó của Fidel, như từng được thể hiện ngay trong bài hùng biện tự bào chữa ngày nào khi ông mới 27 tuổi, không chỉ dừng ở những lời nói và nhận định tinh tường, mà còn được ông vận dụng vào thực tiễn và không ít lần trực tiếp tạo ra những kỳ tích phát triển cho đất nước Cuba cách mạng.

Khi đại dịch COVID-19 đang làm đảo lộn cả thế giới, ngành y tế và dược phẩm Cuba một lần nữa chứng minh được khả năng ưu việt của mình. Đầu tiên là việc điều chế thuốc điều trị cho người nhiễm virus SARS-CoV-2 với interferon tái tổ hợp có nguồn gốc từ người, và tiếp đó là việc tự phát triển và sản xuất thành công 2 vaccine COVID-19 (cùng 2 ứng viên vaccine khác) bất chấp những hạn chế to lớn về nguồn lực. Cùng với chiến lược đẩy mạnh tiêm chủng sớm nhất có thể,Cuba đang bước đầu kiểm soát được bệnh dịch, như tuyên bố chính thức được đưa ra 2 ngày trước khi “hòn đảo tự do” này chuyển sang trạng thái bình thường mới vào ngày 15/11 vừa qua.

Ít người biết rằng, Fidel chính là người đã đưa ra chỉ đạo trực tiếp mang tính bước ngoặt cho ngành dược phẩm và công nghệ sinh học Cuba sau cuộc gặp năm 1981 với bác sĩ người Mỹ Randolph Lee Clark, người khi đó đã đề cập tới một hình thức điều trị ung thư tân tiến bằng interferon mà bệnh viện ông điều hành, nằm tại bang Texas, đang triển khai thử nghiệm.

Lãnh tụ cách mạng Cuba đã quyết định cử những nhà khoa học đầu tiên của Cuba làm quen, học hỏi công nghệ interferon, đầu tiên là tại bệnh viện tại Texas nói trên, và sau đó tại phòng thí nghiệm tại Helsinki, nơi điều chế và cung cấp interferon cho cơ sở y tế tại Mỹ.

Sau khi trở về Cuba, chỉ sau một thời gian ngắn, nhóm nhà khoa học này đã tự điều chế được sản phẩm interferon đầu tiên và từ đó, mở rộng nghiên cứu và vào năm 1986 đã lần đầu tiên sản xuất được Interferón alfa-2B nguồn gốc người tái tổ hợp.

Cũng trong năm 1981 và từ cơ sở thí nghiệm Interferón, Cuba đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Sinh học và 5 năm sau, cùng thời điểm sản xuất thành công Interferón alfa-2B, Cuba đã nâng cấp cơ sở này thành Trung tâm Di truyền học và Công nghệ sinh học, với những mục tiêu tham vọng hơn nhiều về mặt khoa học.

Chính Fidel đã coi sản phẩm này như cột trụ cho một ngành khoa học – công nghiệp mới, từ đó thúc đẩy việc sản xuất theo quy trình tự nhiên và tạo ra nền tảng cho sự phát triển rực rỡ ngành dược và di truyền học của Cuba, mà ngày nay đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 50 nước, sở hữu 1.800 bằng sáng chế ngoài lãnh thổ Cuba và tạo nguồn thu hàng năm vượt ngưỡng 2 tỷ USD, chưa kể những đóng góp to lớn cho hệ thống y tế miễn phí và toàn dân của Cuba. Rõ ràng, thành công này không phải là do may mắn, và đây cũng không là lần duy nhất Fidel thể hiện được những suy nghĩ vượt thời đại của mình.

Ước nguyện cuối cùng lúc sinh thời của Fidel rằng sau khi ông mất, không có tượng đài, phù điêu hay công trình công cộng nào làm theo chân dung ông, và không một đường phố, công viên, trường học, bệnh viện hay bất cứ trung tâm, cơ sở nào mang tên ông. Nhà nước Cuba đã hoàn thành tâm nguyện đó qua một đạo luật, với một ngoại lệ duy nhất là Trung tâm Fidel (Hội đồng Nhà nước Cuba phải ra một sắc luật đặc biệt về việc thành lập cơ sở này), nơi thu thập, lưu giữ và nghiên cứu về những di sản khổng lồ mà ông để lại.

Cũng để tôn trọng mong muốn đó, mộ chí của ông chỉ là một tảng đá hoa cương lấy từ Rặng Núi Thầy, cơ sở du kích khi xưa, và được bào tròn theo hình dáng của một hạt ngô, với cảm hứng từ một câu nói nổi tiếng của José Martí: “Tất cả vinh quang trên thế giới chứa đủ trong một hạt ngô”.

Nơi cất giữ tro cốt đó của Fidel được đặt giữa những ngôi mộ của các chiến sĩ đồng đội của ông từng ngã xuống trong cuộc chiến giành lại độc lập tự chủ thực sự cho đất nước, với một biển đồng duy nhất đề chữ “FIDEL”, mà không được khắc thêm bất kỳ dòng chữ nào mô tả sự nghiệp vĩ đại hay ghi lại một trong những câu nói bất hủ hay tư tưởng của ông. Đơn giản vì chúng đã được khắc sâu trong tâm trí của những người con Cuba ưu tú, và của cả những con người theo đuổi tự do chân chính trên khắp thế giới.

Lê Hà (P/v TTXVN tại Cuba)
Dâng hoa tưởng niệm 95 năm Ngày sinh Lãnh tụ Cuba Fidel Castro

Ngày 13/8, tại Công viên Fidel Castro, thành phố Đông Hà, Sở Ngoại vụ phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị đã trang trọng tổ chức dâng hoa tưởng niệm 95 năm Ngày sinh của Lãnh tụ Cuba Fidel Castro (13/8/1926-13/8/2021) - người chiến sĩ cộng sản xuất sắc, người bạn lớn thân thiết của nhân dân Việt Nam.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • COVID-19,
  • virus SARS-CoV-2,
  • Cuba,
  • Fidel Castro,
  • fidel,
  • lãnh tụ fidel,
  • cách mạng cuba,
  • lãnh tụ cuba,

Mục lục

Tiểu sửSửa đổi

Gia phả nhà Castro.

Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1927[21] (một năm trễ hơn trong giấy tờ chính thức) trong một gia đình giàu có tại một nông trang nhỏ mang tên Maracas thuộc thành phố Birán, con không chính thức của một chủ đồn điền trồng mía giàu có, Ángel Castro Argiz, di dân từ Tây Ban Nha, và người nấu bếp cho ông, bà Lina Ruz González.[22] Giấy tờ chính thức đầu tiên là một giấy rửa tội ký vào năm 1935, với tên là Fidel Hipólito Ruz González. Lúc đó ông lấy họ của mẹ, bởi vì ông là con không chính thức. Sau khi cha ông ly dị vào năm 1941, ông ta đã hối lộ để được một giấy rửa tội mới cho Fidel. Trong giấy tờ đó ông tên là Fidel Ángel Castro Ruz. Ngày sinh được đổi lại là 13 tháng 8 năm 1926, để mà Fidel có thể theo học trường Jesuiten ở Havana, bởi vì ông hãy còn nhỏ tuổi. Giấy rửa tội cuối cùng được ký vào tháng 12 năm 1943, sau khi cha ông lấy mẹ ông, có tên là Fidel Alejandro Castro Ruz mà bây giờ vẫn còn được dùng.[22][23]

Lúc nhỏ Castro theo học trường Dòng Tên. Ngay từ năm 1940, khi mới 13 tuổi, ông đã viết một bức thư tiếng Anh gửi cho Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt trình bày về những suy nghĩ của ông về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (khi đó Cuba đang nằm dưới "sự bảo hộ" của Mỹ).

Ông vào Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950. Ngay từ khi học đại học, ông đã dành niềm đam mê cho phong trào chống chủ nghĩa đế quốc và phản đối sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ các nước ở Caribbean. Castro gia nhập Ủy ban Đại học vì nền độc lập của Puerto Rico và Ủy ban vì Cộng hòa Dân chủ Dominica.

Trong thời gian học đại học, Castro tham gia vào nhiều tổ chức chống đối chính quyền. Ông hành nghề luật sư từ năm 1950 đến 1952; trở thành đảng viên Đảng Chính thống (tiếng Tây Ban Nha: Partido Ortodoxo) và vận động để tranh cử vào Quốc hội Cuba. Thế nhưng ý định của Castro chưa thành thì nổ ra cuộc đảo chính của tướng Fulgencio Batista. Batista muốn lên nắm chính quyền để ngăn cản sự lớn mạnh của Đảng Chính Thống, hàng ngàn chính khách bị sát hại và dân chúng sống dưới sự đàn áp. Dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, chế độ của Batista được cho là đã sát hại khoảng 20.000 người Cuba.[24]

Castro bắt đầu vận động chống lại Batista bằng biện pháp quân sự. Ông liên kết được hơn 200 người ủng hộ cách mạng trên toàn quốc và trở thành thủ lĩnh của họ. Ngày 26 tháng 7 năm 1953, Fidel Castro cùng em trai mình là Raul Castro và các chiến hữu tấn công vào trại lính Moncada. Hơn 80 chiến hữu bị tử trận, Castro bị bắt. Ông bị đưa ra tòa và bị kết án 15 năm tù. Cuối phiên tòa, Castro đã hùng hồn đọc bài diễn văn "Lịch sử sẽ giải oan cho tôi" (La historia me absolverá), phản ánh quan điểm chính trị của ông.

Che Guevara và Fidel Castro

Một năm sau, nhờ sự vận động của Giáo sĩ dòng Tên (người thầy thời thiếu niên) của Fidel Castro, Batista đặc xá cho anh em nhà Castro. Castro sang México và lập nhóm vũ trang kháng chiến. Nhóm này lấy tên là nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, để tưởng niệm cuộc nổi dậy Moncada ngày 26 tháng 7 trước kia. Trong số những người tham gia vào nhóm này có Che Guevara, một sinh viên y khoa đang tập sự tại Mexico City và cả Raúl Castro, em trai của Fidel.

Ngày 2 tháng 12 năm 1956, nhóm Hai Mươi Sáu Tháng Bảy, gồm 80 người, trở lại Cuba trên con tàu Granma dài 18 mét. Sau khi đổ bộ, họ nhanh chóng bị bao vây bởi quân chính phủ Batista. Một trận đánh ác liệt diễn ra, nhóm cách mạng chỉ còn 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Trong số những người sống sót, ngoài Fidel Castro còn có Raul Castro (em trai ông), Che Guevara và Camilo Cienfuegos. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm, họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ.

Raúl Castro (trái, em trai của Fidel), cùng với Ernesto Che Guevara, tại căn cứ của họ là núi Sierra de Cristal tại tỉnh Oriente, Cuba, năm 1958.

Tháng 5 năm 1958, Batista huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân của Batista có tinh thần chiến đấu kém nên đào ngũ và đầu hàng rất nhiều. Trong trận La Plata, kéo dài từ 11 tháng 7 tới 21 tháng 7 năm 1958, quân của Fidel Castro đánh bại cả một tiểu đoàn quân chính phủ gồm 500 người, bắt được 240 tù binh, trong khi chỉ mất 3 người.[25]

Ngày 1 tháng 1 năm 1959, quân đội của Fidel Castro tiến vào La Havana, quân đội của Batista đào ngũ hàng loạt và hầu như không kháng cự. Sự kiện này đánh dấu sự thành công cuộc cách mạng Cuba. Khi thua cuộc, Batista chạy trốn khỏi Cuba và sang tỵ nạn chính trị ở Mỹ.

Một giai đoạn quá độ đã được hình thành. Manuel Urrutia Lleó, một chính trị gia không đảng phái đã được tôn lên làm Tổng thống Cuba vào ngày 3 tháng 1 năm 1959. Manuel đã chỉ định một luật sư và là giáo sư Đại học La Habana là José Miró Cardona làm Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tuần, Miró bất ngờ từ chức. Fidel Castro được chỉ định là Thủ tướng. Ông hứa sẽ xây dựng một chính quyền trong sạch và tôn trọng hiến pháp. Chính phủ Castro đã xét xử và tuyên án tử hình hàng trăm cựu quan chức thuộc Đảng Batista vì tội danh tham nhũng.

Hoa Kỳ ban đầu công nhận chính quyền Fidel Castro, nhưng sau khi Castro quốc hữu hóa các công ty nước ngoài tại Cuba thì quan hệ Hoa Kỳ– Cuba trở nên lạnh nhạt. Chính sách kinh tế của Castro làm cho Hoa Kỳ nghi ngờ rằng ông ủng hộ chủ nghĩa cộng sản và có quan hệ với Liên bang Xô viết– đối địch với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh. Tháng 4 năm 1959, Castro viếng thăm Nhà Trắng nhưng Tổng thống Dwight D. Eisenhower từ chối gặp, thay vào đó là Phó tổng thống Richard Nixon. Sau cuộc gặp gỡ này, Nixon cho rằng Castro là một người "ngây thơ" nhưng không nhất thiết là người cộng sản.

Castro đã có cuộc nói chuyện tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR), một viện chính sách có trụ sở ở New York, bao gồm các công dân và cựu quan chức chính phủ quan tâm tới quan hệ quốc tế của Mỹ. Castro khá cứng rắn trong suốt buổi trao đổi, khẳng định rõ Cuba sẽ không cầu xin Hoa Kỳ viện trợ kinh tế.[26] Fidel Castro cũng trấn an người Mỹ về cách mạng Cuba, ông nói, "Tôi biết rằng thế giới nghĩ gì về chúng tôi, rằng chúng tôi là những người cộng sản, và tất nhiên chúng tôi đã giải thích rất rõ ràng rằng chúng tôi không phải là những người cộng sản; rất rõ ràng."[27]

Tháng 2 năm 1960, chính quyền Castro ký một hiệp định thương mại với Liên Xô, trong đó Liên Xô đồng ý bán dầu hỏa cho Cuba. Dù việc này là quyết định nội bộ của Cuba và không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của Hoa Kỳ, nhưng trong bối cảnh chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ thông thể chấp nhận một nước ngay sát mình có quan hệ thương mại với Liên Xô. Hoa Kỳ đơn phương cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao và áp dụng chính sách cấm vận lên Cuba vào ngày 31 tháng 1 năm 1961. Điều này lại càng đẩy Cuba tiếp tục thắt chặt quan hệ với Liên Xô và ngày càng nhận nhiều viện trợ quân sự và kinh tế.

Đánh bại cuộc xâm chiếm do Mỹ hậu thuẫnSửa đổi

Fidel Castro sang thăm Mỹ năm 1959

Tháng 3 năm 1960, tổng thống Mỹ phê chuẩn một kế hoạch lật đổ Castro của CIA. Kế hoạch này có ngân sách 13 triệu USD để huấn luyện một lực lượng quân sự bên ngoài lãnh thổ Cuba để tiến hành các hoạt động chiến tranh du kích. Tháng 9 năm 1960, Allen W. Dulles, Giám đốc CIA lúc đó, đã khởi xướng các cuộc đàm phán với mafia Cuba (những kẻ đang tức giận vì Castro đã đóng cửa các nhà thổ và sòng bạc ở Cuba) để tiến hành các vụ ám sát nhắm vào Fidel Castro. Cục Điều tra Liên bang được lệnh không tiến hành các cuộc điều tra chống lại nhóm mafia này tại Mỹ. Các đời thổng thống Mỹ tiếp theo vẫn theo đuổi chính sách ám sát Castro bằng các chiến dịch bí mật khác nhau.[28]

Vào tháng 3 năm 1961, CIA giúp những người Cuba lưu vong tại Miami thành lập Hội đồng Cách mạng Cuba (CRC), do José Miró Cardona, cựu Thủ tướng Cuba vào tháng 1 năm 1959, làm chủ tịch. Cardona trên thực tế trở thành tổng thống chờ đợi cho chính quyền Cuba hậu xâm lược.[29] Do đã tiên đoán được cuộc xâm lược, Che Guevara đã nhấn mạnh tầm quan trọng của lược lượng dân quân vũ trang, nói rằng "mọi người dân Cuba phải là một đội quân du kích, mỗi một người Cuba phải học cách sử dụng súng và khi cần phải dùng chúng để bảo vệ đất nước."[30]

Theo Đại sứ Anh tại Hoa Kỳ, David Ormsby-Gore, tình báo Anh cho Mỹ biết rằng đa số người dân Cuba ủng hộ Fidel và sẽ khó mà xảy ra hiện tượng đào ngũ hoặc khởi nghĩa hàng loạt sau khi xâm lược, điều này cũng đã được chuyển tới CIA nhưng Mỹ bỏ qua điều này CIA rất tự tin là họ đủ khả năng lật đổ chính phủ Cuba, vì đã có kinh nghiệm thành công trước đây như Cuộc đảo chính ở Guatemala 1954.

Ngày 17 tháng 4 năm 1961, Hoa Kỳ yểm trợ một đạo binh gồm 1.300 lính Cuba lưu vong đổ bộ lên vùng Vịnh Con Lợn (tiếng Anh: Bay of Pigs) nhằm mục đích lật đổ Fidel Castro. Đó chính là sự kiện Vịnh Con Lợn. Hàng chục máy bay ném bom của Mỹ oanh tạc khắp lãnh thổ Cuba, gây ra cái chết của hàng ngàn thường dân.

Loại xe tăng T-34 mà Fidel Castro đã dùng để tham gia chiến đấu trong trận đánh ở Vịnh Con Lợn

Sau khi được dân quân địa phương thông báo về lực lượng đổ bộ, Fidel Castro đã đích thân tới Vịnh Con Lợn để chỉ đạo chiến đấu. Tới 4 giờ chiều ngày 17 tháng 4 năm 1961, Fidel Castro đã tới trung tâm nhà máy đường Australia, gia nhập với José Ramón Fernández, người đã được ông chỉ định làm chỉ huy chiến trước trước buổi sáng ngày hôm đó.

Sau 2 ngày chiến đấu, quân đổ bộ đã bị đánh tan hoàn toàn bởi Quân đội Cách mạng Cuba. Fidel Castro đã đích thân ra trận cùng các binh sĩ, ông chỉ huy trận đánh trên một chiếc xe tăng T-34 dẫn đầu đội hình chiến đấu của quân đội Cuba trong cuộc chiến trên vịnh Con lợn. Đặc biệt chiếc T-34 do ông chỉ huy đã bắn hạ 2 chiếc xe tăng M4 Sherman trong khi tham chiến.[31]

Tù binh Mỹ bị quân đội Cuba bắt giữ

Cuộc đổ bộ thất bại và nhiều người bị bắt, chín chỉ huy quân đổ bộ bị xử tử vì tội phản bội Tổ quốc. Dù chiến thắng nhưng cuộc xâm lược do Mỹ hậu thuẫn đã khiến Castro trở nên lo ngại về các cuộc xâm chiếm trong tương lai của Mỹ vào Cuba.[32] Hiện vẫn có những cuộc diễn tập quân sự được tổ chức hàng năm trên cả nước Cuba trong 'Dia de la Defensa' (Ngày Quốc phòng) để chuẩn bị cho quân đội và dân chúng trước một cuộc xâm lược do Mỹ tiến hành.

Ngày 1 tháng 5 năm 1961, ông tuyên bố Cuba là một quốc gia theo Xã hội chủ nghĩa và chính thức bãi bỏ sự bầu cử đa đảng.[4] Những người phê phán Castro cho rằng ông sợ những cuộc bầu cử sẽ khiến ông mất uy quyền.[4] Cũng trong ngày hôm đó, hàng trăm ngàn người dân Cuba nghe lãnh tụ Castro tuyên bố:[33]

Cách mạng không kết thúc sau một thời hạn nhất định, vì thế chúng ta không cần phải bầu cử. Tại châu Mỹ La Tinh này, không có một chính phủ nào dân chủ hơn chính phủ cách mạng của chúng ta... Nếu ngài Kennedy không ưa xã hội chủ nghĩa, thì chúng ta cũng ghét chủ nghĩa đế quốc vậy. Chúng ta căm ghét chủ nghĩa tư bản.

— Fidel Castro

Cũng trong năm đó, ngày 2 tháng 12, Castro tuyên bố rằng ông theo chủ nghĩa Marx-Lenin, và Cuba sẽ đi theo chủ nghĩa cộng sản. Cuối năm 1961, ông được Liên bang Xô viết trao tặng Giải thưởng Hoà bình Lenin.

Cuộc xâm chiếm được Mỹ dự định sẽ loại bỏ chính phủ Cuba, nhưng rốt cục chính nó lại đẩy Cuba trở nên thân thiết hơn với Liên Xô, một phần là để được bảo vệ trước các sự gây hấn tiếp theo từ phía Mỹ. Từ một người ủng hộ chủ nghĩa bình đẳng đơn thuần, cuộc tấn công của Mỹ đã khiến Fidel Castro đặt hoàn toàn niềm tin và sự ủng hộ vào chủ nghĩa cộng sản.

Các chiến dịch chống Cuba vẫn được Cục tình báo Mỹ CIA tiếp tục tiến hành nhiều năm sau đó; nhiều âm mưu ám sát Fidel Castro và ám sát thành công các quan chức khác; vụ đặt bom năm 1960 (3 người Mỹ bị giết và 2 bị bắt) và các vụ đánh bom khủng bố nhằm vào khách du lịch năm 1997; vụ đánh bom tàu của Pháp tại cảng Havana (ít nhất 75 người chết); vụ tấn công sinh học bằng virus bệnh cúm khiến nửa triệu con lợn bị chết; và vụ đánh bom máy bay chở khách của Cuba (78 người chết) của Luis Posada Carriles và Orlando Bosch. Chính Bosch đã được tổng thống Mỹ George W. Bush ân xá và hai hung thủ này vẫn tự do tại Mỹ bất chấp việc Mỹ tuyên bố chống chủ nghĩa khủng bố[24].

Xây dựng đất nướcSửa đổi

Sau khi lật đổ nhà độc tài Fulgencio Batista, Fidel Castro đã phải tiếp nhận một nền kinh tế yếu kém về cơ cấu, thịnh vượng bề ngoài và nhất thời. Lực lượng chống đối do Fulgencio Batista đứng đầu đã lấy đi hàng triệu peso từ Ngân hàng Quốc gia và Kho bạc trước khi bỏ trốn ra nước ngoài. Những người Cuba giàu có đã rời khỏi đảo khiến chính quyền mới thất thu về thuế. Ngay sau khi Hoa Kỳ áp lệnh cấm vận, kinh tế Cuba đã trở nên khó khăn khi 95% tư liệu sản xuất của Cuba và toàn bộ các linh kiện được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng là nguồn nhập khẩu chính của Cuba. Điều này đã khiến nền kinh tế Cuba lúc mới bị cấm vận trở nên đình đốn do thiếu nguyên liệu đầu vào và mất đi thị trường xuất khẩu chính. Chính phủ Cuba ước tính lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đã khiến nước này thiệt hại 753,69 tỷ USD (tính đến năm 2012)[34]

Tỷ lệ tử vong của trẻ em là một vấn đề lớn ở Cuba. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 60 phần nghìn vào năm 1959. Để đối phó với thực trạng này, Fidel đã đưa vào hệ thống chăm sóc y tế miễn phí và bắt đầu một chương trình tiêm chủng toàn quốc. Tới năm 1980, tỷ lệ tử vong trẻ em giảm xuống còn 15 phần nghìn. Con số này hiện ở mức tốt nhất trong số các nước đang phát triển.

Năm 1967, người bạn chiến đấu của Fidel, Che Guevara, bị Cục tình báo trung ương Mỹ sát hại ở Bolivia. Trong buổi lễ tưởng niệm Che, ngày 18 tháng 10 năm 1967, Fidel phát biểu:

"Nếu phải diễn tả hình ảnh tương lai của thế hệ con cháu mà chúng ta muốn chúng trở thành, chúng ta sẽ nói rằng: Hãy giống như Che. Nếu phải bày tỏ lòng mong ước con cháu mình sẽ được giáo dục như thế nào, chúng ta sẽ nói không chút ngần ngại rằng: Chúng ta muốn chúng được giáo dục theo tinh thần của Che".

Năm 1964, nghe tin chiến sỹ Việt Nam là Lâm Sơn Náo đã đột kích, đánh chìm tàu sân bay hộ tống USS Card của Mỹ, Chủ tịch Fidel Castro đã gửi tặng Lâm Sơn Náo một khẩu súng ngắn Browning như một lời cổ vũ, ngợi khen chiến sỹ biệt động Việt Nam (Khẩu súng này hiện được lưu giữ trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam).

Ngày 15 tháng 9 năm 1973, giữa lúc cuộc Chiến tranh Việt Nam đang diễn ra, ông đến thăm Quảng Trị, Việt Nam khi đó đang nằm dưới quyền quản lý của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đây là chuyến thăm đặc biệt đáng nhớ nhất của không chỉ riêng ông mà còn với những người Việt Nam mà ông đã gặp như Đại tá Hồ Văn A, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp.[35]

Cuối năm 1976, một Hiến pháp Cuba mới được xây dựng với những thay đổi về cơ cấu chính quyền. Ngày 2 tháng 12 năm 1976, Fidel Castro được bầu vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Cuba, một chức vụ vừa là nguyên thủ quốc gia của Cuba, vừa là người đứng đầu Chính phủ Cuba. Chức vụ này được Quốc hội Cuba bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, Fidel đã đắc cử suốt 7 nhiệm kỳ và giữ chức vụ này liên tục trong 32 năm cho tới khi nghỉ hưu.

Chính quyền Castro áp dụng chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa, quốc hữu hóa các ngành công nghiệp và hợp tác hóa nông nghiệp. Chính sách này làm cho giới thượng lưu bất mãn, kể cả những người trước kia ủng hộ kháng chiến. Nhiều người trong số này trốn sang Hoa Kỳ và lập ra những tổ chức chống Fidel Castro tại Florida. Ngày 28 tháng 3 năm 1980, một chiếc xe buýt tông sập cổng tòa đại sứ Peru ở thủ đô La Habana. Trong vòng 48 tiếng, hơn 10.000 người Cuba đã nhân cơ hội tràn vào tòa đại sứ xin tị nạn chính trị. Ngày 10 tháng 4 năm 1980, Castro tuyên bố cho mọi người dân được tự do rời Cuba qua cảng Mariel ở La Habana nếu họ muốn. Khoảng hơn 125 nghìn người dân Cuba xuống tàu, trên một cuộc hành trình được Hoa Kỳ gọi là "Đoàn Tàu Tự Do" hay là cuộc di tản Mariel, đa số đến Florida, Hoa Kỳ. Cuộc di cư chấm dứt sau khi không còn người Cuba nào muốn xuống tàu ra nước ngoài nữa.

Trong 3 thập kỷ 1970-1990, Castro bước ra vũ đài quốc tế với tư cách người phát ngôn hàng đầu của các chính phủ "chống chủ nghĩa đế quốc" của Thế giới thứ ba. Nhờ những nỗ lực ngoại giao của Fidel, tới thập niên 1970, khả năng cô lập Cuba của Hoa Kỳ đã bị sụt giảm. Cuba đã bị trục xuất khỏi Tổ chức các nước châu Mỹ năm 1962 do áp lực từ Hoa Kỳ, nhưng vào năm 1975, Tổ chức các nước châu Mỹ dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận chống Cuba và cả México cùng Canada đều thiết lập quan hệ thân cận với Cuba.

Trong thời kỳ này, nhờ sự trợ giúp của khối Xã hội chủ nghĩa và sự tự lực trong nước, kinh tế Cuba phát triển nhanh chóng. Thập niên 1970, kinh tế Cuba tăng trưởng bình quân 7%/năm, nửa đầu thập niên 1980 là 8% mỗi năm. Thu nhập của người dân Cuba đạt mức trung bình cao trên thế giới. Giáo dục, y tế đã đạt mức tương đương các quốc gia phát triển[36]

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba đưa ra các biện pháp kinh tế mới, gồm cho phép một số công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và chế tạo, hợp pháp hóa sự sử dụng đồng dollar Mỹ trong thương mại và khuyến khích du lịch. Năm 1996 du lịch đã vượt qua ngành công nghiệp mía đường để trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn nhất cho Cuba. Cuba đã tăng gấp ba thị phần du lịch của mình tại Caribbean trong thập kỷ qua, với sự đầu tư to lớn vào hạ tầng du lịch, tỷ lệ tăng trưởng này được dự đoán sẽ còn tiếp diễn.[37] 1,9 triệu du khách đã tới Cuba năm 2003 chủ yếu từ Canada và Liên minh châu Âu mang lại khoản tiền 2,1 tỷ dollar cho nước này.[38] Chính phủ Cuba đã phát triển đáng kể khả năng Du lịch y tế của họ, coi đó là một trong những phương tiện quan trọng mang lại thu nhập cho đất nước. Trong nhiều năm, Cuba đã phát triển các bệnh viện đặc biệt điều trị bệnh riêng cho người ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài. Mỗi năm, hàng ngàn người châu Âu, người Mỹ Latinh, người Canada và người Mỹ tới đây để sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế có giá cả thấp hơn tới 80% so với tại Hoa Kỳ.

Tới cuối thập kỷ 1990, Cuba đã có các mối quan hệ kinh tế với hầu hết các quốc gia Mỹ Latinh và đã cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu, tổ chức này bắt đầu có quan hệ thương mại với Cuba. Trung Quốc cũng xuất hiện với tư cách một đối tác tiềm năng mới. Cuba cũng tìm thấy các đồng minh mới là Venezuela và Bolivia, những nước xuất khẩu dầu và khí tự nhiên lớn.

Năm 2014, Cuba thống kê việc Hoa Kỳ cấm vận chống Cuba đã khiến kinh tế nước này thiệt hại 1,11 nghìn tỷ USD trong 55 năm qua (trung bình mỗi năm thiệt hại 20 tỷ USD). Trong 22 năm qua, Liên hiệp quốc năm nào cũng thông qua một nghị quyết yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận chống Cuba với sự ủng hộ áp đảo của các thành viên thể hiện sự đoàn kết ủng hộ cho Cuba. Năm 2013, bản nghị quyết đã nhận được 188 phiếu thuận và chỉ có 2 phiếu chống của Mỹ và Israel[39] (tuy nhiên, do Mỹ là nước có quyền phủ quyết ở Liên Hiệp quốc nên dù Nghị quyết có số phiếu thuận áp đảo thì vẫn không được thông qua). Năm 2014, sau 53 năm bao vây cấm vận, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố mong muốn bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước.

Bất chấp thiệt hại do cấm vận kinh tế, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba vẫn là nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức khá cao, đạt mức 18.796 USD/người/năm (theo sức mua tương đương - PPP) vào năm 2011, bằng một nửa Nhật Bản và xếp hạng 60/185 quốc gia.[40] Chỉ số phát triển con người (HDI) cũng ở mức cao (0,815 điểm vào năm 2013, hạng 44 thế giới)[41]

Tháng 1 năm 2004, Luis Eduardo Garzón, thị trưởng của Bogotá– thủ đô của Columbia– sau cuộc gặp gỡ với Castro nói rằng ông ta "trông có vẻ rất ốm yếu". Tháng 5 năm 2004, bác sĩ của Castro bác bỏ các tin đồn cho rằng sức khỏe Castro đang xuống dốc. Ông tuyên bố rằng Castro sẽ sống đến 140 tuổi.

Ngày 20 tháng 10 năm 2004, Castro bị vấp ngã sau khi đọc diễn văn trước một cuộc mít tinh. Cú ngã này làm ông bị gãy xương tay và đầu gối. Ông ta phải trải qua ba giờ giải phẫu. Sau đó Castro viết một lá thư để đăng lên báo, đài. Trong thư ông cam đoan với công chúng rằng mình vẫn khỏe và sẽ "không mất liên lạc với quý vị".

Sau cuộc phẫu thuật dạ dày năm 2006, Fidel Castro đã tạm trao quyền lãnh đạo đất nước cho người em trai của mình là ông Raul Castro. Kể từ đó, Fidel Castro ít xuất hiện trước công chúng.[42][43]

Ngày 18 tháng 2 năm 2008, ông tuyên bố ý định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng tư lệnh quân đội Cuba, kết thúc sự nghiệp chính trị sau gần 50 năm.[21]

Tổng tư lệnh cách mạng Cuba, Fidel Castro, đã qua đời lúc 22h29 ngày 25/11/2016 giờ Cuba (thông báo trên truyền hình quốc gia Cuba).

Fidel Castro trở thành lãnh tụ Cuba vĩ đại như thế nào?

Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba ngày càng bền chặt

(ĐCSVN) - Chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước ta thể hiện Việt Nam thực sự coi trọng, quyết tâm tiếp tục tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa truyền thống quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và hoàn toàn tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước cũng như tái khẳng định mạnh mẽ tình đoàn kết, sự ủng hộ nhất quán của Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh em.
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba ngày càng bền chặt (Ảnh minh họa: qdnd.vn)

Nhận lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Cuba từ ngày 18 - 20/9.

Chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước ta thể hiện Việt Nam thực sự coi trọng, quyết tâm tiếp tục tăng cường, làm sâu sắc hơn nữa truyền thống quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và hoàn toàn tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước cũng như tái khẳng định mạnh mẽ tình đoàn kết, sự ủng hộ nhất quán của Việt Nam đối với sự nghiệp Cách mạng chính nghĩa của nhân dân Cuba anh em.

Chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Cấp cao Đảng, Nhà nước ta có ý nghĩa hết sức đặc biệt khi Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm chính thức Cuba kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020; là chuyến thăm cấp cao song phương đầu tiên của nhiệm kỳ mới ở hai nước, sau khi Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Cuba lần lượt được tổ chức thành công đầu năm 2021.

Quan hệ đoàn kết, anh em giữa Việt Nam và Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng trong hơn 60 năm qua được thúc đẩy ngày càng phát triển lớn mạnh không ngừng. "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình", câu nói bất hủ của Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã in sâu vào trái tim các thế hệ người Việt Nam, thể hiện sâu sắc tình anh em, tình đồng chí keo sơn giữa Việt Nam-Cuba trong những năm tháng chiến tranh ác liệt và trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay.

Ngay sau ngày cách mạng Cuba thành công (1/1/1959), Cộng hòa Cuba là quốc gia Mỹ Latin đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam (2/12/1960), đồng thời công nhận Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận (7/1962) và thành lập Ủy ban toàn quốc đoàn kết với miền Nam Việt Nam (25/9/1963); công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1965) và cũng là nước đầu tiên cử Đại sứ bên cạnh Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng (3/1969). Những năm thập niên 1970 của thế kỷ trước, trong thời kỳ gian khổ nhất cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, dù cuộc sống còn khó khăn, song Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba luôn đồng hành, chắt chiu dành cho Việt Nam sự ủng hộ lớn nhất cả về vật chất lẫn tinh thần; đã bán hàng vạn tấn đường lấy ngoại tệ gửi cho Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đánh Mỹ; gửi nhiều kỹ sư, công nhân, bác sĩ và nhân viên y tế cùng thuốc men, dụng cụ y tế giúp chữa trị cho người dân Việt Nam.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 9/1973, bất chấp tình hình nguy hiểm, Chủ tịch Fidel Castro đã đến tận khu giải phóng Quảng Trị. Thay mặt nhân dân Cuba, Chủ tịch Fidel Castro tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội với tổng giá trị khoảng 80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi, Trại bò giống Ba Vì, tuyến đường Sơn Tây-Xuân Mai (Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Đồng Hới, Quảng Bình), Xí nghiệp gà Lương Mỹ. Cũng trong chuyến thăm này, Chính phủ Cuba cũng quyết định chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại và cử một số chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh… Cuba cũng là nước có vai trò rất quan trọng trong việc vận động các nước Mỹ Latinh ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tại Khóa họp 32 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1977. Trong suốt thập niên 1980-1990, dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là chống lại chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ, Cuba tiếp tục viện trợ thuốc men, vacxin, lương thực cho Việt Nam.

Đáp lại tình cảm to lớn của nhân dân Cuba đã dành cho Việt Nam, khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu sụp đổ, Mỹ siết chặt cấm vận, Cuba đã phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, trong hoàn cảnh đó, Việt Nam đã dành cho đất nước anh em Cuba sự ủng hộ hết lòng, đã gửi gạo, quần áo, đồ dùng học tập và nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sang giúp nhân dân Cuba. Từ đó đến nay, Việt Nam tiếp tục viện trợ lương thực, thực phẩm, máy móc và trang thiết bị giúp nước bạn, đồng thời tích cực vận động các quốc gia trên thế giới kêu gọi Mỹ bỏ bao vây cấm vận Cuba.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi Cuba phải đương đầu với “thời kỳ đặc biệt” với nhiều thách thức, khó khăn về kinh tế - xã hội và khi Cuba tiến hành đường lối “cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế-xã hội”, Việt Nam đã chân thành chia sẻ với Cuba về kinh nghiệm Đổi mới. Thông qua Ủy ban Liên Chính phủ hai nước, Việt Nam duy trì cung cấp gạo ổn định cho Cuba, triển khai một số dự án hỗ trợ Cuba phát triển sản xuất lương thực và thủy sản tại chỗ, cùng một số chương trình hỗ trợ và hợp tác thiết thực khác.

Nhân dân Việt Nam, với đạo lý uống nước nhớ nguồn và tình cảm xuất phát từ trái tim dành cho Cuba, đã nhiều lần bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình đối với nhân dân Cuba anh em, thể hiện qua các phong trào đoàn kết, ủng hộ Cuba và các đợt quyên góp do các tổ chức chính trị - xã hội Việt Nam phát động. Hai nước luôn phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế. Việt Nam luôn bày tỏ lập trường nhất quán ủng hộ Cuba, yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế và tài chính chống Cuba; tích cực tham gia hoặc đăng cai tổ chức các Hội nghị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đoàn kết với Cuba. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cùng với các nước thành viên ASEAN ủng hộ Cuba tham gia, ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ngày 10/11/2020.

Cuba tiếp tục là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam. Hai bên đã xây dựng mối quan hệ hữu nghị mật thiết và hợp tác sâu rộng giữa hai Đảng, Chính phủ, Quốc hội và ở tất cả các cấp độ từ trung ương đến địa phương, giữa các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

Hai nước thường xuyên trao đổi đoàn, bao gồm các đoàn Cấp cao, các đoàn Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội; duy trì trao đổi, hợp tác thực chất thông qua các cơ chế hiện có gồm Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Cuba về hợp tác kinh tế và khoa học - kỹ thuật (UBLCP), Hội thảo lý luận giữa hai Đảng, Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao, Đối thoại Chính sách Quốc phòng. Trong suốt 38 kỳ họp UBLCP, Việt Nam luôn tham gia tích cực, phối hợp thúc đẩy hiệu quả nhiều chương trình, dự án hợp tác song phương Việt Nam – Cuba về kinh tế, thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học - công nghệ, văn hóa… Quan hệ đầu tư song phương còn rất nhiều tiềm năng, hiện đã có 03 dự án đầu tư của Việt Nam ở Cuba đi vào hoạt động.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tình đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau Việt Nam - Cuba cũng đã được thể hiện mạnh mẽ, cụ thể, thiết thực. Cuba đã sớm quyết định cử chuyên gia sang Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh và dành tặng Việt Nam hàng ngàn liều thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19; Việt Nam cũng tặng Cuba 5.000 tấn gạo với danh nghĩa “Quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam gửi nhân dân Cuba” cùng một số trang thiết bị y tế khác. Lãnh đạo Cấp cao và các Bộ, ngành hai nước tiếp tục duy trì trao đổi qua hình thức trực tuyến, gần đây nhất là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thứ nhất Ra-un Cát-xtơ-rô (9/2/2021); Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Mi-ghen Đi-át Ca-nen (5/5 và 27/7/2021); Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Đ. Ca-nen (23/8); Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ma-nu-ên Ma-rê-rô Cờ-rút (1/7/2021); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh với Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bru-nô Rô-đri-ghết Pa-ri-da (16/3); Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Cuba B. R. Pa-ri-da (7/5/2021); Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và Trưởng Ban Khoa học, Giáo dục, Thể thao Trung ương Cuba Hô-rơ-hê Lu-ít Brô-chê nhằm thông báo kết quả Đại hội XIII của Đảng ta và Đại hội VIII Đảng Cộng sản Cuba (28/5/2021); Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long với Bộ trưởng Y tế Cuba Hô-xê An-gên Pôn-tan trao đổi về cung ứng vắc-xin phòng COVID-19 do Cuba sản xuất (16/6); Bộ trưởng Công an Tô Lâm với Bộ trưởng Nội vụ La-xa-rô An-béc-tô An-va-rết (23/6).

Quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Fidel Castro đặt nền móng mãi mãi là biểu tượng bất diệt của chủ nghĩa quốc tế trong sáng, vô tư và thủy chung, là niềm tự hào của các thế hệ sau này của nhân dân hai nước. Được xây dựng, vun đắp từ tình cảm, trí tuệ và sức lực của hai dân tộc, được thử thách qua những năm tháng khó khăn nhất của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Cuba trở thành tài sản vô giá và nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước; là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở hai nước, thực sự là mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết anh em, trước sau như một, mối quan hệ đã trở thành biểu tượng của thời đại, là tài sản vô giá mà hai Đảng và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba luôn giữ gìn, bảo vệ, vun đắp và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau./.

Mạnh Hùng

“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”

Thứ tư, ngày 11 tháng 8 năm 2021 | 20:53

Đó là câu nói bất hủ của Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm Việt Nam, vào giữa tháng 9/1973. Sự xuất hiện của vị nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất trên mảnh đất Quảng Trị vào thời điểm chiến tranh khốc liệt đã trở thành nguồn động viên lớn lao cho cách mạng Việt Nam, đồng thời là biểu tượng cho tình đoàn kết cao đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Cuba.

Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba

Sinh ra trong một gia đình giàu có tại thị trấn nhỏ Biran, nhưng Fidel Castro lại quyết định đi theo con đường vô sản để tìm lại công bằng cho nhân dân lao động. Tên tuổi của Fidel Castro gắn liền với vận mệnh quốc gia và cuộc sống của toàn thể nhân dân Cuba kể từ khi ông khởi binh tấn công pháo đài Moncada ngày 26/7/1953 chống lại chính quyền quân sự do Batista đứng đầu.

Trong trái tim mỗi người Việt Nam, Cuba và vị lãnh tụ Fidel Castro đã trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quật khởi và khát vọng vươn tới tự do, hạnh phúc. Nhân dân Việt Nam luôn dành cho nhân dân Cuba, cho vị lãnh tụ Fidel Castro niềm tin yêu, sự khâm phục và đồng cảm sâu sắc.

Cuba là nước đầu tiên công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 12/1961), là nước đầu tiên thành lập Ủy ban đoàn kết với Việt Nam (tháng 9/1963), cũng là nước đầu tiên và duy nhất lập Sứ quán bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại vùng giải phóng (tháng 7/1967).

Ngày 15/9/1973, đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba thăm Ủy ban Nhân dân Cách mạng tỉnh Quảng Trị (Vùng giải phóng miền Nam Việt Nam). (Ảnh: TTXVN)

Những năm đó, Cuba khó khăn, đời sống nhân dân gặp nhiều thiếu thốn, có kẻ ác ý tung tin dân Cuba thiếu đường, thiếu sữa là vì có bao nhiêu Fidel gửi cả cho Việt Nam. Nhưng trong một cuộc míttinh quần chúng với hàng chục vạn người tham gia tại thủ đô La Habana, Fidel Castro đã nói: “Đáng tiếc là chúng ta – những người Cuba – không có đủ đường sữa để gửi cho nhân dân Việt Nam, chứ nếu có, không những đường sữa mà cả máu chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng cho nhân dân Việt Nam.”

Năm 1967 được Cuba đặt tên là “Năm Việt Nam Anh hùng.” Năm 1972, đê điều ở miền Bắc Việt Nam trở thành mục tiêu phá hoại của đế quốc Mỹ, Cuba đã lấy ngày 28/8/1972 làm “Ngày đê điều” và phát động chiến dịch tuyên truyền mới tố cáo tội ác đế quốc. Fidel một lần nữa khẳng định: “Tình đoàn kết của chúng ta, niềm tin của chúng ta đối với nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Việt Nam là vô điều kiện và tuyệt đối.”

Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Fidel năm 1973 là một minh chứng hùng hồn cho tình đoàn kết giữa hai dân tộc. Hình ảnh vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới hiên ngang sải bước trên con đường mới được giải phóng ở Quảng Trị và phất cao lá cờ bách chiến bách thắng của Quân giải phóng miền Nam tại cuộc mit tinh ở căn cứ 241 gần Dốc Miếu, Đông Hà đã khắc sâu trong trí nhớ của nhiều thế hệ người Việt Nam. Những lời nói xúc động lòng người của Fidel dịp đó tại Quảng Trị, Quảng Bình và thủ đô Hà Nội luôn là niềm khích lệ to lớn đối với quân và dân Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước.

“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” cũng là câu nói chí tình, chí nghĩa của Fidel trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên này. Trong những năm tháng khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, câu nói ấy đã làm rung động bao trái tim của nhân dân Cuba và nhân dân Việt Nam, cũng như hàng triệu người có lương tri trên thế giới.

Trong chuyến thăm lần đầu tiên này của Fidel đến Việt Nam, Cuba đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội vào loại tầm cỡ lúc bấy giờ với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD, gồm: Khách sạn Thắng Lợi (tại Hồ Tây, Hà Nội), Bệnh viện Việt Nam-Cuba (tại Đồng Hới, Quảng Bình), Đường Xuân Mai, Trại bò giống Ba Vì, Xí nghiệp gà Lương Mỹ; tặng bò giống, gà giống và chi hơn 6 triệu USD để mua thiết bị hiện đại, đồng thời cử chuyên gia về cầu đường sang Việt Nam tham gia cùng bộ đội Trường Sơn mở rộng đường mòn Hồ Chí Minh; giúp đào tạo trên 1.000 sinh viên Việt Nam ở trình độ Đại học và cao học và vận động ủng hộ Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc…. Tấm lòng sẻ chia càng đáng trân trọng hơn khi chúng ta biết được lúc đó đất nước Cuba đang chịu sự cấm vận, khó khăn chồng chất mà vẫn sẵn lòng giúp Việt Nam vô điều kiện với một tình cảm anh em ruột thịt. Fidel và nhân dân Cuba đã xem cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam như của chính mình.

Tháng 12/1995 và tháng 2/2003, Fidel Castro có chuyến thăm lần thứ hai và thứ ba đến Việt Nam. Trong những chuyến thăm này, tình hữu nghị và sự hợp tác anh em giữa hai nước Việt Nam-Cuba tiếp tục đạt được nhiều mốc son mới. Qua những chuyến thăm, chủ tịch Fidel luôn khẳng định, nhân dân Việt Nam mãi mãi là những người bạn, người anh em gần gũi, thân thiết của nhân dân Cuba và tin tưởng chắc chắn rằng tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa Cuba và Việt Nam sẽ không ngừng được củng cố và phát triển.

Xúc động về Fidel Castro qua câu chuyện của cán bộ ngoại giao Việt Nam

Ông Vũ Xuân Hồng, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là người may mắn đã có nhiều dịp gặp mặt và làm việc với lãnh tụ Cuba Fidel Castro.

Ông Vũ Xuân Hồng, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trong lần gặp gỡ Chủ tịchFidel Castro.

Ấn tượng đầu tiên của ông là sự gần gũi và chân thành, không có bất kỳ sự cách biệt nào giữa một vị lãnh tụ và người anh em Việt Nam. “Tôi vẫn nhớ kỷ niệm lần cuối cụ sang thăm Việt Nam năm 2003, lúc chúng tôi tới chào cụ, cụ đã hỏi: “Hội viên hội Việt Nam - Cuba của các đồng chí có bao nhiêu người?”. Tôi mạnh dạn trả lời: “Hội viên chúng tôi có 88 triệu người (tức cả dân tộc Việt Nam)”. Lúc đó cụ ôm lấy tôi và nói: “Cảm ơn đồng chí, chúng tôi hiểu đấy là Việt Nam”.

Còn nhắc tới lãnh tụ Fidel, thì phải nhắc tới tài diễn thuyết của cụ. Tôi nhớ năm 1979 khi sang Cuba tham dự Liên hoan sinh viên, thanh niên quốc tế được tổ chức tại Đồi Lê Nin. Giữa hàng nghìn học sinh, sinh viên quốc tế hừng hực khí thế yêu nước, giọng cụ vang lên trầm hùng.

Cụ nói về tinh thần của nhân dân Việt Nam, một dân tộc nhỏ bé nhưng đã đứng lên chiến đấu dành độc lập. Cụ căn dặn thanh niên thế giới nên học tập Việt Nam và quan trọng nhất luôn nhớ tới tình đoàn kết hữu nghị quốc tế”.

Là một cán bộ làm công tác đối ngoại, ông Vũ Xuân Hồng hiểu rất rõ về tình cảm hữu nghị của lãnh tụ Cuba đối với người dân Việt Nam, ôngchia sẻ: Những năm 60, cụ Fidel đã đề nghị với Đảng, Nhà nước ta: “Châu Mỹ Latinh bấy giờ có 28 quốc gia, các đồng chí cần chuẩn bị đào tạo 28 đại sứ tương lai của Việt Nam tại những quốc gia đó. Và Cuba xin được nhận phần trách nhiệm đó”.

Từ những năm 60 mà cụ Fidel đã có tầm nhìn xa rộng như vậy, dù đất nước Cuba bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã đào tạo miễn phí cho bao thế hệ cán bộ nguồn của Việt Nam qua học tập. Để rồi rất may mắn, những thế hệ hạt nhân đầu tiên ấy thực sự đã trở thành đại sứ của Việt Nam tại các nước khu vực Mỹ Latinh.

Có thể người dân Cuba lúc đó cơm không đủ ăn, sữa không đủ uống nhưng vị lãnh tụ đã truyền tình yêu Việt Nam cho nhân dân Cuba, để giúp đỡ chúng ta. Trên hòn đảo Thông, đảo Thanh Niên (các địa danh của Cuba) không biết hàng trăm, hàng vạn thanh niên ở các quốc gia châu Phi, Mỹ Latinh, những nước anh em như Việt Nam đã được Cuba giúp đỡ đào tạo trở thành những trí thức, những nhà khoa học giúp đỡ đất nước.

Nếu như cụ Fidel từng nói trong chiến đấu, Cuba sẵn sàng đổ máu vì Việt Nam thì khi hòa bình Cuba sẵn sàng đổ mồ hôi vì Việt Nam. Lãnh tụ Cuba là người đầu tiên trong lúc Việt Nam khó khăn nhất xin xóa nợ cho Việt Nam. Ở giai đoạn khó khăn như thế, nhưng những công lao của cụ Fidel đối với Việt Nam đã đi vào huyền thoại.

Hiện nay, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, tình hữu nghị, đoàn kết thể hiện quasự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai nước một lần nữa góp phần làm sâu sắc hơn, thắt chặt hơn mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Cuba.Dù Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã quyết định tặng Cuba hàng nghìn tấn gạo và vật tư, thiết bị y tế nhằm chia sẻ phần nào khó khăn mà nhân dân Cuba anh em đang phải đối mặt. Về phía Cuba, dù phải đối mặt với muôn vàn thách thức do bị bao vây, cấm vận, song Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đã quyết định tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam món quà hết sức ý nghĩa, đó làlô thuốc gồm hàng nghìn liều Interferon Alfa 2B để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và cử nhóm bác sĩ giỏi sang Việt Nam hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Có thể nói, dù trong hoàn khó khăn, nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba luôn chú trọng gìn gữ và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt, hữu nghị truyền thống lâu đời do lãnh tụ hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Tư lệnh Fidel Castro dày công vun đắp.

N. Nghiêm

Video liên quan

Chủ đề