Giải bài tập toán 8 trang 12 13 tập 2 năm 2024

Ở bài học lần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải hôm nay tiếp tục giải bài tập trang 12, 13 SGK Toán 8 Tập 2 và tham khảo tài liệu giải toán lớp 8 Phương trình đưa được về dạng ax+b=0. Với tài liệu này chắc chắn các bạn học sinh có thể ôn luyện và củng cố kiến thức nhanh chóng và dễ dàng hơn. Mời các bạn cùng tìm hiểu và sử dụng giải toán 8 phù hợp với nhu cầu trang bị kiến thức cho mình tốt hơn.

Bài viết liên quan

  • Giải toán lớp 8 trang 11, 12, 13, 14 sách KNTT tập 1, Đa thức
  • Giải toán lớp 8 trang 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 sách Cánh Diều tập 1, Các phép tính với đa thức nhiều biến
  • Giải toán lớp 6 trang 108, 109 tập 2 sách Kết Nối Tri Thức
  • Giải toán lớp 7 trang 119, 120 tập 2 sách Cánh Diều
  • Giải bài tập trang 103, 104 SGK Toán 8 Tập 2

\=> Đón xem tài liệu giải toán lớp 8 mới nhất tại đây: Giải toán lớp 8

Trong tài liệu giải bài phương trình đưa về dạng ax+b=0, bài giải toán lớp 8 này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về phương trình đưa được về dạng ax+b=0 được thực hiện như thế nào, những bài toán liên quan, những công thức mà bạn cần ghi nhớ, tất cả đều được cập nhật đầy đủ với hệ thống bài giải chi tiết và ứng dụng các phương pháp giải khác nhau đảm bảo hỗ trợ các em học tập và làm bài tập về nhà nhanh chóng, tiện lợi nhất. Bên cạnh đó để học tốt Toán lớp 8 ngoài tài liệu hướng dẫn giải bài tập thì các bạn có thể ứng dụng những phương pháp học khác sao cho việc nâng cao chất lượng tiếp thu và làm bài của mình được tốt nhất.

Sau bài giải Toán lớp 8: Phương trình đưa được về dạng ax+b=0 chúng ta sẽ cùng nhau giải bài phương trình tích, các bạn hãy cùng theo dõi và ứng dụng cho nhu cầu công việc tốt nhất.

Bài hướng dẫn Giải bài tập trang 12, 13 SGK Toán 8 Tập 2 trong mục giải bài tập toán lớp 8. Các em học sinh có thể xem lại phần Giải bài tập trang 11, 12 SGK Toán 8 Tập 1 đã được giải trong bài trước hoặc xem trước hướng dẫn Giải bài tập trang 14 SGK Toán 8 Tập 1 để học tốt môn Toán lớp 8 hơn.

Trong chương trình học môn Toán 8 phần Giải bài tập trang 36 SGK Toán 8 Tập 1 là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi để nâng cao kỹ năng giải Toán 8 của mình.

Chi tiết nội dung phần Giải bài tập trang 105, 106 SGK Toán 8 Tập 1 đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Toán 8 tốt hơn.

  1. Sai ở phương trình thứ hai chuyển vế hạng tử -6 từ vế trái sang vế phải, hạng tử -x từ vế phải sang vế trái mà không đổi dấu.

Giải lại: 3x - 6 + x = 9 - x

<=> 3x + x + x = 9 + 6

<=> 5x = 15

<=> x = 3

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 3

  1. Sai ở phương trình thứ hai, chuyển vế hạng tử -3 từ vế trái sang vế phải mà không đổi dấu.

Giải lại: 2t - 3 + 5t = 4t + 12

<=> 2t + 5t - 4t = 12 + 3

<=> 3t = 15

<=> t = 5

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất t = 5

Bài 11 trang 13 sgk toán 8 tập 2

Giải các phương trình:

  1. 3x - 2 = 2x - 3; b) 3 - 4u + 24 + 6u = u + 27 + 3u;
  1. 5 - (x - 6) = 4(3 - 2x); d) -6(1,5 - 2x) = 3(-15 + 2x);
  1. 0,1 - 2(0,5t - 0,1) = 2(t - 2,5) - 0,7; f) \( \frac{3}{2}(x -\frac{5}{4})-\frac{5}{8}\) = x

Hướng dẫn giải:

  1. 3x - 2 = 2x - 3

⇔ 3x - 2x = -3 + 2

⇔ x = -1

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -1.

  1. 3 - 4u + 24 + 6u = u + 27 + 3u

⇔ 2u + 27 = 4u + 27

⇔ 2u - 4u = 27 - 27

⇔ -2u = 0

⇔ u = 0

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất u = 0.

  1. 5 - (x - 6) = 4(3 - 2x)

⇔ 5 - x + 6 = 12 - 8x

⇔ -x + 11 = 12 - 8x

⇔ -x + 8x = 12 - 11

⇔ 7x = 1

⇔ x = \( \frac{1}{7}\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = \( \frac{1}{7}\).

  1. -6(1,5 - 2x) = 3(-15 + 2x)

⇔ -9 + 12x = -45 + 6x

⇔ 12x - 6x = -45 + 9

⇔ 6x = -36

⇔ x = -6

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -6

  1. 0,1 - 2(0,5t - 0,1) = 2(t - 2,5) - 0,7

⇔ 0,1 - t + 0,2 = 2t - 5 - 0,7

⇔ -t + 0,3 = 2t - 5,7

⇔ -t - 2t = -5,7 - 0,3

⇔ -3t = -6

⇔ t = 2

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất t = 2

  1. \( \frac{3}{2}(x -\frac{5}{4})-\frac{5}{8}\) = x

⇔ \( \frac{3}{2}\)x - \( \frac{15}{8}\) - \( \frac{5}{8}\) = x

⇔ \( \frac{3}{2}\)x - x = \( \frac{15}{8}\) + \( \frac{5}{8}\)

⇔ \( \frac{1}{2}\)x = \( \frac{20}{8}\)

⇔ x = \( \frac{20}{8}\) : \( \frac{1}{2}\)

⇔ x = 5

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 5

Bài 12 trang 13 sgk toán 8 tập 2

Giải các phương trình:

  1. \( \frac{5x-2}{3}=\frac{5-3x}{2}\); b) \( \frac{10x+3}{12}=1+\frac{6+8x}{9}\)
  1. \( \frac{7x-1}{6}\) + 2x = \( \frac{16 - x}{5}\); d)4(0,5 - 1,5x) = \( -\frac{5x-6}{3}\)

Hướng dẫn giải:

  1. \( \frac{5x-2}{3}=\frac{5-3x}{2}\) ⇔ 2(5x - 2) = 3(5 - 3x)

⇔ 10x - 4 = 15 - 9x

⇔ 10x + 9x = 15 + 4

⇔ 19x = 19

⇔ x = 1

  1. \( \frac{10x+3}{12}=1+\frac{6+8x}{9}\) ⇔ \( \frac{3(10x+3)}{36}=\frac{36+4(6+8x)}{36}\)

⇔ 30x + 9 = 36 + 24 + 32x

⇔ 30x - 32x = 60 - 9

⇔ -2x = 51

⇔ x = \( \frac{-51}{2}\) = -25,5

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = -25,5.

  1. \( \frac{7x-1}{6}\) + 2x = \( \frac{16 - x}{5}\) ⇔ 7x -1 + 12x = 3(16 - x)

⇔ 7x -1 + 12x = 48 - 3x

⇔ 19x + 3x = 48 + 1

⇔ 22x = 49

⇔ x = \( \frac{49}{22}\)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = \( \frac{49}{22}\)

  1. 4(0,5 - 1,5x) = \( -\frac{5x-6}{3}\) ⇔ 2 - 6x = \( -\frac{5x-6}{3}\)

⇔ 6 - 18x = -5x + 6

⇔ -18x + 5x = 0

⇔ -13x = 0

⇔ x = 0

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 0.

Bài 13 trang 13 sgk toán 8 tập 2

Bạn Hoà giải phương trình x(x + 2) = x(x + 3) như hình 2.

Theo em bạn Hoà giải đúng hay sai?

Em sẽ giải phương trình đó như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Bạn Hoà đã giải sai.

Không thể chia hai vế của phương trình đã cho với x để được phương trình

x + 2 = x + 3.

Lời giải đúng: x(x + 2) = x(x + 3)

⇔ x2 + 2x = x2 + 3x

⇔ x2 + 2x - x2 - 3x = 0

⇔ -x = 0

⇔ x = 0

Vậy phương trìnhđã cho có nghiệm là x = 0

Bài 14 trang 13 sgk toán 8 tập 2

Số nào trong ba số -1; 2 và -3 nghiệm đúng mỗi phương trình sau:

|x| = x (1), \({x^2} + 5x + 6 = 0\left( 2 \right)\) , \({6 \over {1 - x}} = x + 4\left( 3 \right)\)

Hướng dẫn làm bài:

Trong ba số -1, 2 và -3 thì

+) x = 2 nghiệm đúng phương trình |x| = x vì |2| = 2 (đúng).

+) x = -3 nghiệm đúng phương trình \({6 \over {1 - x}} = x + 4\left( 3 \right)\)

Vì \({\left( { - 3} \right)^2} + 5.\left( { - 3} \right) + 6 = 0\)

\(9 - 15 + 6 = 0\)

0 = 0

+) \(x = - 1\) nghiệm đúng phương trình \({6 \over {1 - x}} = x + 4\) vì:

\({6 \over {1 - \left( { - 1} \right)}} = - 1 + 4 \Leftrightarrow {6 \over 2} = 3 \Leftrightarrow 3 = 3\)

Bài 15 trang 13 sgk toán 8 tập 2

Một xe máy khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc trung bình 32 km/h. Sau đó 1 giờ, một ô tô cũng khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng, cùng đường với xe máy và với vận tốc trung bình 48 km/h. Hãy viết phương trình biểu thị việc ô tô gặp xe máy sau x giờ, kể từ khi ô tô khởi hành.

Chủ đề