Đề tài cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa

Tiểu luận cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế 1 cửa ở huyện bắc trà my

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.36 KB, 21 trang )

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
PHẦN I
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài:
Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm qua đã đạt được những thành tựu
trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách
mạnh mẽ. Nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, để đáp ứng được những
yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới thì việc cải cách hành chính sao cho phù hợp với
xu thế mới là điều cần thiết. Chính vì vậy việc cỉa cách các văn bản pháp quy, xây dựng
và ban hành văn bản đáp ứng được nội dung. Trình tự theo quy định tại luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật nhà nước nhằm phát huy tác dụng trong phát triển kinh tế, phục
vụ tích cực đời sống xã hội.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính cơ quan chính phủ đến cơ quan hành chính
các cấp được sắp xếp điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho phù hợp yêu cầu quản lý nhà
nước trong tình hình mới. Khắc phục những chức năng nhiệm vụ chồng chéo trong phân
công, phân cấp các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương vận hành đồng bộ
pháp huy hiệu lực, hiệu quả phục vụ nhân dân ngày càng tốt.
Cải cách đội ngủ cán bộ, công chức, đội ngủ cán bộ công chức phải đào tạo bồi
dưỡng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội và
cải cách hành chính hiện nay.
Cải cách nền tài chính công, đáp ứng được xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư trang
thiết bị, nơi làm việc công sở và hoàn thiện các thể chế hoạt động hệ thống nền hành
chính nhà nước đảm bảo việc tổ chức thực hiện nghiêm minh của các cơ quan hành chính
nhà nước và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm giải quyết thích hợp trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước trong
giai đoạn mới của nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.
Cải cách hành chính có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm ổn định chính
trị và sự phát triển kinh tế của đát nước, đây cũng là vấn đề đang được đông đảo các tầng
lớp nhân dân quan tâm.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “Cải cách thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa” huyện Bắc Trà My để viết tiểu luận.


Như vậy đề tài cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” hiện nay là
mang tính cấp bách đối với tình hình cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Bắc Trà
My nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài :
Hôi nghị trung ương VIII (khóa 7) xác định việc cải cách hành chính là nhiệm vụ
trọng tâm cảu việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước đã đề ra mục tiêu “xây dựng một
nền kinh tế trong sạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa
để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công việc của nhà nước thúc đảy xã hội phát triển lành
mạnh, đúng hướng phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc
theo pháp luật trong xã hội”…
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
Về cải cách hành chính theo cơ chế địa phương huyện Bắc Trà My là việc
làm mới mẻ và được sự lãnh đạo của UBND huyện, trực tiếp là phòng Nội vụ, các
phòng chuyên môn liên quan đến hoạt động theo cơ chế “một cửa”. Qua quá trình
thực hiện và rút kinh nghiệm trong các cuộc hội thảo là vấn đề được đông đảo tầng
lớp nhân dân quan tâm đến. Do đó cải cách nền hành chính mang tính vĩ mo của
chính quyền cấp huyện lâu nay chưa được nghiên cứu đầy đủ do vậy tôi xin chọn
đề tào cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một của để nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài :
Qua học tập nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước nói chung và Nghị quyết
Trung ương VIII khóa 7 là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng hoàn thiện nhà nước, Quyết
định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 cảu thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt
chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định số
543/QĐ-UB ngày 23/02/2001 của UBND tỉnh Quảng Nam về Ban hành cải cách hành
chính của tỉnh năm 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010. Xuất phát từ nhiệm vụ đặt ra
UBND huyện đã tổ chức thực hiện và đánh giá từ thực tiễn để tìm ra các nguyên nhân tồn
tại hạn chế từ đó bản thân đề xuất các phương pháp và giải pháp để lãnh đạo địa phương
xem xét vận dụng trong quá trình xây dựng tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế “một cửa” ở địa phương ngày càng tốt hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài :


- Phần lý luận:
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn được đánh giá về cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa bản thân dùng lý luận duy vật biện chứng. Theo quan điểm chủ
nghĩa Mac-LêNin thuyết minh có tính chặt chẽ làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phần thực trạng:
Về phần thực trạng bản thân sử dụng khảo sát XH học phân tích thống kê trên
quan điểm khách quan ở địa phương huyện Bắc Trà My để chứng minh lý giải về thực
trạng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở địa phương mình.
5. Giới hạn :
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có tầm quan trọng và phạm vi
rộng lớn nhưng do thời gian và năng lực có hạn, bản thân còn hạn chế trong nghiên cứu
đề tài như sau:
- Về không gian:
Nghiên cứu đề tài cải cách thủ tục hàn chính theo cơ chế một cửa trên phạm vi
huyện Bắc Trà My.
- Về thời gian:
Nghiên cứu kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính giai đoạn từ 2001-2005
và năm 2006-2009, và quá trình tổ chức thực hiện ở huyện Bắc Trà My.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
6. Kết cấu nội dung đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung kèm theo nguồn tài liệu tham khảo nội dung
đề tài gồm 3 phần:
Phần A: Lý luận chung về cải cách thủ tục hành chính cho cơ chế một cửa huyện
Bắc Trà My.
Phần B: Thực trạng hoạt động của cải cách hành chính theo cơ chế một cửa
UBND huyện Bắc Trà My.
Phần C: Phương hướng giải pháp và những đề xuất cai cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một của UBND huyện Bắc Trà My.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
PHẦN II


NỘI DUNG
A. LÝ LUẬN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “ 1 CỬA”
I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Giải thích các khái niệm liên quan đến đề tài:
Cải cách hành chính: là tổng thể của việc cải cách thể chế, sắp xếp tổ chức bộ
máy, đào tạo, bồi dưỡng đội ngủ cán bộ, công chức và thực hiện cải cách tài chính công.
Cải cách thủ tục hành chính: là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ thủ
tục rườm rà không cần thiết, ban hành các văn bản đúng thẩm quyền, lập lại kỷ cương,
phân rõ trách nhiệm trong việc giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng, rõ ràng,
đúng pháp luật.
Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân
thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc
giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả
được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành
chính nhà nước.
Từ đó có thể đưa ra các khái niệm về thủ tục hành chính như sau: Thủ tục hành
chình là trình tự về thời gian, không gian và là các thức giải quyết công việc của cơ quan
hành chính Nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.
2/ Tính chất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ của cải cách thủ tục
hành chính theo cơ chế “một cửa”
a/ Tính chất:
Hoạt động Nhà nước phải tuân thủ theo Pháp luật, trong đó các quy tắc pháp lý
quy định về trình tự, trật tự, thực hiện thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc giải
quyết nhiệm vụ nhà nước và công việc liên quan đến công dân tạo thành hệ thống quy
phạm thủ tục, có tính bắt buộc các cơ quan Nhà nước phải tuân thủ theo trong quá trình
giải quyết công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền, chức năng do
Luật quy định cho các cơ quan trong hoạt động quản lý Nhà nước. Do vậy, có thể xem
thủ tục được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước là trình tự thực hiện thẩm quyền của
các cơ quan Nhà nước hoặc của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực thi
công vụ, trong việc giải quyết các kiến nghị, các yêu cầu của dân.


Thủ tục hành chính là cơ sở pháp lý cho cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng
của mìnhcủa mình nhằm bảo đảm cho các quy phạm vật chất của luật hành chính đước
thực hiện có hiệu lực và hiệu quả, bảo đảm cho pháp chế được giữ vững, mở rộng dân
chủ, công khai trong quản lý Nhà nước theo một quy trình được xác định cụ thể.
Thủ tục hành chính trước hết là do cơ quan Nhà nước xây dựng và công bố để
thực hiện chức năng quản lý của nền hành chính Nhà nước và đòi hỏi các cơ quan hành
chính Nhà nước có trách nhiệm thực thi các thủ tục đó.
Thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ quan và công chức Nhà nước, là
thủ tục giải quyết công việc nội bộ của Nhà nước và công việc liên quan dến quyền chủ
thể và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Do vậy, công việc cần thực hiện thường rất phức
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
tạp, đòi hỏi phải rất thận trọng, phải qua nhiều khâu; chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền do pháp luật quy định mới được thực hiện các thủ tục hành chính nhất định và phải
thực hiện đúng trình tự, với những phương tiện, biện pháp và hình thức được pháp luật
cho phép.
b. Vai trò:
Quản lý hành chính Nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép, ra quyết định có
tính chất đơn phương và đòi hỏi thi hành ngay nhằm giải quyết nhanh chóng, có hiệu quả
mọi công việc hằng ngày trong đời sống xã hội. Vì vây, việc quy định thủ tục hành chính
phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai. Các bên tham gia thủ tục hành chính đều
bình đẳng trước pháp luậtvà thủ tục hành chính phải được thực hiện đơn giản tiết kiệm.
Trước hết các thủ tục hành chính cần giảm bớt các cấp, các cửa, các giai đoạn, giảm tới
mức tối thiểu và trong nhiều trường hợp có thể bỏ hẳn một số phí, lệ phí đối với công
dân, tổ chức.
Nền hành chính nước ta ngày càng phát triển, lý do của sự phát triển có rất nhiều,
nhưng dù lý do nào thì sự phát triển của hành chính cũng dẫn đến một thực tế là sự can
thiệp của nó vào xã hội ngày càng nhiều hơn. Điều đó có tình quy luật vì mọi hoạt đông
xã hội đều đòi hỏi những quy tắc nhất định và những trách nhiệm chung của cá nhân hay
tổ chức thực hiện hoạt động đó.
c. Chức năng:


Thủ tục hành chính là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan Nhà nước giải quyết
công việc của dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
cá nhân và cơ quan có công việc cần giải quyết. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là
điều kiện cần để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân, tăng
cướng sự tham gia quản lý Nhà nước cảu Nhân dân, Nghị quyết 38/CP ngày 4/5/1994 của
Chính phủ, Quyết định só 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 cuat Thủ tướng
Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính, và phê duyệt tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 xem đây là khâu đột phá trong cải cách hành chính
Nhà nước.
d. Nhiệm vụ:
d.1- Phải đạt được sự chuyển biến căn bản trong quan hệ và giải quyết công việc
của dân và tổ chức. Cụ thể là:
- Phải phát hiện và xóa bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo,
rườm rà, phức tạp, đã và đang gây trở ngại cho việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa các
cơ quan Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà nước với Công dân;
- Tổ chức xây dựng và thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản,
rõ ràng, thống nhất, đúng pháp luật và công khai; vừa tạo thuận tiện cho công dânvà tổ
chức có yêu cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ quan liêu, cửa quyền,
sách nhiễu và tham nhũng trong công chức Nhà nước, đồng thời đảm bảo được trách
nhiệm quản lý Nhà nước, giữu vững kỷ cương pháp luật.
d.2- Để công cuộc cải cách hành chính đạt hiệu quả, cần tiếp tục đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính. Cụ thể là:
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
- Đổi mới toàn bộ cơ chê ban hành thủ tục hành chính, đảm bảo tính pháp lý thống
nhất, năng động, hợp lý, khoa học của hệ thống thủ tục hành chính, bỏ những thủ tục
rườm rà, dễ lợi dụng. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực có sự kiểm
soát của Nhà nước theo hướng giảm sự kiểm soát phi hiệu quả và không cần thiết nhưng
vẫn đảm bảo được vai trò quản lý của Nhà nước;
- Tập trung cải cách một số thủ tục hành chính quan trọng và liên quan trực tiếp
với nhân dân, tới hoạt động sản xuất kinh doanh và các dịch vụ vì lợi ích công cộng;


- Xây dựng cơ chế có hiệu quả để kiểm tra cán bộ, công chức vi phạm, khen
thưởng những người có thành tích. Tập trung vào một số cơ chế sau:
+ Thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ
chức ở các cơ quan quản lý hành chính các cấp;
+ Quy định cụ thể trình tự, thủ tục giải quyết công việc của cán bộ, công chức đi
đôi với việc xác định một cách rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ;
+ Công khai mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch làm việc và giải quyết công việc cảu
công dân và của doanh nghiệp.
e. Mối quan hệ:
Thực tế càng chỉ rõ, cải cách thủ tục hành chính vừa liên quan đến nhiều mặt đoìư
sống xã hội và liên quan đến nhiều ngành, nhiều coq quan chức năng của Nhà nước, do
đó phải giải quyết đồng bộ, vừa là công việc thực tế phức tạp, đụng chạm đến lợi ích cục
bộ cá nhân. Đây không chỉ là công việc của hệ thống hành chính Nhà nước, mà phải có
sự lãnh đạo của Đảng, phải có vai trò tích cực, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong
các cơ quan hành chính; phải có sự tham gia tích cực của nhân dân. Có như vậy, thủ tục
hành chính mới có thể phát huy tác dụng đến mọi hoạt động của đời sống nhân dân, phù
hợp với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
II. QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG, CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP VỀ CẢI CÁCH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
1. Quan điểm:
Từ khi giành chính quyền đến nay. Đảng ta xác định Nhà nước ta là “nhà nước của
dân, do dân và vì dân”, do đó Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, gnày càng hoàn thiện, nhằm phục vụ cho nhân dân ngày càng
tố hơn, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, tích cực và toàn diện, theo mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ chủ văn minh.
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta càng đặc
biệt quan tâm vấn đề xây dựng Nhà nước. Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung
ương khóa VII đã đề ra quan điểm và phương hướng cơ bản chỉ đạo việc sửa đổi Hiến
Pháp và cải cách một bước bộ máy Nhà nước, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước, đề ra nhiệm vụ chủ yếu từng bước thực hiện cuộc cải cách bộ máy Nhà nước, đáp


ứng yêu cầu bức thiết của công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bô.
Thực hiện Nghị quyết nói trên, chúng ta dã đạt được những kết quả nhất định,
Đồng thời còn không ít yếu kém, khuyết điểm. Vì vậy, Hội nghị lần thứ tám của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Đảng ta đã xác định 5 quan điểm cơ bản, có tính
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
nguyên tắc về xây dựng Nhà nướccần phải được quán triệt trong chỉ đạo cải cách hành
chính như sau:
- Xây dựng nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa của nhân dân, do dân và vì dân, lấy liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do Đảng
Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quiyền dân chủ của nhân dân, giữ
nguyên kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc
và của nhân dân.
- Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các
cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp.
- Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Tăng cường pháp chế XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội Việt Nam,
quản lý xã hội bằng pháp luật đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ
nghĩa.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước dựa trên cơ sở đổi mới
và chỉnh đón Đảng, bao gồm dổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng.
2. Nội dung:
Nội dung cải cách hành chính gồm:
- Hệ thống quản lý thể chế quản lý xã hội theo pháp luật, bao gồm Hiến pháp,
Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính. Thể chế hình thành
thường là các thể chế (Văn bản pháp quy) do các cơ quan hành chính ban hành.
- Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành cảu bộ máy hành chính các cấp, các ngành từ
Chính phủ Trung ương đến chính quyền cơ sở.
- Đội ngủ cán bộ công chức hành chính:
Các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, muốn cải cách phải đổi mới


đồng bộ.
Tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính phải xuất phát từ hệ thống thể chế
và khuôn khổ pháp luật để thực thi quyền hành pháp và trong việc quản lý xã hội, đưa
đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống. Tổ chức và hoạt động của hệ thống hành
chính không phải vì mục đích tự thân mà nhằm đảm bảo hiệu lực của thể chế , không
ngừng hoàn thiện thể chế trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước.
Chính vì vậy muốn cải cách một bước nền hành chính phải tiến hành đồng bộ trên
cả 3 mặt: Cải cách thẻ chế, chấn chỉnh và xây dựng bộ máy, làm sạch đội ngủ cán bộ
công chức, song trên từng mặt phải tập trung giải quyết một số việc cấp bách trong thời
gian trước mắt.
Đại hội lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Cải cách hành chính nhà nước là công
việc quan trong, quyết định thành công của công cuộc đổi mới trong giai đoạn 2001-2005
và giai đoạn II 2006-2010” mà mục tiêu và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước được
xác định là “Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch vững mạnh,
từng bước hiện đại hóa”.
3. Chủ trương và giải pháp:
Để thực hiện được nhiệm vụ và yêu cầu trên, văn kiện đại hội IX xác định các
phuơng hướng nội dung sau:
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
+ Một là, điều chỉnh chức năng và cải cách phương thức hoạt động của Chính phủ
theo phương hướng thống nhất, quản lý vĩ mô việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại trong nước bằng một hệ thống
pháp luật, chính sách hoàn chỉnh đồng bộ. Định rõ chức năng, quyền hạn nhiệm vụ cảu
các bộ phận quản lý đa ngành, đa lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Theo phương án này
cần xác định lại chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp lại cơ quan ngang bộ, giảm tối đa cơ
quan thuộc chính phủ, tinh giảm bộ máy và đổi mới.
+ Hai là, cải cách đồng bộ các mặt thể chế, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ
công chức hành chính.
* Về thể chế hành chính:
Cần hoàn thiện thể chế kinh tế, thể chế và thủi tục hành chính quan liêu, trước hết


cần tập trung xóa bỏ những quy định mang tính quan liêu, bao cấp, phiền hà, sách nhiễu.
Xây dựng chương trình đổi mới phươqng thức và quy trình xây dựng thể chế.
* Về bộ máy hành chính:
Trên cơ sở tách chức năng hoạt động quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh
cần tiếp tục đổi mới bộ máy, cơ chế hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Quy
định rõ chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng
cơ quan, từng cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luạtt nghiêm minh,
táh hành chính công quyền với tổ chức sự nghiệp, khuyến khích các tổ chức thực hiện
tinh giảm biên chế một cách cơ bản, nhất là cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các
cấp.
* Đội ngủ cán bộ công chức hành chính:
Trong những năm gần đây có “Chương trình, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng
thường xuyên cán bộ công chức Nhà nước. thực hiện chế độ bổ nhiệm công chức có thời
hạn, chế độ luôn chuyển cán bộ công chức, tạo điều kiện cho cán bộ công chức nâng cao
trình độ chuyên môn và sát dân”. Tinh giảm bộ máy một cách cơ bản có chính sách giải
quyết thích đáng cho người dôi ra.
+ Ba là, phân công, phân cấp nâng cao tính chủ động của chính quyền đại phương,
kết hợp chặt chẽ quản lý ngành, quản lý lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ. Thực hiện chủ trương náy văn kiện Đại hội IX nhấn mạnh càn thực hiện “Phân
cấp mạnh và toàn diện giữa các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước trên cơ sở gắn
quyền với nghĩa vụ, trách nhiệm, gắn với phân cấp về tài chính và ngân sách.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
B. THỰC TRẠNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ
“MỘT CỬA” Ở HUYỆN BẮC TRÀ MY
I. Khái quát chung
1. thực trạng kinh tế-xã hội của huyện Bắc Trà My:
a. Điều kiện tự nhiên:
Bắc Trà My là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lị
Tam kỳ khoảng 50km, gồm 12 xã và 1 thị trấn, nằm phía tây của tỉnh Quảng Nam.
Huyện Bắc Trà My có tổng diện tích là 500 km2.


Phía Đông giáp huyện Tiên Phước;
Phía Tây giáp huyện Phước Sơn.
Phía Bắc giáp huyện Hiệp Đức.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Tổng diện tích 500 km2 trong đó diện tích gieo trồng cây hằng năm 1000 ha, tổng
dân số 11.000 hộ, 100.000 nhân khẩu trong đó có23.000 lao động (theo số liệu thống kê
năm 2007).
Huyện Bắc Trà My là vùng đất có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản như đá xây
dựng, vàng, kẽm, cát, sạn…Do Bắc Trà My có nhiều khu di tích để hình thành và phát
triển kinh tế du lịch.
2. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
Về giao thông: Bắc Trà My có tỉnh lộ 616 đi qua nối liền Tam Kỳ, Tiên Phuớc,
Nam Trà My. Đây là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu với các huyện và Tỉnh lỵ.
Cơ cấu kinh tế của huyện là: Nông-Lâm-Công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp-
Thương mại Dịch vụ. Những năm qua dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, sự điều hành của
UBND huyện và sự nổ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong toàn huyện đã đưa nền
kinh tế huyện nhà tăng bình quân 5%. Thu Ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 10%,
hộ nghèo đến cuối năm 2007 là 12%.
b. Khó khăn:
Huyện Bắc Trà My là huyện miền núi có 12 xã và 1 thị trấn trong đó có 7 xã vùng
cao, do địa hình phức tạp bi chia cắt bởi 2 con sông Tranh và sông Trường hàng năm xảy
ra lũ lụt làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Bộ máy cán bộ, công chức chưa được đào tạo tập huấn nghiệp vụ và cách giao tiếp
với tổ chức cá nhân trong quá trình giải quyết công việc đối với đội ngủ cán bộ công
chức trực tiếp làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ.
II. Quá trình cải cách thực hiện thủ cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế
“một cửa” ở huyện Bắc Trà My.
1. Bộ máy cơ cấu tổ chức:
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My


Hội đồng nhân dân huyện Bắc Trà My khóa IX nhiệm kỳ 2004-2009 cơ cấu 37 đại
biểu. Hội đồng nhân dân bàu Thường trực HĐND và 2 Ban là Ban Kinh tế-xã hội và Ban
pháp chế.
Ủy bhan nhân dân huyện cơ cấu 7 thành viên gồm 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và 4
thành viên được cơ cấu ở các ngành: Thanh tra, Văn phòng HĐND-UBND, Công an,
Quân sự.
Các phòng chuyên môn được bố trí 13 phòng, ban (không kể Y tế và Giáo dục).
Đội ngủ cán bộ, công chức hiện nay có 133 người kể cả hợp đồng, trong đó có 96
cán bộ công chức hành chính và 37 cán bộ công chức sự nghiệp.
Với cơ cấu như vậy nên hoạt động bộ máy hành chính huyện đã có vai trò quan
trong trong việc ổn định chính trị, xã hội, thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trên
địa bàn huyện, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, tạo được niềm
tin của nhân dân đối với chính quyền.
2. Tổ chức thực hiện:
Thực hiện Nghị quyết VIII cảu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII), Nghị
quyết 38/CP của Chính phủ, Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
ngày 17/9/2001, Quyết định số 543/QĐ-UB ngày 23/02/2001 của UBND tỉnh Quảng
Nam về ban hành chương trình cải cách hành chính của tỉnh năm 2001. Mà trực tiếp là
Nghị quyết của Huyện ủy và HĐND huyện 2001 về việc triển khai thực hiện cải cách
hành chính trên đại bàn huyện giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2 năm 2006-2010. Mục
tiêu của cải cách hành chính là làm cho bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương hoạt
động ngày càng đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và thực hiện sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
Huyện ủy, HĐND-UBND huyện Bắc Trà My chủ trương chỉ đạo tiến hành cải
cách một bước nền hành chính cảu huyện Bắc Trà My. Trong những năm đến phải dạt
được các mục tiêu và yêu cầu sau đây:
a. Mục tiêu:
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 38/CP của Chính phủ. Tổ chức thu
thập ý kiến của nhân dân, trước hết là thủ tục hành chính để thực hiện cải cách, đồng thời
đề nghị cấp trên thay đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế của cải cách hành


chính.
UBND huyện Bắc Trà My thành lập Ban chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính của
huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng Ban, đồng chí trưởng phòng Nội
Vụ huyện làm Phó Ban trực. Tập trung xây dựng đề án cải cách thủ tục hành chính, xây
dựng quy chế làm việc, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, có năng lực, sử
dụgn đúng chức năng, quyền hạn về công tác quản lý nhà nước phải có hiệu lực, hiệu quả
trên mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước, đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội tạo niềm tin trong nhân
dân.
b. Yêu cầu:
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấo hành Trung
ương Đảng, việc cải cách một bước nền hành chính phải tiến hành đồng bộ theo cả 3 mặt
- Cải cách thể chế
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
- Chấn chỉnh tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của hệ thống hành chính
- Xây dựng và lamg sạch đội ngủ cán bộ, công chức nhà nước
Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vùa khó khăn phức tạp phjải tiến hành từng bước
và liên tục cả trước mắt và lâu dàido đó phải quán triệt và vận dụng sáng tạo, quan điểm
cơ bản về xây dựng Nhà nước mà Nghị quyết Trung ương VIII đã đề ra trong việc cải
cách nền hành chính của huyện.
c. Nội dung cải cách hành chính trên đại bàn huyện
- Cải cách thể chế:
Rà soát lại cá văn bản qui phạm pháp luật ban hành, loại bỏ những văn bản không
còn hiệu lực hoặc bất hợp lý so với cơ chế chính sách mới của Đảng và nhà nước.
Đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản qui phạm pháp luật đáp ứng
được các nội dung yêu cầu đặt ra, trình tự ban hành văn bản cảu HĐND và UBND huyện
phát huy tác dụng trong quản lý nhà nước cấp huyện huyện, xã.
Bổ sung hoàn thiện quy chế hoạt động của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn
cho phù hợp với cải cách hành chính.
Bảo đảm việc triển khai và thực hiện đề án cải cáhc thủ tục hành chính theo cơ chế


“một cửa”.
- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính:
Điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban chuyên môn trực thuộc
UBND huyện
Từng bước điều chỉnh những công việc mà UBND huyện, các phòng, ban trực
thuộc UBND huyện để đảm nhiệm, để khắc phục những khó khẳntùng lắp về chức năng
nhiệm vụ.
Về cải cách tổ chức bộ máy chính quyền xã, thị trấn phù hợp với Nghị quyết Hội
nghị thứ V của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới hệ thống chính trị
cơ sở.
- Cải tiến phương thức quản lý, lề lối làm việc của cơ quan hành chính từ huyện
đến cơ sở.
Từng bước trang bị cho cơ quan hành chính những phươqng tiện, trang thiết bị
hiện đại để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ hành chính.
- Đổi mới nâng cao chất lượng đội ngủ cán bộ công chức.
- Đổi mới công tác quản lý, công tác đánh giá phân loại đội ngủ cán bộ công chức.
- Thực hiện thí điểm việc khoán biên chế, quỹ tiền lương và chi phí hành chính ở
một số cơ quan có điều kiện sau đó triển khai ra diện rộng.
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngủ cán bộ công chức. Trên cơ sở dấnh giá lại công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong thời gian qua; xây dựng kế hoạch đạo tạo, đào
tạo, bồi dưỡng từng cán bộ công chức trong bộ máy hành chính Nhà nước. Chú ý đào tạo
bồi dưỡng đội ngủ cán bộ xã, thị trấn đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra.
d. Việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” nhằm:
Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức trong quan hệ giải quyết công
việc hàng ngày, mặt khác tạo thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện được kịp
thời. Tất cả các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và các bộ phận chuyên môn
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
nghiệp vụ đều phải tập trung vào khu vức hành chính của huyện đến UBND các xã, thị
trấn, tạo điều kiện thận lợi cho công dân và tổ chức khi có yêu cầu liên hệ đỡ tốn công
sức đi lại nhiều lần, nhiều nơi qua nhiều tầng nấc trung gian, công dân và tổ chức chỉ cần


đến một địa điểm duy nhất là trụ sở UBND huyện hoặc các xã, thị trấn, thì sẽ tập trung
giải quyết đầy đủ, nhanh chóng các yêu cầu.
Tập trung sự lãnh đạo điều hành quản lý hoạt động hành chính của huyện đến
UBND các xã, thị trấn thành những trung tâm giao dịch tiếp nhận và hoàn trả và giải
quyết tốt cho tổ chức, công dân sẽ khoa học và nhanh gọn hơn.
Thủ trưởng các phòng ban, chuyên viên thực hiện nhiệm vụ của mìn trong khi giải
quyết công việc có sự phân công rõ ràng trên cơ sở giám sát cảu UBND huyện, tránh tình
trạng ôm đồm đùn đảy công việc của các phòng ban cho UBND huyện mà tập trung là
Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện phải giải quyết làm cho các đồng chí Chủ tịch,
Phó Chủ tịch sa vào công việc sự vụ ảnh hưởng đến thời gian nghiên cứu các vấn đề
mang tính chất chủ trương quản lý và điều hành. Tạo điều kiện gắn chặt mối quan hệ
giữa các phòng ban chuyên môn trong khi giải quyết công việc, đảm bảo yêu cầu quản lý
thống nhấtviệc tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ cho nhân dân và tổ chức theo quy định. Sắp
xếp, bố trí lại đội ngủ cán bộ, công chức huyện tinh gọn đảm baỏ đầy đủ năng lực, trình
độ và độ đức phẩm chất phục vụ tốt công tác, đồng thời tạo điều kiện quản lý tốt giờ
công, ngày công của cán bộ công chức Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
công tác.
2. Cách thức tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”:
a. Về cơ sở vật chất:
Đây là yêu cầu đầu tiên cảu việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một
cửa” UBND huyện đã đầu tư 170.000.000 đồng cải tạo 3 phòng làm việc cũ thành phòng
tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ tại trụ sở UBND huyện với đày đủ tiện nghi trang thiết bị bên
trong như bàn ghế cho công chức làm việc, bàn ghế cho công dân và tổ chức đến liên hệ,
máy vi tính, máy photocopy, điện thoại để tổ chức, công dân có yêu cầu đáp ứng.
b. Về tổ chức bộ máy cảu tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ:
Biên chế của tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ có 6 cán bộ công chức do đồng chí Phó
Văn phòng HĐND-UBND huyện làm tổ trưởng. Số công chức này được điều động từ
phòng ban chuyên môn có năng lục và phẩm chất đến làm việc tại phòng tiếp dân và
hoàn trả hồ sơ:
c. Về thủ tục hành chính:


Tại phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ thực hiện việc niêm yết công khai tất cả các
biểu mẫu hướng dẫn các thủ tục hành chính có liên quan đến các lĩnh vực mà công dân
và tổ chức có nhu cầu giải quyết.
Ngoài việc niêm yết tại tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ, huyện còn sao các biểu
mẫu, thủ tục nói trên gửi đến các xã, thôn, thông tin tuyên truyền để tổ chức cá nhân biết
về hoạt động cảu cơ chế “một cửa”, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước,
tại địa phương để nhân dân và tổ chức tiếp cận. Trên cơ sở đó công dân và tổ chức chủ
động làm đúng yêu cầu thủ tục theo tình tự, nhằm đi lại nhiều lần, nhiều nơi gây tốn công
sức và phiền hà cho nhân dân.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
d. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”:
d1. Tại tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ:
Cán bộ công chức được bố trí làm việc tại tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ căn cứ
vào bảng niên yết công khai quy định về các giấy tờ cần thiết để giải quyết mọi hồ sơ
hành chính (tùy theo lĩnh vực) công dân và tổ chức nộp hồ sơ.
Sau khi kiểm tra và nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận hồ sơ phải cấp phiếu biên
nhận hồ sơ (theo mẫu) trong đó cần ghi đầy đủ các yếu tố như ngày nhận, ngày trả hồ sơ,
giay tờ đã nhận, chữ ký người nộp, người nhận hồ sơ bảo đảm phối hợp giữa các bộ phận
cơ quan liên quan tại “một cửa” tiếp nhận và hoàn trả, giải quyết công việc nhanh chóng,
thuận tiện cho tổ chức và công dân.
Biên nhận hồ sơ được lập thành 3 liên giao cho nguòi nộp 1 liên, kèm theo hồ sơ
theo dõi trong quá trình giải quyết 1 liên, và lưu lại cùi biên nhận một liên.
Trường hợp công dân hoặc tổ chức chưa đủ các giấy tờ theo yêu cầu quy định.
Cán bộ chuyên trách tiếp nhận và trả hồ sơ không nhận mà hướng dẫn cho công dân và tổ
chức bổ túc hồ sơ, (phải ghi Vào sổ theo dõi để đối chiếu với lần sau).
Công chức tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ (theo tưng ngành, lĩnh vực) phải lập sổ tiếp
nhận và theo dõi giải quyết hồ sơ. Sau khi viết giấy biên nhận hồ sơ, công chức ghi hồ sơ
đã nhận vào sổ, ghi rõ ngày nhận và ngày hẹn trả; sổ tiếp nhận và theo dõi giải quyết hồ
sơ làm cơ sở để công chức cập nhập và thống kê số liệu tiếp nhận hồ sơ, giúp công chức
phụ trách tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo dõi, kiểm tra kịp thời chấn chỉnh những sai


sót và báo cáo cho UBND huyện nắm được tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành
chính trong ngày, trong tuần.
Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ phải nguyên cứu xử lý văn bản trước khi chuyển và
nhanh chóng chuyển hồ sơ đến cơ quan chức năng liên quan, thời gian hồ sơ nằm chờ tại
tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ không được quá 1 ngày.
Hồ sơ từ tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ được chuyển đến bộ phận xử lý của các cơ
quan chức năng phải được ký nhận vào sổ theo dõi có ghi ngày giao nhận.
Đối với một số trường hợp hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, Ngành,
Tỉnh ủy thì UBND huyện chuyển hồ sơ theo hệ thống hành chính để công dân và tổ chức
trực tiếp giải quyết. Nếu công dân và tổ chức có yêu cầu tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ đi
giải quyết thì thực hiện chế độ lệ phí dịch vụ công trên cơ sở (thỏa thuận).
d2. Tại các phòng ban chức năng:
Khi tiếp nhận hồ sơ chuyển giao của tổ chức tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ. Thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn phải xem xét phân công cán bộ thụ lý giải quyết theo
chức năng, thẩm quyền, phải đảm bảo hoàn tất trước 1 đến 2 ngày so với ngày hẹn trên
phiếu hẹn. Khi giải quyết xong có trách nhiệm chuyển trả hồ sơ lại cho tổ tiếp nhận và
hoàn trả hồ sơ để trình UBND huyện đúng thời gian quy định.
Đối với các hồ sơ có liên quan đến nhiều ngành thì cơ quan chức năng tiếp nhận
ban đầu giải quyết phần trách nhiệm của cơ quan mình và đề hướng giải quyết tiếp theo,
sau đó chuyển cho cơ quan liên quan khác giải quyết hoặc chuyển cho văn phòng
HĐND-UBND huyện chuyển hồ sơ đã hoàn tất cho tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
d3. Trình ký:
Sau khi hồ sơ được các cơ quan chức năng xử lý xong chuyển hồ sơ đã chuyển hồ
sơ đã thụ lý qua văn phòng HĐND-UBND huyện, Văn Phòng HĐND-UBND huyện
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
kiểm tra lại và trình ký theo tình tự thông thường sau khi UBND huyện ký duyệt Văn
phòng HĐND-UBND huyện chuyển hồ sơ đã hoàn tất cho tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
d4. Trả hồ sơ cho tổ chức và công dân:
Khi đến thời hạn hoàn trả hồ sơ theo phiếu hẹn, Tổ tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ có
trách nhiệm thu biên nhận, ghi biên bản thu lệ phí theo quy định hướng dẫn, nộp lệ phí và


hoàn trả hồ sơ cho tổ chức, công dân tại phòng tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
Những hồ sơ được giải quyết sớm hơn so với ngày hẹn, tổ chức tiếp nhận và hoàn
trả hồ sơ thông báo cho đương sự đến nhận và không cần chờ đến ngày hẹn.
3. Những kết quả đạt được trong thưòi gian thực hiện thủ tục cải cách hành
chính theo cơ chế “một cửa”:
Quán triệt Nghị quyết số 136/QĐ-TTg ngày 179/2001 của Thủ tướng Chính phủ
về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010, Quyết định số 3270/QĐ-UB
ngày 31/8/2001 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt đề án cải cách hành chính
theo cơ chế “một cửa” của UBND huyện Bắc Trà My.
Song song với việc tổ chức học tập quán triệt các chỉ thị, Nghi quyết về cải cách
thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010
cho cán bộ lãnh đạo từ huyện đến cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn, huyện đã thành lập
bộ phận “Tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ” thuộc Văn phòng HĐND-UBND huyện, do đồng
chí Phó Văn phòng HĐND-UBND huyện phụ trách. Huyện bố trí những cán bộ, công
chức có chuyên môn giỏi, có phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm trong giao tiếp với tổ
chức, công dân đang làm việc tại các phòng Tài nguyên-Môn trường, Tài chính-Kế
hoạch…của huyện làm việc tại bộ phận này. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách
nhiệm tổ chức thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính đối với 7 lĩnh vực vào phòng
tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ gồm: Bộ phận cấp giấy đăng ký kinh doanh và giấy phép xây
dựng, bộ phận địa chính, bộ phận thu thuế chuyển quyền, bộ phận công chứng và chứng
thực, bộ phận cho vay vốn xóa đóa giảm nghèo và giải quyết việc làm, bộ phận thẩm tra
thuyết kế dự toán đầu tư, bộ phận thẩm tra quyết toán xây dựng cơ bản, bộ phận đóng dấu
và dịch vụ công.
Huyện đã ra quyết định ban hành Quy chế hoạt động của bộ phận “tiếp nhận và
hoàn trả hồ sơ”, quy định về các thủ tục hành chính, trình tự giải quyết các thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” tại huyện.
Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ của huyện chính thức đi vào hoạt động đã tạo
bước chuyển biến trong quan hệ về thủ tục giải quyết các công việc giữa cơ quan hành
chính nhà nước với các tổ chức, công dân. Việc thực hiện cơ chế “một cửa” không chỉ
giảm được công sức, chi phí, thời gian đi lại mà còn giảm được phiền hà cho tổ chức, cá


nhân. Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện cải cách hành chính theo theo cơ chế “một cửa”
đến nay đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
Về chế độ điều hành và sử lý công việc của UBND huyện về cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” đảm bảo mọi thủ tục hành chính và dịc vụ công đều giải
quyết tại trụ sở UBND huyện, mọi văn bản, giấy tờ hành chính và ký các văn bản hành
chính đều do Chủ tịch UBND ký hoặc Chủ tịch UBND ủy quyền cho Phó Chủ tịch hoặc
trưởng phòng ký theo đúng quy định của pháp luật. Đáp ứng yêu cầu của tổ chức và công
dân đến liên hệ công tác đồng thời đáp ứng với cơ chế “một cửa” Chủ tịch hoặc Phó CHủ
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
tịch huyện thường xuyên phân công trực cơ quan để ký văn bản có liên quan đến tổ chức
và công dân theo quy trình tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ.
- Trên Lĩnh vực đất đai: Trong 8 năm qua đã tiếp nhận và giải quyết 2.743 hồ sơ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 5.565 hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất,
25 hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất, 16 hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và 7 hồ sơ cấp giấy CNQSDĐ cho tổ chức, tổng lệ phí thu được là 83.797.000
đồng.
- Bộ phận cấp giấy đăng ký kinh doanh: Đã cấp giấy chứng nhận cho 456 hồ sơ
đăng ký kinh doanh, có 32 trường hợp đăng ký kinh doanh lần 2, 26 trường thay đổi kinh
doanh và bổ sung ngành nghề. thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ đăng ký kinh doanh cho cà
nhân từ 7 ngày xuống còn 4 ngày. Đối với những hộ kinh doanh cá thể ở các ngành nghề
kinh doanh không cần giấy phép, điều kiện kinh doanh, không phải làm lại hồ sơ, được
giải quyết cấp giấy phép kinh doanh ngay trong ngày.
- Cấp giấy phép xây dựng nhà ở: Đã đổi mới quy trình cấp giấy phép xây dựng
theo quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-Cp ngày 8/7/1999 của Chính phủ, Thông tư
liên bộ số 09/1999/TTLB-BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 của Bộ Xây dựng-Tổng cục Địa
chính (nay là bộ Tài nguyên-Môi truờng), từng bước góp phần nâng cao ý thức người dân
về công tác quy hoạch, kế hoạch trong xây dựng và quản lý giao thông, đô thị. Găn việc
cấp giấy phép xây dựng với quản lý xây dựng đi đôi với định vị công trình trước khi khởi
công.
Trong lĩnh vực địa chính đã tiếp nhận 1048 hồ sơ, đã giải quyết đúng hẹn 1049 hồ


sơ đạt tỷ lệ 100%. Trong đó: Hợp đồng chuyển nhượng QSD đất:602 hồ sơ; Cấp giấy
chứng nhận QSD đất 430 hồ sơ; Giấy chứng nhận QSD đất cho tổ chức 14 hồ sơ.
Trong lĩnh vực thu thuế chuyển quyền đã tiếp nhận 438 hồ sơ và giải quyết xong
438 hồ sơ đạt 100% đúng hẹn thu nộp vào Ngân sách 221.349.000 đồng. Trong đó: thuế
chuyển quyền sử dụng đất: 170.673.000 đồng; Lệ phí trước bạ: 50.676.000 đồng.
Trên lĩnh vực vay vốn và giải quyết việc làm đã tiếp nhận 83 hồ sơ dự án
với tổng vốn nhu cầu 1.315.800.000 đồng đã giải quyết được 37 dự án với tổng vốn vay
530.000.000 đồng. Các hồ sơ còn lại chưa đúng thủ tục đã được hướng dẫn cho các
đương sự lập lại hồ sơ và chuyển đến Ngân hàng chính sách xã hội để tiếp tục được giải
quyết.
Trên lĩnh vực thẩm tra thiết kế dự toán đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền
của huyện đã tiếp nhận 40 hồ sơ, đã giải quyết xong với tổng giá trị thẩm định dự toán
thiết kế hơn 7tỷ đồng.
Mặc dù chưa cóa sự chỉ đạo của Tỉnh về cải cách thủ tục hành chính cấp xã đói
với huyện Bắc Trà My, nhưng trên cơ sở đề án cải cách hành chính của tỉnh năm 2002 và
giai đoan I (2001-2005). Tháng 5 năm 2002 UBND huyện đã chủ động xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” đối với xã,
thị trấn. Xây dựng đề án mẫu, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt xã và các ngành của
huyện có liên quan quán triệt và hướng dẫn cho xã, thị trấn triển khai thực hiện từ ngày
01/7/2002. Để rút kinh nghiệm huyện chọn làm 2 điểm là xã Trà Đông và xã Trà Dương
trên cơ sở làm điểm 2 xã. Ban chỉ đạo cải cách hành chính huyện họp rút kinh nghiệm
triển khai ra diện rông, đến cuối năm 2002 đã có 04/13 xã, thị trấn xây dựng xong đề án
và được UBND huyện phê duyệt và đến nay đã có 05/13 xã thị trấn khẩn trương làm việc
theo cơ chế “một cửa”. Việc tổ chức triển khai được huyện chỉ đạo, hướng dẫn chu đáo
nên hầu hết nên các xã đều tổ chức nghiêm túc. Riêng một xã còn lại vừa mới tách cơ sở
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn trụ sở làm việc chưa xây dựng đang chờ cấp trên phê
duyệt, vì vậy chờ khi có trụ sở mới triển khai thực hiện.
Qua triển khai đề án cải cách hành chính làm việc theo cơ chế “một cửa” ở 05 xã,
thị trấn do mới triển khai thực hiện thời gian ngắn nên chưa sơ kết đánh giá hết được hiệu


quả thực hiện những mặt mạnh, yếu, rút ra những nguyên nhân song bước đầu cũng đã
giải quyết những công việc hành chính quan hệ với công dân và tổ chức được kịp thời
nhanh chóng hơn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, loại bỏ những thủ tục rườm rà không
cần thiết, giảm thiểu tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu của cán bộ công chức với nhân
dân, được nhân dân đồng tình phấn khởi và tin tưởng ở chính quyền.
III. Nhận xét đánh giá chung:
Qua triển khai thực đề án hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”
ở huyện Bắc Trà My có thể rút ra những mặt chính sau:
1. Về ưu điểm:
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” có ý nghĩa sâu sắc về chính trị-
xã hội, nó đáp ứng được gnuyện vọng và lợi ích chính đáng của mọi tầng lớp trong xã
hội, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Cơ chế một cửa đã làm xoay chuyển hẳn nhận
thức trong xã hội, đối với người dân không còn là người đi “xin” để nhà nước “cho” mà
trở thành “người được phục vụ” để Nhà nước phải là người phục vụ theo đúng nghĩa của
nó và người dân thật sự là khách hàng hết sức thân thiện của cơ quan công quyền. Tất cả
mọi việc trên đã tạo nên hình ảnh đẹp cảu cơ quan công quyền trong lòng dân chúng.
Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa đạt được
kết quả phấn khởi. Các thủ tục hành chính có liên quan đến tổ chức, công dân của huyện
đều tập trung vào một đàu mối “một cửa” tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng, ban
với huyện và ngược lại đã đi vào một quy trình khép kín, được quản lý chặt chẽ từ khâu
tiếp nhận đến khau giao trả, hạn chế được sự tùy tiên của các phòng, ban và công chức
trong giải quyết công việc. Người thụ lý hồ sơ không trực tiếp tiếp xúc với tổ chức và
công dân, như vạy quan hệ giữa người có nhu cầu và người có trách nhiệm giải quyết là
đọc lập nhau. Người có nhu cầu giải quyết công việc không cần biết ai là người sử lý
công việc ấy, đương nhiên họ sẽ được giải quyết khi đày đủ thủ tục. Do vậy tránh đưpực
tiêu cực, giảm được phiền hà cho nhân dân. Quy trìng giải quyết hồ sơ được tíên hành
chặt chẽ, khoa học nên vừa đúng theo quy định hiện hành về phát hành văn bản, rút ngắn
thời gian đáng kể. Qua thực tế cho thấy, những thủ tục hành chính được thực hiện theo cơ
chế “một cửa” rút ngăn ít nhất là 1/4, có loại 3/4 thời gian so với trước đây, không có hồ
sơ ứ đọng.


Tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ nhân dân của tưng công chức trước công
việc được giao được nâng lên rõ rệt. Theo quy trình chặt chẽ, thời gian giải quyết đã được
ấn định, đòi hỏi công chức phải tích cực nghiên cứu để am hiểu sâu về chuyên môn,
nghiệp vụ. Nếu công chức nào chậm trễ thì rất dễ phát hiện và kịp thời uốn nắn, sửa
chữa. Đây là một trong những căn cứ để đánh giá công chức hằng năm một cách chính
xác, khách quan và công bằng. Vì vậy, bản thân công chức phải tự học hỏi, tự rèn luyện,
nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Thông qua công tác tiếp nhận và giao trả hồ sơ cũng phát hiện được một số loại hồ
sơ thủ tục quá rườm rà cần sửa đổi, một số hồ sơ chưa có quy định về thủ tục.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
2. Những tồn tại:
Tuy nhiên qua các năm tổ chức thực hiện về cải cách hành chính đã bộc lộ những
tồn tại yếu kém nhất định, đó là:
- Tốc độ cải cách còn chậm, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đề ra, mới chỉ được
thực hiện tốt ở khâu cải cách thủ tục hành chính, còn một số vấn đề khác chỉ mới thực
hiện bước đàu hoặc chưa thực hiện.
- Tệ nạn quan liêu, cửa quyền vẫn còn đang xảy ra, tính công khai minh bạch vẫn
chưa rõ ràng; một bộ phận cán bộ công chức suy giảm đạo đức, lối sống gây bất bình cho
nhân dân.
- Mức độ chuyên nghiệp, chuyên môn hóa chưa cao, kỷ năng hành chính cán bộ
công chức còn thấp.
- Công tác tập huấn nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, công dân trong quá
trình giải quyết công việc đối với cán bộ công chức chưa được đào tạo bồi dưỡng.
- Cơ sở vật chất của một số cơ quan đơn vị chưa đẩm bảo việc ứng dụng công
nghệ thông tin và quản lý hành chính chưa được thực hiện.
- Do nếp quen cách làm theo cơ chế cũ do đó vẫn còn một vài cơ quan chưa thật
thông suốt theo cơ chế “một cửa” nên việc chỉ đạo thực hiện ở đơn vị mình chưa thật sự
mạnh mẽ.
3. Nguyên nhân:
a. Về mặt khách quan:


Chúng ta không phủ nhận một thực tế là trong bối cảnh nền kinh tế chuyển từ cơ
chế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, không ít
vấn đề lý luận về vai trò chức năng quản lý của nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước
nói chung và bộ máy hành chính nói riêng chưa được làm sáng tỏ, cần có quá trình tìm
tòi, thử nghiệm và qua thực tiễn để khẳng định nhiều chủ trương chính sách, quy định của
phấp luật ra đời trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp chưa được sửa đổi thay thế.
Trong khi cải cách hành nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng tự thân đó đòi
hỏi sự đổi mới một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị.
Sự hạn chế và bất cập về trình độ, năng lực, kỹ năng hành chính, cuộc cải cách
chưa chuẩn bị tốt về tư tưởng nên ảnh hưởng của cơ chế cũ còn đè nặng lên nếp nghĩ, nếp
làm của không ít cán bộ, công chức.
b. Về mặt chủ quan:
Tâm lý thụ động, trông chờ, ỷ lại, ngại va chạm còn tồn tại ở một bộ phận cán bộ,
công chức, nhất là một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính trực tiếp ảnh hưởng đến
thẩm quyền và lợi ích của tổ chức, của bản thân cán bộ, công chức.
4. Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện tốt cải cách tổ chức hành chính theo cơ chế “một cửa”, một cửa liên
thông được tốt hơn đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho nhân dân và các tổ chức xã hội.
Qua thực tế có những bài học kinh nghiệm được rút ra đó là:
- Một là, bố trí cán bộ, công chức đúng chuyên mộn nghiệp vụ, có tinh thần trách
nhiệm cao, có ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân trong việc phục vụ tại bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
- Hai là, ban hành quy chế, quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký trả
tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Ba là, niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ hồ sơ, mức
thu phí, lệ phí, thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Bốn là, tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức cá nhân trong quá
trình giải quyết công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm viêc ở bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả.


- Năm là, họp định kỳ sáu tháng đầu năm, cuối năm để đánh giá kết quả trong việc
thực hiện cơ chế “một cửa” để kịp thời biểu dương khen thưởng, đồng thời kịp thời xử lý
những sai phạm trong quá trình làm việc của cán bộ, công chức ở bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
C. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH Ở HUYỆN TRONG THỜI GIAN ĐẾN
I. Phương hướng:
Trên cơ sở những kết quả đạt được về công tác cải cách hành chính nhà nước nói
chung và kết quả cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” nói riêng trong thời
gian qua; để tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” ở huyện trong thời gian đến, Nghị quyết huyện ủy năm 2003
đã nêu: “Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế “một cửa” ở cấp huyện và cấp xã. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục
pháp lý để có nhiều doanh nghiệp ra đời theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V (khóa
IX) và hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục cũng cố, kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp
nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là cấp cơ sở. Sử lý nghiêm các trường
hợp vi phạm kỷ cương kỷ luật hành chính. Tổ chức chu đáo công tác tiếp dân, giải quyết
kịp thời dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân…”.
Để cụ thể hóa Nghị quyết của Ban chấp hành huyện Đảng bộ Bắc Trà My 2003 về
cải cách hành chính; kỳ họp thứ IX HĐND khóa VIII đã có Nghị quyết: “ Rút kinh
nghiệm bước đầu và nâng cao hiệu quả việc thực hiện đề án cải cách hành chính theo cơ
chế “một cửa” ở cấp huyện và xã. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ
ở cơ sở xã và các cơ quan. Thực hiện chủ trương của tỉnh về khoán biên chế, quỹ lương
và chi phí hành chính ở một số cơ quan sau đó nhân ra diện rông. Tiếp tục cũng cố, kiện
toàn bộ máy chính quyền các cấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
nhất là cấp cơ sở, chú ý công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kiến thức
quản lý Nhà nước cho đội ngủ cán bộ huyện, xã, thị trấn.
II. Giải pháp:
1. Giải pháp chung:


- Tiếp tục sắp xếp các phòng ban trực thuộc huyện theo tinh thần quyết định số
207/1999/TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn tổ chức tinh giảm biên chế.
- Triển khai thực hiện thí điểm việc khoán biên chế, quỹ lương và chi phí hành
chính ở một số phòng sau đó triển khai diện rộng.
- Xây dựng đội ngủ cán bộ có phẩm chất đạo đức, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và kỷ năng hành chính đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Giải pháp cụ thể:
- Bổ sung hoàn chỉnh quy chế hoạt động của UBND huyện phù hợp với cải cách
hành chính theo cơ chế “một cửa”.
- Tăng cương sự kiểm tra đôn đốc về cải cách hành chính của UBND huyện đối
với các phòng ban chuyên môn trực thuộc huyện và UBND các xã, thị trấn.
- Củng cố nâng cao vai trò, trách nhệm của các thành viên Ban chỉ đạo cải cáhc
hành chính huyện, xã.
- Sơ kết rút kinh nghiệm việc triển khai cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”
thời gian qua, bổ sung hoàn chỉnh Đề án cải cách thủ tục hành chính.
- Đẩy mạnh việc tinh giản biên chế, kiên quyết đưa ra khỏi đội ngũ cán bộ, công
chức những người yếu kém về đạo đức, phẩm chất và năng lực công tác.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
- Đào tạo và đạo tạo lại nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng hành chính cho đội ngủ
cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thực hiện nghiêm kỷ
luật, kỷ cương hành chính.
III. Đề xuất:
1. Đối với tỉnh:
Cần phải xác định lại những thể chế thích hợp để tạo động lực mới cho sự phát
triển, mở ra những hướng đi mới trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại
dịch vụ. Cần phân cấp rõ ràng cho huyện trong một số lĩnh vực đầu tư, nhà, đất, những
chương trình dự án phát triển lớn của tỉnh…Vì những lĩnh vực này đang gây trở ngại và
thường chậm trễ bởi ngững thủ tục hành chính rườm rà.
Để việc cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” ở huyện đạt hiệu quả
cao, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành cấp tỉnh soát xét lại những thể chế hành chính


hiện nay để quy định lại một cách thống nhất, đồng bộ hợp lý, đặc biệt là các thủ tục hành
chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành ở Trung ương và ở địa phương. Tập trung
làm mạnh ở tỉnh để từ đó tạo tiền đề để động viên thúc đẩy nhiệm vụ này của địa phương.
Hiên nay vẫn còng tình trạng địa phương làm mà ngành không đồng ý, thậm chí còn có
tình trạng cản trở gây khó khăn cho địa phi tiến hành cải cách.
Cần xóa bỏ việc độc quyền phát hành các biểu mẫu về thủ tục hành chính.
2. Đối với huyện:
Định kỳ hằng tháng Ban chỉ đạo cải cách hành chính huyện làm việc trực tiếp với
Ban chỉ đạo cải cách hành chính của một vài xã (theo lịch đề xuất của tổ chuyên trách).
Định kỳ hằng quý Ban chỉ đạo cải cách hành chính huyện họp một lần để nghe Tổ
chuyên trách báo cáo tình hình và quyết định chương trình công tác của quý tiếp theo.
Ban hành văn liên tịch giữa UBND huyện và Liên đoàn Lao động huyện về chủ
trương cải cách hành chính, quy định sự phối kết hợp giữa cơ quan hành chính nhà nước
với Ban chấp hành Công đoàn trong việc vận động cán bộ, công chức hưởng ứng chủ
trương này trên cơ sở lồng ghép chương trình cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ
tục hành chính nói riêng với nội dung xây dựng cơ quan văn hóa ở từng cơ quan, đơn vị.
Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở huyện Bắc Trà My
PHẦN III
KẾT LUẬN
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính Nhà nước là một vấn đề quan trọng
và cấp thiết hiện nay, là một nhân tố có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thành công của công
cuộc đổi mới đất nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong bối cảnh trong nước và quốc tế
có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, đồng thời
cũng có nhiều nguy cơ thách thức mới. Công cuộc đổi mới sâu, rộng và đồng bộ đòi hỏi
phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật và phương thức điều hành quản lý của nhà
nước sao cho có hiệu lực, hiệu quả cao. Mặc khác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực
thù địch, đòi hỏi chúng ta phải ra sức tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước thật sự vững mạnh và trong sạch, có hiệu lực,
hiệu quả cần phải đảy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính.


Tuy nhiên, trước mắt chúng ta còn nhiều việc phải làm, đòi hỏi mọi người cần có
quyết tâm cao, cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa
phương mới có thể tạo được những bước chuyển căn bản và vững chắc cho công cuộc đổi
mới toàn diện huyện Bắc Trà My theo hướng “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trong quá trình viết đề tài này, bản thân tôi được sự quan tâm hướng dẫn của các
Thầy, Cô giáo trường Chính trị tỉnh Quảng Nam. Bản thân xin gửi đến quý Thầy, Cô lời
cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu xa./.


Tiểu luận: Tìm hiểu về cơ chế "một cửa" trong cải cách hành chính

Trong quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38-CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của hệ thống cơ ... » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Tiểu luận Tìm hiểu về cơ chế "một cửa" trong cải cách hành chính
  2. Mục lục 1. Khái niệm thủ tục hành chính ..................................................................... 4 2. Đặc điểm thủ tục hành chính ...................................................................... 5 3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính .................................................................. 5 1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước................................. 6 2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” .................................... 8 1. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 13 2. Chức năng, nhiệm vụ................................................................................ 13 3. Nhiệm vụ cụ thể của công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả........ 14 1. Các lĩnh vực hoạt động............................................................................. 15 2. Thời gian làm việc:................................................................................... 16 1. Kết quả hoạt động .................................................................................... 16 2. Thuận lợi, khó khăn.................................................................................. 17 3. Bài học kinh nghiệm................................................................................. 20 MỞ ĐẦU Trong quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38-CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức, đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho công dân và tổ chức. Hiện nay, thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của tổ chức, công dân vẫn còn rườm rà, phức tạp, trật tự, kỹ cương chưa nghiêm; việc thu phí, lệ phí không đúng quy định. Mặt khác, một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước khi tiếp và giải quyết công việc của nhân dân còn có thái độ thiếu tôn trọng, cửa quyền, sách nhiễu...Tình hình giải quyết công việc như vậy không những đã làm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của nhân dân, của nhà nước, mà nó còn là nguyên nhân chính làm tệ quan liêu, tham nhũng phát triển, gây mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu hội nhập phát triển đất nước trong tình hình mới. Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung quan trọng trong cải cách nền hành chính quốc gia. Yêu cầu được đặt ra là phải đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan Nhà nước với nhau và giữa cơ quan Nhà nước với tổ chức, công dân. Xuất phát từ tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính trong chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước, Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ( kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ ). Đây là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục 2
  3. hành chính, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cải cách nền hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010. Việc tìm hiểu nắm vững các vấn đề về lý luận và thực tiễn của thủ tục hành chính đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, mà còn cần thiết cho nhiều đối tượng khác để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan và tổ chức. Để tìm hiểu sâu hơn về cơ chế “một cửa”, sau thời gian học tập tại trường, bản thân muốn mở mang thêm kiến thức thực tiễn về vấn đề này, do đó đã xin thực tập tại UBND thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang – là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “một cửa” tại cấp xã. Khái quát về đơn vị thực tập: Thị trấn An Châu được thành lập năm 1979, diện tích tự nhiên 1.285 ha. Dân số 23.404 người /4.937 hộ, trong đó: Hộ nghèo chiếm 5,39% dân số, lao động trong độ tuổi chiếm 61,84% dân số, lao động phi nông nghiệp chiếm 63,62% lực lượng lao động. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,23% và tăng cơ học hằng năm 1,31%. Dân tộc - Tôn giáo: Dân tộc kinh có 4.889 hộ, chiếm 99,03%; Khơmer có 42 hộ, chiếm 0,85%; dân tộc khác có 06 hộ, chiếm 0,12%. Đạo phật giáo Hoà hảo chiếm 73,88%, Thiên chúa chiếm 11,60%, các tôn giáo khác chiếm 14,52% Mật độ dân số 1.821 người/Km2, dân cư tập trung dọc theo Quốc lộ 91, ven sông Hậu và các trục giao thông liên xã. Cơ sở hạ tầng nông thôn: có 23 km lộ giao thông, trong đó có 7 km Quốc lộ 91; 8,9 km lộ liên xã được nhựa hóa, 3 km đường cấp phối Tà Pạ; các tuyến giao thông nội ô thị trấn đảm bảo thông suốt trong mùa lũ. Có 4.882 hộ sử dụng điện chiếm 98,5%; 4.342 hộ sử dụng nước sạch chiếm 89,8%. Mạng lưới thông tin liên lạc phủ khắp, bình quân 40 máy điện thoại/100 hộ dân. Lĩnh vực kinh tế: cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng Thương mại - Dịch vụ ( chiếm 43,1% ), Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp ( chiếm 31% ), Nông nghiệp ( chiếm 25,9 % ). Mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm 10% - 12%. Tổng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn 5,5 tỷ, thu theo phân cấp 2,855 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người 8,2 triệu đồng/năm. Lĩnh vực văn hoá - xã hội: hệ thống trường lớp khang trang với 01 trường trung học cơ sở, 04 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo và 01nhà trẻ, hàng năm huy động 4.709 học sinh các bậc học. Địa bàn có 01 Trạm y tế với đội ngũ y bác sĩ, cộng tác viên có trình độ chuyên môn cao, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Hệ thống thông tin tuyên truyền đảm 3
  4. bảo, các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và phong trào xã hội từ thiện được quan tâm thực hiện tốt. Lĩnh vực an ninh - quốc phòng: Lực lượng công an, quân sự đủ biên chế, thực hiện tốt công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác quân sự địa phương hàng năm. Lĩnh vực quản lý Nhà nước: Tổ chức bộ máy biên chế đầy đủ theo Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Với 124 cán bộ, công chức ( kể cả xã, ấp ); hầu hết cán bộ chuyên trách và công chức đều có trình độ chuyên môn, chính trị đúng theo tiêu chuẩn quy định ( 24 cán bộ chuyên trách và công chức ). Địa phương bắt đầu áp dụng mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa từ cuối năm 2003... Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I- QUAN NIỆM CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Khái niệm thủ tục hành chính Với nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. Trong nghiên cứu thủ tục hành chính, có nhiều quan niệm khác nhau: - Quan niệm thứ nhất: Thủ tục hành chính là trình tự mà các cơ quan quản lý nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật. - Quan niệm thứ hai: Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước. Như vậy, ngoài thủ tục xử lý các vi phạm hành chính thì thủ tục hành chính, thì các thủ tục như cấp phép, đăng ký, giải quyết khiếu nại, tố cáo ... cũng được xem là thủ tục hành chính. Quan niệm này có phạm vi rộng hơn nhưng vẫn chưa đầy đủ. - Quan niệm theo nghĩa rộng nhất khẳng định: Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian và không gian các giai đoạn cần phải có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, bao gồm: trình tự thành lập các công sở, trình tự bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức, viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền chủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức - tác nghiệp hành chính. 4
  5. Thủ tục hành chính là một bộ phận tạo thành chế định tất yếu của luật hành chính, do vậy xây dựng một quan niệm chung, thống nhất về thủ tục hành chính là rất quan trọng. Điều đó có ý nghĩa to lớn trong hoạt động lập pháp và để nhận thức hành động đúng đắn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước. Như vậy, Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân. Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước hoặc của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. 2. Đặc điểm thủ tục hành chính 2.1. Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm thủ tục hành chính. Mọi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước đều phải được trật tự hoá, tức là phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định. 2.2. Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính Nhà nước. Nghĩa là, thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc về khái niệm thủ tục hành chính. 2.3.Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp của nó được quy định bởi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, là hoạt động diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và bộ máy hành chính bao gồm rất nhiều các cơ quan từ Trung ương đến địa phương, mỗi cơ quan đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình đều tuân thủ theo những thủ tục nhất định. Hơn nữa nền hành chính Nhà nước ta hiện đang chuyển từ nền hành chính kế hoạch hoá tập trung sang nền hành chính phục vụ; đồng thời với xu thế hợp tác quốc tế hiện nay đối tượng quản lý không chỉ là công dân, tổ chức trong nước mà còn có yếu tố nước ngoài. Do vậy, thủ tục hành chính hiện nay rất đa dạng, phong phú và phức tạp. 2.4. So với các quy phạm nội dung của luật hành chính, thủ tục hành chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn khi thực tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới. 3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính Thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong quản lý Nhà nước và xã hội. 5
  6. Trước hết, nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết thì một quyết định hành chính sẽ không được đưa vào thực hiện hoặc bị hạn chế tác dụng. Nói cách khác, thủ tục hành chính đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành. Thủ tục hành chính đảm bảo cho việc thi hành quyết định được thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý cũng như các hệ quả do việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. Thủ tục hành chính khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý, sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc thực hiện các quyết định quản lý, đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý Nhà nước. Bởi thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy khi được xây dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết thực, làm giảm sự phiền hà, chống được tệ quan liêu, tham nhũng, củng cố được mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Xét trong tổng thể, vì thủ tục hành chính là một bộ phận pháp luật hành chính nên nắm vững và thực hiện các quy định về thủ tục hành chính sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền. Cũng cần nhấn mạnh rằng, thủ tục hành chính có ý nghĩa như một công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính, không thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính. Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định rằng: Thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân và các tổ chức, có khả năng làm bền chặt mối quan hệ đó, làm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trên một phương diện nhất định, thủ tục hành chính biểu hiện trình độ văn hoá, văn hoá giao tiếp, văn hoá điều hành, mức độ văn minh của nền hành chính. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính không đơn thuần liên quan đến pháp luật, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hoá, giáo dục và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế. II- NỘI DUNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định: 1.1. Mục tiêu chung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là : “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh 6
  7. đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những mục tiêu cụ thể của Chương trình là : - Hoàn thiện hệ thống thể chế hành chính, cơ chế, chính sách phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là các thể chế về kinh tế, về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính. Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục tính cục bộ trong việc chuẩn bị, soạn thảo các văn bản; đề cao trách nhiệm của từng cơ quan trong quá trình xây dựng thể chế; phát huy dân chủ, huy động trí tuệ của nhân dân để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật. - Xóa bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân. - Các cơ quan trong hệ thống hành chính được xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; chuyển được một số công việc và dịch vụ không cần thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận. - Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý theo nguyên tắc Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô toàn xã hội bằng pháp luật, chính sách, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện. Bộ máy của các Bộ được điều chỉnh về cơ cấu trên cơ sở phân biệt rõ chức năng, phương thức hoạt động của các bộ phận tham mưu, thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công. - Đến năm 2005, về cơ bản xác định xong và thực hiện được các quy định mới về phân cấp quản lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương; định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được tổ chức lại gọn nhẹ, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước theo nhiệm vụ và thẩm quyền được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi). Xác định rõ tính chất, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của chính quyền cấp xã. - Đến năm 2010, đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, chuyên nghiệp, hiện đại. Tuyệt đại bộ phận cán bộ, công chức có phẩm chất tốt và đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và phục vụ nhân dân. - Đến năm 2005, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, trở thành động lực của nền công vụ, bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình. 7
  8. - Đến năm 2005, cơ chế tài chính được đổi mới thích hợp với tính chất của cơ quan hành chính và tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công. - Nền hành chính nhà nước được hiện đại hóa một bước rõ rệt. Các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước kịp thời và thông suốt. Hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ được đưa vào hoạt động. 1.2. Nội dung chủ yếu của chương trình - Cải cách thể chế; - Cải cách tổ chức bộ máy; - Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; - Cải cách tài chính công. Về cải cách thể chế, một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, theo đó: - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch, giám định. Mẫu hóa thống nhất trong cả nước các loại giấy tờ mà công dân hoặc doanh nghiệp cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống. - Ban hành cơ chế kiểm tra cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết công việc của dân; xử lý nghiêm người có hành vi sách nhiễu, hách dịch, vô trách nhiệm; khen thưởng những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Mở rộng thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức ở các cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm giải quyết công việc của cá nhân và tổ chức phải niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, trình tự, lệ phí, lịch công tác tại trụ sở làm việc. - Quy định cụ thể và rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong khi thi hành công vụ. Việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. 2. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 8
  9. 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế này quy định việc áp dụng, triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 2.1. Khái niệm “Một cửa” “Một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. 2.2. Lợi ích của cơ chế “một cửa” Việc thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trước đây, tổ chức, công dân phải đi lại nhiều lần, đến một hoặc nhiều cơ quan để liên hệ giải quyết công việc của mình. Nay với cơ chế “một cửa”, tổ chức, công dân chỉ phải đến liên hệ tại một nơi, việc phối hợp giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. Qua tổng kết thực tiễn thực hiện cơ chế “một cửa”, cho thấy các kết quả cụ thể như sau: - Giảm phiền hà cho tổ chức, công dân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại cơ quan hành chính nhà nước. - Góp phần chống tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, công chức. Nâng cao ý thức trách nhiệm và, tinh thần, thái độ phục vụ tổ chức, công dân của đội ngũ cán bộ, công chức. - Nâng cao chất lượng công vụ, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. - Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân. - Đổi mới cơ bản phương thức hoạt động của bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở đó sắp xếp lại tổ chức theo hướng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. 2.3. Phạm vi áp dụng Cơ chế “một cửa” được áp dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cụ thể là : Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (các Sở, Ban, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân); Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 2.4. Nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa” 9
  10. - Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. - Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân. - Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước. - Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân. 2.5. Các lĩnh lực thực hiện cơ chế “một cửa” - Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương : phê duyệt các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài, xét duyệt cấp vốn xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, cho thuê đất, giải quyết chính sách xã hội. - Tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh : cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, đăng ký hộ khẩu, công chứng và chính sách xã hội. - Tại xã, phường, thị trấn : xây dựng nhà ở, đất đai, hộ tịch, chứng thực. 10
  11. Chương II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO MÔ HÌNH “MỘT CỬA” TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN AN CHÂU, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG I. CƠ SỞ PHÁP LÝ HÌNH THÀNH 1. Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 của Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ. 3. Kế hoạch số 44/KH.UB.TC ngày 20/11/2003 của UBND tỉnh An Giang về việc Tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trên địa bàn tỉnh An Giang. Trên cơ sở thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, UBND tỉnh và chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện Châu Thành, UBND thị trấn An Châu tiến hành xây dựng Đề án thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu và được phê duyệt bằng các văn bản sau: - Quyết định số 1381/QĐ.UB.TC ngày 22/12/2003 của UBND huyện Châu Thành phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính tại UBND thị trấn An Châu theo cơ chế “một cửa”. - Quyết định số 1430/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyện Châu Thành về việc thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu. 11
  12. - Quyết định số 1431/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyện Châu Thành về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu. - Quyết định số 1432/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyện Châu Thành về việc phê duyệt bản Quy định các thủ tục hành chính và trình tự giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu. - Quyết định số 115/QĐ.UB ngày 25/12/2003 của Chủ tịch UBND thị trấn An Châu về việc điều động công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu. Ngày 31/12/2003, “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu chính thức đi vào hoạt động. rực tiếp viết giấy hẹn với tổ chức, công dân (đối với những việc cần có thời gian xử lý), xử lý hồ sơ hoặc ồ sơ trực tiếp cho công chức phụ trách lĩnh vực tương ứng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhận giấy xong, trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND thị trấn ký, sau đó trả lại cho tổ chức, công dân theo giấy Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND thị trấn đồ khái quát cơ chế “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu: 2 Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Công chức Văn phòng - Thống kê - Công chức Địa chính - Xây dựng - Công chức Tư pháp - Hộ tịch bộ phận chuyên môn có liên quan ( nếu có ) đã giải quyết từ chính công chức này. 12 y định. 1
  13. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 1. Cơ cấu tổ chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND thị trấn, được tổ chức theo Quyết định số 1430/QĐ.UB.TC ngày 24/12/2003 của UBND huyện Châu Thành về việc thành lập “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” thực hiện theo cơ chế “một cửa” thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu và Quyết định số 115/QĐ.UB ngày 25/12/2003 của Chủ tịch UBND thị trấn An Châu về việc điều động công chức đến làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND thị trấn An Châu. Biên chế gồm 03 công chức: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tư pháp - Hộ tịch. Công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Chủ tịch UBND thị trấn. 2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1. Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi họ có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của UBND thị trấn. 2.2. Hướng dẫn tổ chức, công dân trong việc hoàn tất các thủ tục hành chính, giấy tờ, biểu mẫu theo quy định. Việc hướng dẫn này được thực hiện theo nguyên tắc một lần, đầy đủ, theo đúng quy định đã niêm yết công khai. 2.3. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi; Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh. 13
  14. Trường hợp hồ sơ của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thị trấn thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. 2.4. Xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình. Trường hợp hồ sơ của tổ chức, công dân có liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các cán bộ, công chức khác, công chức phụ trách hồ sơ chủ động phối hợp với các cán bộ, công chức khác cùng xử lý hồ sơ. Sau khi xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân xong, trình Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ tịch UBND thị trấn giải quyết. 2.5. Nhận lại kết quả đã giải quyết, trả lại cho tổ chức, công dân, thu phí, lệ phí theo quy định (nếu có). 3. Nhiệm vụ cụ thể của công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 3.1. Công chức Văn phòng - Thống kê có trách nhiệm: - Tiếp nhận những hồ sơ về các lĩnh vực công việc không thuộc lĩnh vực Địa chính - Xây dựng, Hộ tịch và Chứng thực, chuyển các cán bộ, công chức khác có liên quan thuộc UBND thị trấn để xử lý, viết phiếu chuyển hồ sơ, sau đó nhận lại kết quả đã giải quyết, trả lại cho tổ chức, công dân; - Theo dõi, tổng hợp tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Là đầu mối phối hợp với các cán bộ, công chức khác thuộc UBND cấp xã kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt đối với những hồ sơ liên quan đến nội dung công việc của nhiều công chức. 3.2. Công chức Địa chính - Xây dựng có trách nhiệm: - Hướng dẫn, tiếp tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việc thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở; - Xử lý, trình Lãnh đạo UBND thị trấn giải quyết các hồ sơ thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở; sau đó trả kết quả cho tổ chức, công dân; - Là đầu mối phối hợp với các công chức khác để giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực đất đai, xây dựng nhà ở đối với trường hợp liên quan đến nội dung công việc của nhiều công chức. 3.3. Công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm: - Hướng dẫn, tiếp tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việc thuộc các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực; 14
  15. - Xử lý, trình Lãnh đạo UBND cấp xã giải quyết các hồ sơ thuộc các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, sau đó trả kết quả cho tổ chức, công dân; - Là đầu mối phối hợp với các công chức khác để giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực đối với các trường hợp liên quan đến nội dung công việc của nhiều công chức. III. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 1. Các lĩnh vực hoạt động 1.1. Lĩnh vực đất đai - Thẩm tra, xác nhận hồ sơ xin cấp quyền sử dụng đất. - Thẩm tra, xác nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. - Thừa kế quyền sử dụng đất. - Hướng dẫn tổ chức, cá nhân liên hệ cơ quan địa chính các trường hợp yêu cầu chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( áp dụng đối với trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức, công dân có sai sót về diện tích, kỹ thuật hoặc các chi tiết khác ). 1.2. Lĩnh vực xây dựng nhà ở - Thẩm tra, xác nhận đơn xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. - Thẩm tra, xác nhận đơn xin hợp thức hoá quyền sở hữu nhà ở. 1.3. Lĩnh vực hộ tịch - Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn. - Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn. - Đăng ký nuôi con nuôi. - Đăng ký nhận cha, mẹ, con. - Hướng dẫn tổ chức, công dân đến liên hệ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 1.4. Lĩnh vực chứng thực - Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc giao dịch dân sự trong nước. - Chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản. - Các việc khác theo quy định của pháp luật. 1.5. Những lĩnh vực công việc khác thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thị trấn. 15
  16. 2. Thời gian làm việc: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả làm việc 8 giờ/ngày ( 40 giờ/tuần ), trong đó: - Thời gian tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân: Buổi sáng từ 8 giờ đến 10 giờ; Buổi chiều từ 14 giờ đến 16 giờ. - Thời gian còn lại công chức thực hiện các tác nghiệp chuyên môn, xử lý hồ sơ tiếp nhận và trình lãnh đạo UBND thị trấn ký, giải quyết. IV. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Kết quả hoạt động Trên cơ sở thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết công việc theo mô hình “một cửa” tại UBND thị trấn An Châu, được triển khai và thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định pháp luật. Thực hiện 4 công khai: Công khai quy trình, công khai thủ tục, công khai thời gian và công khai lệ phí; nội quy, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, công dân khi đến quan hệ... Tính từ ngày khai trương hoạt động ( 31/12/2003 đến 31/12/2006 ) Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận và giải quyết 11.603 hồ sơ các loại, trong đó lĩnh vực tiếp nhận nhiều hồ sơ nhất là chứng thực chữ ký công dân trong các giấy tờ giao dịch dân sự ( 6.034 hồ sơ ). Tính riêng năm 2006, đã tiếp nhận và giải quyết 4.537 hồ sơ, cụ thể như sau: Tiếp Trả TT Lĩnh vực và nội dung công việc thực hiện nhận kết quả Địa chính - Xây dựng: 922 922 - Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 324 324 - Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất 177 177 1 - Thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất 70 70 - Thủ tục cấp phép xây dựng 292 292 - Thủ tục hợp thức hoá nhà ở 59 59 Tư pháp - Hộ tịch: 807 807 - Khai sinh 444 444 2 - Khai tử 141 141 - Kết hôn 207 207 16
  17. - Cải chính hộ tịch 15 15 Chứng thực: 2.039 2.039 - Chữ ký công dân trong các giấy tờ giao dịch 1.533 1.533 dân sự 3 09 09 - Di chúc 10 10 - Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế 487 487 - Các việc khác 4 Các lĩnh vực khác 769 769 TỔNG CỘNG: 4.537 Tất cả hồ sơ đều được giải quyết đúng thời gian theo giấy hẹn, riêng lĩnh vực đất đai, hộ tịch đều giải quyết sớm hơn từ 2 đến 3 ngày ( quy định từ 3 - 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ ), lĩnh vực chứng thực giải quyết trong ngày. Ngoài ra, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn tư vấn, hướng dẫn tổ chức, công dân liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các trường hợp không thuộc thẩm quyền của UBND thị trấn. Bên cạnh việc tổ chức tiếp nhận và trả kết quả cho tổ chức, công dân, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thường xuyên rà soát các quy trình thủ tục hành chính liên quan, kịp thời cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực hoạt động. 2. Thuận lợi, khó khăn Thực tiễn giải quyết hồ sơ, yêu cầu của tổ chức, công dân theo cơ chế “một cửa” hơn 3 năm qua tại UBND thị trấn An Châu đã cho thấy đây là cơ chế đúng đắn, một giải pháp hữu hiệu để cải cách thủ tục hành chính. Có thể rút ra những lợi ích chủ yếu của cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục hành chính thời gian qua như sau: Trước hết, đối với Chính quyền địa phương: - Tăng cường hiệu quả hoạt động, hiệu lực quản lý nhà nước của UBND thị trấn An Châu nói riêng, của cả bộ máy hành chính Nhà nước nói chung. Thông qua việc giải quyết hồ sơ thủ tục theo quy trình được công khai, các bộ phận, cơ quan được xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thời gian giải quyết và mối quan hệ phối hợp giải quyết, giảm bớt chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. 17
  18. - Giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của tổ chức, công dân theo quy trình khép kín, được quản lý chặt chẽ từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kết quả, hạn chế sự tuỳ tiện trong giải quyết, xử lý công việc. - Thông qua việc rà soát, xem xét lại các quy trình thủ tục, các quy định trong thủ tục hành chính đã phát hiện ra những vấn đề vướng mắc về cơ chế, mối quan hệ về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, được nghiên cứu và đã nhiều lần đề xuất sửa đổi, tháo gỡ. - Khối lượng công việc lớn được thực hiện trong thời gian nhất định. Cường độ và năng suất lao động của cán bộ, công chức được nâng cao và ý thức trách nhiệm của công chức ở các bộ phận trong từng công đoạn của cơ chế “một cửa” cao hơn; tạo ra động lực thúc đẩy các bộ phận, của từng công chức, tạo mối quan hệ tích cực trong giải quyết công việc; các thủ tục đều công khai, minh bạch, trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân trong dây chuyền công việc rõ ràng. - Hồ sơ, yêu cầu của tổ chức, công dân được thực hiện qua nhiều khâu, đòi hỏi công chức phải đáp ứng về trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, trách nhiệm cá nhân. Đặc biệt là năng lực, kiến thức về pháp luật và kỷ năng tổ chức thực hiện công việc trong lĩnh vực hành chính. Ngoài ra, còn đòi hỏi phẩm chất, tư cách, thái độ lịch sự, nghiêm túc, nhã nhặn trong quan hệ giao tiếp với người dân tại khâu tiếp nhận. - Quy trình giải quyết công việc được tổ chức khoa học, chặt chẽ, giúp lãnh đạo UBND thị trấn có điều kiện kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ, công chức; mặt khác tạo điều kiện khuyến khích sự phấn đấu vươn lên của từng cán bộ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc giải quyết các yêu cầu của tổ chức, công dân hầu hết được thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, có phiếu tiếp nhận hồ sơ, có sổ ghi chép và hẹn ngày trả kết quả tạo sự an tâm cho người dân, góp phần làm giảm đáng kể số lượng đơn khiếu nại liên quan đến công tác giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân do cơ quan hành chính thực hiện. - Đã thay đổi được nhận thức của cán bộ, công chức để xây dựng nền hành chính dân chủ; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức đối với việc thực thi công vụ trong việc giải quyết yêu cầu của công dân và tổ chức đối với cơ quan nhà nước, tạo lập được mối quan hệ tốt giữa cán bộ, công chức với nhân dân. Trên cơ sở đó để tổ chức, công dân tham gia giám sát và xây dựng chính quyền vững mạnh, bước đầu đã xây dựng nền hành chính chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại hoá. Thứ hai, đối với tổ chức, công dân: - Các quy trình thủ tục, các khoản phí, lệ phí rõ ràng, công khai được niêm yết tại nơi tiếp dân đã giúp người dân có được một tâm trạng thoải mái, giải tỏa được những thắc mắc do sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trước đây, giảm bớt tình trạng nhũng nhiễu của đội ngũ công chức. Đồng thời tạo sự 18
  19. gần gũi hơn giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, tạo điều kiện cho người dân được tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước. - Giảm bớt được một số thủ tục không cần thiết nhờ định kỳ rà soát lại các quy định trong từng loại thủ tục. - Việc quy định rút ngắn thời hạn giải quyết hồ sơ đã giúp cho người dân tránh được sự tốn kém về thời gian, chi phí. Điều này không những mang ý nghĩa tốt đẹp về tình cảm của người dân đối với cơ quan nhà nước, mà còn là yếu tố thể hiện phong cách và ý thức phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần được nghiên cứu, tháo gỡ trong thời gian tới: - Do cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” là lộ trình từng bước xóa bỏ tệ quan liêu, nhũng nhiễu đã đụng chạm đến quyền lợi cục bộ của một bộ phận cán bộ, công chức nên trong buổi đầu thực hiện đã gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, nhờ thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục và quyết tâm cải cách của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước nên những trở ngại này từng bước đã được khắc phục. - Quá trình thực hiện cơ chế “một cửa” cho thấy mặc dù các quy định về thủ tục hành chính tuy đã được rà soát, xem xét, điều chỉnh, nhưng vẫn còn rườm rà, phức tạp, chưa thật sự đơn giản, khoa học, hợp lý. Để cải tiến, sửa đổi cần phải có sự thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. - Để giải quyết những hồ sơ, yêu cầu có tính liên ngành như đất đai, xây dựng,… thì người dân phải liên hệ với nhiều cơ quan, nhiều cấp ( ít nhất là 2 cấp: xã - huyện, huyện - tỉnh ) để được giải quyết. Như vậy, vẫn còn tình trạng “cắt khúc” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, cần nghiên cứu điều chỉnh theo hướng “một cửa” liên thông theo ngành hoặc theo cấp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. - Giải quyết hồ sơ, yêu cầu của người dân theo cơ chế “một cửa” thời gian qua vẫn còn tình trạng người dân đi lại nhiều lần bổ sung hồ sơ, có lúc, không ra phiếu hẹn hoặc trễ hẹn trả kết quả,…Tuy không phổ biến nhưng cũng gây tâm lý phiền hà, bức xúc cho người dân. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do trình độ năng lực, phẩm chất của một bộ phận công chức làm công tác tiếp nhận và trả kết quả và cán bộ chuyên môn thụ lý giải quyết hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu. Thiếu quy chế phối hợp, phân công 19
  20. phân nhiệm chưa rõ ràng, hoặc có quy chế nhưng không xem xét, xử lý trách nhiệm khi có sai phạm và khen thưởng khi có thành tích tốt. - Đối với cấp xã, công chức công tác tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đồng thời cũng là công chức chuyên môn trực thuộc UBND xã, cho nên vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngành ( địa chính, tư pháp ...) vừa thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả, do vậy cường độ lao động và áp lực công việc cao nhưng chưa có chế độ, chính sách tương xứng ( chưa có phụ cấp ) đối với đội ngũ này. - Ở cấp xã, nơi tiếp nhận và trả kết quả chưa đảm bảo thông thoáng, thuận tiện, thiếu phương tiện làm việc, gây khó khăn cho việc thực hiện cơ chế “một cửa”. 3. Bài học kinh nghiệm - Lãnh đạo các cấp chính quyền phải nêu cao quyết tâm thực hiện cải cách thủ tục hành chính, phục vụ nhu cầu và lợi ích chính đáng của nhân dân. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm cá nhân về công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. - Thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi triển khai cơ chế “một cửa” như: + Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức và ngoài xã hội để tạo nhận thức thống nhất và quyết tâm thực hiện. Phải làm cho cả cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân hiểu được những lợi ích to lớn mà chương trình cải cách nền hành chính mang lại. + Rà soát các thủ tục đưa vào thực hiện, bỏ bớt những thủ tục rườm rà, sai quy định; phát hiện các quy định chồng chéo để sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý. + Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp vận hành cơ chế “một cửa” rõ ràng, phân công phân nhiệm cụ thể đến từng đơn vị, cá nhân. + Lựa chọn cán bộ có năng lực chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và phẩm chất đạo đức tốt bố trí làm công tác tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”. Quan tâm thường xuyên đến việc cập nhật thông tin về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này. + Có phương án bố trí nơi tiếp nhận và trả kết quả thuận tiện cho tổ chức, công dân đến liên hệ giải quyết công việc như phòng, ghế ngồi 20

Luận văn:Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai

Cải cách hành chính là một công cuộc lớn được Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện trong suốt quá trình đổi mới, công cuộc ấy đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác vấn đề, tập trung giải quyết từng bước để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu. » Xem thêm

Chủ đề:

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ KHOA QUẢN TRỊ – TTTV BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH: QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG Chủ đề: CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI ( Thời gian thực tập từ ngày 31 tháng12 năm 2012 đến ngày 31 tháng 03 năm 2013 ) Giáo viên hướng dẫn: ThS NGUYỄN THỊ HAY Sinh viên thực hiện: ĐÀO CÔNG HƯNG Lớp: ĐH QTVP3 – K1 1
  2. HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2013 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chủ đề. Lâu nay, trong con mắt của người dân thì thủ tục hành chính luôn ph ức tạp, rườm rà, thiếu công khai, minh bạch thậm chí là nhiêu khê. Đi ều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người dân, giảm lòng tin c ủa nhân dân đối với nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước. Xuất phát từ lý do trên mà hiện nay trong cả nước nói chung và đ ịa bàn Thanh Oai nói riêng, tại các cơ quan quản lý nhà nước đặc biệt là UBND các cấp hoạt động của mô hình “một cửa” trong cải cách thủ tục hành chính đã và đang được đẩy mạnh., mô hình “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai được triển khai trên cơ sở chuẩn bị tốt về mặt cơ sở vật chất và tuyển chọn đ ội ngũ CB, CC nhiệt tình, có trình độ chuyên môn, Bộ phận “một cửa” của UBND huyên Thanh Oai thuộc quản lý của Văn phòng HĐND - UBND Thanh Oai hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả cao, được đông đảo nhân dân đồng thuận và ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai th ực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được như thủ tục hành chính được công khai, giảm hẳn tình trạng gây phi ền hà, sách nhiễu tổ chức, công dân; tinh thần, trách nhiệm, năng lực chuyên môn của CB, CC được nâng lên đáng kể thì vẫn còn nh ững t ồn t ại nhi ều v ấn đ ề b ức xúc, biểu hiện thủ tục hành chính còn rườm rà, thủ tục chồng chéo, trùng l ặp, chưa ban hành kịp thời gây khó khăn cho công dân trong quá trình giải quyết công việc. Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách th ủ t ục hành chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thi ết. Chính vì nh ững lý do đó mà tác giả chọn chủ đề: “Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND huyện Thanh Oai”. 2. Mục đích nghiên cứu 2
  3. - tìm hiểu thực trạng triển khai hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND Huyện Thanh Oai, trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, phục vụ cho công tác quản lý và điều hành hoạt động ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu Chủ đề tập trung nghiên cứu những thủ tục hành chính được giải quyết tại UBND huyện Thanh Oai và cơ chế phối hợp giũa các cơ quan chức năng qua mô hình “một cửa”. Tổng hợp tình hình thực tiễn để cung cấp những căn cứ chính xác cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động cải cách thủ tục hành chính theo c ơ chế “một cửa” ở địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu Chủ đề chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề, lĩnh vực giải quyết công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa” tại UBND huy ện Thanh Oai t ừ năm 2007 đ ến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, th ống kê xã h ội h ọc, nghiên c ứu lý thuyết, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu các đối tượng trên. 6. Kết cấu của chủ đề Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham kh ảo thì nội dung của Chủ đề báo gồm 3 chương chính: Chương 1: Lý luận chung về thủ tục hành chính và cải cách th ủ t ục hành chính.. Chương 2: Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai. 3
  4. Chương 3:Một số biệp pháp hoàn thiện công tác cải cách thủ t ục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND huyện Thanh Oai. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 1.1 Khái quát chung về thủ tục hành chính. 1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính Trong hoạt động quản lý nói chung và trong hoạt động của c ơ quan nhà nước nói riêng, để giải quyết được bất cứ công việc nào cũng đều cần có những thủ tục phù hợp, theo quan niệm chung cho rằng: Thủ tục có nghĩa là ph ương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất đ ịnh, một th ể l ệ thống nhất Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định để giải quyết công việc. Hoạt động quản lý Nhà nước cần phải tuân theo những quy tắc pháp lý, quy định và trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để gi ải quyết công việc. Thủ tục hành chính là một loại th ủ t ục g ắn với ho ạt đ ộng c ủa cơ quan hành chính Nhà nước. Có rất nhiều quan niệm khác nhau v ề th ủ t ục hành chính dựa trên những góc nhìn khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: “Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy đ ịnh trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nh ất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công vi ệc c ủa các c ơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, t ổ ch ức và cá nhân công dân”. Thủ tục hành chính là bộ phận cơ bản của thể chế hành chính Nhà nước, là công cụ của cơ quan hành chính Nhà nước được sử dụng để giải quy ết công việc cho công dân, tổ chức, là cơ sở để xác định tính h ợp pháp c ủa n ền công v ụ. Do vậy, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai và dân ch ủ s ẽ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà 4
  5. nước, rút ngắn khoảng cách giữa Nhà nước và nhân dân, củng cố sức mạnh Nhà nước, lòng tin của nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính. - Thủ tục hành chính được điều chỉnh bằng các quy ph ạm th ủ t ục hành chính Mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước được trật tự hoá, nghĩa là phải tiến hành theo những thủ tục nhất định, nhưng không có nghĩa m ọi ho ạt động trong quản lý nhà nước đều phải được điều chỉnh quy phạp thủ tục hành chính, mà có hoạt động tác nghiệp cụ th ể trong nội bộ t ổ ch ức Nhà n ước do các quy định nội bộ điều chỉnh. Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó những hành vi áp dụng pháp luật chủ yếu liên quan đến việc xác định th ực t ế của vụ việc, lựa chọn quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về việc đó, các hành vi áp dụng pháp luật này chủ yếu được tiến hành theo những th ủ tục hành chính nhất định, như vậy nếu thiếu các quy đ ịnh v ề th ủ t ục hành chính cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động qu ản lý s ẽ không được thực hiện. Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm cho sự hoạt động ch ặt ché, thu ận lợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước vì nó là nh ững chu ẩn m ực hành vi cho mọi công dân và công chức nhà nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. - Thủ tục hành chính là trình tự thự hiện thẩm quyền trong qu ản lý hành chính Nhà nước. Thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục tư pháp, khác với thủ tục tố tụng tại toà án, kể cả tố tụng hành chính cũng không thuộc khái ni ệm th ủ t ục hành chính. 5
  6. So với thủ tục tố tụng, thủ tục hành chính do nhi ều c ơ quan và công ch ức nhà nước thực hiện và do tính chất hoạt động quản lý nên ngoài nh ững khuôn mấu tương đối, thủ tục hành chính còn chứa đựng các biện pháp tuỳ nghi, ngược lại thủ tục tố tụng nhằm đảm bảo tính đúng đắn c ủa các quy ết đ ịnh xét x ử nên nó phải rất chặt chẽ. - Thủ tục hành chính rất đa dạng, phức tạp. Tính đa dạng, phức tạp đó được quy định bởi hoạt động quản lý nhà n ước là hoạt động diến ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời s ống xã h ội và b ộ máy hành chính bao gồn rất nhiều cơ quan tù Trung ương tới địa phương, m ối c ơ quan đó trong việc thực hiện thẩm quyền của mình đều phải tuân thủ theo những thủ tục nhất định. Tính đa dạng và phức tạp còn do nền hành chính nước ta đang chuyển từ hành chính cai quản (hành chính đơn thuần) sang hành chính ph ục vụ, làm dịch vụ cho xã hội, tù quản lý tập chung sang cơ chế thị trường làm cho hoạt động quản lý hành chính đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, biện pháp. Xu hương hợp tác quốc tế dán đên đối tượng quản lý không chỉ là những công dân trong nước mà cón liên quan đến yếu tố nước ngoài do vậy th ủ t ục hành chính hiện nay rất đa dạng, phong phú và tính phức tạp cũng tăng nên gấp bội. - So với các quy phạm nội dung của Luật Hành chính, thủ tục hành chính có tính năng động hơn và đòi hỏi phải thay đ ổi nhanh h ơn m ột khi thực tế cuộc sống đã có những yêu cầu mới. Thủ tục hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước cơ thẩm quy ền đặt ra để giải quyết công việc, trên một chưng mực đáng kế nó lệ thuộc vào nhận thức chủ quan của chính người xây dựng nên, nếu nhận thức đó phù hợp với thực tế khách quan đòi hỏi thì thủ tục hành chính sẽ mang tính ti ến b ộ, thi ết thực phục vụ cho cuộc sống, nhưng nếu nhận thức không phù hợp với yêu cầu khách quan thì sẽ xuất hiện những thủ tục hành chính lạc hậu khi áp dụng và 6
  7. hoạt động quản lý điểu hành của bộ máy nhà nước chúng gây khó khăn cho bước đi lên của đời sống xã hội do đó thủ tục hành chính ph ải thay đ ối tr ước những yêu cầu của thực tế khách quan. 1.1.3. Ý nghĩa của thủ tục hành chính. - Thủ tục hành chính bảo đảm các quyết định hành chính đ ược thi hành. Nếu không thực hiện các thủ tục hành chính cần thì một quy ết định hành chính sẽ không được đưa vào thực tế hoặc bị hạn chế tác dụng. Thủ tục cành cơ bản thì ý nghĩa này càng lớn, bởi th ủ tục cơ bản th ường tác động đến giai đoạn cuối của cùng của quá trình thi hành quy ết đ ịnh hành chính, đến hiệu quả của việc thực hiện chúng. - Thủ tục hành chính bảo đảm cho việc thi hành các quyết đ ịnh đ ược thống nhất và có thể kiểm tra được tính hợp pháp, h ợp lý cũng nh ư các h ệ quả của việc thực hiện các quyết định hành chính tạo ra. Đây là ý nghĩa hết sức quan trọng của thủ tục hành chính vì th ủ tục hành chính sẽ góp phần đảm bảo cho các quyết đình hành chính được công khai đên mọi đối tượng sẽ tạo điều kiện cho những đối tựon phải thi hành quyết đ ịnh hành chính hiểu rõ mình phải làm gì, bên cách đó còn giúp ki ểm tra các quy ết định hành chính có hợp pháp và hợp lý không vì m ột quy ết đ ịnh hành chính ph ải trải qua nhiều bước do đó có thể kiểm tra tình hợp pháp và hợp lý c ủa nh ững quyết định hành chính trong những bước đó. .- Thủ tục hành chính khi được xây d ựng và v ận d ụng m ột cách h ợp lý sẽ tạo ra khả năng sáng tạo trong việc th ực hi ện các quy ết đ ịnh qu ản lý đã được thông qua đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước. Thủ tục hành chính liên quan đến quyền lợi công dân, do vậy, khi x ậy dựng hợp lý và vận dụng tốt vào đời sống nó sẽ có ý nghĩa rất thiết th ực, làm giảm sự phiền hà củng cố mối quan hệ giứa Nhà nước với dân, công việc s ẽ 7
  8. được giải quyết nhanh chắng kịp thời và chính xác theo đúng yêu c ầu c ủa c ơ quan nhà nước, góp phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiếu. - Thủ tục hành chính là công cụ điều hành cần thiết của t ổ ch ức hành chính, khống thể tách rời khỏi hoạt động của các tổ chức hành chính. Thủ tục hành chính là công cụ điều hành của các tổ chức hành chính nếu thiếu thủ tục hành chính thì hoạt động điều hành c ủa nh ững t ổ ch ức hành chính không thể thực hiện được vì hoạt động điều hành có mối quan hệ gắn bó mật thiết với thủ tục hành chính, thủ tục hành chính là ph ương tiện là công c ụ cho hoạt đọng điều hành của các tổ chức hành chính. 1.2. Cải cách thủ tục hành chính. 1.2.1. Cơ sở pháp lý của cải cách thủ tục hành chính. Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải cách th ủ tục hành chính, tháng 5 năm 1994 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. Yêu cầu của Nghị quyết là "nhằm tạo bước chuy ển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các c ơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân". Tiếp theo đó, trong chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa VII), Chính phủ đã xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá của cải cách hành chính và lựa chọn 7 lĩnh vực trọng đi ểm đ ể t ập trung làm trước là: phân bổ ngân sách; cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ b ản; đ ầu tư n ước ngoài; xuất nhập khẩu; thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh; c ấp phép xây dựng và quyền sử dụng đất; xuất nhập cảnh; giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Chủ trương lấy cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá cũng đã được thể hiện trong Báo cáo chuyên đề của Chính phủ tại kỳ h ọp thứ 8 Qu ốc hội khóa IX, sau đó được cụ thể hóa trong Chương trình công tác hàng năm c ủa Chính phủ. 8
  9. Tháng 5 năm 1997 Thủ tướng có Chỉ thị số 342/TTg về đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính theo tinh th ần Nghị quy ết số 38/CP. T ại Ch ỉ th ị này, cùng với việc đề ra một số biện pháp cụ thể đẩy mạnh công tác ch ỉ đạo thực hiện, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và UBND các địa phương tổ chức sơ kết, kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quy ết. Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Thủ tướng có Quyết định số 670/TTg thành l ập T ổ công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu và h ải quan là nh ững lĩnh vực đang thực sự có nhiều nổi cộm nhất. Cuối năm 1998, Ban Ch ỉ đ ạo CCHC của Chính phủ quyết định lựa chọn các bộ: Kế hoạch và Đ ầu t ư, Tài chính, Thương mại, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước, Tổng cục Hải quan và Văn phòng Chính phủ làm điểm để chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính. Sau khi ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, từ thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết 38/CP, Chính phủ đề ra chủ trương gắn cải cách thủ tục hành chính với việc chấn chỉnh kỷ luật hành chính. Trên tinh thần chọn năm 2002 là năm chấn ch ỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, Chính phủ chỉ đạo "Trên cơ sở các vấn đề của t ừng mối quan h ệ đã xác lập, cơ quan cấp trên định ra lịch trình cơ quan cấp dưới phải thực hiện ngay đối với những vấn đề không cần bổ sung, sửa đổi gì về th ủ t ục hành chính; đ ối với những vấn đề chưa thực hiện được vì vướng về thể chế thì giao trách nhiệm dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung nhằm giải quy ết tận gốc v ấn đ ề" (Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành năm 2001 và chương trình công tác năm 2002 của Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001). Nhằm tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính và đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đặc bi ệt là trong giao dịch trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước với ng ười dân và doanh nghi ệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg (ngày 04 tháng 9 năm 2003) về cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Mục tiêu đề ra là tạo bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ 9
  10. tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ ch ức, công dân; giảm phiền hà, chống quan liêu, tham nhũng, cửa quy ền, nâng cao hiệu l ực, hiệu quả quản lý nhà nước. Các nguyên tắc xuyên suốt được xác định là: đ ơn giản rõ ràng, đúng pháp luật; công khai về thủ tục, phí, lệ phí và thời gian giải quyết; nhanh chóng, thuận tiện nhận yêu cầu và trả kết quả tại một chỗ. Để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung, tháng 4 năm 2002 Th ủ t ướng Chính phủ ban hành Quyết định số 55/2002/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là Quyết định số 178/2002/QĐ-TTg mở rộng ra các cảng biển thuộc khu vực các tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Đà Nẵng và H ải Phòng. Thực hiện Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP của Chính ph ủ, Th ủ tướng Chính phủ đã có công văn số 276/CP-CCHC (ngày 27 tháng 02 năm 2004) giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác rà soát thủ tục hành chính. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các B ộ trưởng, Th ủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ch ủ tịch HĐND, UBND các t ỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương chỉ đạo rà soát toàn bộ các th ủ t ục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình để s ửa lỗi, b ổ sung hoặc bãi b ỏ những quy định gây phiền hà, cản trở công việc của dân, hoạt động của doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Các lĩnh vực ưu tiên là thu ế, h ải quan, đ ầu t ư xây dựng cơ bản, đầu tư nước ngoài, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy chứng nh ận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Cũng theo tinh th ần đó, Ngh ị quy ết s ố 01/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 01 năm 2005 về một số gi ải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2005 một lần nữa xác định trách nhiệm của các bộ và UBND các c ấp trong vi ệc hệ thống hóa những quy định về các thủ tục và giấy tờ cần thiết đối với từng loại công việc; công bố công khai, minh bạch trên các phương ti ện thông tin đ ại chúng và nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân th ực hi ện và giám sát vi ệc 10
  11. thực hiện. Mặc khác, nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị tùy ti ện đ ề ra các th ủ t ục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố. Để giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý nh ững vướng mắc, ki ến nghị của doanh nghiệp về các thủ tục hành chính trên các địa bàn trọng đi ểm, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành (Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005) với các nhiệm vụ chủ yếu là: - Tổ chức rà soát thủ tục hành chính về các lĩnh vực: mặt bằng kinh doanh, thuế, hải quan, hàng hóa xuất nhập khẩu, phân bổ hạn ngạch, lưu thông hàng hóa trong nước; - Phát hiện và đề xuất với các cơ quan nhà nước có th ẩm quy ền x ử lý những thủ tục mà các cơ quan quản lý, cán bộ, công ch ức nhà n ước tùy ti ện đ ặt thêm, gây khó khăn, hạn chế sức cạnh tranh của các đơn vị; - Đôn đốc, yêu cầu các bộ ngành và các địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm các kiến nghị và vướng mắc của doanh nghiệp. Tiếp theo đó tại Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính một lần nữa xác định nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong năm 2005 là tiến hành tổng rà soát và sửa đổi th ủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được phân công, đồng thời giao trách nhiệm cho Văn phòng Chính phủ h ướng d ẫn, ki ểm tra, đôn đốc việc thực hiện. 1.2.2. Khái niệm về cải cách thủ tục hành chính. Cải cách thủ tục hành chính là một bộ phận của cải cách thể ch ế hành chính Nhà nước, nhằm xây dựng và thực thi thủ tục hành chính theo nh ững chuẩn mực nhất định. Đơn giản, gọn nhẹ, vận hành nh ịp nhàng; ho ạt động theo đúng quy trình, quy phạm thích ứng với từng loại đối tượng, từng loại công 11
  12. việc, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng yêu c ầu c ủa n ền kinh t ế th ị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải cách thủ tục hành chính th ực ch ất là cải cách trình tự thực hiện thẩm quyền hành chính trong mối liên hệ tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước. 1.2.1.1. Khái niệm cơ chế một cửa. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã ch ỉ rõ s ự c ần thiết phải cải cách thủ tục hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Yêu cầu chung c ủa c ải cách thủ tục hành chính là giảm bớt thủ tục hành chính rườm rà và ph ức tạp, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn và cản trở vi ệc gi ải quyết công việc chung, làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức, công dân . Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” là một giải pháp đổi mới về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, công dân. Nhận rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác c ải cách th ủ t ục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 4-5-1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính mà mục tiêu quan trọng là hướng đ ến vi ệc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách th ủ tục hành chính ở nước ta từng bước được định hình về nội dung, ph ương h ướng tri ển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên lộ trình thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ, cơ chế “một cửa” đã ra đời và được thí điểm rộng rãi trên cả nước. “Cơ chế “một cửa” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hi ện t ại m ột đ ầu m ối 12
  13. duy nhất là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước đó”. Việc cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế “một cửa”, được triển khai mạnh trong quá trình th ực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đo ạn 2001–2010. Theo chủ trương đó, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-9-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “m ột c ửa” t ại c ơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ra đời, đã tạo ra m ột cách th ức gi ải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan h ệ giữa chính quyền và công dân thông qua việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Khi cơ chế “một cửa” ra đời, thay vì việc công dân tổ chức khi mu ốn gi ải quy ết h ồ sơ hành chính thì phải tự mình đi liên hệ với nhiều bộ ph ận chuyên môn khác nhau của cơ quan hành chính nhà nước thì nay công dân, tổ ch ức ch ỉ c ần t ới B ộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà n ước thu ộc lĩnh v ực chuyên môn đó nộp hồ sơ và nhận phiếu hẹn ch ờ ngày nh ận k ết qu ả h ồ s ơ, còn các công việc liên hệ làm việc với các phòng ban chuyên môn thì thu ộc trách nhiệm của cơ quan hành chính tiếp nhận hồ sơ đó. Mô hình “một cửa” ra đời nhanh chóng được triển khai và nhân rộng khắp các địa phương trong cả nước, được người dân hoan nghênh, hưởng ứng do hiệu quả tích cực c ủa mô hình này mang lại. Có thể nhận thấy, cơ chế “một cửa” là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà n ước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan h ệ công tác trong c ơ quan hành chính nhà nước. Nếu việc thực hiện cơ chế “một cửa” tạo nên đột phá đầu tiên trong cải cách thủ tục hành chính trong những năm qua thì bước đột phá tiếp theo là th ực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, theo Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22- 13
  14. 6-2007 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quy ch ế thực hiện c ơ ch ế “m ột cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Quyết định này đã quy định nhiều nội dung mới, có tính hoàn thiện hơn nh ằm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem l ại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. “một cửa liên thông” là một hình th ức của cơ chế “một cửa” ở một mức độ phát triển cao hơn, góp phần th ực hi ện có hiệu quả trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước. Thực chất, “Cơ chế “một cửa” liên thông” là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhi ệm, th ẩm quy ền của nhiều cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp hoặc giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ giải quyết đến trả kết qu ả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước” . Trên thực tế, có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhi ều c ơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế “một cửa” liên thông” đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nh ận lại kết quả t ại m ột đ ầu m ối. Những cải cách trên đây đã giúp cho cơ quan hành chính nhà n ước ph ục v ụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu của người dân. 1.2.1.2. Các nguyên tắc thự hiện cơ chế “một cửa”. Việc tuân thủ các nguyên tắc này khi thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” là rất cần thiết và không th ể thi ếu nh ằm đ ảm b ảo thực hiện thống nhất, chính xác, có hiệu quả cơ chế “một cửa” tại tất cả các c ơ quan hành chính nhà nước.Các nguyên tắc đó là: 14
  15. Thứ nhất, thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật. Thứ hai, công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí, giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. Thứ ba, Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Thứ tư, Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân. Thứ năm, Đảm bảo sự phối hợp giải quyết công việc giữa các bộ ph ận, cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân. 1.2.1.3. Nội dung cơ chế một cửa. Cơ chế “một cửa” được áp dụng đối với các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 93 /2007/QĐ-TTg, ngày 22-6 -2007 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ các quy định của pháp luật và tình hình thực tế của địa ph ương quy ết đ ịnh nh ững loại công việc thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” để gi ải quyết một số lĩnh vực công việc liên quan trực tiếp tới tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cùng thuộc trách nhiệm, th ẩm quy ền của nhi ều c ơ quan hành chính nhà nước. Bao gồm các cơ quan sau: - Văn phòng UBND, các sở và cơ quan tương đương (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) thuộc UBND các tỉnh, thành ph ố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh); - UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây g ọi là UBNDcấp huyện); - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã); - Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 15
  16. * Quy trình giải quyết hồ sơ hành chính theo cơ chế một cửa - Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc được quy đ ịnh áp dụng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” liên hệ, nộp hồ s ơ tại bộ ph ận ti ếp nhận và trả kết quả của một cơ quan hành chính nhà nước theo quy định. - CB, CC làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân: + Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; + Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả căn cứ vào tính ch ất công vi ệc có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy trình sau: + Trình lãnh đạo trực tiếp để giải quyết theo trách nhiệm thẩm quyền; + Trực tiếp liên hệ với các cơ quan liên quan để giải quyết hồ sơ. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giải quyết theo th ẩm quy ền, đúng thời gian quy định; - Nhận kết quả, trả lại cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật 1.3.Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. 1.3.1. Ý nghĩa trong nước. - Mô hình Trung tâm “một cửa” thực sự đáp ứng được yêu cầu cải cách th ủ tục hành chính, phù hợp với tình hình thực tế, hợp với lòng dân đ ược nhân dân đồng tình ủng hộ. Các thủ tục hành chính được rà soát đơn giản, dễ hiểu, quy trình giải quyết được điều chỉnh thực sự hợp lý, khoa h ọc, công khai. Nh ững giấy tờ có tính chồng chéo không theo quy định của Nhà nước được loại bỏ. Đối 16
  17. với lãnh đạo UBND các cấp và lãnh đạo các sở, ban ngành, các phòng ch ức năng bớt đi những công việc sự vụ, dành nhiều thời gian cho những nhiệm vụ quan trọng hơn, phát huy được lực hiệu quản lý nhà nước. - Mô hình này khắc phục được tình trạng đùn đẩy công vi ệc, không rõ trách nhiệm như trước đây. Trước đây khi công dân có hồ sơ hành chính đến giải quyết phải tìm gặp nhiều phòng ban khác nhau, h ồ sơ có khi ph ải làm đi làm l ại nhiều lần, mất nhiều thời gian, thời gian giải quyết công việc không được quy định cụ thể, thủ tục hành chính không thống nhất, không được niêm y ết công khai, còn có biểu hiện phiền hà đối với công dân. - Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” góp ph ần đẩy m ạnh công tác dân chủ cơ quan và các xã, phường, tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức đã được nâng lên, tinh thần đoàn kết nội bộ tốt hơn, chất lượng công tác có chuyển biến rõ nét; các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của từng cơ quan liên quan đến các lĩnh vực giải quyết được công khai quán triệt, bàn bạc, kiểm tra và tổ chức thực hiện; mặt khác việc tiếp dân, giải quyết đơn thư kiến nghị của công dân được quan tâm; những vướng mắc, tranh chấp nẩy sinh ở các khu dân cư đã được giải quyết kịp thời từ cơ sở. - Mặc dù số lượng công dân đến làm việc đông đúc nhưng với h ệ th ống quy trình giải quyết hồ sơ hành chính khoa học, cùng với việc từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC, có nghiệp vụ trách nhiệm với công việc, có ý thức phục vụ nhân dân. Do đó nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao của nhân dân. Nhu cầu của người dân được thỏa mãn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với bộ máy chính quyền. Qua thực tế cho thấy, thực hiện cơ chế “một cửa” đã thật sự cải cách th ủ tục hành chính theo tinh thần đơn giản hoá các thủ tục, rút ngắn thời gian ch ờ đợi và giảm chi phí, phiền hà cho tổ chức, công dân nhưng vẫn bảo đảm công 17
  18. khai minh bạch, đúng pháp luật; tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân, và góp ph ần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí. 1.3.2. Ý nghĩa quốc tế. Việt Nam được coi là hình mẫu về cải cách hành chính theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2011 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố cuối năm 2010, thông qua hoạt động cải cách Việt Nam được xếp vào nhóm 10 nền kinh tế có nhiều sự cải thiện môi trường kinh doanh nhất và tăng 10 bậc trong bảng xếp hạng các nền kinh tế; Nhờ cải cách thủ tục hành chính theo cơ ch ế “một cửa” mà ho ạt đ ộng ngoài thương của nước ta phát triển nhanh chắng kim ngạch xuất nhập kh ấu không ngưng tăng; Lượng khách du lịch nước ngoài đến nước ta cùng tăng nên nhanh chắng do thủ tục hành chính thông thoáng và nhanh gọn. Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI UBND HUYỆN THANH OAI. 2.1.Khái quát về tổ chức bộ máy và hoạt động của UBND huyện Thanh Oai 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Thanh Oai. Thanh Oai là một huyện ngoại thành Hà Nội, gồm 20 đơn v ị hành chính là thị trấn Kim bài và các xã là Cao Viên, Bích Hoà, C ự Khê, M ỹ H ưng, Tam H ưng, Binh Minh, Thanh Mai, Thanh Cao, Thanh Thuy, Thanh Văn, Đỗ Động, Kim Thư, Kim An, Phương Trung, Dân Hoà, Tân Ước, Liên Châu, Hồng Dương, Xuân Dương, Cao Dương. Sau khi điều chỉnh nhiều lần huyện Thanh Oai hết thuộc Hà Tây, chuyển sang thuộc tỉnh Hà Sơn Bình, rồi lại trở về với Hà Tây. Từ ngày 01/ 8 /2008, toàn 18
  19. bộ tỉnh Hà Tây được hợp nhất với Hà Nội, theo đó, huyện Thanh Oai thuộc Hà Nội. Thanh Oai là huyện đồng bằng thuần nông, nằm ở cửa ngõ phía Tây nam thành phố Hà Nội. huyện phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông; phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa; phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên; phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyệnThanh Trì. Thanh Oai có nét đăc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc. Hiện nay, huyện có 118 làng nghề; trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận như nón làng Chuông, quạt làng Vác, điều khắc Thanh Thùy, sơn tượng Võ Lăng, tương Cực Đà, giò chả Ước Lễ. Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiên nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện : trục đường phát triển phía nam với các khu độ thị như ((Mỹ hưng , Thanh hà A, Thanh hà B )); dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao viên Bình Đà... Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v… Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ kính. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bính tại xã Bích Hòa. Huyện Thanh Oai có 81 lễ hội truyền thống, trong đó có nhiêu lễ hội lớn như lễ Hội chìa Bối Khê ở xã Tam Hưng, lễ hội Bình Đà của xã Bình Minh. Toàn huyện hiện có 122 di tích lịch sử, văn hóa di tích cách mạng. Đặc biệt là Chùa Bối Khê - một ngôi chùa cổ kính nhất, độc đáo vào bậc nhất Việt Nam xây dựng vào đời Trần, khoảng năm 1338, ngát hương sen cạn kỳ lạ, được công nhận là di tích quốc gia hạng đặc biệt, là một trong sáu di tích 19
  20. quan trọng hàng đầu của Hà Tây (cùng với Chùa Hương, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương, Chùa Đậu, Làng cổ Đường Lâm) với nhiều cổ vật quý hiếm. Trong số 58 pho tượng của chùa có những tượng đẹp không kém tượng Chùa Mía, Chùa Dâu, Chùa Thầy…, chẳng hạn tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập điện Diêm vương, và nhất là tượng Phật Quan Âm 12 tay cao chừng 2m ngồi trên Tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần, hoa lá có niên đại 1382. Chùa còn nhiều hiện vật quí hiếm: nhang án hoa sen bằng đá được làm vào thời Trần (1382), đèn gốm trang trí hình cánh san, rồng đắp nổi và tượng Quan Âm Nam Hải thời Mạc, cùng nhiều bia đá mà cổ nhất là bia sự tích “Bối động thánh tích bi ký” có niên đại Thái Hòa 11 (1453)… Giao thông: Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi Chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây Bắc huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71; 427; 429… Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía tây Hà Nội chạy qua, đây là điều kiện tạo thuộc lợi giao thương kinh tế của huyện, hiện nay thành phố hà nội đang xây dựng trục đường phát triển phía nam hà tây cũ, con đương nối đường trần phú hà đông với quốc lộ 1a đoạn qua cầu rẽ. Tuyến đường này sẽ liên thông hà đông với đường vành đai 4 và quốc lộ 1a. Con đường này sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của thanh oai trong tương lai. Con đường này sẽ đi qua các xã : Cự khê, Mỹ hưng, Thanh Thùy, Tam Hưng, Thanh Văn. Dự án đường vành đai 4 trong tương lai sẽ là một động lực lớn cho thanh oai phát triển. 2.1.2. chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBND huyện Thanh Oai. - chức năng nhiệm vụ của UBND huyện Thanh Oai. UBND huyện Thanh Oai do HĐND huyện Thanh Oai bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa ph ương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, luật và các văn bản c ủa c ơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo th ực hi ện 20