Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không

Bạn đang hành kinh và có chuyến du lịch biển. Phải làm gì để bạn sexy mà vẫn thoải mái khi đi biển đúng ngày đèn đỏ. Bài viết dưới đây gửi đến bạn những mẹo cần áp dụng nhé! 

1. Mẹo cần áp dụng khi đi biển đúng ngày đèn đỏ

1.1. Dán băng vệ sinh vào đồ bơi

Dán băng vệ sinh vào đồ bơi khô. Chọn loại bánh vệ sinh siêu mỏng để đáy quần bơi không bị phình ra dẫn đến mất thẩm mỹ. Lưu ý xử lý làm sao cho băng vệ sinh và đồ bơi ôm sát cơ thể để khi băng có ướt vẫn không bị lộ.

Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không

1.2. Mang theo một cái khăn to

Rất may là khi xuống biển, dưới nước sẽ tạo áp lực khiến cho kinh nguyệt được giữ trong cơ thể. Tuy nhiên khi bạn vừa rời nước lên bờ, áp lực không còn, kinh nguyệt sẽ ra khỏi cơ thể. Bạn cần 1 chiếc khăn to để che đi phòng trường hợp kinh nguyệt chảy ra bên ngoài. Vì vậy mỗi khi đi bơi hãy quấn khăn quanh người và di chuyển đến nhà vệ sinh gần nhất để thay băng vệ sinh.

1.3. Chọn đồ bơi

Chọn đồ bơi đi biển khi có kinh nguyệt bạn cần quan tâm đến vấn đề kinh nguyệt có tràn ra ngoài không. Bạn có thể lựa chọn loại đồ bơi tối màu, bó sát cơ thể mặc quần bơi tam giác không đường may kết hợp với quần vuông bên ngoài sẽ giúp bạn thấy an toàn hơn khi bơi.

1.4. Dùng tampon để không lo lắng khi xuống nước

Tampon cũng là 1 trong những phương pháp giúp giữ lại kinh nguyệt trong âm hộ. Có rất nhiều kích cỡ Tampon để giúp bạn lựa chọn tùy vào cơ địa cơ thể của mình. Bạn có thể dùng thêm bao cao su cho nữ ở bên ngoài để giảm sự lo lắng.

Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không

1.5. Dùng cốc nguyệt san 

Cốc nguyệt san giữ tất cả kinh nguyệt trong cơ thể của bạn. Lựa chọn kích cỡ cốc thì cốc sẽ được cố định thành 1 vòng kín khít bên thành âm đạo. Bạn cần lưu ý mua cốc nguyệt san chất lượng ở những cửa hàng uy tín.

2. Ngày đèn đỏ nên đi biển không?

Đi biển đúng ngày đèn đỏ sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn. Hơn nữa áp lực dưới nước còn giúp bạn giảm đau bụng trong ngày kinh, tinh thần khỏe khoắn và thoải mái hơn. Cũng có ý kiến cho rằng kinh nguyệt mà đi bơi sẽ rất ảnh hưởng đến người khác và không nên. Tuy nhiên quan niệm trên lại không có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh. Vì thế, bạn chỉ cần sử dụng những mẹo giúp giữ kinh nguyệt trong người không tràn ra ngoài để thoải mái hơn khi bơi trong ngày đèn đỏ. 

Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không

Bài viết vừa cập nhật những thông tin đi biển đúng ngày đèn đỏ. Hy vọng bạn sẽ giúp bạn có thêm những mẹo hay áp dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Nguồn: https://sacngockhang.com/

Dùng băng vệ sinh đặc biệt

Đây là loại băng vệ sinh hiện đại có tên tampon, hình chiếc que nhỏ bằng đầu ngón tay, một đầu có dây để dễ kiểm soát và đưa ra ngoài sau khi sử dụng. Dùng loại băng vệ sinh này phụ nữ có thể hoạt động được nhiều hơn mà không cần lo lắng về việc “lộ hàng” hay chệch chỗ.

Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không

Có thể bơi trên biển 4-5 tiếng nếu sử dụng tampon. Ảnh minh hoạ

Điều quan trọng nhất là đi biển ngày đèn đỏ dùng tampon cho phép bạn bơi thoả thích trên biển ngay trong ngày “đèn đỏ” mà không lo lắng về việc bị lộ. Tăm bông cũng là vật ngăn cản rất hữu ích những xâm nhập của vi sinh vật biển bất lợi vào “vùng kín”.

Kinh nghiệm của những phụ nữ từng dùng tampon vào ngày đèn đỏ bơi lội trên biển cho biết có thể dung tampon trên biển an toàn tới 4-5 tiếng mà không lo bị lộ. Tuy nhiên, thực tế chẳng mấy người bơi trên biển liên tục trong suốt thời gian này.

Có nhiều loại thích ứng với lưu lượng máu của từng người. Vấn đề ở đây là hãy chọn loại phù hợp (có bốn loại: nhỏ, trung bình, lớn và lớn nhất) với lưu lượng máu ngày đèn đỏ của mình là ổn.

Một lưu ý nữa là những bạn gái còn “zin” thì không nên sử dụng loại tampon này vì nó sẽ ảnh hưởng đến “cái ngàn vàng” do tampon là đặt sâu vào “vùng kín”. Tampon tiện lợi nhưng phụ nữ không nên quá lạm dụng thường xuyên trong các kỳ đèn đỏ vì nó có thể khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, mất cân bằng.

Phễu chuyên dụng

Là một chiếc cốc hình phễu (item) chất liệu nhựa dẻo an toàn, với kích thước nhỏ bé và hình dáng lý tưởng để chống tràn tuyệt đối. Khi đặt đúng vị trí, chiếc phễu này sẽ ở sâu trong âm đạo giúp phụ nữ "đánh bay" mọi nỗi lo về kinh nguyệt khi đi biển. Khả năng thấm hút của phễu kinh nguyệt cao hơn rất nhiều so với tampon và băng vệ sinh bình thường.

Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không

Đặt phễu chuyên dụng đúng vị trí bạn sẽ hoàn toàn yên tâm v khi xuống biển

Thuốc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt

Đây là phương pháp “né” ngày “đèn đỏ” vào đúng dịp đi biển, dùng thuốc tránh thai để làm chậm ngày. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, phương pháp này tuyệt đối không được quá lạm dụng liên tục vì nó có thể làm rối loạn hoóc môn. Với những bạn định sử dụng biện pháp này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Sau khi đã trang bị một trong những phương pháp nói trên, bước cuối cùng để giúp an toàn hơn là bạn nên chọn đồ bơi tối màu, dáng khoẻ khoắn. Với việc chọn lựa đồ xuống biển theo cách này bạn sẽ phòng được tối đa những bất trắc bị lộ có thể xảy ra.

Theo Kỳ An (Giadinh.net)

Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không
Đang có kinh nguyệt có tắm biển được không

Khi có kinh nguyệt có nên tắm không hay máu kinh có dơ không là những thắc mắc rất thường gặp. Bên cạnh đó, những lầm tưởng tiêu cực về kinh nguyệt khiến cho không ít cô nàng cảm thấy ghét ngày đèn đỏ. Thật ra, kinh nguyệt xuất hiện mỗi tháng chính là dấu hiệu tốt lành chứng tỏ cơ thể bạn khỏe mạnh đấy!

Máu kinh có bẩn không hay máu kinh có dơ không hay đến tháng có nên tắm không là thắc mắc rất thường gặp. Về bản chất, kinh nguyệt không hề là một điều gì đó cấm kỵ hay dơ bẩn. Đây là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên báo hiệu việc thay đổi về mặt sinh lý và thể chất ở phụ nữ. Dưới đây là 9 suy nghĩ sai lầm phổ biến nhất mà rất nhiều phụ nữ hay gặp phải khi nói về kinh nguyệt.

1. Đau bụng kinh cũng giống những cơn đau khác

Cơn đau bụng kinh đối với nhiều phụ nữ có thể xem là một nỗi ám ảnh thật sự. Không phải đơn thuần như một cơn đau đầu thoáng qua, cơn đau bụng kinh nhiều khi sẽ khiến bạn vật vã. Thậm chí trong nhiều trường hợp, bạn có thể phải nghỉ làm ở nhà chỉ để cuộn mình trong chăn vì không thể làm được điều gì khác.

Có khoảng 20% phụ nữ trải qua cơn đau bụng kinh nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động thường ngày. Khi ấy, khả năng tập trung sẽ bị suy giảm, bạn sẽ trở nên lo lắng và cảm giác thấy khó chịu trong người hơn. Cơn đau này không hề giống với những cơn đau nào khác mà bạn có thể đã trải qua.

Bạn có thể tìm hiểu thêm:9 mẹo đánh tan cơn đau bụng kinh hiệu quả

2. Kinh nguyệt phải vào một thời điểm nhất định

Chu kỳ kinh nguyệt và thời điểm hành kinh có thể khác biệt. Thời điểm khi bạn ra máu kinh chính là lúc hành kinh còn chu kỳ kinh nguyệt chính là khoảng thời gian từ lúc hành kinh của chu kỳ này đến lúc có kinh của chu kỳ tiếp theo.

Nhiều người vẫn thường có suy nghĩ rằng chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bình thường kéo dài 28 ngày nhưng đây chỉ là một con số trung bình. Chu kỳ kinh nguyệt ở một số người có thể lâu hơn, khoảng 29 – 35 ngày, thậm chí là 35- 40 ngày, trong khi một số khác lại ngắn hơn. Nhiều hoàn cảnh tác động khác như lúc đi du lịch, thay đổi cân nặng, tâm trạng hay sử dụng thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của bạn.

Thời điểm hành kinh của mỗi phụ nữ đều khác biệt và mang tính cá nhân cũng như có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.

3. Tâm trạng thay đổi không rõ nguyên nhân

Nhiều sự thay đổi rõ ràng sẽ diễn ra trong cơ thể bạn trong suốt những ngày đèn đỏ. Trong những ngày trước khi hành kinh, bạn sẽ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Lúc ấy, nồng độ hormone estrogen sẽ giảm mạnh trong khi nồng độ progesterone tăng nhanh. Estrogen có liên hệ với serotonin – “hormone hạnh phúc” trong khi progesterone lại có sự kết nối với một phần trong não bộ có liên quan tới sợ hãi, lo lắng và trầm cảm.

Sự thay đổi tâm trạng trong những ngày hành kinh có liên quan đến sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

Nhiều người cho rằng máu kinh nguyệt là máu độc hoặc băn khoăn không biết máu kinh nguyệt có dơ không. Thực tế máu kinh không phải là sản phẩm của sự bài tiết các chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài. Sự thật là máu kinh có chứa một ít máu, mô tử cung, niêm mạc tử cung. Máu kinh cũng khá giống với máu bình thường di chuyển qua các tĩnh mạch, nhưng thường ít đặc hơn và có ít tế bào máu hơn máu thông thường. Vậy máu kinh là máu sạch hay dơ? Thực tế, lượng máu kinh thoát ra khỏi cơ thể cũng kèm theo vi khuẩn.

5. Lầm tưởng về kinh nguyệt: Đây vấn đề cá nhân rất tế nhị

Bạn có thể nghĩ kinh nguyệt là vấn đề gì đó tế nhị và thuộc về cá nhân nhưng thật ra đây là một vấn đề lớn hơn đấy. Năm 2014, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố rằng vệ sinh kinh nguyệt là một vấn đề sức khỏe của cộng đồng. Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn không ít phụ nữ chưa được tiếp cận với điều kiện vệ sinh cần thiết để chăm sóc sức khỏe trong kỳ kinh nguyệt. Thậm chí tại Ấn Độ, nhiều học sinh nữ đã phải bỏ 1 – 2 buổi học mỗi tháng chỉ vì đến ngày đèn đỏ.

Câu chuyện về kinh nguyệt của phụ nữ cần được quan tâm nhiều hơn để tránh nhận thức sai, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống chưa phát triển.

6. Kinh nguyệt là điều đáng xấu hổ của phụ nữ

Kinh nguyệt không hề là một điều gì đó bất thường và phải kiêng kỵ khi nhắc tới. Hiện tượng này cũng đơn giản là một cách cân bằng hormone giúp bạn khỏe mạnh hơn mà thôi. Nếu có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng thì bạn nên mừng vì đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

7. Lầm tưởng về kinh nguyệt: Quan hệ trong kỳ kinh nguyệt sẽ không có thai

Theo Medical News Today, khả năng mang thai lớn nhất thường rơi vào giai đoạn rụng trứng, từ khoảng 12 đến 16 ngày kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh vừa qua. Khi đó, buồng trứng sản xuất và giải phóng tế bào trứng mới.

Hơn nữa, tinh trùng có thể sống bên trong đường sinh dục tối đa 5 – 7 ngày. Do đó, nếu tinh trùng ở đủ lâu để trùng với quá trình rụng trứng và gặp điều kiện thuận lợi thụ tinh với trứng thì bạn vẫn có thể mang thai. Quan hệ khi có kinh nguyệt vẫn có khả năng thụ thai.

8. Khi có kinh nguyệt có nên tắm không?

Nhiều người thắc mắc đến tháng có nên tắm không hay khi có kinh nguyệt có nên tắm không hoặc có nên tắm trong ngày đèn đỏ. Các chị em nghĩ rằng tắm sẽ làm chảy máu nhiều hơn trong những ngày đèn đỏ nên thường hạn chế tắm hoặc thậm chí là không tắm. Tuy nhiên, tắm bằng nước nóng có công dụng giúp bạn có thể giảm đau bụng kinh và bớt căng cơ.

Thói quen thư giãn với nước nóng sẽ mang lại cảm giác sạch sẽ, cải thiện tâm trạng và giúp bạn đối phó với các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt.

9. Kinh nguyệt khiến phụ nữ khổ sở hơn là một trong những lầm tưởng về kinh nguyệt

Những ngày hành kinh có thể mang lại cho bạn cảm giác khó chịu, khiến bạn cứ mãi trăn trở “Sao làm phụ nữ lại khổ thế này!”. Thế nhưng thật ra kinh nguyệt cũng có những lợi ích không hề nhỏ đối với các nàng. Kinh nguyệt có ảnh hưởng tới quá trình bài tiết và tạo máu, làm cho hệ thống tuần hoàn máu trở nên linh hoạt, tạo ra lượng máu mới để bổ sung cho lượng máu kinh bị mất đi.

Ngoài ra, thông qua màu sắc, mùi và kết cấu của máu kinh, bạn có thể nhận được nhiều thông tin quý giá về tình trạng sức khỏe của mình.

Máu kinh chính là dữ liệu quan trọng giúp bạn biết được những dấu hiệu sớm về nguy cơ phát triển bệnh tật để từ đó sớm có biện pháp phòng ngừa.

Tuy là một hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng không phải phụ nữ nào cũng có đầy đủ kiến thức đúng đắn về vấn đề này. Hãy thường xuyên cập nhật những kiến thức về kinh nguyệt để hiểu đúng và sống khỏe hơn mỗi ngày, bạn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.