Đâu không phải là nguồn gốc lý luận trực tiếp dẫn tới sự ra đời của triết học Mác

Triết học của C.Mác (1818 – 1883) và Ph.Ăngghen (1820 – 1895) là sự kế thừa những thành tựu vĩ đại của tư tưởng triết học từ thời cổ đại cho đến cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.
Sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học Mác nói riêng là một quá trình, quá trình này có thể được chia thành hai giai đoạn cơ bản sau:
• Giai đoạn (1841 – 1844): là giai đoạn hình thành dần dần các quan điểm triết học, sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội khoa học.
• Giai đoạn (1844 – 1848): Khởi thảo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Quá trình này hoàn thành vào năm 1848 với sự xuất hiện tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.
• Giai đoạn (1848 – 1895): Mác và Ăngghen bổ sung phát triển và hoàn thiện hệ thống, quan điểm triết học mác-xít. Giai đoạn này được chia thành ba thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất, Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển triết học thông qua tổng kết kinh nghiệm cách mạng tư sản (tháng 2/1848).
- Thời kỳ thứ hai, Mác và Ăngghen nghiên cứu các vấn đề kinh tế, viết bộ Tư bản từ những năm 40 và xuất bản năm 1867.
- Thời kỳ thứ ba, Mác và Ăngghen bổ sung, phát triển và hoàn thiện triết học và chủ nghĩa Mác, làm cho chủ nghĩa Mác trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào công nhân.
Triết học Mác ra đời trong những điều kiện lịch sử giữa thế kỷ XIX. Nó là kết quả của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và sự phát triển của khoa học nói chung, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội của thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản đang diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ đó.
1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã khẳng định được vị thế của mình và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Điều này thể hiện ở chỗ:
• Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra điều kiện thực tiễn tuyệt đối cần thiết cho sự thoát khỏi lý tưởng không tưởng xã hội chủ nghĩa cho chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng, bởi lẽ, chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa mới tạo ra cơ cở vật chất – kỹ thuật cho việc thực hiện những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản.
• Thứ hai, chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã đặt ra nhiều vấn đề thực tiễn, lý luận, chính trị, xã hội... đòi hỏi các nhà lý luận phải giải trả lời, nghĩa là nó kích thích cho các trào lưu tư tưởng triết học ra đời trong đó có triết học Mác.
• Thứ ba, chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa làm cho giai cấp công nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngày càng phát triển chuyển từ tự phát lên tự giác. Từ đấu tranh kinh tế sang đấu tranh chính trị, điển hình như cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Liông (Pháp – 1831), khởi nghĩa của thợ dệt ở Xilêdi (Đức – 1844), Phong trào Hiến chương ở Anh (Từ năm 1836 đến năm 1847). Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có một lý luận khoa học, cách mạng dẫn đường, trong khi đó có rất nhiều các trào lưu tư tưởng phản khoa học tìm cách len lỏi vào phong trào công nhân. Điều này đã thúc đẩy cho sự ra đời của triết học Mác. Có thể nói, sự xuất hiện của giai cấp công nhân trên vũ đài lịch sử cùng với cuộc đấu tranh mạnh mẽ của họ là điều kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
2. Tiền đề về khoa học tự nhiên
Bước sang đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên có bước phát triển vượt bậc, đã chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận, đặc biệt xuất hiện nhiều phát minh khoa học vạch thời đại, có ảnh hưởng to lớn đến sự ra đời của triết học Mác:
• Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Mikhail Vasilyevich Lomonosov (8/11/1711 – 4/4/1765) và Antoine Lavoisier (26/8/1743 – 8/5/1794).
• Thuyết tế bào của Theodor Schwann (sinh ngày 7/12/1810, Neuss, Đức; mất ngày 11/1/1882, Köln, Đức) và Matthias Schleiden (1804-1881). Chứng minh sự thống nhất về mặt kết cấu sinh học của thế giới hữu sinh.
• Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin (12/2/1809 – 19/4/1882) là học thuyết cho rằng sự sống của sinh vật chịu tác động dưới một áp lực gay gắt gọi là chọn lọc tự nhiên. Chứng tỏ có sự phát triển từ thế giới vô cơ. Giữa các loài sinh vật với giới tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ. Đó là kết quả của sự tiến hóa tự nhiên. Bác bỏ quan điểm tôn giáo, thần học về loài người, nguồn gốc loài người.
Ý nghĩa của các định luật và học thuyết đối với sự hình thành và phát triển triết học Mác: Khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.
3. Tiền đề lý luận
• Kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh với những lý luận kinh tế quan trọng của A.X-mít (1723-1790) và Đ.Ri-các-đô (1772 – 1823). Hai ông đã có những đóng góp quan trọng cho lý luận về kinh tế. Đặc biệt, đã chỉ ra nguồn gốc của giá trị. Tuy nhiên, hai ông chưa chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thặng dư. Mác – Ăngghen trên cơ sở kế thừa những giá trị trong học thuyết của hai ông đã chỉ ra được nguồn gốc của giá trị thăng dư – một cơ sở khoa học để phân tích, giải thích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội tư bản chủ nghĩa, làm cơ sở khoa học cho quan niệm duy vật về lịch sử của Mác.
• Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông (1760 - 1825) và Sáclơ Phuriê (1772 –1837). Hai ông đã có nhiều đóng góp cho lý luận về chủ nghĩa xã hội, đặc biệt hai ông đã chứng minh được hai điểm quan trọng:
- Một là, cần phải đập tan nhà nước tư sản;
- Hai là, có thể đập tan được nhà nước tư sản.
Tuy nhiên, hai ông cũng còn nhiều hạn chế, nhưng hạn chế cơ bản nhất là tính không tưởng trong lý luận của các ông. Mác – Ăngghen trên cơ sở tiếp thu những giá trị tích cực, khắc phục tính không tưởng, tổng kết phong trào công nhân, tổng kết thực tiễn lịch sử, đã chỉ ra rằng muốn xóa bỏ nhà nước tư sản phải bằng con đường cách mạng vô sản và thay thế nó bằng nhà nước vô sản kiểu mới.
• Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hê-ghen (1770-1831) và Phoiơbắc (1804-1872), là nguồn gốc lý luận trực tiếp.
- Với triết học Hêghen thì giá trị hạt nhân hợp lý là phép biện chứng, nhưng hạn chế lớn nhất ở Hêghen là thế giới quan duy tâm khách quan.
- Với Phoiơbắc, giá trị lớn nhất trong tư tưởng của ông là thế giới quan duy vật nhân bản. Nhưng hạn chế lớn nhất của ông là tính chưa triệt để, máy móc, siêu hình.
Mác – Ăngghen kế thừa phép biện chứng của Hêghen, cải tạo nó, khắc phục tính chất duy tâm, thần bí và đặt nó trên nền tảng thế giới quan duy vật. Đồng thời Mác – Ăngghen kế thừa thế giới quan duy vật của Phoiơbắc, khắc phục tính chất siêu hình, máy móc, tính không triệt để của nó và làm giàu chủ nghĩa duy vật này bằng phép biện chứng. Trên cơ sở đó, Mác – Ănghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng.
4. Nhân tố chủ quan
• Ngoài những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề khoa học tự nhiên và lý luận, thì sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng không thể thiếu nhân tố chủ quan của bản thân Mác và Ăngghen. Đó là sự thông minh hơn người của các ông. Đã vậy, hai ông lại cần cù, chịu khó, nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học. Nhờ những tố chất ấy hai ông đã kế thừa được toàn bộ tinh hoa trong lịch sử tư tưởng nhân loại, tổng kết được những thành tựu của khoa học đương đại, tổng kết phong trào công nhân để cho ra đời một chủ nghĩa Mác – ngọn cờ lý luận của giai cấp công nhân - hoàn bị trong cả lĩnh vực tự nhiên và lĩnh vực xã hội.
• Cùng với sự thông minh, tinh thần làm việc không mệt mỏi là tình yêu thương con người hết mình của hai ông và quyết tâm hy sinh vì con người, là những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.
Tóm lại: Triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra.

Nguồn: Giáo trình

“Đồng minh những người cộng sản” ra đời nhằm mục đích gì?

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản gồm mấy chương?

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu bước đầu tiên kết hợp giữa

Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?

Bài viết này sẽ trình bày khái quát nguồn gốc, điều kiện cho sự ra đời của triết học Mác.

I. Điều kiện kinh tế – xã hội của triết học Mác

1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp

Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Sự phát triển rất mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp, làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc là đặc điểm nổi bật trong đời sống kinh tế – xã hội ở những nước chủ yếu của châu Âu.

Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp lớn nhất. Ở Pháp, cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành. Cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho nền sản xuất xã hội ở Đức được phát triển mạnh ngay trong lòng xã hội phong kiến.

Nhận định về sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất như vậy, C.Mác và Ph. Ăngghen viết: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”.

Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ trên cơ sở vật chất – kỹ thuật của chính mình, do đó đã thể hiện rõ tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến.

Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt.

Của cải xã hội tăng lên nhưng chẳng những lý tưởng về bình đẳng xã hội mà cuộc cách mạng tư tưởng nêu ra đã không thực hiện được mà bất công xã hội lại tăng thêm, đối kháng xã hội thêm sâu sắc, những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.

2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị – xã hội độc lập

Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến. Giai cấp vô sản cũng đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

Khi chế độ tư bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội và giai cấp vô sản là giai cấp bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốn mang tính chất đối kháng càng phát triển, trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.

Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831, bị đàn áp và sau đó lại nổ ra vào năm 1834, “đã vạch ra một điều bí mật quan trọng…[..]…đó là cuộc đấu tranh bên trong, diễn ra trong xã hội, giữa giai cấp những người có của và giai cấp những kẻ không có gì hết…”.

Ở Anh, có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 30 thế kỷ XIX, là “phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị”.

Nước Đức còn đang ở vào đêm trước của cuộc cách mạng tư sản, song sự phát triển công nghiệp trong điều kiện cách mạng công nghiệp đã làm cho giai cấp vô sản lớn nhanh, nên cuộc đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi cũng đã mang tính chất giai cấp tự phát và đã đưa đến sự ra đời một tổ chức vô sản cách mạng là “Đồng minh những người chính nghĩa”.

Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng.

Ở Anh và Pháp, giai cấp tư sản đang là giai cấp thống trị, lại hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là lực lượng cách mạng trong quá trình cải tạo dân chủ như trước.

Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng chế độ phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Nó mơ tưởng biến đổi nền quân chủ phong kiến Đức thành nền dân chủ tư sản một cách hoà bình.

Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ có sứ mệnh là “kẻ phá hoại” chủ nghĩa tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.

3. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác

Triết học, theo cách nói của Hêghen, là sự nắm bắt thời đại bằng tư tưởng. Vì vậy, thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng vô sản, đòi hỏi phải được soi sáng bởi lý luận nói chung và triết học nói riêng.

Những vấn đề của thời đại do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đặt ra đã được phản ánh bởi tư duy lý luận từ những lập trường giai cấp khác nhau, làm hình thành những học thuyết với tính cách là một hệ thống những quan điểm lý luận về triết học, kinh tế và chính trị xã hội khác nhau.

Điều đó được thể hiện rất rõ qua các trào lưu khác nhau của chủ nghĩa xã hội thời đó.

Sự lý giải về những khuyết tật của xã hội tư bản đương thời, về sự cần thiết phải thay thế nó bằng xã hội tốt đẹp, thực hiện được sự bình đẳng xã hội theo những lập trường giai cấp khác nhau đã sản sinh ra nhiều biến chủng của chủ nghĩa xã hội như: “chủ nghĩa xã hội phong kiến”, “chủ nghĩa xã hội tư sản”, “chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản”…

Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở xã hội cho sự hình thành lý luận tiến bộ và cách mạng mới.

Đó là lý luận thể hiện thế giới quan cách mạng của giai cấp cách mạng triệt để nhất trong lịch sử, do đó, kết hợp một cách hữu cơ tính cách mạng và tính khoa học trong bản chất của mình. Nhờ đó, nó có khả năng giải đáp bằng lý luận những vấn đề của thời đại đặt ra.

Lý luận như vậy đã được sáng tạo nên bởi C.Mác và Ph.Ăngghen, trong đó triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận chung: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận. “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khi vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”.

II. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác

1. Nguồn gốc lý luận

Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm tầm cao của trí tuệ nhân loại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Lênin viết: “Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chỉ ra một cách hoàn toàn rõ ràng rằng chủ nghĩa Mác không có gì là giống “chủ nghĩa tông phái”, hiểu theo nghĩa là một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới”.

Người còn chỉ rõ, học thuyết của Mác “ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của những đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội”.

– Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen. Sau này, cả khi đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, các ông vẫn đánh giá cao tư tưởng biện chứng của nó. Chính cái “hạt nhân hợp lý” đó đã được Mác kế thừa bằng cách cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí để xây dựng nên lý luận mới của phép biện chứng – phép biện chứng duy vật.

Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác đã dựa vào truyền thống của chủ nghĩa duy vật triết học mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc. Đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính chất siêu hình và những hạn chế lịch sử khác của nó.

Từ đó Mác và Ăngghen xây dựng nên triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ.

Với tính cách là những bộ phận hợp thành hệ thống lý luận của triết học Mác, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng đều có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc của chúng. Không thấy điều đó, mà hiểu chủ nghĩa duy vật biện chứng như sự lắp ghép cơ học chủ nghĩa duy vật của triết học Phoiơbắc với phép biện chứng Hêghen, sẽ không hiểu được triết học Mác.

Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ, cả phép biện chứng của Hêghen.

Mác viết: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hêghen về cơ bản mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa”.

Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi phép siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên “hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”.

– Sự hình thành tư tưởng triết học ở Mác và Ăngghen diễn ra trong sự tác động lẫn nhau và thâm nhập vào nhau với những tư tưởng, lý luận về kinh tế và chính trị – xã hội.

Đâu không phải là nguồn gốc lý luận trực tiếp dẫn tới sự ra đời của triết học Mác
Chân dung Adam Smith. Những tư tưởng kinh tế của ông đã được C. Mác kế thừa và cải tạo trong chủ nghĩa Mác. Ảnh: Alternet.org.

Việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc là A. Xmit và Đ. Ricacđô không những làm nguồn gốc để xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển triết học Mác.

Chính Mác đã nói rằng, việc nghiên cứu những vấn đề triết học về xã hội đã khiến ông phải đi vào nghiên cứu kinh tế học và nhờ đó mới có thể đi tới hoàn thành quan niệm duy vật lịch sử, đồng thời xây dựng nên học thuyết về kinh tế của mình.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như Xanh Ximông và Sáclơ Phuriê là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.

Đương nhiên, đó là nguồn gốc lý luận trực tiếp của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa xã hội khoa học.

Song, nếu như triết học Mác nói chung, chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng là tiền đề lý luận trực tiếp làm cho chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng thành khoa học, thì điều đó cũng có nghĩa là sự hình thành và phát triển triết học Mác không tách rời với sự phát triển những quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội của Mác.

Vì vậy, cần tìm hiểu nguồn gốc lý luận của triết học Mác không chỉ ở nguồn gốc lý luận về triết học mà cả trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.

2. Tiền đề khoa học tự nhiên

Cùng với những nguồn gốc lý luận trên, những thành tựu khoa học tự nhiên là những tiền đề cho sự ra đời triết học Mác. Điều đó được cắt nghĩa bởi mối liên hệ khăng khít giữa triết học và khoa học nói chung, khoa học tự nhiên nói riêng.

Sự phát triển tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, như Ăngghen đã chỉ rõ, mỗi khi khoa học tự nhiên có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì chủ nghĩa duy vật không thể không thay đổi hình thức của nó.

Trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng.

Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới. Phương pháp tư duy siêu hình nổi bật ở thế kỷ XVII và XVIII đã trở thành một trở ngại lớn cho sự phát triển khoa học. Khoa học tự nhiên không thể tiếp tục nếu không “từ bỏ tư duy siêu hình mà quay trở lại với tư duy biện chứng, bằng cách này hay cách khác”.

Mặt khác, với những phát minh của mình, khoa học đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng vượt khỏi tính tự phát của phép biện chứng cổ đại, đồng thời thoát khỏi vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm.

Tư duy biện chứng ở triết học cổ đại, như nhận định của Ăngghen, tuy mới chỉ là “một trực kiến thiên tài”; nay đã là kết quả của một công trình nghiên cứu khoa học chặt chẽ dựa trên tri thức khoa học tự nhiên hồi đó.

Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, Thuyết tế bào và Thuyết tiến hóa của Đácuyn.

Với những phát minh đó, khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.

Đánh giá về ý nghĩa của những thành tựu khoa học tự nhiên thời ấy, Ăngghen viết: “Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: tất cả cái gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì là cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu”.

Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân, đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra.

8910X.com

(Từ khóa: Nguồn gốc, điều kiện triết học Mác)