Điểm giống nhau về sự ra đời của quốc gia Văn Lang Âu Lạc với các quốc gia cổ đại phương Đông

Hãy trình bày tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

- Tình hình kinh tế

     + Nông nghiệp: trồng lúa, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.

     + Thủ công nghiệp:phát triển nghề dệt, làm trang sức, đóng gạch, kĩ thuật xây tháp đạt trình độ cao.

- Về văn hóa:

     + Thế kỉ IV có chữ viết từ chữ Phạn của Ấn Độ

     + Cư dân Cham-pa theo Balamon giáo và Phật giáo

     + Người Chăm có tập tục ở nhà sàn, ăn trầu cau và hỏa táng người chết.

- Về xã hội

Xã hội Chăm bao gồm các tầng lớp quý tộc, dân tự do, nông dân lệ thuộc vào nô lệ. Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá, thu kiếm lâm sản. Cham pha phát triển trong các thế kỉ X – XV sau đó suy thoái và hội nhập trở thành một bộ phận cư dân và văn hóa Việt Nam.

Xem tiếp...

Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang – Âu Lạc.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

- Nông nghiệp dùng cày ngày càng phát triển, cùng với nghề nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi và đánh cá, làm nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và thủ công xuất hiện.

- Sự chuyển biến trong kinh tế tạo tiền đề cho sự chuyển biến xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng và phổ biến.

- Sự chuyển biến về kinh tế và xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phảo có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này yêu cầu chống ngoại xâm được đặt ra. Những điều đó dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

Xem tiếp...

Giống nhau:

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

Khác nhau :

+ Ở cư dân Văn Lang – Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.

+ Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

Giải bài tập 4 trang 79 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 77 - 79, suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

* Giống nhau:

- Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.

- Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.

* Khác nhau:

Nội dung

so sánh

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc

Cư dân Lâm Ấp - Cham-pa

Cư dân Phù Nam

Đời sống

kinh tế

Nghề đúc đồng, dệt, làm gốm phát triển mạnh

Phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, đóng gạch và xây dựng đền tháp

Nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

Văn hóa,

 tín ngưỡng

Sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

* Giống nhau:

- Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Bộ máy nhà nước được tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).

- Còn đơn giản, sơ khai nhưng đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước.

* Khác nhau:

Nội dung                                        Nhà nước Văn Lang                                     Nhà nước Âu Lạc

Kinh đô                                             

Bạch Hạc (Phú Thọ).                                      Phong Khê (Cổ Loa,                                                                                                                                   Đông Anh, Hà Nội).

Quân đội                                           C

hưa có.                                                          Bộ binh, thủy binh,                                                                                                                                  trang bị vũ khí                                                                                                                                            bằng đồng như                                                                                                                          giáo, rìu chiến, dao găm, nỏ.

Thành quách                                            Chưa có.                                                      Thành Cổ Loa.

Quyền lực của vua                                Chưa cao.                                                      Cao hơn, tập                                                                                                                                            trung hơn.

Phân hóa xã hội                                      Chưa có sự phân hóa sâu sắc.                    Sự phân biệt giữa                                                                                                                             tầng lớp thống trị và                                                                                                                                  nhân dân sâu sắc hơn.

 Nhà nước Âu Lạc có sự tiến bộ hơn nhà nước Văn Lang về nhiều mặt.