Đối tượng truyền thông là ai

Truyền thông chính là khái niệm mang ý nghĩa rộng để chỉ những hoạt động nhằm mục đích truyền đạt, lan truyền thông tin đến mọi người.

Truyền thông là gì? Một trong những khái niệm được sử dụng phổ biến trong các hoạt động truyền bá, quảng cáo. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ bùng nổ thông tin 4.0 như hiện nay thì truyền thông nắm một vai trò hết sức quan trọng. Để hiểu rõ hơn truyền thông chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông tin dưới đây nhé!

Khái niệm truyền thông là gì?

Truyền thông chính là những hoạt động truyền đạt hay lan truyền thông tin. Truyền thông gồm những yếu tố cơ bản như:

Truyền thông là gì?

  • Nguồn: Chính là nơi bắt đầu hay khởi xướng cho mọi thông tin lan truyền.
  • Nội dung: Thông tin hay thông điệp xây dựng từ chính nội dung đó để có thể sản xuất ra những tác phẩm có ý nghĩa như những câu chuyện, bài viết, video và hình ảnh,…
  • Kênh truyền tải: Thông qua hình thức truyền hình, phát thanh, báo chí, dư luận để truyền tải thông tin đến công chúng nhờ Internet.
  • Người nhận: Chính là đối tượng tìm kiếm thông tin truyền tải thông tin đến.
  • Phản hồi: Chính là những thông tin, ý kiến người tiếp nhận thông tin phản hồi lại.
  • Nhiễu: Những thông tin bị sai lệch trong quá trình lan truyền.

Việc làm Cần Thơ mới nhất

Vai trò của truyền thông là gì?

Truyền thông chính là yếu tố rất quan trọng trong những chiến lược xây dựng và phát triển Marketing. Đây chính là phương tiện để quảng bá thương hiệu, truyền thông chính là yếu tố quyết định sự sống còn hay sự bùng nổ của thương hiệu.

Nếu bạn vận dụng truyền thông trong quá trình hoạt động để truyền bá hay lan truyền thông tin sẽ mang lại những giá trị tuyệt đối cho chính thương hiệu của bạn. Doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh nếu bạn biết cách khai thác hiệu quả.

Nếu như bạn không biết khai thác và tận dụng truyền thông thì bạn sẽ rất lạc hậu và đi lùi lại phía sau. Luôn là những điểm yếu trước đối thủ trên thị trường.

Vai trò của truyền thông

Những vai trò chính của truyền thông cơ bản như:

  • Truyền thông chính là phương tiện đem thương hiệu của bạn đến gần với khách hàng. Thông qua, truyền thông đại chúng như: Truyền miệng, truyền thanh, truyền hình, mạng internet. Hình ảnh và những thông điệp mang nội dung về doanh nghiệp đến với đông đảo độc giả. Truyền thông cần được xây dựng xen kẽ giữa hình ảnh, video một cách thiết thực và độc đáo. Trong thời đại, công nghệ 4.0 như hiện nay sức lan tỏa ngày càng phát triển trên các trang mạng xã hội với tốc độ nhanh chóng.
  • Truyền thông chính là công cụ định hướng được hành vi khách hàng. Thông qua, quá trình quảng bá và truyền tải chia sẻ thông tin đến khách hàng góp phần xây dựng lòng tin và thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng.
  • Truyền thông chính là hoạt động mang tính chất đa chiều. Bởi vậy, cũng cần có những nhận biết rõ ràng về thông tin để có thể phản hồi với khách hàng để nhằm mục đích phát huy tối ưu thông tin sửa đổi và điều chỉnh thông tin mang tính nhiễu.

Tuyển dụng việc làm báo chí lương cao

Phương tiện truyền thông phổ biến hiện tại

Truyền thông có rất nhiều hình thức tùy vào người xây dựng chiến lược marketing để có thể tiếp cận với khách hàng. Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay thì thông qua mạng internet các doanh nghiệp tận dụng khác thác truyền thông tối ưu.

Phương tiện truyền thông hiện nay

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về truyền thông là gì và những thông tin cần nắm rõ về truyền thông cần nắm rõ. Đây chính là những thông tin cơ bản hỗ trợ các bạn tìm việc nhanh 24h có những chiến lược quảng bá thương hiệu tiếp cận khách hàng tối ưu. Tham khảo một số kiến thức, kỹ năng Content hay trên website của chúng mình nhé!

Tham khảo: “Đốn tim” nhà tuyển dụng bằng một bản CV Marketing độc đáo

Một chiến lược truyền thông hiệu quả giúp cho thương hiệu của bạn vươn xa hơn. Để xây dựng thương hiệu thành công, bạn cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp, chiến lược khác nhau. Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu 3 bước thực hiện chiến lược truyền thông hiệu quả trong bài viết này.

Khảo sát, đánh giá hiện trạng thương hiệu nhằm để xác định vấn đề và mục tiêu truyền thông. Kết quả của giai đoạn này sẽ là cơ sở triển khai các chiến lược cụ thể.

Trước hết, chiến dịch truyền thông cần xác định đối tượng mục tiêu cần truyền thông. Đó có thể là những khách hàng quen thuộc, khách hàng tiềm năng, những người quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp. Đối tượng truyền thông có thể là những cá nhân hoặc một nhóm người nào đó.

Nghiên cứu thị trường để xác định đối tượng truyền thông.

Tuy nhiên, để xác định đúng đối tượng truyền thông không phải là dễ dàng.

Đối với các đặc điểm nhân khẩu học như:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Khu vực địa lý
  • Ngôn ngữ
  • Nghề nghiệp
  • Thu nhập trung bình

… thì xác định tương đối dễ.

Tuy nhiên, các đặc điểm như sở thích, hành vi:

  • Họ thích màu gì?
  • Họ thích đi chơi ở đâu?
  • Họ đang theo dõi KOLs nào?
  • Học thích chơi môn thể thao nào?
  • Họ tích sử dụng điện thoại nào?

Hoặc hành vi của họ như:

  • Họ thường mua sản phẩm bằng cách nào?
  • Họ thanh toán bằng cách nào?
  • Họ đọc tin tức ở đâu?
  • Họ giải trí bằng cách nào?
  • Họ like fanpage nào?
  • Tụ tập ở group nào?
  • Họ tìm hiểu những gì trước khi quyết định mua hàng?

… nói chung, việc phân tích sở thích và hành vi khá khó khăn. Tuy nhiên nếu có thể phân tích đúng thì chiến dịch truyền thông sẽ hiệu quả hơn rất nhiều vì bạn đã truyền thông đúng người, đúng chỗ.

Phần này thông thường là một trong những phần tốn nhiều thời gian và công sức nhất.

Nó là kim chỉ nam cho mọi hành động tiếp theo, cả trong những chiến dịch truyền thông khác, kế hoạch kinh doanh, marketing của bạn.

> Tham khảo ngay Dịch vụ Tư vấn truyền thông mà Sao Kim cung cấp nếu bạn đang cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia.

Thực hiện chiến dịch truyền thông là khi doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu nào đó.

Bạn cần phải hiểu rõ, mục tiêu chiến dịch truyền thông này là gì. Đó có thể là phản ứng nhận thức, cảm thụ hay hành vi của người tiêu dùng đối với thương hiệu của bạn.

Một chiến dịch truyền thông cần phải đạt được 2 mục tiêu là thay đổi nhận thứcthay đổi hành vi khách hàng. Chiến lược truyền thông tăng cường hình hình ảnh thương hiệu vào trong tâm trí khách hàng, hoặc thay đổi thái độ của họ. Và mục đích cuối cùng là thúc đẩy người tiêu dùng đến chỗ hành động.

Nghiên cứu kỹ càng, phân tích chuẩn xác sẽ giúp chiến lược truyền thông của bạn thành công hơn.

Lưu ý rằng, mục tiêu truyền thông cũng phải đo lường được bằng các con số để đánh giá sự hiệu quả.

Và mục tiêu truyền thông cũng phải SMART:

  • S – Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng
  • M – Measurable: Mục tiêu phải đo đếm được
  • A – Attainable: Mục tiêu phải khả thi
  • R – Relevant: Mục tiêu phải phù hợp và liên quan
  • T – Time-bound: Thời gian thực thi

Lưu ý: Chiến lược truyền thông phải gắn chặt với chiến lược thương hiệu, phục vụ mục tiêu phát triển thương hiệu trong dài hạn.

> Đọc ngay: 101 Điều bạn cần biết để xây dựng Chiến lược thương hiệu.

Sau khi đã tìm hiểu rõ thực trạng thương hiệu, tiếp theo là giai đoạn đưa ra các định hướng chiến lược truyền thông cụ thể.

Truyền thông chính là truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu. Bạn cần thiết kế một thông điệp có hiệu quả. Một thông điệp truyền thông hiệu quả phải đáp ứng được 4 tiêu chí theo mô hình AIDA:

  • A – Attention – Phải gây được sự chú ý
  • I – Interest – Tạo được sự quan tâm
  • D – Desire – Khơi dậy được mong muốn
  • A – Action – Thúc đẩy được hành động

Xây dựng thông điệp là một quá trình giải quyết 4 vấn đề:

  • Nói cái gì (nội dung thông điệp)
  • Nói thế nào cho hợp lý (cấu trúc thông điệp)
  • Nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông điệp)
  • Và nói thế nào cho có tính thuyết phục (nguồn thông điệp).

Một nội dung hay và hấp dẫn cần phải được truyền tải qua kênh truyền thông phù hợp. Có 2 loại kênh truyền thông để các marketer lựa chọn:

  • Kênh truyền thông trực tiếp
  • Kênh truyền thông gián tiếp

Kênh truyền thông Thương hiệu trực tiếp là cách thức thông điệp được truyền tải thông qua giao tiếp giữa 2 hay nhiều người. Các hình thức giao tiếp có thể là trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân.

Kênh truyền thông trực tiếp có thể chia nhỏ thành các kênh:

  • Kênh giới thiệu: Là cách thức nhân viên bán hàng của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người mua trên thị trường mục tiêu.
  • Kênh chuyên viên: Là phương thức những chuyên viên độc lập phát biểu ý kiến của mình với khách hàng mục tiêu
  • Kênh xã hội: Được thực hiện thông qua giao tiếp những các thành viên trong gia đình, bạn bè, người thân và những người xung quanh

Kênh truyền thông gián tiếp truyền tải thông điệp đến đối tượng mục tiêu mà không cần tiếp xúc hay giao tiếp trực tiếp. Truyền thông gián tiếp bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng, bầu không khí và các sự kiện.

Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm các hình thức:

  • n phẩm (thư trực tiếp, báo và tạp chí)
  • Truyền thông quảng bá (truyền thanh, truyền hình)
  • Truyền thông điện tử (băng ghi âm và ghi hình, đĩa ghi hình)
  • Truyền thông trực tuyến (internet): Hiện nay đây là kênh được yêu thích nhất để thực hiện chiến lược truyền thông (đặc biệt thích hợp với các startup có ít kinh phí)
  • Phương tiện trưng bày (pa nô, bảng hiệu, áp phích).

Bầu không khí sự kiện cũng là kênh truyền thông thường được tạo ra có chủ ý nhằm thúc đẩy cảm nhận và hành vi của người tiêu dùng mạnh mẽ hơn.

> Tham khảo thêm 5 bước hoàn hảo để Xây dựng thương hiệu mới

Lựa chọn thời điểm và phân bổ nguồn lực hợp lý có tác động quan trọng đến hiệu quả của chiến dịch truyền thông.

Thời gian của chiến dịch truyền thông phụ thuộc vào mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp. Thời điểm thực hiện chiến dịch tùy theo nhu cầu của mỗi mùa hay gắn liền với một sự kiện đang được chú ý trong khoảng thời gian nhất định.

Có loại thời điểm để doanh nghiệp lựa chọn thực hiện chiến dịch truyền thông.

Thời điểm thực hiện chiến dịch truyền thông dựa theo nhu cầu sản phẩm. Một số điểm bạn cần lưu tâm khi lựa chọn thời điểm theo sản phẩm như:

  • Vòng đời sản phẩm
  • Ngày tháng phát hành
  • Sản phẩm tương tự trong quá khứ
  • Những thành công và thất bại của dòng sản phẩm đó

Ví dụ như, thực hiện truyền thông cho một sản phẩm mới sắp ra mắt thị trường.

Lựa chọn thời điểm phù hợp để chiến dịch truyền thông đạt hiệu quả nhất.

Thực hiện chiến dịch truyền thông theo mùa gắn kết với các thời điểm quan trọng trong năm. Ví dụ như các dịp giáng sinh, cuối năm, đầu năm, tết dương lịch, âm lịch, lễ tình nhân, hallowen, kỳ nghỉ hè, … Hoặc vào các ngày lễ lớn, dịp kỷ niệm, các lễ hội như: Ngày 8/3, 30/4, 20/10, giỗ tổ Hùng Vương, chùa Hương…

Truyền thông theo sự kiện được thực hiện nhân một sự kiện thu hút được sự chú ý của khách hàng và giới truyền thông. Đây còn được xem là hành động “ăn theo” sự kiện. Mặc dù bộc phát nhưng thường đem lại kết quả vượt kỳ vọng.

Các hình thức truyền thông theo sự kiện có thể là chương trình khuyến mãi, quảng cáo hoặc tài trợ hướng đến sự kiện đó.

Các sự kiện thường được các marketer lựa chọn làm truyền thông như các sự kiện truyền thông lớn, sản phẩm nghệ thuật đang hot, một trào lưu xã hội đang được chú ý…

Với mỗi giai đoạn trong thực hiện chiến dịch truyền thông đều rất quan trọng. Bạn cần phải hiểu sâu sắc về chính thương hiệu của mình và am hiểu tường tận thị trường.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện chiến lược truyền thông thương hiệu bạn cần đảm bảo thiết kế được một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả.

Đó là nền tảng quan trọng để bạn thực hiện các chiến lược phát triển thương hiệu thành công.

> Nếu bạn không có đủ thời gian và nhân lực, hãy liên hệ ngay với Sao Kim để được tư vấn chiến lược truyền thông phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.

Xem thêm những bài viết hay khác:

  • Hướng dẫn lập kế hoạch truyền thông
  • 5 Mẹo thiết kế logo cho doanh nghiệp nhỏ mà các chủ doanh nghiệp nhỏ, startup cần biết
  • Kinh nghiệm thiết kế logo bất động sản

Follow các bài viết chất lượng của Sao Kim tại: 

Blog Sao KimCẩm Nang Sao Kim 

Facebook: Sao Kim Branding

Case study BehanceSao Kim Branding

#SaoKim #SaoKimBranding #ChienLuocTruyenThong #TruyenThongThuongHieu

Video liên quan

Chủ đề