Địa chỉ trên thẻ bhyt là địa chỉ ở đâu

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Nội dung tư vấn
  • 2.1 Thẻ BHYT khi bị sai về địa chỉ số nhà ?
  • 2.2 Hồ sơ cấp đổi thẻ BHYT trong trường hợp sai địa chỉ số nhà?
  • 2.3 Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp đổi thẻ BHYT thực hiện như thế nào?
  • 2.4 Đi tái khám có cần thêm giấy chuyển tuyến?
  • 2.5 Rút BHXH một lần như thế nào khi năm sinh bị sai?

1. Cơ sở pháp lý

- Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014

2. Nội dung tư vấn

2.1 Thẻ BHYT khi bị sai về địa chỉ số nhà ?

Căn cứ tại Điều 19 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:

Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế

1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

a) Rách, nát hoặc hỏng;

b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Như vậy, trường hợp thẻ bảo hiểm y tế của bạn bị sai thông tin về địa chỉ số nhà thì bệnh viện sẽ không chấp nhận và bạn sẽ phải làm thủ tục để được cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế.

2.2 Hồ sơ cấp đổi thẻ BHYT trong trường hợp sai địa chỉ số nhà?

Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”

>> Xem thêm: Doanh nghiệp có giao dịch liên kết là gì ? Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:

Điều 30. Cấp thẻ BHYT

2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Như vậy, để đổi lại thẻ bảo hiểm y tế bị ghi sai thông tin về địa chỉ số nhà, bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).

– Thẻ bảo hiểm y tế cũ.

Đồng thời, trong trường hợp bạn yêu cầu cấp đổi thẻ BHYT do thay đổi thông tin về số nhà thì thời hạn giải quyết sẽ là không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.3 Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp đổi thẻ BHYT thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Như vậy, trường hợp trong thời gian bạn chờ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế thì khi đến khám bệnh, chữa bệnh bạn phải xuất trình giấy hẹn cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của bạn thì bạn vẫn được hưởng quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh tại bệnh viện.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu cần các loại giấy tờ gì ?

2.4 Đi tái khám có cần thêm giấy chuyển tuyến?

Thứ nhất, đi tái khám có cần thêm giấy chuyển tuyến không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bố bạn khi đi tái khám thì bố bạn chỉ cần xuất trình giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định mà không cần giấy chuyển tuyến.

Có được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi đi tái khám không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh

1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:

a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

3. Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Cựu chiến binh, gồm:

7. Trẻ em dưới 6 tuổi.

8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác..

11. Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.

>> Xem thêm: Thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Như vậy, theo quy định trên thì chi phí vận chuyển BHYT sẽ được áp dụng cho các đối tượng quy định trên và chỉ trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên. Dẫn chiếu đến trường hợp của bố bạn khi bố bạn đi tái khám nhưng người bệnh không tự đi được mà phải thuê xe vận chuyển thì cũng không thuộc trường hợp được hưởng chi phí vận chuyển BHYT theo quy định.

2.5 Rút BHXH một lần như thế nào khi năm sinh bị sai?

Căn cứ theo quy định tại tiết 1.2.3, điểm 1.2, khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH như sau:

Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ

1.1. Hướng dẫn, giải đáp cho đơn vị SDLĐ, người lao động, thân nhân người lao động về chế độ, chính sách BHXH và việc kê khai, lập hồ sơ theo quy định.

1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:

1.2.1. Đối với chế độ TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật ATVSLĐ; khoản 2, 3, 4 Điều 57 và khoản 2, 3, 4 Điều 58 Luật ATVSLĐ; khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP; khoản 3 Điều 6 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP; khoản 6 Điều 6, khoản 4 Điều 7, khoản 1 Điều 8, khoản 4 Điều 10 Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm:

a) Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu:

a1) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK.

a2) Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN.

a3) Trường hợp bị BNN mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám BNN.

a4) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

a5) Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.

a6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

b) Trường hợp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát:

b1) Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong Hệ thống hoặc chưa được cấp mã số BHXH) đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.

b2) Trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc môi trường có yếu độc hại; trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ TNGT hoặc Biên bản TNGT của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Quân đội.

b3) Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp.

b4) Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK.

b5) Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).

b6) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.

Theo đó, để tiến hành rút BHXH 1 lần, trong hồ sơ của bạn bắt buộc phải chuẩn bị sổ BHXH đã chốt toàn bộ quá trình đóng bao gồm đầy đủ tờ bìa và các tờ rời;

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BLĐTBXH như sau

Điều 29. Cấp sổ BHXH

1. Cấp mới: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

3. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn bị sai năm sinh trên sổ BHXH thì bạn sẽ không thể rút được BHXH 1 lần mà phải làm thủ tục xin cấp lại sổ BHXH. Sau khi được cấp lại sổ BHXH mới trùng khớp thông tin năm sinh trong hồ sơ gốc của bạn mới đủ điều kiện để nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần.

Cách tính mức bình quân tiền lương khi làm việc ở công ty tư nhân

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

>> Xem thêm: Tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí khám, chữa bệnh ?

Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl=Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn làm cho công ty tư nhân thì mức bình quân tiền lương của bạn được tính theo tổng số tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội chia tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội chứ không tính theo bao nhiêu tháng trước khi nghỉ việc.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ đề