Giá tương đối của 2 hàng hóa

Giá trị tương đối (tiếng Anh: Relative value) là phương pháp xác định giá trị của một tài sản có cân nhắc đến giá trị của những tài sản tương tự.

Hình minh họa. Nguồn: Mahi FX

Giá trị tương đối

Khái niệm

Giá trị tương đối, tiếng Anh gọi là relative value.

Giá trị tương đối là phương pháp xác định giá trị của một tài sản có cân nhắc đến giá trị của những tài sản tương tự.

Ngược lại của giá trị tương đối là giá trị tuyệt đối - chỉ xem xét đến giá trị nội tại của tài sản mà không so sánh với bất kì tài sản nào khác.

Hệ số giá trên thu nhập (P/E Ratio) là phương pháp định giá phổ biến có thể sử dụng để ước tính giá trị tương đối của cổ phiếu.

Hiểu rõ hơn về giá trị tương đối

Những nhà đầu tư giá trị sẽ xem xét đến báo cáo tài chính của các công ty đối thủ trước khi quyết định nơi mà họ đầu tư tiền vào. Họ tìm hiểu các chú thích, thuyết minh của ban quản trị, và dữ liệu kinh tế để ước định giá trị tương đối của cổ phiếu với các công ty cùng loại.

Các bước xác định giá trị tương đối bao gồm:

- Đầu tiên phải xác định đâu là những tài sản hay doanh nghiệp có thể so sánh. Trong bước này, việc xem xét vốn hóa thị trường, doanh thu hay số liệu bán hàng sẽ hữu ích. Giá cổ phiếu sẽ thể hiện giá trị thị trường của các công ty tại mọi thời điểm.

- Tìm bội số giá từ những con số ban đầu này. Bội số giá bao gồm các hệ số, như là hệ số P/E hoặc hệ số giá trên doanh thu (Hệ số P/S).

- So sánh những bội số này trong các nhóm công ty cùng loại hoặc công ty cạnh tranh để xác định xem cổ phiếu của công ty có đang bị định giá thấp so với những công ty khác hay không.

Lợi ích của giá trị tương đối

Nhà đầu tư luôn phải chọn lựa giữa các khoản đầu tư hiện hữu tại bất kì thời điểm nào, và giá trị tương đối sẽ hỗ trợ họ làm việc này.

Đến năm 2019, thật dễ dàng để nhìn lại giá của hầu hết cổ phiếu vào năm 2009 và nhận ra rằng chúng đều bị định giá thấp. Tuy vậy, việc này không giúp ích gì cho sự chọn lựa khoản đầu tư tốt vào ngày hôm nay. Và đây là lúc để những phương pháp xác định giá trị tương đối như là hệ số vốn hóa thị trường trên GDP tỏa sáng.

Ngân hàng Thế Giới duy trì dữ liệu về tỉ lệ của vốn hóa thị trường trên GDP của nhiều quốc gia trong vài thập kỉ gần đầy. Cổ phiếu Mỹ hiện tại đang gần mức cao nhất trong lịch sử khi xét đến tỉ lệ vốn hóa thị trường trên GDP vào năm 2019, vì thế cổ phiếu của hầu hết các quốc gia khác đều khá rẻ khi so sánh tương đối.

(Theo Investopedia)



Do nhiều người từ các tỉnh nhập cư vào thành phố HCM, kết quả là đường cầu mặt hàng gạo TPHCM:
  • Dịch chuyển sang phải
  • Dịch chuyển sang trái
  • Dịch chuyển lên trên
  • Không có trường hợp nào


Cầu mặt hàng Y co dãn nhiều theo giá. Khi chính phủ đánh thuế theo sản lượng:
  • Phần lớn tiền thuế do người tiêu thụ chịu
  • Số tiền thuế chia đều cho 2 bên
  • Phần lớn tiền thuế do người sản xuất chịu
  • Nhà sản xuất chịu hoàn toàn tiền thuế


Khi chính phủ kiểm soát giá cả của hàng hóa làm cho giá hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường:
  • Chỉ có một số người bán có thể tìm được người mua sản phẩm của mình
  • Chỉ có người tiêu dùng được lợi
  • Mọi người đều được lợi khi kiểm soát giá
  • Cả 2 bên đều có lợi


Giá cả hàng bột giặt là 8000đ/kg. Khi chính phủ đánh thuế 500đ/kg, giá cả trên thị trường là 8500đ/kg. Vậy tính chất co dãn cầu theo giá của hàng bột giặt là:
  • Co dãn nhiều
  • Co dãn ít
  • Hoàn toàn không co dãn
  • Co dãn hoàn toàn


Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập cho trước. Người tiêu dùng phân phối các sản phẩm theo nguyên tắc:
  • Hữu dụng biên các sản phẩm phải bằng nhau: MUx = MUy = ...
  • Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau: MUx/Px = MUy/Py = MUz/Pz = ...
  • Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẻ
  • Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau


Đường tiêu dùng theo giá là:
  • Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả 1 sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không thay đổi
  • Tập hợp những tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách khi giá sản phẩm và thu nhập đều thay đổi
  • Tập hợp các tiếp điểm giữa đường đẳng ích và đường ngân sách khi thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi
  • Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không đổi


Đường tiêu dùng theo thu nhập là:
  • Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả 1 sản phẩm thay đổi, các yếu tố khác không thay đổi
  • Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi giá cả các sản phẩm thay đổi, thu nhập không đổi
  • Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập thay đổi, các yếu tố còn lại không đổi
  • Tập hợp các phối hợp tối ưu giữa 2 sản phẩm khi thu nhập và giá cả các sản phẩm đều thay đổi


Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa 2 sản phẩm X và Y là:
  • Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách
  • Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí
  • Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí
  • Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường ngân sách


Đường cong Engel là đường biểu thị mối quan hệ giữa:
  • Giá sản phẩm và khối lượng sản phẩm được mua
  • Giá sản phẩm và thu nhập của người tiêu dùng
  • Thu nhập và khối lượng sản phẩm được mua của người tiêu dùng
  • Giá sản phẩm này với khối lượng tiêu thụ sản phẩm kia


Đường ngân sách có dạng Y = 100 - 2X. Nếu Py = 10 và:
  • Px = 5, I = 100
  • Px = 10, I = 2000
  • Px = 20, I = 2000
  • Px = 20, I = 1000


Nếu Px = 5 và Py = 20 và I = 1000 thì đường ngân sách có dạng:
  • Y = 200 - 1/4X
  • Y = 50 - 1/4X
  • Y = 50 +1/4X
  • Y = 100 + 4X


Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1200đ dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 100đ/sp; Py = 300đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: TUx = -1/3X2 + 10X, TUy = -1/2Y2 +20Y.
Hữu dụng biên 2 sản phẩm là:
  • MUx = -1/3X +10, MUy = -1/2Y +20
  • MUx = 2/3X +10, MUy = -Y +20
  • MUx = -2/3X +10, MUy = -Y +20
  • Các câu trên đều sai


Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1200đ dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 100đ/sp; Py = 300đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: TUx = -1/3X2 + 10X, TUy = -1/2Y2 +20Y. Phương án tiêu dùng tối ưu:
  • X=3, Y=3
  • X=9, Y=1
  • X=6, Y=2
  • Tấc cả đều sai


Một người tiêu thụ có thu nhập I = 1200đ dùng để mua 2 sản phẩm X và Y với Px = 100đ/sp; Py = 300đ/sp. Mức thỏa mãn được thể hiện qua hàm số: TUx = -1/3X2 + 10X, TUy = -1/2Y2 +20Y.Tổng hữu dụng tối đa đạt được:
  • 86
  • 76
  • 96
  • 82


Đường ngân sách là:
  • Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập không đổi
  • Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập thay đổi
  • Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá sản phẩm thay đổi
  • Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi


Giả thuyết nào sau đây không được đề cập đến khi phân tích sở thích trong lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng:
  • Sự ưa thích là hoành chỉnh có nghĩa là nó thể hiện so sánh và xếp loại tấc cả mọi thứ hàng hóa
  • Sự ưa thích có tính bắt cầu
  • Thích nhiều hơn ít
  • Không có trường hợp nào


Cho 3 giỏ hàng:
  Thực phẩm Quần áo
A 15 18
B 14 19
C 13 17

Nếu phối hợp tiêu dùng A và B cùng nằm trên một đường đẳng ích và sở thích thỏa mãn các giả thiết về lựa chọn, thì:
  • A được thích hơn C
  • B được thích hơn C
  • Cả 2 đều đúng
  • Không câu nào đúng


Thu nhập tăng, giá không thay đổi, khi đó:
  • Độ dốc đường ngân sách thay đổi
  • Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải
  • Đường ngân sách trở nên phẳng hơn
  • Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái


Độ dốc đường đẳng ích phản ánh:
  • Sự ưa thích có tính bắt cầu
  • Sự ưa thích có tính hoàn chỉnh
  • Tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa
  • Các câu trên đều sai


Nếu mua MUA = 1/QA; MUB =1/QB, giá của A là 50, giá của B là 400 và thu nhập người tiêu dùng là 12000. Để tối đa hóa thỏa mãn, người tiêu dùng sẽ mua mỗi loại hàng hóa là bao nhiêu:
  • A = 120, B = 15
  • A = 48, B = 24
  • A = 24, B = 27
  • Không có trường hợp nào

Chủ đề