Em hãy cho biết tác dụng của các biện pháp trên là gì Công nghệ 10 trang 47

Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 32 Công nghệ 10: Em hãy cho biết mục đích của biện pháp thủy lợi là gì?

Trả lời:

- Mục đích của biện pháp thủy lợi là ngăn nước biển tràn vào (đắp đê ngăn nước biển), xây dựng hệ thống máng tưới, tiêu hợp lí để dẫn nước ngọt vào để rửa mặn.

Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 33 Công nghệ 10: Từ phương trình trao đổi cation, em hãy cho biết bón vôi vào đất có tác dụng gì.

Trả lời:

- Bón vôi vào đất để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho việc rửa mặn dễ dàng hơn.

Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 33 Công nghệ 10: Theo em, bổ sung chất hữu cơ cho đất có thể thực hiện bằng cách nào?

Trả lời:

- Ta có thể bổ sung chất hữu cơ cho đất bằng cách bón phân xanh, phân hữu cơ để tăng lượng mùn cho đất như vậy vi sinh vật trong đất phát triển làm cho đất tơi xốp.

Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 33 Công nghệ 10: Trong các biện pháp trên, theo em biện pháp nào là biện pháp quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Biện pháp làm thủy lợi là biện pháp quan trọng nhất. Vì nó mang tính phòng tránh, có hiệu quả nhất, nếu không có biện pháp này các biện pháp sau xử lí sẽ mất công rất nhiều và không hiệu quả do nước biển liên tục xâm nhập.

Trả lời câu hỏi Bài 10 trang 35 Công nghệ 10: Em hãy cho biết tác dụng của từng biện pháp cải tạo đất phèn.

Trả lời:

Tác dụng của các biện pháp cải tạo đất phèn:

- Biện pháp thủy lợi:Rửa mặn, rửa phèn, hạ thấp mạch nước ngầm.

- Bón vôi: Khử chua, làm giảm độc hại của nhôm tự do.

- Bón phân hữu cơ: Tăng độ phì nhiêu của đất.

- Cày sâu, phơi ải thúc đẩy nhanh quá trình chua hóa, sau đó dùng nước để rửa phèn.

- Lên luống. Làm cho đất phèn bị hòa tan và trôi xuống rãnh.

Câu hỏi & Bài tập

Câu 1 trang 35 Công nghệ 10: Nêu tính chất chính của đất mặn và các biện pháp cải tạo.

Trả lời:

- Tính chất của đất mặn:

   + Khả năng thấm nước của đất kém (gây ra hiện tượng dính khi thấm nước, nứt nẻ, rắn khi bị khô).

   + Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn.

   + Vi sinh vật hoạt động yếu do bị các cation natri làm giảm khả năng hoạt động.

   + Tỉ lệ sét trong đất cao (khoảng từ 50 – 60%), đất thường có tính trung tính hoặc kiềm.

- Các biện pháp cải tạo:

   + Đắp đê ngăn nước biển tràn vào, xây dựng hệ thống máng tưới để rửa mặn.

   + Bón vôi để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho quá trình rửa mặn dễ dàng hơn.

   + Trồng những cây chịu mặn để làm giảm độ mặn của đất trước khi trồng những cây trồng khác.

Câu 2 trang 35 Công nghệ 10: Nêu tính chất chính của đất phèn và các biện pháp cải tạo.

Trả lời:

- Tính chất của đất phèn:

   + Đất có độ pH rất nhỏ.

   + Độ phì nhiêu của đất thấp.

   + Chứa nhiều cation Al3+, Fe3+,...

   + Trong điều kiện thoát nước sẽ hình thành axit sunfuaric làm giảm độ hoạt động của vi sinh vật.

   + Axit sunfuaric hấp thụ nước nhiều nên tầng đất mặt thiếu nước trầm trọng, trở nên khô cứng, có nhiều vết nứt nẻ.

- Biện pháp cải tạo:

   + Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.

   + Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.

   + Tăng độ phì nhiêu bằng bón phân.

   + Hòa tan chất phèn hoặc làm phèn lắng xuống bằng cách lên luống.

   + Rửa phèn bằng nước mưa, nước tưới sau quá trình chua hóa diễn ra.

Câu 3 trang 35 Công nghệ 10: Nêu những biện pháp thường dùng để cải tạo đất mặn, đất phèn ở địa phương em.

Trả lời:

- Biện pháp cải tạo đất mặn:

   + Đắp đê ngăn nước biển tràn vào, xây dựng hệ thống máng tưới để rửa mặn.

   + Bón vôi để giải phóng cation Na+ ra khỏi keo đất làm cho quá trình rửa mặn dễ dàng hơn.

   + Trồng những cây chịu mặn để làm giảm độ mặn của đất trước khi trồng những cây trồng khác.

- Biện pháp cải tạo đất phèn:

   + Rửa phèn, rửa mặn, hạ thấp mạch nước ngâm bằng cách xây dựng kênh tưới, tiêu nước.

   + Khử chua, loại bỏ các cation Al3+ bẳng cách bón vôi.

   + Tăng độ phì nhiêu bằng bón phân.

   + Hòa tan chất phèn hoặc làm phèn lắng xuống bằng cách lên luống.

   + Rửa phèn bằng nước mưa, nước tưới sau quá trình chua hóa diễn ra.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    (trang 47 sgk Công nghệ 10): Em hãy cho biết tạc dụng của các biện pháp ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh.

    Trả lời:

    – Cày bừa, ngâm đất, phơi đất: Tạo điều kiện không thuận lợi cho sâu bệnh hại có sẵn trong đồng ruộng.

    – Phát quang bờ ruộng: Phá bỏ nơi trú ẩn của sâu, loại bỏ những trứng, nhộng của bệnh tiềm ẩn trong bụi cây.

    – Xử lí và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh: Ngăn ngừa nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trong hạt giống, cây.

    (trang 48 sgk Công nghệ 10): Khi gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, cần phải làm gì để hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh?

    Trả lời:

    – Tăng sự chống chịu của cây, hạn chế sự thừa đạm bằng cách bón đủ đa vi lượng, đặc biệt là kali.

    – Cắt tỉa cảnh để làm thoáng và tăng ánh sáng trực tiếp để hạn chế 1 số côn trùng ưa ánh sáng.

    – Phun thuốc diệt sâu bệnh hại.

    Câu 1 trang 49 Công nghệ 10: Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng?

    Lời giải:

    Nguyên nhân xuất hiện ổ dịch trên đồng ruộng:

    – Do nguồn bệnh tiềm ẩn trong đất, bụi cây cỏ, bờ ruộng mà không được cải tạo đúng cách.

    – Sự di chuyển của nguồn nước đem theo 1 loại bệnh nào đó đến đồng ruộng.

    – Sử dụng hạt giống, cây giống nhiễm bệnh.

    Câu 2 trang 49 Công nghệ 10: Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng?

    Lời giải:

    – Mỗi loài sâu hại sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở một giới hạn nhiệt độ nhất định.

    – Nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng đến sự xâm nhập và lây lan của sâu bệnh hại.

    – Độ ẩm thấp sẽ gây cái chết cho côn trùng do lượng nước trong cơ thể côn trùng biến đổi theo độ ẩm.

    – Độ ẩm và nhiệt độ còn ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát sinh do anh hưởng đến nguồn thức ăn của sâu, bệnh.

    Câu 3 trang 49 Công nghệ 10: Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ minh họa.

    Lời giải:

    – Chế độ chăm sóc có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.

    – Ví dụ: Nếu ta bón thừa đạm cho cây lúa thì lá sẽ phát triển mạnh, các mô chứa nhiều nước nên sâu bệnh có cơ hội phát triển mạnh.

    2. Luyện tập Bài 15 Công Nghệ 10 

    Sau khi học xong Bài 15: Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm về điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng như nguồn sâu, bệnh hạiđiều kiện khí hậu, đất đaigiống cây trồng và chế độ chăm sóc. 

    2.1. Trắc nghiệm

    Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • Câu 1: Điều kiện để sâu, bệnh phát triển thành dịch:

      • A. Có ổ dịch, đủ thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm
      • B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp
      • C. Đủ thức ăn, nhiệt độ thích hợp
      • D. Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
    • Câu 2: Điều kiện để sâu, bệnh phát sinh:

      • A. Có nguồn bệnh, đủ thức ăn, khí hậu thuận lợi, chăm sóc mất cân đối
      • B. Đủ thức ăn, độ ẩm thích hợp
      • C. Có nguồn bệnh, nhiệt độ thích hợp
      • D. Nhiệt độ, giống bị nhiễm bệnh
    • Câu 3: Nguồn sâu bệnh hại:

      • A. Sâu non
      • B. Trứng, bào tử
      • C. Nhộng, bào tử, Vi khuẩn
      • D. Trứng, bào tử, Nhộng, vi sinh vật

    Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

    2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

    Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

    Bài tập 1 trang 49 SGK Công nghệ 10

    Bài tập 2 trang 49 SGK Công nghệ 10

    Bài tập 3 trang 49 SGK Công nghệ 10

    3. Hỏi đáp Bài 15 Chương 1 Công Nghệ 10

    Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

    Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!