Dđơn giá xử lý chất thải rắn tại ninh bình

(Website Quảng Bình) - Ngày 24/9/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải rắn tại các đô thị và các cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, Quy chế có những nội dung chủ yếu sau đây:

Mục 1: NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG

I. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn thông thường

1. Việc quản lý chất thải rắn thông thường nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người; mọi hoạt động quản lý chất thải rắn thông thường phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2. Các đơn vị vệ sinh môi trường được giao tổ chức thực hiện phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường trên các địa bàn, khu vực đến bãi tập kết và xử lý theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

3. Mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định vệ sinh môi trường, giữ gìn vệ sinh khu vực làm việc, nơi công cộng, nơi cư trú không để rác, đất, phế thải ở hè, đường trước cửa cơ quan và nhà của mình; tự phân loại rác và thực hiện lưu giữ chất thải trong khu vực của mình đảm bảo vệ sinh môi trường; đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi quy định.

4. UBND tỉnh Quảng Bình khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư công tác thu gom, phân loại, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn thông thường trên theo hướng giảm ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ hiện đại và tiết kiệm tài nguyên đất.

II. Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt từng bước được kiểm soát, phân loại tại nguồn để tái chế, tái sử dụng, hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tỷ lệ chôn lấp. Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại thành: Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ và chất thải rắn sinh hoạt vô cơ. Khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế các loại rác thải. Đối với rác thải hữu cơ dễ phân hủy, nơi nào có điều kiện, có thể ủ thành phân bón cho cây trồng.

2. Các tổ chức, hộ gia đình phải có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt, lưu giữ đảm bảo vệ sinh môi trường ở trong nhà và chuyển đến các điểm tập kết, phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, đúng nơi quy định.

3. Các tổ chức, cá nhân có cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải có phương tiện, dụng cụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bố trí điểm thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt và phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để vận chuyển về nơi xử lý theo đúng quy định. Các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh nhỏ phải có phương tiện, dụng cụ để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chuyển đến các điểm tập kết, các phương tiện thu gom của đơn vị vệ sinh môi trường đúng thời gian, địa điểm quy định.

4. Trên các tuyến đường phố, quảng trường, nơi công cộng tập trung đông người, các đơn vị vệ sinh môi trường đặt các thùng rác công cộng tại các địa điểm thuận tiện để phục vụ việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt; hàng ngày thực hiện thu gom bằng xe tải nhỏ hoặc xe chuyên dùng, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và trật tự giao thông.

5. Các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện hàng ngày việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các tổ chức, hộ gia đình, các điểm tập kết về nơi xử lý theo quy định và có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thu gom, vận chuyển đảm bảo vệ sinh môi trường. Tổ chức nhặt rác hàng ngày theo quy định. Không tập kết xe gom, xe vận chuyển ở các địa điểm ảnh hưởng đến ùn tắc giao thông.

6. Chất thải rắn sinh hoạt rơi vãi trên đường, hè phố, nơi công cộng,… phải được các đơn vị vệ sinh môi trường thu gom, quét dọn hàng ngày. Trường hợp trên hè, đường phố, nơi công cộng có đất, cát, phế thải xây dựng hoặc chất thải sinh hoạt rơi vãi mất vệ sinh và mất an toàn giao thông, đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn phải chủ động khắc phục ngay khi kiểm tra phát hiện (hoặc nhận được tin báo).

7. Chất thải rắn sinh hoạt được đơn vị vệ sinh môi trường vận chuyển về các khu xử lý để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải là phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, các phương tiện vận chuyển phải an toàn, đi đúng tuyến đường, không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi; khi vào bãi đổ phải tuân thủ quy định của đơn vị quản lý khu xử lý chất thải.

8. Thời gian lưu giữ chất thải rắn không được quá 02 ngày.

III. Xử lý, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

1. Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý theo các công nghệ: Chôn lấp hợp vệ sinh, đốt, xử lý chế biến thành phân hữu cơ, viên đốt hoặc các công nghệ khác, tùy theo tính chất chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại. Công nghệ xử lý phải đảm bảo vệ sinh môi trường, đạt quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo quy định, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung của các đô thị và các cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được giao cho các đơn vị vệ sinh môi trường quản lý, vận hành. Đơn vị được giao quản lý, vận hành có trách nhiệm thực hiện đúng quy trình công nghệ, đảm bảo vận hành an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Vị trí khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo đúng quy hoạch, không ảnh hưởng đến các nguồn nước là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư, tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn tương ứng.

IV. Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn xây dựng

1. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn xây dựng phải thực hiện phân loại chất thải rắn xây dựng thành các loại đất, bùn hữu cơ; cát, đá và chất thải rắn từ vật liệu xây dựng để có biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp.

2. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình làm phát sinh chất thải rắn xây dựng phải có biện pháp đảm bảo môi trường, không làm bụi bẩn, ô nhiễm; không sử dụng hè phố, lòng đường, nơi công cộng làm nơi lưu giữ chất thải rắn xây dựng. Phải ký hợp đồng với đơn vị vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển phế thải xây dựng về đúng nơi quy định của các đô thị và các cụm dân cư tập trung hoặc trong trường hợp tự vận chuyển về bãi chôn lấp chất thải xây dựng của đô thị, cụm dân cư tập trung thì các phương tiện vận chuyển phải tuân thủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều này, không để rơi vãi chất thải trên đường và phải nộp phí xử lý chất thải xây dựng tại bãi chôn lấp theo quy định.

3. Các đơn vị vệ sinh môi trường thực hiện việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn xây dựng về bãi chôn lấp chất thải rắn xây dựng của đô thị, cụm dân cư tập trung theo quy định và theo dõi, kiểm tra, phát hiện các trường hợp vi phạm làm ô nhiễm môi trường, bụi bẩn đường phố, ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông, phối hợp với chính quyền địa phương để kiểm tra, xử lý theo quy định.

4. Xe vận chuyển chất thải rắn xây dựng là xe chuyên dùng, đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải khi vận chuyển. Thùng xe phải kín khít và che chắn theo quy định. Các xe vận chuyển khi vào bãi đổ phế thải phải tuân thủ quy định của đơn vị quản lý bãi chôn lấp chất thải xây dựng. Các phương tiện vận chuyển vật tư, vật liệu rời, phế thải xây dựng khi ra khỏi công trường xây dựng phải được rửa sạch để không gây mất vệ sinh trên đường phố.

5. Các tổ chức, cá nhân và đơn vị vệ sinh môi trường có trách nhiệm phát hiện việc đổ bừa bãi chất thải rắn xây dựng trên hè, đường phố, nơi công cộng (hoặc nhận được tin báo) kịp thời phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn lập biên bản và chủ động thu dọn, khắc phục ngay. Các đơn vị vệ sinh môi trường tổ chức theo dõi, kiểm tra, kiến nghị Thanh tra xây dựng, Đội Quy tắc trật tự đô thị thành phố, Cảnh sát PCTP về Môi trường, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý đối với chủ công trình, phương tiện vận tải vi phạm các quy định liên quan tới quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn được giao theo quy định của pháp luật.

6. Chất thải rắn xây dựng được xử lý tại bãi chôn lấp phế thải xây dựng phải tuân thủ quy trình công nghệ vận hành, đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ồn, bụi. Trường hợp xử lý chất thải rắn xây dựng theo công nghệ tái chế thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt công nghệ, không để gây ô nhiễm thứ cấp.

V. Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại

1. Chủ nguồn thải tại cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phân loại chất thải rắn công nghiệp thành các loại:

a) Chất thải công nghiệp nguy hại. Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý, chất thải rắn công nghiệp nguy hại được thực hiện theo quy định quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại.

b) Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại. Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được thực hiện tương tự như các loại chất thải rắn thông thường.

2. Các tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh chất thải rắn công nghiệp phải tự tổ chức lưu giữ an toàn các chất thải rắn công nghiệp không nguy hại trong khu vực sản xuất, kinh doanh của mình và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển về nơi xử lý, tiêu hủy theo quy định. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phải là các phương tiện chuyên dụng, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và cấp phép lưu hành.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở có phát sinh chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép để tự thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phải đảm bảo phương tiện vận chuyển có thùng xe kín khít, phải che chắn đảm bảo không để rơi vãi chất thải rắn công nghiệp ra môi trường và phải chịu phí xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại tại khu xử lý, tiêu hủy theo quy định.

4. Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại được xử lý, chôn lấp hợp vệ sinh như chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng theo đúng quy định tại quy chế này và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

VI. Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn thông thường

1. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình:

a) Mọi cá nhân phải bỏ chất thải rắn đúng quy định nơi công cộng.

b) Các hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn bằng các dụng cụ chứa hợp vệ sinh hoặc trong các túi có màu sắc phân biệt, đổ chất thải vào đúng nơi quy định.

c) Các hộ gia đình khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện đăng ký với các công ty môi trường đô thị hoặc ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị được phép vận chuyển chất thải rắn xây dựng để đổ chất thải đúng nơi quy định.

d) Các hộ gia đình tại các đô thị, làng nghề có tổ chức sản xuất tại nơi ở phải có trách nhiệm phân loại chất thải, hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

đ) Các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải rắn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt. Các chất thải ở dạng bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng, được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng.

e) Có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa phương.

2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề:

a) Phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom, vận chuyển.

b) Phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thanh toán toàn bộ kinh phí dịch vụ theo hợp đồng.

VII. Quy hoạch quản lý và đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn thông thường

Công tác quy hoạch quản lý và đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn thông thường thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn, các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.

VIII. Xã hội hóa trong lĩnh vực chất thải rắn thông thường

1. UBND tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa trong lĩnh vực thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý và đầu tư xây dựng, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường.

2. Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn thông thường theo các hình thức xã hội hóa với các nội dung sau đây.

a) Đầu tư thiết bị, phương tiện thực hiện thu gom, vận chuyển rác thải thông thường; xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình thuộc khu xử lý chất thải rắn thông thường; xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn thông thường.

b) Mua sắm trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn thông thường.

c) Đầu tư chuyển giao công nghệ xử lý chất thải rắn thông thường.

3. Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động đầu tư, tham gia xã hội hóa trong lĩnh vực chất thải rắn thông thường được hưởng ưu đãi về nguồn vốn đầu tư và ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành.

IX. Phí vệ sinh và đơn vị thực hiện thu phí

1. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (kể cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình người nước ngoài đang cư trú tại các đô thị và các cụm dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Bình) xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí vệ sinh theo quy định của UBND tỉnh Quảng Bình.

2. Đơn vị thực hiện thu phí là các đơn vị vệ sinh môi trường được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn.

Mục 2: QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI

I. Nguyên tắc quản lý chất thải rắn nguy hại

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động có phát sinh chất thải nguy hại thuộc danh mục chất thải nguy hại được ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng ký với sở Tài nguyên và Môi trường để được cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại phải có trách nhiệm, phân loại, thu gom và quản lý riêng bằng thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường hoặc được phép hợp đồng chuyển giao cho đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đã được cơ quan chức năng cấp phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại.

II. Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nguy hại

Việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại được thực hiện theo quy định tại Điều 71, 72, 73 và 74 của Luật Bảo vệ Môi trường; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

III. Trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại

1. Thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương.

2. Phân loại, đóng gói, bảo quản và lưu giữ theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại tại cơ sở cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các chất thải rắn nguy hại phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiết theo quy định.

M.C

(Nguồn:Quyết định số 29/2012/QĐ-UBNDngày 24/9/2012 của UBND tỉnh)

Chủ đề