Giải thích tại sao nói thực vật góp phần chống lũ lụt, hạn hán chống xói mòn đất giữ mạch nước ngầm

Trang chủ » Lớp 6 » Giải sgk sinh học 6

Câu 3: Trang 151 sgk Sinh học 6 Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào?

Bài làm:

Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán là:

  • Hệ rễ cây giúp đưa một lương lớn nước trên mặt đất vào mạch nước ngầm, vừa để dự trữ nước vừa làm giảm sức tàn phá của dòng nước.
  • Các cây giúp ổn định dòng chảy của nước lũ, là vật cản giúp nước lũ chảy chậm hơn; hạn chế xói mòn đất và thiệt hại do nước lũ.
  • Rừng cây giúp hạn chế sự bốc hơi nước dưới tác động của nhiệt độ cao, giúp giữ lại một lượng lớn nước ở sông suối khi chúng chảy qua tán rừng.

=> Trắc nghiệm sinh học 6 bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

Từ khóa tìm kiếm Google: câu 3 trang 151 sinh học 6, câu 3 bài 47 sinh học 6, giải câu 3 trang 151 sinh học 6, giải câu 3 bài 47 sinh học 6

Lời giải các câu khác trong bài

Chúng tôi xin giới thiệu bộ 17 bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước có đáp án, được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp chọn lọc hay nhất. Mời các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo dưới đây.

Bộ 17 bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

Câu 1. Bộ phận nào của thực vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giữ nước?

A. Rễ 

B. Hoa

C. Lá

D. Thân

Câu 2. Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát?

A. Xà cừ

B. Xương rồng 

C. Phi lao 

D. Lim

Câu 3. Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào?

A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất.

B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hòa cùng mạch nước ngầm.

C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước.

D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 4. Thực vật có vai trò nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Điều hòa khí hậu

C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

D. Giữ đất, chống xói mòn

Câu 5. Ở vùng núi, hiện tượng ngập lụt xảy ra sau mưa là do nguyên nhân nào dưới đây?

A. Tất cả các phương án đưa ra.

B. Mặt đất bị bê tông hoá đã làm cản trở quá trình ngấm nước từ bề mặt xuống mạch nước ngầm và làm xuất hiện hiện tượng ngập lụt.

C. Mưa quá to khiến cho nước không thể rút kịp ở mọi nơi và gây nên hiện tượng ngập lụt.

D. Mưa làm đất đá bị xói mòn và trôi xuống, lấp lòng sông, suối khiến nước dâng cao và không thoát kịp nên tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt.

Câu 6. Vì sao những nơi trống trải, không có thực vật sinh sống lại hay xảy ra hạn hán?

A. Vì không được bổ sung nước nhờ quá trình quang hợp của thực vật.

B. Cả C và D.

C. Vì ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt làm cho đất bị khô cằn do bốc hơi nước.

D. Vì nước rơi xuống bề mặt không được giữ lại bởi lớp thảm mục và hệ rễ thực vật.

Câu 7. Nguồn nước nào dưới đây đóng vai trò chủ chốt trong đời sống sinh hoạt của con người?

A. Nước ngầm

B. Nước biển

C. Nước bề mặt

D. Nước bốc hơi

Câu 8. Cho các thành phần sau

1. Tán lá

2. Rễ cây

3. Lớp thảm mục

4. Thân cây

Thành phần nào có khả năng làm cản trở dòng chảy của nước mưa?

A. 1, 2, 3, 4

B. 1, 2, 3

C. 2, 3, 4

D. 1, 2, 4

Câu 9. Chọn số liệu thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Ở nước ta, mỗi năm 1 ha đất trống bị thất thoát khoảng … tấn đất bề mặt do hiện tượng xói mòn, rửa trôi.

A. 95

B. 151 

C. 100 

D. 36

Câu 10. Loại cây nào dưới đây không được trồng để chắn gió?

A. Cau

B. Tra (nho biển)

C. Phi lao

D. Thông

Câu 11. Ở những vùng bờ biển người ta thường trồng cây ở phía ngoài đê không nhằm mục đích nào sau đây?

A. Chống sạt lở đất

B. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

C. Chống xói mòn đất

D. Chống gió bão

Câu 12: Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

A. Bảo vệ nguồn nước ngầm

B. Giúp giữ đất, chống xói mòn

C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

D. Điều hòa khí hậu

Câu 13: Để bảo vệ rừng con người cần

A. Tăng cường sử dụng và khai thác rừng

B. Tham gia trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc

C. Chặt phá nhiều cây xanh để môi trường sáng sủa hơn

D. Đốt nương làm rẫy bừa bãi

Câu 14: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của thực vật đối với nguồn đất và nước?

A. Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm

B. Làm giảm ô nhiễm môi trường

C. Góp phần hạn chế lũ lụt, hạn hán

D. Góp phần giữ đất, chống xói mòn

Câu 15: Thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở đất, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm nhờ vào

A. Thân cây giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa

B. Tán cây cản bớt sức chảy của nước

C. Hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức chảy của nước mưa

D. Hệ rễ và thân cây giữ đất

Câu 16: Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

A. Giúp giữ đất, chống xói mòn

B. Hạn chế ngập lụt, hạn hán

C. Bảo vệ nguồn nước ngầm

D. Tất cả đều đúng

Câu 17: Loại cây nào dưới đây thường được trồng ven bờ biển để chắn gió và bão cát?

A. Xà cừ

B. Xương rồng

C. Phi lao

D. Lim

Đáp án bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh lớp 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: A

Câu 5: D

Câu 6: B

Câu 7: A

Câu 8: A

Câu 9: C

Câu 10: A

Câu 11: B

Câu 12: B

Câu 13: B

Câu 14: B

Câu 15: C

Câu 16: D

Câu 17: C

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước (có đáp án) file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Thảo luận: Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào? Hãy điền vào bảng 60.2 hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Đề bài

 Thảo luận:

- Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào?

- Hãy điền vào bảng 60.2 hiệu quả của các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Bảng 60.2. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng

Các biện pháp

Hiệu quả

1. Xây dựng để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

 

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…

3. Trồng rừng

4. Phòng cháy rừng

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng

Lời giải chi tiết

Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước: 

Trồng cây để ngăn cản gió bão, chống xói lở đê.

+ Thực vật giữ nguồn nước ngầm, làm hạn chế ngập lụt, hạn hán:

- Hệ rễ của cây hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất; lượng nước này sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành suối, sống... góp phần tránh được hạn hán.

- Nhờ có tác dụng giữ nước của rễ, cây xanh che chắn dòng chảy do mưaa lớn gây ra góp phần hạn chế lũ lụt trên Trái Đất.

- Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra. nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sạt lở hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.

Bảng 60.2. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng

Các biện pháp

Hiệu quả

1. Xây dựng để khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp

Hạn chế mức độ khai thác, không khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

Góp phần bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng, giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật.

3. Trồng rừng

Góp phần phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa, chống xói mòn và tăng nguồn nước.

4. Phòng cháy rừng

Góp phần bảo vệ rừng

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

Bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, hạn chế nạn chặt phá rừng

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

Giảm áp lực sử dụng tài nguyên, thiên nhiên quá mức.

7. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng

Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia, bảo vệ rừng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay