Để có danh dự và nhân phẩm học sinh phải

Có vẻ như bạn đang dùng nhầm tính năng này do sử dụng quá nhanh. Bạn tạm thời đã bị chặn sử dụng nó.

Nếu bạn cho rằng nội dung này không vi phạm Tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, hãy cho chúng tôi biết.

Để có danh dự và nhân phẩm học sinh phải

Trên thực tế để nhận xét về một con người thông thường người ta sẽ nhắc đến nhân phẩm của người đó. Vậy nhân phẩm là gì, nội dung bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho độc giả thắc mắc về vấn đề này.

Nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.

Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.

Vai trò của nhân phẩm đối với con người

Ở nội dung trên chúng tôi đã giúp độc giả hiểu được nhân phẩm là gì, nội dung này sẽ đưa ra những vai trò của nhân phẩm đối với mỗi cá nhân.

– Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.

– Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.

Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

Mối quan hệ giữa danh dự và nhân phẩm

– Trên thực tế danh dự và nhân phẩm có mỗi quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người còn danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội với một con người trên cơ sở giá trị đạo đức tinh thần của người đó.

– Từ đó có thể hiểu nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm của một con người.

– Nếu cá nhân biết bảo vệ và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình thì sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để cá nhân đó có thể làm những điều tốt trong cuộc sống.

– Khi cá nhân đánh mất danh dự, nhân phẩm của mình thì đồng nghĩa với việc là người đó mất đi phẩm chất và giá trị làm người bởi vì đây là hai yếu tố tạo nên giá trị của một con người.

– Danh dự, nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều này được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiến pháp và các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp có quy định cụ thể như sau: Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không được tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác.

Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là xử lý hình sự theo quy định.

Xúc phạm nhân phẩm là gì?

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể nào về xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên, có thể hiểu về xúc phạm danh dự, nhân phẩm là dùng những lời nói tục tĩu, thô bỉ để nhục mạ, nhằm hạ uy tín gây ra những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy từng mức độ của vụ việc mà có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Chế tài về hành chính:

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: ‘’Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,nhân phẩm của người khác’’.

Hoặc Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân (điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

– Chế tài dân sự:

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. (Theo Điều 592 Bộ luật dân sự).

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. (Theo Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự)

– Chế tài hình sự:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề nhân phẩm là gì và vai trò của nhân phẩm đối với con người. Nếu có những thông tin chưa rõ cần hỗ trợ hãy liên hệ cho chúng tôi theo số 19006557.

Đề bài

Nhân phẩm và danh dự có vai trò như thế nào đối với đạo đức cá nhân? Vì sao những người nghiện ma túy khó giữ được nhân phẩm và danh dự của mình?

Lời giải chi tiết

- Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi người 

- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận. 

- Vai trò của nhân phẩm, danh dự đối với đạo đức cá nhân: 

+ Nhân phẩm và danh dự có quan hệ khăng khít với nhau làm nền tảng giá trị của mỗi con người. 

+ Nhân phẩm và danh dự có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn danh dự và nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.

- Người nghiện ma tuý khó giữ được nhân phẩm và danh dự vì:

+ Người nghiện luôn tạo ra cho mình những nhu cầu thiếu lành mạnh và rất khó bỏ.

+ Để thỏa mãn cơn nghiện, họ có thể làm bất cứ điều gì kể cả những điều trái với đạo đức và pháp luật.

Loigiaihay.com

Nhân phẩm là gì? Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ như thế nào? Danh dự là gì? Vai trò của danh dự đối với con người. Vai trò của nhân phẩm đối với con người.

Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ. Vậy nhân phẩm là gì?

1. Nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.

Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.

Để trở thành người có nhân phẩm, con người cần phải có cách yếu tố sau:

  • Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
  • Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.
  • Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức.
  • Tôn trọng nhân phẩm của chính mình cũng như của mọi người xung quanh.

Nhân phẩm trong tiếng Anh được hiểu là Dignity.

Trong cuộc sống, đa số mọi người đều ý thức quan tâm giữ gìn nhân phẩm của mình nhưng vẫn có những kẻ coi thường nhân phẩm của chính mình, của người khác, có suy nghĩ và hành vi đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng.

2. Danh dự là gì?

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó

Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự

Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.

Xem thêm: Làm nhục người khác là gì? Tội xúc phạm nhân phẩm danh dự của người khác

3. Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ như thế nào?

Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó

Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự

Danh dự có cơ sở từ những cống hiến thực tế của con người đối với xã hội, với người khác. Là con người, ai cũng đóng góp ít nhiều cho cuộc sống, cho xã hội, do đó, ai cũng có danh dự. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải luôn giữ gìn và bảo vệ danh dự của mình và tôn trọng danh dự của người khác. Khi chúng ta biết giữ gìn danh dự của mình, của các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt, hướng chúng ta đến điều thiện và tránh xa các điều xấu.

Nhân phẩm là giá trị làm người, còn danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm.

Mỗi con người có danh dự không chỉ biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân mà còn phải biết làm nhân phẩm của mình được xã hội công nhận thông qua hành động cống hiến không mệt mỏi cá nhân cho xã hội.

Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được một sức mạnh tinh thần để làm điều tốt và không làm điều xấu. Đó chính là ý nghĩa quan trọng của danh dự.

Tiền, bạc mất đi có thể tìm lại được nhưng một khi chúng ta đánh mất nhân phẩm và danh dự là mất đi phẩm chất và giá trị làm người. Đó là yếu tố tạo nên giá trị của một con người. Vì vậy, chúng ta hãy sống, học tập và làm việc cho thật tốt. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vì người khác. Bởi lẽ, chúng ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác.

Danh dự và nhân phẩm là quyền của mỗi người, được pháp luật công nhận và bảo vệ, điều này được thể hiện nhiều trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành.

Xem thêm: Tư vấn về tội xúc phạm nhân phẩm danh dự của người khác trực tuyến

– Trên thực tế danh dự và nhân phẩm có mỗi quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người còn danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội với một con người trên cơ sở giá trị đạo đức tinh thần của người đó.

– Từ đó có thể hiểu nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm của một con người.

– Nếu cá nhân biết bảo vệ và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình thì sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để cá nhân đó có thể làm những điều tốt trong cuộc sống.

– Khi cá nhân đánh mất danh dự, nhân phẩm của mình thì đồng nghĩa với việc là người đó mất đi phẩm chất và giá trị làm người bởi vì đây là hai yếu tố tạo nên giá trị của một con người.

– Danh dự, nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều này được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiến pháp và các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 có quy định cụ thể như sau: Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không được tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác.

Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là xử lý hình sự theo quy định.

4. Vai trò của nhân phẩm đối với con người:

Ở nội dung trên chúng tôi đã giúp độc giả hiểu được nhân phẩm là gì, nội dung này sẽ đưa ra những vai trò của nhân phẩm đối với mỗi cá nhân.

Xem thêm: Quy định về các tội xâm phạm nhân phẩm danh dự của con người

– Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.

– Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.

Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

5. Vai trò của danh dự đối với con người:

Danh dự có vai trò: làm cho con người có tiếng tăm hơn , dòng họ gia đình được mọi người quý trọng và biết đến nhiều hơn đối với mỗi cá nhân chúng ta

Tại vì cần coi trọng danh dự của bản thân ?

– Danh dự của mình là ảnh hưởng đến cả dòng tộc , vì vậy không nên đùa giỡn

– Danh dự làm dòng họ gia đình được mọi người quý trọng và biết đến nhiều hơn

Tại sao cần tôn trọng danh dự của người khác?

Xem thêm: Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân

– Nếu bạn làm lăng mạ , hình nhục chắc chăn danh dự của người khác sẽ bị hạ thấp

– Nó ảnh hưởng đến tiếng tăm của cả dòng họ

Danh dự, uy tín con người không thể đo đếm hay mua bằng vật chất được. Danh dự con người không bỗng dưng hoặc trong một chốc một lát có được, mà phải trải qua quá trình tu dưỡng, rèn luyện dày công vun đắp mới có. Uy tín, nhân phẩm do mỗi con người tự xây đắp nên, không ai có thể làm thay, làm hộ được. Danh dự không xa vời trừu tượng mà rất gần gũi. Nó được thử thách qua thực tiễn cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Danh dự là phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng của một con người, cần phải thường xuyên xây đắp, tích tụ từ nhỏ cho đến lúc qua đời.

Danh dự cũng không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, chức vụ, nghề nghiệp, giới tính. Nhưng một người có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng, chức vụ càng cao thì uy tín, danh dự trong xã hội càng lớn. Người có danh dự, lòng tự trọng luôn ngay thẳng, cương trực, thấy sai thì đấu tranh, thấy đúng luôn bảo vệ, chứ không phải “ẩn mình” chỉ biết mình; không bao giờ tự kiêu, tự mãn với những gì đã làm được. Người cao tuổi phải làm gương, làm mẫu cho người trẻ noi theo, người có chức vụ cao càng phải sống trọng danh dự để cấp dưới học tập. Trong xã hội hiện nay thật giả, xấu tốt đôi khi bị trà trộn, lẫn lộn, do vậy mỗi người phải tự xây đắp danh dự cho chính mình, từ lúc còn trẻ cho đến khi qua đời.

Kết luận: Nhân phẩm và danh dự là hai yếu tố thiết yếu, có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi người. Gìn giữ được nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức học, giúp cho cá nhân hoàn thiện bản thân và góp phần xây dựng xã hội giàu mạnh, bền vững, văn minh và phát triển. Nếu cá nhân hoặc tổ chức nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của các chủ thể khác trong xã hội thì sẽ bị pháp luật xử lý, tùy theo mức độ và hậu quả của hành vi thì có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.