Dạng thuốc tiêm thường được đóng vào lọ

Kỹ thuật pha thuốc là một trong những kỹ thuật cơ bản trong phần chuẩn bị thuốc cho người bệnh. Trên thị trường hiện nay, thuốc tiêm được đóng gói trong hai dạng: ống và lọ. Thuốc ống chỉ sử dụng một liều dưới dạng lỏng. Thuốc ống có nhiều thể tích khác nhau từ 1ml - 10ml hay có thể lớn hơn. Ống thuốc được làm bằng thủy tinh và có một chỗ thắt ở cổ ống thuốc để bẻ ống. Một vòng tròn màu xung quanh cổ ống thuốc là nơi có thể bẻ ống thuốc dễ dàng. Thuốc được rút ra khỏi ống thuốc bằng bơm tiêm và kim với khẩu kính nhỏ nhờ động tác kéo nòng trong tạo áp lực hút trong bơm tiêm.

Lọ thuốc là một vật chứa thuốc dạng lỏng hay dạng bột được sử dụng cho một liều hay nhiều liều và có một nắp cao su ở trên. Trên phần cao su có một nắp bằng kim loại hoặc bằng nhựa bảo vệ cho đến khi thuốc đó được sử dụng. Trên nhãn thuốc có ghi rõ loại và lượng dung môi dùng để pha thuốc. Nước muối sinh lý và nưôc cất vô trùng là những dung môi thường dùng để pha thuốc.

Một số lọ thuốc chứa dung môi pha thuốc trong khoang trên và thuốc bột trong khoang dưới, hai khoang này cách biệt bằng một nút chặn cao su. Khi chuẩn bị pha thuốc, điều dưỡng chỉ cần ấn nhẹ vào phần trên của lọ thuốc để đánh bật nút chặn cao su xuống thì phần đung môi và phần thuốc bột sẽ hòa tan vào nhau. Khác với rút thuốc ống, rút thuốc lọ là hệ thông kín, vì vậy cần bơm khí vào lọ để việc rút thuốc ra được dễ dàng.

Điều dưỡng cần phải biết rõ quy trình pha thuốc và thận trọng trong thao tác để có được một bơm tiêm thuốc không bị nhiễm khuẩn và không làm giảm liều lượng của thuốc.

Lý thuyết liên quan

Khái niệm cơ bản

Bơm tiêm:

Bơm tiêm bao gồm một nòng ngoài hình trụ, phần đầu được thiết kế khớp với đốc kim tiêm, và nòng trong là pittông. Mỗi bơm tiêm được đóng gói vô khuẩn có kim tiêm hoặc không có kim tiêm trong bao bì nhựa hoặc giấy. Bơm tiêm chỉ sử dụng một lần, tuyệt đốì không tái sử dụng trong kỹ thuật tiêm thuốc cho người bệnh.

Bơm tiêm được chia làm hai loại: Non - Luer - Lok và Luer - Lok. Bơm tiêm Non – Luer - Lok sử dụng kim tiêm trượt gắn vào đầu bơm tiêm. Bơm tiêm Luer- Lok sử dụng kim tiêm đặc biệt có thể vặn xoắn để gắn vào đầu bơm tiêm để tránh kim tiêm bị tuột ra khỏi đầu bơm tiêm.

Có nhiều cỡ bơm tiêm khác nhau từ 1ml đến 60mL Bơm tiêm 1ml đến 30ml thường được dùng cho các loại thuốc đường tĩnh mạch. Bơm tiêm 1ml đến 3ml được dùng trong tiêm bắp và tiêm dưối da. Trên thân bơm tiêm có vạch nhỏ chia theo ml hoặc đơn vị. Bơm tiêm chia theo đơn vị được dùng trong tiêm insulin. Điều dưỡng cần xác định bơm tiêm phù hợp tùy theo loại thuốc và đường tiêm.

Kim tiêm:

Kim tiêm được đóng gói vô khuẩn riêng biệt hoặc đóng gói cùng với bơm tiêm. Một kim tiêm gồm có ba phần: đốc kim, thân kim và mặt vát kim. Đốc kim dùng để gắn với đầu bơm tiêm, thân kim nối liền với đốc kim, mặt vát kim rất sắc nhọn, sắc để tạo vết đâm nhỏ khi xuyên kim qua da người bệnh và chỗ xuyên kim này nhanh chóng khít lại khi rút kim ra nhằm không cho thuốc hay máu chảy ra ngoài. Cả ba phần của bơm tiêm phải được giữ vô khuẩn, để tránh kim tiêm bị nhiễm khuẩn, điều dưỡng luôn gắn kim có đậy nắp vào bơm tiêm an toàn.

Có nhiều cỡ kim khác nhau, cỡ kim được chia theo khẩu kính (đường kính trong của kim) và chiều dài của thân kim. Chiều dài của kim từ 1cm đến 7,5cm, điều dưỡng chọn chiều đài kim tùy theo vị trí tiêm và trọng lượng người bệnh. Đối với người bệnh gầy hay trẻ em chọn kim có chiều đài ngắn hơn, dùng kim dài từ 2,5cm đến 4cm để tiêm bắp, dùng kim dài từ 1cm đến l,5cm để tiêm dưới da hay tiêm trong da. Kim pha thuốc thường dùng có khẩu kính từ 19G đến 20G. Việc chọn kim theo khẩu kính cần lưu ý kim có khẩu kính càng nhỏ thì đường kính trong của kim càng lớn. Chọn kim có khẩu kính nào tùy thuộc vào độ đậm đặc hay tính dính của thuốc.

Nguyên tắc điều dưỡng cần biết khi pha thuốc

Cần biết rõ liều lượng và tính chất thuốc trước khi chuẩn bị thuốc. Nếu tiêm một liều lượng lớn thuốc vào cơ thể người bệnh có thể gây ra tác dụng phụ, đau, và tổn thương mô.

Nắm rõ đường tiêm, xác định cấu trúc giải phẫu của vị trí tiêm trên người bệnh để quyết định vùng tiêm phù hợp với liều lượng thuốc. Việc xác định chính xác này sẽ giảm thiểu những tai biến do tiêm thuốc gây ra như tổn thương mô, thần kinh, mạch máu.

Đảm bảo lựa chọn cỡ kim thích hợp cho từng đường tiêm và vị trí tiêm.

Đọc kỹ hưống dẫn sử dụng trưóc khi pha thuốc để rút đúng lượng nước pha tiêm để pha thuôc tùy theo từng loại thuốc.

Mỗi phiếu thuốc chỉ ghi một loại thuốc.

Tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong quá trình pha thuốc và rút thuốc.

Tay điều dưỡng chỉ được chạm vào nòng ngoài của bơm tiêm và đốc kim.

Không được để vát kim, thân kim, thân pittông chạm vào vật không vô trùng.

Khi rút thuốc, giữ bơm tiêm ở ngang tầm mắt, một góc 90° để đảm bảo lấy được đúng lượng thuốc và để đuổi được hết khí.

Các bưóc tiến hành

Sao phiếu thuốc

Sao y lệnh thuốc từ hồ sơ vào phiếu thuốc với nội dung như sau:

Tên người bệnh.

Tên thuốc, hàm lượng.

Liều lượng thuốc.

Đường dùng thuốc.

Thời gian dùng thuốc.

Kiểm tra thuốc

Kiểm tra nhãn thuốc: tên thuốc, hàm lượng, đường dùng, hạn sử dụng.

Nhìn toàn diện ống thuốc và lọ thuốc: kiểm tra chất lượng thuốc, sự nguyên vẹn của thuốc.

Rửa tay

Rửa tay theo quy trình rửa tay nội khoa.

Chuẩn bị dụng cụ

Soạn khay dụng cụ gồm:

Bơm tiêm.

Kim pha thuốc.

Bình kền sát khuẩn da.

Hộp bông cầu cồn.

Hộp bông cầu khô.

Ống nước cất pha thuốc.

Hộp chống shock.

Găng tay sạch

Túi rác y tế.

Hộp đựng vật sắc nhọn.

Chai dung dịch rửa tay nhanh.

Rút dung dịch pha thuốc

Kiểm tra ống nước pha tiêm (nước cất) và lọ thuốc lần 2

Búng nhẹ đẩu ống nước pha tiêm cho đến khi nước từ trên cổ ống xuống hết thân ống.

Sát trùng cổ ống thuốc bằng bông cầu cồn.

Mở nắp lọ thuốc, để lộ phần cao su, sát khuẩn nắp cao su bằng bông cầu cồn.

Bẻ ống nước pha tiêm bằng bông cầu khô hoặc gạc.

Rút nước pha tiêm vào bơm tiêm (số lượng tùy theo tùhg loại thuốc).

Bơm nước pha tiêm vào lọ để hòa tan thuốc

Đâm kim vào giữa nắp cao su theo huớng từ 45° sau đó dựng theo hướng 90°.

Bơm nước pha tiêm vào lọ thuốc, rút khí trả iại bơm tiêm.

Rút kim ra, lắc đểu thuốc theo chiều ngang.

Rút thuốc đã hoà tan vào trong bơm tiêm

Dùng bơm tiêm đang có khí, đâm lại vào lọ thuốc, bơm khí vào lọ, để mặt vát kim ngập trong thuốc, rút hét thuốc trong lọ ra.

Kiểm tra thuốc lần 3            .

Xử lý rác

Vứt lọ thuốc vào trong rác y tế và ống nước pha tiêm vào trong hộp đựng vật sắc nhọn.

Chuẩn bị tiêm thuốc cho người bệnh

Thay kim tiêm, cỡ kim thích hợp tùy theo từng đường tiêm.

Khi pha chế thuốc tiêm hay thuốc tiêm truyền dạng dung dịch và sản phẩm thuốc được tiệt khuẩn bằng nhiệt sau khi đóng ống (chai) thì thực hiện theo trình tự pha chế

Dạng thuốc tiêm thường được đóng vào lọ

Trong phòng vô khuẩn:

  • Tiến hành các công đoạn: cân hóa chất, dung môi, hòa tan các chất tan (chú ý trình tự hòa tan), điều chỉnh pH, điều chỉnh thể tích, kiểm soát quá trình, kiểm nghiệm bán thành phẩm.
  • Lọc trong dung dịch qua màng có lỗ lọc 0,45 pm. Phải kiểm tra sự nguyên vẹn của màng trước khi lọc và độ trong của dịch lọc.
  • Vô khuẩn bằng cách lọc: các dung dịch thuốc tiêm có thành phần không bền với nhiệt, không tiệt khuẩn được bằng nhiệt thì thực hiện vô khuẩn bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0.22 pm. Dịch lọc vô khuẩn được đóng ngay vào ông (lọ) vô khuẩn và hàn kín.
  • Đóng thuốc (đóng hàn ông với thuốc tiêm đóng ông hoặc đóng chai hay túi với thuốc tiêm truyền): phải thường xuyên kiểm tra thể tích thuốc đã đóng vào ông (chai) để điều chỉnh kịp thời trong quá trình đóng thuốc, đảm bảo đủ thể tích quy định (xem trong phần yêu cầu chất lượng thuốc tiêm).

Tiệt khuẩn bằng nhiệt (áp dụng với các thuốc tiêm bền với nhiệt): thuốc sau khi đóng ống, chai, lọ và đã được hàn hay đậy nắp kín sẽ chuyển sang phòng tiệt khuẩn. Tùy theo thuốc tiêm mà áp dụng:

  • Tiệt khuẩn dung dịch thuốc tiêm dầu bằng nhiệt khô ở 180°c trong 30 phút.
  • Tiệt khuẩn các dung dịch thuốc tiêm nước bằng nhiệt ẩm ở nhiệt độ và thời gian như ghi ở bảng 3.13 trang 146.

Các công đoạn tiếp theo là ghi nhãn, đóng gói, kiểm nghiệm thành phẩm và nhập kho (chỉ nhập kho thành phẩm khi kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng).

Thuốc tiêm hỗn dịch là một trong những dạng thuốc tiêm khó sản xuất thể hiện ở hai khía cạnh: Phải duy trì được mức độ phân tán của dược chất trong chế phẩm và đồng thời phải đảm bảo yêu cầu vô khuẩn của một chế phẩm thuốc tiêm nhưng lại không được tiệt khuẩn sản phẩm thuốc tiêm hỗn dịch bằng nhiệt sau khi đóng ống)

Dạng thuốc tiêm thường được đóng vào lọ

  • Nếu tiệt khuẩn thuốc tiêm hỗn dịch bằng nhiệt, nhiệt độ cao sẽ làm tăng độ tan của dược chất trong môi trường phân tán, các tiểu phân dược chất bị hòa tan một phần hay hoàn toàn nhưng khi thuốc nguội, dược chất sẽ kết tinh lại thành các tinh thể có hình dạng, kích thước và dạng thù hình rất khác nhau mà nhà sản xuất không thể kiểm soát được, làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc.
  • Nhiệt độ cao cũng có thể gây những biến đổi trong thuốc, nhất là khi hỗn dịch có thành phần không bền với nhiệt.

Chính vì vậy, thuốc tiêm hỗn dịch phải được pha chế trong điều kiện môi trường, thiết bị vô khuẩn và phải áp dụng các phương pháp tiệt khuẩn thích hợp đối với từng công đoạn sản xuất cụ thể. Có thể pha chế thuốc tiêm hỗn dịch theo hai phương pháp sau:

  • Phân tán được chất rắn vô khuẩn vào chất dẫn vô khuẩn trong điều kiện môi trường và thiết bị vô khuẩn qua các bước:
  • Chuẩn bị được chất rắn vô khuẩn có kích thước tiểu phân như đã định. Bột được chất vô khuẩn có thể thu được bằng cách kết tinh vô khuẩn hay tiệt khuẩn bằng bức xạ sau đó phân chia mịn bằng máy xay thích hợp trong điều kiện vô khuẩn.
  • Hòa tan các thành phần khác vào dung môi thành một dung dịch hay từng dung dịch riêng rẽ, lọc trong nếu cần, tiệt khuẩn các dung dịch này (bằng cách lọc hoặc nhiệt ẩm hoặc nhiệt khô tùy thuộc vào bản chất của dung dịch).
  • Tạo khối bột nhão giữa bột dược chất vô khuẩn với một lượng vừa đủ dung dịch vô khuẩn đã chuẩn bị trên (thường dùng dung dịch chất gây thấm).
  • Phân tán bột nhão được chất vào dung dịch vô khuẩn còn lại và cho hỗn dịch qua thiết bị đồng nhất hóa để thu được hỗn dịch đồng nhất.

Ví dụ pha hỗn dịch tiêm procain penicilin: hòa tan lecitin, natri citrat povidon, polyoxyethylen sorbitan monooleat trong nước cất pha tiêm, tiệt khuẩn dung dịch này bằng cách lọc qua màng lọc có lỗ lọc 0,22 pm vào thiêt bị đổng nhất hóa vô khuẩn, thêm dần bột dược chất (bột mịn, vô khuẩn) vào môi trường phân tán trên để thu được hỗn dịch đồng nhất, tiến hành kiểm nghiệm bán thành phẩm, rồi đóng ống (lọ) trong điều kiện vô khuẩn.

  • Ngưng kết do thay đổi dung môi:

Ví dụ pha hỗn dịch tiêm testosteron: pha dung dịch chất dẫn và tiệt khuẩn. Hòa tan testosteron trong aceton và tiệt khuẩn dung dịch này bằng cách lọc qua màng lọc có lỗ lọc 0,22 pm (dùng màng lọc chịu được dung môi hữu cơ). Thêm dung dịch testosteron đã vô khuẩn vào dung dịch chất dẫn vô khuẩn, testosteron sẽ kết tinh lại. Pha loãng hỗn dịch với chất dẫn, trộn đều, để cho tinh thể lắng xuống, hút loại dịch trong. Thêm chất dẫn và lại làm như vậy vài lần tới khi loại hết aceton. Pha loãng hỗn dịch đến thể tích đã định và đóng lọ trong điều kiện vô khuẩn.

Thuốc tiêm nhũ tương là một hệ phân tán vi dị thể gồm 2 pha chất lỏng không đồng tan với nhau gọi quy ước là pha dầu và pha nước, trong đó một pha được phân tán vào pha kia dưới dạng các giọt có đường kính cỡ 0,1 – 0,5 nhờ có chất nhũ hóa thích hợp như lecitin, phospho lipid, polysorbat.

Dạng thuốc tiêm thường được đóng vào lọ

Để đảm bảo kích thước giọt của pha phân tán sau khi thực hiện phân tán pha dầu vào pha nước hoặc ngược lại để tạo thành nhũ tương, cần lọc nhũ tương qua màng lọc có lỗ lọc 0,5 pm.

Trong quá trình bảo quản chế phẩm thuốc, kích thước giọt của pha phân tán có thể tăng lên do các giọt phân tán tự động kết tập lại với nhau tạo ra các giọt lớn hơn, do vậy rất dễ gây tai biến khi tiêm, đặc biệt là các nhũ tương D/N dùng tiêm tĩnh mạch.

Nói chung, nhũ tương tiêm là một dạng thuốc khó về mặt bào chế. Trong thực tế có một vài nhũ tương dầu béo kiểu D/N dùng tiêm truyền tĩnh mạch để cung cấp năng lượng cho người bệnh.

Nhiều dược chất rất không ổn định về tính chất vật lý và hóa học khi hòa tan hay phân tán trong môi trường nước ở dạng dung dịch hay hỗn dịch. Đối với những thuốc tiêm có thành phần dược chất như vậy thường được bào chế dưới dạng bột khô và chỉ được pha lại thành dung dịch hay hỗn dịch ngay trước khi tiêm. Các thuốc tiêm dạng bột khô có thể được bào chế bằng phương pháp đông khô hay sấy phun.

Đông khô là một quá trình làm khô dung dịch nước đã được đông lạnh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ơtecti của dung dịch, dung môi được loại trực tiếp từ pha rắn không qua pha lỏng dưới áp suất giảm (thường dưới 100 pm Hg), cho ra sản phẩm khô.

Kỹ thuật đông khô có nhiều ưu điểm:

  • Quá trình làm khô được tiến hành ở nhiệt độ thấp nên hạn chế được tốc độ phản ứng hóa học phân hủy được chất ở mức rất thấp.
  • Sản phẩm khô thu được có diện tích bề mặt riêng lớn nên sẽ hòa tan rất nhanh khi cần hòa tan trở lại.
  • Thuốc được phân liều vào lọ trước khi đông khô ở dạng dung dịch nên dễ dàng đạt được yêu cầu đồng nhất về hàm lượng dược chất trong từng đơn vị sản phẩm, đồng thời giảm thiểu được sự nhiễm chéo so với thuốc được đóng vào lọ ở dạng bột.
  • Giảm thiểu sự oxy hóa được chất do hạn chế sự có mặt của oxy trong quá trình sản xuất do sản phẩm được làm khô trong môi trường chân không và việc đóng lọ cũng được thực hiện trong chân không hoặc dưới áp lực của khí trơ đưa vào khi đóng nắp lọ.

Với các ưu điểm trên, phương pháp đông khô được áp dụng với các dược chất dễ bị thủy phân, dược chất ít tan, dược chất nhạy cảm với nhiệt, các thuốc cần dùng trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy vậy, kỹ thuật đông khô cũng có những hạn chế:

  • Một số protein có thể bị phá hủy bởi quá trình đông lạnh hay quá trình làm khô.
  • Độ ổn định của thuốc ở trạng thái rắn có thể phụ thuộc vào dạng kết tinh hay vô định hình của dược chất trong sản phẩm, nếu quá trình đông khô tạo ra chất rắn vô định hình và dạng này không ổn định thì sản phẩm sẽ không đạt chất lượng như mong muốn.
  • Giá thành tương đối cao.

,       Dịch phun

Nguyên tắc chung để bào chế

một thuốc tiêm đông khô bằng phương                                      1

– Pha chế dung dịch thuốc với đầy đủ các thành phần theo công thức đã xây dựng và triệt khuẩn dung dịch thuốc bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22pm.
– Đóng dung dịch vô khuẩn vừa thu được vào lọ vô khuẩn, nắp bằng nút cao su có xẻ rãnh ở phần dưới của nút (đường bay hơi của dung môi) và chuyển vào buồng đông lạnh của thiết bị đông khô để cho dung dịch đóng băng ở nhiệt độ – 35°c đến – 45°c.

pháp đông khô được thực hiện qua các bước:

  • Khi sản phẩm đã đông rắn hoàn toàn, tiến hành hút chân không để giảm áp suất hơi ở buồng đông khô xuống dưới áp suất hơi của nước đá và cung cấp nhiệt cho giá để tạo năng lượng cần thiết cho sự thăng hoa. Dưới những điều kiện đó nước sẽ bay hơi trực tiếp từ trạng thái rắn tạo ra bánh thuốc khô, xốp. Khi đó phần lớn dung môi được loại đi
  • Tiếp tục cung cấp nhiệt để làm khô thuốc đến độ ẩm xác định với chế độ sấy ở mức dưới 40°c.
  • Khi sản phẩm đã khô hoàn toàn, các lọ được đóng kín ngay trong buồng đông khô, bộ phận nén thủy lực sẽ đẩy các nút cao su khít vào miệng lọ thuốc.
  • Lấy sản phẩm ra khỏi buồng đông khô, đóng nắp nhôm và hoàn thiện sản phẩm.

Nguyên tắc: Trước hết, pha dung dịch thuốc (theo công thức đã xây dựng), tiệt khuẩn dung dịch này bằng cách lọc qua màng có lỗ lọc 0,22 pm, dịch lọc vô khuẩn được bơm vào máy sấy phun và được phun vào buồng sấy của máy qua một đầu vòi phun dưới áp suất phun thích hợp (tạo ra từ một máy nén khí), áp lực phun cao sẽ chuyển dung dịch thành dạng khí dung, dòng khí dung này được tiếp xúc trực tiếp với luồng không khí nóng vô khuẩn thổi cùng chiều, dung môi từ các giọt khí dung sẽ bay hơi rất nhanh do có diện tiếp xúc lớn và để lại thuốc khô. Bột thuốc sau đó được đóng lọ bằng máy đóng bột thích hợp. Toàn bộ quá trình phải được thực hiện trong điều vô khuẩn.

Sấy kinh tế hơn so với đông khô, nhưng đây cũng là kỹ thuật sản xuất thuốc tiêm dạng bột vô khuẩn rất khó thực hiện do kỹ thuật này đòi hỏi phải lọc loại khuẩn một lượng rất lớn không khí và việc đảm bảo yêu cầu vô khuẩn của toàn bộ thiết bị phun sấy cũng như khối bột sau khi phun sấy từ máy sấy phun sang máy đóng bột không hề đơn giản