Giải asiad và vô địch châu á giải nào lớn năm 2024

Cúp Bóng đá châu Á - AFC Asian Cup 2023 với 24 đội từ khắp châu lục tranh tài đã bắt đầu tại Qatar từ 12/1 và kéo dài đến 10/2/2024 với trận chung kết diễn ra ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán Việt Nam. Liệu có đội bóng nào khác ở châu lục này giành được danh hiệu vô địch năm nay hay chiếc Cúp rồi sẽ về tay các quốc gia ở Tây Á hay Đông Á như thông lệ lâu nay?

Giải asiad và vô địch châu á giải nào lớn năm 2024
Nhật Bản (áo xanh) đưa đến AFC Asian Cup 2023 một đội hình rất mạnh

• GIỮA 2 ĐẦU ĐÔNG - TÂY

Là giải bóng đá cấp châu lục, Cúp Bóng đá châu Á (AFC Asian Cup) do Liên đoàn Bóng đá châu Á (Asian Football Confederation - AFC) thành lập từ năm 1956 và cho đến nay là giải đấu cấp châu lục lâu đời thứ 2 trên thế giới chỉ sau Cúp Bóng đá Nam Mỹ.

AFC được thành lập năm 1954 tại Manila, Philippines với 14 thành viên ban đầu, trong đó có Hồng Kông, miền Nam Việt Nam và Israel. Hai năm sau đó, AFC đứng ra tổ chức giải bóng đá cấp châu lục. Cho đến nay, AFC có 47 thành viên, trong đó Israel đã rời AFC để gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Âu; gần đây AFC có thêm 1 thành viên khác từ châu Đại Dương là Úc, rất mạnh, gia nhập. Trụ sở chính của AFC hiện nay tại Kuala Lumpur, Malaysia.

Theo thông lệ, AFC Asian Cup được tổ chức 4 năm 1 lần, lần đầu tiên tổ chức vào năm 1956 tại Hồng Kông, sau đó lần lượt diễn ra tại Hàn Quốc, Israel, Iran, Thái Lan, Kuwait, Singapore, Qatar, Nhật Bản, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Lebanon, Úc và đặc biệt, trong năm 2007, có 4 chủ nhà Đông Nam Á đồng đăng cai tổ chức giải đấu này là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Giải năm nay, AFC Asian Cup 2023 do Qatar đăng cai.

Có 1 điểm thú vị là dù tổ chức ở đâu thì các đội giành cúp vô địch lâu nay đều ở Đông Á, rồi Tây Á, rồi Đông Á trở lại. Điều này có nghĩa là chiếc cúp vô địch cứ chạy lòng vòng đâu đó giữa phía Đông châu Á sang phía Tây châu Á rồi quay về lại phía Đông, chỉ trừ 1 trường hợp ngoại lệ.

Trong 2 kỳ tổ chức đầu tiên, năm 1956 (tại Hồng Kông) và 1960 (tại Hàn Quốc), Hàn Quốc là nhà vô địch. Nhưng rồi từ đó đến nay Hàn Quốc chưa bao giờ giành lại được chiếc cúp cấp châu lục này. Sau năm 1960, các quốc gia vùng Tây Á bắt đầu “lên tiếng”, trong đó vô địch năm 1964 là Israel, kế tiếp là Iran vô địch 3 lần liên tiếp trong các năm 1968, 1972 và 1976; 2 quốc gia vùng Vịnh kế tiếp giành vô địch là Kuwait (1980) rồi Saudi Arabia giành 2 lần vào các năm 1984 và 1988.

Năm 1992, lần đầu tiên Nhật Bản vươn lên để đưa chiếc cúp vô địch về lại vùng Đông Á. Lần thứ 2 Nhật giành chiếc cúp này là vào năm 2004, rồi năm 2011 họ tiếp tục giành cúp châu Á lần thứ 3. Xen kẽ trong những lần Nhật Bản giành cúp là các quốc gia Tây Á vô địch gồm Saudi Arabia (1996), Iraq (2007), Qatar (2019).

Chỉ 1 ngoại lệ duy nhất là trường hợp Úc giành cúp vô địch AFC Asian Cup năm 2015. Liên đoàn Bóng đá Úc gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Á năm 2007 với lý do là họ muốn tìm cơ hội tốt hơn để giành 1 tấm vé tại Vòng chung kết Cúp Bóng đá thế giới - World Cup. Nhưng phải đến 2015 khi quốc gia này giành quyền đăng cai Vòng chung kết Cúp Bóng đá châu Á, với ưu thế sân nhà, họ giành chiến thắng 2-1 trước Hàn Quốc trong trận chung kết để giành danh hiệu vô địch châu Á.

Thật ra, tuyển Úc giành vô địch AFC Asian Cup cũng không phải là một điều gì đó khó hiểu vì họ có một đội hình rất mạnh với các cầu thủ có thể hình của người châu Âu, có nhiều tuyển thủ chơi ở châu Âu. Tương tự, các đội tuyển quốc gia Tây Á cũng có đội hình cầu thủ với thể hình cao to, bước sải dài, đánh đầu tốt, nhiều người trong số đó thi đấu tại châu Âu với những giải bóng đá lớn nên khi về tham dự đội tuyển quốc gia, mang theo kinh nghiệm, chiến thuật, chiến lược thi đấu bài bản kiểu châu Âu nên chiếm ưu thế trong giải châu lục cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng cũng cần nói thêm rằng, từ năm 1990 trở về trước, AFC Asian Cup tổ chức ở cấp độ chưa được chặt chẽ lắm, nếu không nói là còn mang tính nghiệp dư, bất chấp các nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn của Ban tổ chức. Tuy nhiên với việc châu Á được trao nhiều vé hơn cho World Cup, tính cạnh tranh tăng cao, việc chuyên nghiệp hóa giải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn song song với việc mở rộng dần số lượng các đội bóng thi đấu, từ 8 đội lên 16 đội và gần đây mở rộng đến 24 đội. Cùng với đó, bóng đá Nhật Bản cũng vươn lên nhanh chóng trong vùng Đông Á.

Cần biết rằng, cho đến trước thời điểm 1990, bóng đá Nhật Bản còn rất mờ nhạt. Những nỗ lực chuyên nghiệp hóa đã mang lại diện mạo mới cho đội bóng Nhật. Năm 1992, khi Nhật đăng cai trên sân nhà, đội tuyển Nhật đã đánh bại đương kim vô địch Saudi Arabia trong trận chung kết bằng tỷ số 1-0 để vươn lên vô địch lần đầu tiên và từ đó đến nay tuyển Nhật đã cùng với Hàn Quốc trở thành một đối trọng phía Đông Á đáng gờm cho các đội tuyển quốc gia Tây Á.

Chỉ một điều đáng nói nhất là phần còn lại của châu Á, trong đó có đội tuyển bóng đá các nước Đông Nam Á, dù nhiều nỗ lực vẫn chưa thể vươn lên đến tầm châu lục. Còn 2 quốc gia đông dân nhất nhì thế giới hiện nay là Trung Quốc và Ấn Độ thì lại quá lẹt đẹt suốt qua các năm. Đội tuyển Ấn Độ năm nay dù lọt vào đến vòng chung kết nhưng chẳng có lấy một trận thắng nào, cũng chẳng có được 1 bàn thắng vào lưới đội khách. Trong khi đó, đội tuyển bóng đá Trung Quốc cũng chẳng hơn gì, bị loại ngay trong vòng đấu bảng.

• ĐÔNG Á HAY TÂY Á GIÀNH CÚP?

Tổng cộng có 24 đội vượt qua vòng loại để có mặt tại Qatar năm nay gồm 6 đội nhất bảng, trong đó Jordan (nhất bảng A), Palestine (nhất bảng B), Uzbekistan (nhất bảng C), Ấn Độ (nhất bảng C), Bahrain (nhất bảng E), Tajikistan (nhất bảng F); cùng 5 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất gồm Kyrgyzstan, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Hồng Kông; cộng với 13 đội giành quyền vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 gồm Hàn Quốc, Việt Nam, Qatar, Trung Quốc, UAE, Iran, Nhật Bản, Úc, Oman, Iraq, Syria, Saudi Arabia, và Lebanon. 24 đội này chia làm 6 bảng đấu.

Điểm nổi bật của AFC Asian Cup 2023 năm nay là chất lượng giải đấu đã được nâng lên một bước rất lớn. Chỉ trừ 5 đội tuyển có các cầu thủ hoàn toàn thi đấu trong giải quốc nội là Việt Nam, Ấn Độ, Qatar, Saudi Arabia và UAE, hầu hết các đội còn lại đều có cầu thủ đang thi đấu từ các giải lớn nước ngoài được triệu tập về, chủ yếu là từ châu Âu

Một thống kê của Ban tổ chức cho biết, trong Vòng chung kết có đến 19 cầu thủ hiện thi đấu ở Anh, 12 người trở về từ hệ thống giải chuyên nghiệp Đức; 10 cầu thủ đang thi đấu cho giải vô địch quốc gia ở Bỉ và Scotland; có 8 cầu thủ thi đấu ở Hà Lan và Thụy Điển. Về HLV, có đến 18 đội tuyển sử dụng HLV nước ngoài; chỉ có 3 đội là Nhật Bản, Úc và Iran người nắm đội là các HLV trong nước.

Cho đến thời điểm lên khuôn bài viết, giải đã đi gần hết vòng 1/16, trong đó có các đội vượt qua vòng này gồm Hàn Quốc, Uzbekistan, Qatar, Jordan, Tajikistan và Úc; 2 trận còn lại sẽ tiếp tục thi đấu trong cuối ngày 31/12 gồm trận Bahrain gặp Nhật và Iran gặp Syria.

Vẫn chưa biết Nhật có vượt qua Bahrain hay không để đại diện cho Đông Á cùng Hàn Quốc vào tứ kết trong ngày 2 và 3/2 sắp đến nhằm đối mặt với các đội bóng từ Tây Á. Tất nhiên, cũng không nên xem nhẹ đội Úc trong giải đấu này. Tuy nhiên rất nhiều người đang hy vọng đội bóng xứ Phù Tang sẽ tiếp tục tiến sâu trong giải đấu này vì họ đang có một đội hình cực kỳ có chất lượng với 21 cầu thủ chơi bóng ở nước ngoài, trong đó có 20 người trở về từ châu Âu. Còn Hàn Quốc với siêu sao Son Heung Min đang mong chấm dứt cơn khát danh hiệu cấp châu lục lâu nay.

Về cơ bản, đến giai đoạn này, các đội có tiềm lực đều đã đi tiếp trong giải. Chính vì vậy, giải đấu vẫn đang có những bất ngờ phía trước chờ đón người xem.