Dàn ý nghị luận văn học lớp 10

Cunghocvui gửi đến bạn dàn ý khái quát chính xác nhất về đoạn văn nghị luận xã hội, đối tượng chủ yếu được bàn đến trong bài và một số yêu cầu chung cần phải nắm được khi viết bài.

1. Đối tượng được bàn đến Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng: - Một đoạn thơ, bài thơ, một hình tượng nghệ thuật. - Giá trị chung của đoạn thơ, bài thơ, hoặc là một khía cạnh, một phương diện nội dung hoặc nghệ thuật. 2. Yêu cầu chung - Đọc kĩ đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của bài thơ, đoạn thơ.

- Xác định vấn đề cần nghị luận, các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm. - Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: bài thơ, đoạn thơ hay ở đâu? Hình thức nghệ thuật thể hiện là gì? Các thủ pháp chủ yếu sử dụng? Những từ ngữ nào cần đi sâu phân tích?...

3. Dàn ý khái quát

  1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận (một phương diện nội dung, nghệ thuật...)
  2. Thân bài: Dù là dạng bài nào, học sinh cũng cần đảm bảo đù ba luận điểm cơ bản sau: *Luận điểm 1: Khái quát chung - Nêu hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung khái quát của bài thơ. - Hoặc là giải thích thuật ngữ. *Luận điểm 2: Làm rõ vấn đề nghị luận - Phân tích bài thơ, đoạn thơ theo yêu cầu của đề (có thể theo trình tự câu thơ hoặc theo trình tự ý). - Hoặc phân tích bài thơ, đoạn thơ để làm rõ một định hướng nào đó (chia luận điểm theo nội dung của định hướng) *Luận điểm 3: Đánh giá chung (bình luận) - Đánh giá khái quát về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
  3. Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> Khái niệm thường gặp trong nghị luận văn học

Trên đây là một số yêu cầu chung, đối tượng chủ yếu trong bài và dàn ý khái quát nghị luận văn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ôn luyện đề thi. Hãy để lại những ý kiến thắc mắc và đóng góp ở phía dưới comment nhé!

DÀN Ý KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC DẠNG 1: PHÂN TÍCH THƠ I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung chính và trích đề  chuyển ý II.TB: A.Tổng: Khái quát: chủ đề, mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ… B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ)  Bình C.Hợp: Đánh giá nội dung – nghệ thuật, liên hệ III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân *NGHỆ THUẬT TRONG THƠ: _Biện pháp tu từ, hình ảnh thơ, màu sắc âm thanh, giọng điệu, nhịp điệu, cấu trúc, từ ngữ, nhịp thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình, nhạc điệu (ví dụ: Thanh bằng chiếm ưu thế  tạo âm điệu êm ái du dương), hình tượng trong thơ… DẠNG 2: PHÂN TÍCH TRUYỆN I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung chính và trích đề  chuyển ý II.TB: A.Tổng: Khái quát: chủ đề, tình huống truyện, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ… B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ)  Làm bật lên nhân vật, tác phẩm (Nhân vật là linh hồn của tác phẩm) C.Hợp: Đánh giá nội dung – nghệ thuật, liên hệ III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân *NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN _Nhân vật: lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của nhân vật… GỬI GẮM ? _Tình huống truyện _Ngôi kể, tác dụng ngôi kể _Chi tiết truyện (ví dụ: chiếc lược ngà, vết thẹo, cái bóng…) _Kết cấu truyện, chủ đề *LƯU Ý: _Truyện được khai thác trong bối cảnh như thế nào _Truyện tiêu biểu cho tầng lớp nào _Hoàn cảnh sáng tác tác động như thế nào đến truyện _Không gian và thời gian là nghệ thuật của thơ ca, là sự giãi bày tâm trạng của các thi nhân thông qua lăng kính

chủ quan của mỗi nhà thơ bằng trái tim nhạy cảm. DẠNG 3: PHÂN TÍCH CÙNG CHỦ ĐỀ HAI ĐOẠN THƠ I.MB: Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề  chuyển ý II.TB: A.Tổng: Khái quát chủ đề, mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ… của mỗi tác phẩm  Lý luận văn học B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ)  Bình *Luận điểm 1: Đoạn thơ 1  phân tích  Chốt *Luận điểm 2: Đoạn thơ 2  phân tích  Chốt C.Hợp: So sánh _Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng thơ, không gian thời gian… III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân DẠNG 4: PHÂN TÍCH CÙNG CHỦ ĐỀ HAI ĐOẠN VĂN I.MB: Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề  chuyển ý II.TB: A.Tổng: Khái quát chủ đề, Tình huống truyện, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ… của mỗi tác phẩm  Lý luận về bối cảnh lịch sử B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ)  Bình

*Luận điểm 1: Đoạn văn 1  phân tích  Chốt *Luận điểm 2: Đoạn văn 2  phân tích  Chốt C.Hợp: So sánh _Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng, không gian thời gian… III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân DẠNG 5: PHÂN TÍCH CÙNG CHỦ ĐỀ MỘT ĐOẠN THƠ – MỘT ĐOẠN VĂN I.MB: Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề  chuyển ý II.TB: A.Tổng: Khái quát chủ đề, Tình huống truyện mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ… của mỗi tác phẩm  Lý luận văn học + bối cảnh lịch sử

B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ)  Bình *Luận điểm 1: Đoạn thơ 1  phân tích  Chốt *Luận điểm 2: Đoạn văn 2  phân tích  Chốt C.Hợp: So sánh _Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng, không gian thời gian… III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân DẠNG 6: PHÂN TÍCH LÀM RÕ NHẬN ĐỊNH I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, Chủ đề và trích nhận định  chuyển ý II.TB: A.Tổng: Giải thích nhận định + Lý luận văn học B.Phân: Lý luận + Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ)  Chứng minh *Luận điểm 1: Tác phẩm 1  phân tích  Chốt *Luận điểm 2: Tác phẩm 2  phân tích  Chốt C.Hợp: So sánh _Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng thơ, không gian thời gian… _Đánh giá nhận định  Giá trị văn học III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân DẠNG 7: PHÂN TÍCH MỘT ĐOẠN THƠ / ĐOẠN VĂN RỒI LIÊN HỆ I.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung chính, Chủ đề và trích đề  chuyển ý II.TB: A.Tổng: Khái quát chủ đề, mạch cảm xúc, hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, xuất xứ… của tác phẩm  Đi sâu vào lí luận chủ đề B.Phân: Triển khai Luận điểm + Luận cứ (dẫn chứng + lí lẽ)  Bình *Luận điểm 1: Tác phẩm 1  phân tích  Chốt *Chuyển ý: Cùng viết về đề tài … nhà văn / nhà thơ đã giãi bày tâm trạng và niềm cảm xúc … của mình thông qua … Đến với bài thơ / truyện ngắn (giới hạn đề) người đọc sẽ cảm nhận được sự đồng điệu giữa trái tim và lòng yêu thơ ca, nghệ thuật của … C.Hợp: So sánh _Giống và khác nhau: Nội dung – Nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, hình tượng thơ, không gian thời gian… _Chỉ ra điểm gặp gỡ  Đánh giá và lí luận

III.KB: Khẳng định giá trị nội dung, suy nghĩ bản thân *LƯU Ý: _Phân tích NGHỆ THUẬT  NỘI DUNG _Phải gọi tên phép tu từ _Phân tích giá trị NHÂN ĐẠO. Học sinh cần làm rõ các ý: +Bày tỏ sự cảm thông, thương xót của tác giả +Lên án, tố cáo những thế lực chèn ép, độc ác, chà đạp phẩm cách +Đề cao những giá trị vẻ đẹp của con người