Đau chấn thủy là bị gì năm 2024

Đau Chấn Thuỷ là gì? Theo các chuyên gia tiêu hoá đau vùng chấn thuỷ còn đường gọi là đau vùng thượng vị hay đau bụng trên khu vực đau nằm trên rốn và dưới xương ức, đau vùng chấn thuỷ thường có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tuy nhiên các trường hợp đau chấn thuỷ sau cần phải đi khám và điều trị này nếu các triệu chứng dưới đây kéo dài.

+ Đau chấn thuỷ khó thở, tức ngực

+ Đau chấn thuỷ kèm nóng rát

+ Đau chấn thuỷ buồn nôn

+ Đau chấn thuỷ tiêu chảy

+ Đau nhói chấn thuỷ

Nguyên nhân đau chấn thuỷ là gì?

7 nguyên nhân chính gây ra các cơn đau chấn thuỷ ở người bệnh

1. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là bệnh nhiễm trùng đường ruột thừa nếu không điều trị có thể khiến ruột thừa bị vỡ và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ở giai đoạn đầu của viêm ruột thừa thường có cảm giác đau âm ỉ quanh rốn, những cơn đau này dần lan lên dạ dày, khu vực chấn thuỷ, khi nhiễm trùng nặng cơn đau lan sang phía dưới bên trái

Trường hợp hợp bị viêm ruột thừa chỉ có cách cắt bỏ phần ruột thừa.

2. Sỏi mật

Khi sỏi mật chặn ống dẫn mật sẽ gây ra triệu chứng đau dữ dội ở bên phải dạ dày. Đồng thời kèm theo triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi và kiệt sức.

Sỏi mật không được điều trị có thể ảnh hưởng đến gan và tuyến tuỵ, biểu hiện rõ rất khi gan bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện tượng vàng da hoặc vàng mắt, tuyến tuỵ bị nhiễm trùng nặng.

Trường hợp nhẹ uống thuốc tan sỏi mật, nếu uống thuốc sỏi mật không hết vẫn gây đau đơn thì cần phải cắt bỏ túi mật. Cơ thể người vẫn sống bình thường khi không có túi mật.

3. Tắc ruột

Tắc ruột khiến mọi thứ không thể hoặc khó khăn đi qua, trường hợp này sẽ gây ra cơn đau dữ dội táo bón, khó tiêu hoá và hấp thụ thức ăn.

Đau bụng trên hay đau chấn thuỷ là một trong triệu chứng điển hình của tác ruột tuy nhiên tác ruột còn kèm theo các triệu chứng khác như

+ Nôn ra mật, một chất nhầy màu vàng lục

+ Đầy bụng

+ Không đi tiêu được hay xì hơi

+ Chuột rút dữ dội

Trường hợp này đặc biệt nghiêm trọng cần đi cấp cứu gấp tránh để rách ruột hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng. Để giảm đau chấn thuỷ đau bụng do tác ruột nên uống nhiều chất lỏng, thuốc giảm đau và đưa đi cấp cứu.

4. Cúm dạ dày

Cúm dạ dày do nhiễm vi rút gây ra nôn, buồn nôn, tiêu chảy, và đau chấn thuỷ. Khi bị nhiễm vi rút dạ dày người bệnh có thể bị đau cơ, đau đầu và người mệt mỏi.

Tuy nhiên trường hợp cúm dạ dày, không cần quá lo lắng, thông thường bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày, tránh ăn quá no và thường xuyên uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để giảm nhanh triệu chứng nôn, buồn nôn.

Đặc biệt trường hợp bị đi ngoài dễ bị mất nước vì vậy thường xuyên bổ sung các thực phẩm có khả năng phục hồi chất điển giải tránh để người mệt mỏi suy nhược vì thiếu nước.

5. Tụ Khí

Khí luôn được sinh ra trong ruột và đường tiêu hoá một cách tự nhiên tuy nhiên lượng khí sinh ra bất thường nhiều hơn sẽ gây ra đầy bụng và áp lực lên hệ tiêu hoá.

Đặc biệt, các trường hợp bị tiêu chảy, táo bón hay nhiễm trùng đường ruột, nhiễm vi khuẩn hp dạ dày sẽ sinh ra khí nhiều hơn và gây ra các cơn đau chấn thuỷ dữ dội.

Các dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hoá đang tích tụ nhiều khí hơn bình thường

+ Đau chấn thuỷ từng cơn

+ Các cơn đau kèm bụng chướng lên

+ Đau kèm theo cảm giác có cái gì đó đang chạy trong dạ dày

+ Ợ hơi

+ Tiêu chảy hoặc táo bón

6. Khó tiêu hoá

Khó tiêu hoá gây ra cảm giác nóng rát chạy tự dạ dày (ngực) lên đến cổ họng, trường hợp này được gọi là chứng khó tiêu. Chứng khó tiêu xảy ra khi trong dạ dày có quá nhiều axit. Biểu hiện rõ nhất trong trường hợp này, khi ăn những thực phẩm có tích axit cao sẽ cảm giác đau vùng chấn thuỷ nóng rát nhiều hơn.

Ngoài khó tiêu do thực phẩm có tính axit cao, nguyên nhân khác gây ra đau chấn thuỷ khó tiêu chính là viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày, thậm chí nghiêm trọng hơn ung thư dạ dày. Khi khi mình đang nằm trong trường hợp này cần đi khám và điều trị ngay, không nên để kéo dài có thể gây ra biến chứng.

7. Nhiễm vi khuẩn hp

Vi khuẩn hp gây viêm, sưng, loét niêm mạc dạ dày và gây ra đau chấn thuỷ. Tuy nhiên điều đáng lưu ý trong trường hợp nhiễm vi khuẩn hp dương tính.

+ Vi khuẩn hp có thể lây từ người sang người thông qua đường ăn uống

+ Vi khuẩn hp có khả năng kháng thuốc kháng sinh cao, hiện tại tỷ lệ điều trị vi khuẩn hp thành công ở phác đồ điều tiên chỉ đặt khoảng 50%. Tức là tỷ lệ thất bại ở phác đồ đầu tiên khoảng 50%.

+ Vi khuẩn hp có khả năng gây ung thư dạ dày cao hơn 6-7 lần người không nhiễm khuẩn hp.

+ Nhiễm vi khuẩn hp thường không có triệu chứng, nếu đã có triệu chứng như đau chấn thuỷ phần lớn do dạ dày đã bị tổn thương như viêm hoặc loét. Cần phải tiêu diệt vi khuẩn hp càng sớm càng tốt.