Đường ruột con người dài bao nhiêu mét?

1. Trái tim mạnh mẽ. Trong một ngày, trung bình trái tim đập khoảng 100.000 lần để vận chuyển hơn 7.500 lít máu đi nuôi cơ thể.

2. Hệ thống tuần hoàn rất lớn. Máu trong cơ thể di chuyển trong một mạng lưới bao gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Ở người lớn, nếu duỗi thẳng chúng ra và nối lại với nhau sẽ có độ dài khoảng 96.000 km. Nghĩa là tổng chiều dài các mạch máu của một người trưởng thành gấp 2,5 lần so với chu vi trái đất.

3. Hai quả thận kỳ diệu. Mỗi quả thận bao gồm một triệu đơn vị lọc máu gọi là nephron. Thận có thể thanh lọc được 120-150 lít máu mỗi ngày và tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu.

4. Chiều dài của ruột. Tổng chiều dài của ruột khoảng 7,5 m, xấp xỉ gấp 4 lần chiều cao của một người trưởng thành. May mắn thay, chúng nằm trong khoang bụng rất gọn gàng.

5. Tiết nhiều nước bọt. Con người có tuyến nước bọt xung quanh miệng và cổ họng, giúp làm ướt thức ăn, khởi đầu quá trình tiêu hóa và giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu. Trung bình một người trưởng thành tiết ra khoảng 1,8 lít nước bọt mỗi ngày.

6. Tốc độ kinh ngạc của một cú hắt hơi. Một cú hắt hơi có thể tung ra 40.000 giọt nước nhỏ vào không khí với tốc độ 160 km/h. Vì vậy chúng ta nên che miệng khi hắt hơi để tránh làm ảnh hưởng tới người khác.

7. Mùi cơ thể. Mỗi người có một mùi hoàn toàn riêng biệt, điều này cũng tương tự như dấu vân tay, ngoại trừ những cặp sinh đôi giống hệt nhau họ có thể có mùi giống nhau.

8. Diện tích của làn da. Làn da một người trưởng thành có diện tích khoảng 2 mét vuông và nặng 4 kg.

9. Làn da loại trừ tế bào chết liên tục. Con người loại bỏ khoảng 50.000 tế bào da chết mỗi phút. Tổng số lượng da chết trong khí quyển trái đất ước tính khoảng 1 tỷ tấn.

10. Số lượng lông trên cơ thể. Con người trông có vẻ mịn màng và ít lông hơn so với các loài linh trưởng khác. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng sợi lông trên cơ thể con người ngang bằng với một con tinh tinh.

11. Năng lượng của cơ thể. Nhiệt lượng tạo ra bởi một cơ thể phụ thuộc vào trọng lượng và mức độ hoạt động. Một người trung bình tiêu thụ 2.400 kcal mỗi ngày, lượng nhiệt tạo ra khoảng 100 kcal mỗi giờ, tương đương với năng lượng thắp sáng một bóng đèn 116 W.

12. Khả năng ngửi mùi. Bộ não con người có thể xử lý khoảng 10.000 mùi khác nhau trong một khu vực não có kích thước bằng một con tem bưu chính.

13. Lưỡi giống như xúc tu bạch tuộc. Lưỡi tạo thành từ 8 cơ riêng biệt. Không giống như các cơ bắp khác, lưỡi không được hỗ trợ bởi một khung xương, chúng đan xen vào nhau và tạo ra chiếc lưỡi có thể uốn dẻo được. Cấu trúc này giống như vòi voi hoặc xúc tu của con bạch tuộc.

14. Số nguyên tử trên cơ thể. Một người trưởng thành được tạo thành từ khoảng 7×10^27 (7 octillion) nguyên tử.

15. Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể. Con người được tạo thành từ sáu nguyên tố chính là oxi, carbon, hydro, nitơ, canxi, và phốt pho. Trong đó 3 nguyên tố chiếm tỉ lệ lớn nhất là Oxy (65%), carbon (18,6%), hydro (9,7%).

Đường tiêu hóa của con người bắt đầu từ miệng, rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và tận cùng là hậu môn.

Ruột non và ruột già nằm giữa thực quản và hậu môn, nằm gọn bên trong khoang bụng của cơ thể người. Nhưng ít người biết rằng, chiều dài của ruột non và ruột già cộng lại có thể lên đến 3-7m tùy thuộc vào cách đo đạc. May mắn thay ruột được xếp gọn gàng bên trong cơ thể con người.  

2. Cấu tạo của ruột non và ruột già

Ruột non và ruột già có hình dạng chung là một cấu trúc hình ống dài, trong đó ruột non có chiều dài khoảng 6m và phần còn lại khoảng 1.5m là chiều dài của ruột già.

Cả ruột non và ruột già đều có cấu tạo thành ống bao gồm 4 lớp:

  • Lớp ngoài cùng của ruột có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong ruột và tiết ra chất dịch để hạn chế ma sát khi ruột co bóp trong ổ bụng, chính nhờ phần dịch này mà ruột dù có chiều dài 7m nhưng vẫn nằm gọn và không bị tổn thương khi ở trong ổ bụng.
  • Lớp cơ có nhiệm vụ co bóp giúp nhào trộn, nghiền nhỏ và di chuyển thức ăn bên trong lòng ruột.
  • Lớp mạch máu và thần kinh có nhiệm vụ nuôi dưỡng ruột và vận chuyển các chất được ruột hấp thu đi nuôi cơ thể
  • Lớp trong cùng là lớp niêm mạc ruột có chứa các nhung mao giống như các sợi tơ nhỏ và các tuyến nhỏ. Các nhung mao này có nhiệm vụ tiết ra các chất để cắt nhỏ thức ăn và thu thập các chất dinh dưỡng từ thức ăn, trong khi các tuyến nhỏ có nhiệm vụ bài tiết ra 1.8l dịch tiêu hóa để hòa trộn thức ăn

Ngoài ra bên trong lòng ống tiêu hóa còn có sự hiện diện của các vi khuẩn góp phần tiêu hóa thức ăn.

Đường ruột con người dài bao nhiêu mét?

3. Chức năng của ruột non và ruột già

Quá trình tiêu hóa thức ăn là một quá trình đòi hỏi sự kết hợp của toàn bộ hệ tiêu hóa con người, trong đó ruột non và ruột già đóng một vai trò quan trọng.

Chức năng của ruột non nói chung là tiêu hóa và hấp thu thức ăn

Chức năng ruột già là hấp thu nước và khoáng chất còn lại sau khi một phần đã được hấp thu bởi ruột non đồng thời tích trữ phân  cho đến khi được tống ra ngoài .

Khi thức ăn được đưa từ dạ dày xuống đến ruột non các nhung mao ruột tiếp xúc với các chất dinh dưỡng và hấp thu vào máu đi nuôi cơ thể, đồng thời các tuyến sẽ tiết ra dịch để hòa trộn thức ăn, và nhờ vào sự vận động của các cơ ruột thức ăn được vận chuyển 1 cách trơn tru đi suốt chiều dài ruột non và xuống ruột già, lúc này phần lớn các chất dinh dưỡng, nước và muối khoáng đã được hấp thu ở ruột non, ruột già sẽ giúp hấp thu nước và muối khoáng có giá trị còn sót lại trong thức ăn và loại bỏ các phần chất bã cơ thể không sử dụng được ra ngoài dưới dạng phân.

4. Các bệnh thường gặp

  • Hội chứng ruột kích thích

5. Những vấn đề cần lưu ý

Đường ruột con người dài bao nhiêu mét?

Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn so với nữ giới, và thường gặp ở độ tuổi vị thành niên hoặc giai đoạn bắt đầu trưởng thành.

Cho đến thời điểm hiện tại, không có cách điều trị cho hội chứng ruột kích thích. Cách tốt nhất là bệnh nhân nên thay đổi lối sống để giảm bớt các triệu chứng. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ đồng thời tập thể dục thường xuyên cũng như hạn chế các chất kích thích, bia rượu, cà phê, thuốc lá sẽ giúp cải thiện triệu chứng.