Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?


Câu 42126 Thông hiểu

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

Show

Đáp án đúng: c

Phương pháp giải

Dựa vào thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 để suy luận trả lời.

Các nước Châu Á --- Xem chi tiết
...

Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?

A.Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

B.Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

C.Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đáp án chính xác

D.Nền kinh tế phát triển mạnh nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện.

Xem lời giải

Trung Quốc: Nhìn lại quá trình 40 năm cải cách, mở cửa

Ngày đăng: 22/11/2018 07:12
Mặc định Cỡ chữ
Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?
Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1978) mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, mở ra một thời kỳ mới cho nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong công cuộc cải cách, mở cửa, hội nhập quốc tế. Trải qua 40 năm, sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cơ sở vững chắc đưa quốc gia này tiếp tục tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?
Vận chuyển hàng hóa tại Liên Vận Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: TTXVN

Các giai đoạn cải cách, mở cửa

Giai đoạn đầu chuyển đổi thể chế kinh tế (1978 - 1991)

Đảng Cộng sản Trung Quốc với phương châm “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị”, chuyển trọng tâm công tác từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” nhằm mục tiêu xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn đầu tập trung vào chuyển đổi thể chế kinh tế với việc “khoán ruộng đất”, “phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn, sau đó tiến hành mở rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu ở thành phố, tiến hành mở cửa, xây dựng đặc khu kinh tế, xây dựng các loại thị trường. Việc xây dựng các đặc khu kinh tế (SEZs) ở Trung Quốc tương đối thành công. SEZs đã phát huy được vai trò “cửa sổ” và “cầu nối” có ảnh hưởng tích cực đối với trong và ngoài nước. SEZs của Trung Quốc đã đạt được thành công bước đầu trong sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường. Những năm 1984 - 1991, cải cách xí nghiệp quốc hữu là trọng tâm, cải cách giá cả là then chốt trong toàn bộ cuộc cải cách. Trong giai đoạn chuyển đổi thể chế kinh tế (1979 - 1991), Trung Quốc đã tìm tòi, tổ chức thí điểm, từng bước tiếp nhận cơ chế thị trường, sửa chữa những khuyết điểm của thể chế kinh tế kế hoạch.

Giai đoạn xây dựng khung thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (1992 - 2002)

Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, Liên Xô giải thể, đảng cộng sản ở các nước Đông Âu mất địa vị cầm quyền. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhiều nước tiến hành điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại.

Tại Trung Quốc, sự nghiệp cải cách, mở cửa đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Vấn đề cải cách, mở cửa thành công hay thất bại, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (họ Xã) hay tư bản chủ nghĩa (họ Tư) thổi bùng các cuộc tranh luận (đại luận chiến). Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương gác lại các cuộc tranh luận, tiến hành “Ba điều có lợi” (có lợi cho phát triển sức sản xuất xã hội chủ nghĩa, có lợi cho đất nước, có lợi cho đời sống nhân dân), mạnh dạn xông pha vào thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm. Đại hội XIV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1992) nêu mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa. Đây được coi là cuộc giải phóng tư tưởng lần thứ hai, là mốc qụan trọng trong tiến trình cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.

Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV (năm 1993) thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế khác cùng phát triển,... xây dựng chế độ phân phối thu nhập, lấy phân phối theo lao động làm chính, ưu tiên hiệu quả, quan tâm tới công bằng, khuyến khích một số vùng, một số người giàu có lên trước, đi con đường cùng giàu có”(1). Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1997) đã xác định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn đẩy mạnh xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (2002 - 2012), cải cách theo chiều sâu

Năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng của Trung Quốc. Từ Đại hội XVI (năm 2002) Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nêu ra quan điểm phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội. Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2007) nêu chủ trương từ “tam vị nhất thể” - bao gồm kinh tế, chính trị và văn hoá sang “tứ vị nhất thể” - bao gồm kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.

Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc đã xây dựng được cục diện cải cách, mở cửa toàn phương vị, đa tầng nấc; hình thành các cực tăng trưởng, Trước đó, Tiểu Chu Giang với nòng cốt là Quảng Châu, Thâm Quyến được coi là cực tăng trưởng thứ nhất của Trung Quốc, hình thành trong giai đoạn đầu của cải cách, mở cửa với việc xây dựng 4 đặc khu (Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn). Tiếp đó, từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành mở cửa 14 thành phố ven biển, ven sông, ven biên giới. Từ năm 1990, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng Phố Đông, coi đây là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng hạ lưu sông Trường Giang và ven biển Đông Hải. Sự ra đời của Phố Đông (Thượng Hải) đánh dấu sự xuất hiện cực tăng trưởng thứ hai của Trung Quốc. Ngày 6-6-2006, Chính phủ Trung Quốc đã công bố “Ý kiến về mấy vấn đề thúc đẩy mở cửa phát triển Khu mới Tân Hải Thiên Tân”, đánh dấu việc chủ trương đưa Thiên Tân vươn lên trở thành cực tăng trưởng thứ ba của Trung Quốc, gắn liền các điểm tăng trưởng xoay quanh vịnh Bột Hải. Tiếp đó, vùng Thành Đô - Trùng Khánh (Xuyên Du), Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây), Khu kinh tế bờ Tây (Phúc Kiến) cũng phấn đấu trở thành cực tăng trưởng tiếp theo ở Trung Quốc. Năm 2008, Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn “Cương yếu quy hoạch Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ”, thể hiện quyết tâm của Trung Quốc trong xây dựng cực tăng trưởng mới - cực tăng trưởng kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN.

Giai đoạn cải cách toàn diện và sâu rộng (từ năm 2012 đến nay)

Từ Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”, “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Tổng Bí thư Tập Cận Bình với tư cách là “hạt nhân lãnh đạo” đã kế thừa, phát huy và hoàn thiện cương lĩnh, đường lối phát triển của Trung Quốc, hình thành nên “Bố cục tổng thể”: phát triển “5 trong 1” (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường) và bố cục chiến lược “Bốn toàn diện”. Kinh tế bước vào giai đoạn “trạng thái bình thường mới”, “Made in China 2025”... tìm kiếm chuyển đổi phương thức tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và động lực phát triển mới. Sáng kiến “Vành đai, Con đường” được xem là giải pháp chiến lược, vừa thúc đẩy cải cách trong nước, vừa phát huy vai trò đối ngoại.

Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới đã được Đại hội XIX khẳng định, đưa vào Điều lệ Đảng, trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với Đảng và Nhà nước Trung Quốc sau khi Hiến pháp được bổ sung, sửa đổi năm 2018. Trung Quốc đẩy mạnh cải cách, mở cửa toàn diện và sâu rộng hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Thành tựu và những vấn đề đặt ra trong tiến trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc

Thành tựu

Trong hai thập niên cuối thế kỷ XX, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi to lớn. Trung Quốc đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội với bước chuyển biến lịch sử là “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Thể chế kinh tế, xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công trong ổn định tình hình trước những biến động lớn của thế giới. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đứng trước những thách thức to lớn, như phân hóa giàu nghèo, phân cực đô thị - nông thôn, ô nhiễm môi trường, nợ công của các địa phương, tham nhũng... Xây dựng Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa trở thành phương hướng cải cách và phát triển chính trị ở Trung Quốc trước thềm thế kỷ XXI. Nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, kiện toàn hệ thống chính trị, đẩy mạnh dân chủ xã hội chủ nghĩa trở thành yêu cầu và đòi hỏi quan trọng để Trung Quốc ứng phó thành công với khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (năm 1997) và đặc biệt là chủ động mở cửa, đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc khi gia nhập WTO. Năm 2010, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế có tổng lượng GDP lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ(2). Mức tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 - 2008 bình quân đạt trên 8%/năm.

Từ khi bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, kinh tế Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu. Năm 2017, GDP của Trung Quốc đạt 82.712,2 tỷ nhân dân tệ (NDT), tăng 6,9% so với năm 2016(3). Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 2013 - 2017 là 7,1%, trong khi mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu là 2,6% và của các nền kinh tế đang phát triển là 4%. Mức đóng góp trung bình của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2013 - 2017 là khoảng 30%, lớn nhất trong tất cả các quốc gia và cao hơn cả tổng mức đóng góp của Mỹ, các nước trong khu vực đồng ơ-rô và Nhật Bản(4). Một điểm đáng chú ý nữa là GDP của Trung Quốc năm 2016 đã đạt 10.730 tỷ USD, hoàn thành sớm hơn 4 năm mục tiêu GDP năm 2020, tăng gấp 4 lần năm 2000. Tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong GDP toàn cầu từ 1,8% năm 1978 tăng lên 15% năm 2018.

Sáng tạo trở thành định hướng và giải pháp quan trọng trong chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc. Mức chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đã tăng 52,2% kể từ năm 2012, đạt 1.570 tỷ NDT vào năm 2016. Tỷ lệ chi tiêu cho R&D trong GDP đã tăng từ 1,91% lên 2,11% (từ năm 2012 đến 2016). Số lượng các đơn xin cấp bằng sáng chế mà Trung Quốc nhận được trong năm 2016 tăng 69% kể từ năm 2012, trong khi số bằng sáng chế được cấp năm 2016 tăng 39,7% kể từ năm 2012. Năm 2017, chi cho R&D là 1.750 tỷ NDT, tăng 11,6% so với năm 2016.

Từ năm 2013, Trung Quốc đã trở thành quốc gia hàng đầu trên toàn cầu về doanh số bán rô-bốt công nghiệp. Cường quốc rô-bốt sẽ là một nhiệm vụ chiến lược để Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ Chiến lược “Made in China 2025”. Năm 2016, Trung Quốc đầu tư cho R&D là 1.567,67 tỷ NDT; nguồn tài chính dành cho khoa học công nghệ là 776,07 tỷ NDT. Năm 2016, trong số 53 doanh nghiệp khoa học công nghệ tiến hành IPO trên thế giới (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu), Trung Quốc có 18 doanh nghiệp. Năm 2016, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm khoa học công nghệ cao đứng đầu châu Á. Các hạng mục khoa học lớn được hoàn thành, như máy tính Thiên Hà, tàu vũ trụ Thần Châu, trạm vũ trụ Thiên Cung, máy lặn Giao Long, máy bay vận tải cỡ lớn..

Về kinh tế đối ngoại, giá trị của thương mại hàng hóa đạt 27,7 nghìn tỷ NDT vào năm 2017, chiếm hơn 11% tổng khối lượng thương mại toàn cầu. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của hơn 120 nước.

Mức độ đô thị hóa từ 17,9% năm 1978 tăng lên 58,5% năm 2017. Số thành phố từ 193 tăng lên 657 thành phố. Hiện nay, Trung Quốc có 136.000km đường cao tốc và 25.000km đường sắt cao tốc. Năm 2017, đường sắt cao tốc chuyên chở hơn 3 tỷ lượt khách(5).

Thu nhập của người dân được nâng cao, với mức bình quân đầu người tăng từ 7.311 NDT năm 2012 lên 23.821 NDT năm 2016, tỷ lệ tăng hằng năm là 7,4%. Năm 2017, thu nhập bình quân cư dân đạt 25.974 NDT. Thu nhập bình quân đầu người của người dân nông thôn ở khu vực nghèo tăng bình quân 10,7% trong giai đoạn 2013 - 2016, tăng nhanh hơn mức bình quân 8% đối với tất cả người dân nông thôn. Số người nghèo ở nông thôn từ 97,5% năm 1978 giảm xuống 3,1% năm 2017, còn khoảng 30,46 triệu người nghèo(6). Mạng lưới an sinh xã hội đã được hình thành rộng khắp. Bảo hiểm dưỡng lão xã hội đã bao phủ tới 900 triệu dân, bảo hiểm y tế cơ bản đã tới hơn 1,3 tỷ người dân.

Năm 2017, dân số Trung Quốc là 1,39 tỷ người, trong đó dân số đô thị khoảng 813,47 triệu người. Số nghiên cứu sinh là 2,63 triệu người, sinh viên đại học, cao đẳng: 27,53 triệu, số học sinh trung học phổ thông: 23,74 triệu; trung học cơ sở: 44,42 triệu; tiểu học: 1.009 triệu. Từ năm 2011, số lượng nhân lực khoa học - công nghệ đã vượt 63 triệu người, năm 2017 đạt 81 triệu người. Số sinh viên du học nước ngoài trở về nước là hơn 1,1 triệu người. Năm 2016, số lượng đăng ký bản quyền tác giả là 1.257.439 (WIPO). Năm 2017, Trung Quốc đứng thứ 25 trong bảng xếp hạng “sức mạnh mềm” thế giới.

Những vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện nay

Sau 40 năm tiến hành cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, song cũng đang đứng trước nhiều vấn đề, thách thức lớn. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thay đổi về phương thức và mô hình phát triển thay thế phương thức tăng trưởng chủ yếu dựa vào tài nguyên và nhân công rẻ, dựa vào đầu tư lớn và xuất khẩu mạnh trước đây. Kinh tế Trung Quốc nằm trong xu thế suy giảm tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2014 là 7,4%, mức thấp nhất trong 24 năm kể từ năm 1990, năm 2015 là 6,9%; năm 2016: 6,7%; năm 2017: 6,9%. Vấn đề đặt ra đối với kinh tế Trung Quốc hiện nay là chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp, mất cân bằng, không hợp lý và không bền vững. Vấn đề nợ công và vấn đề sản xuất thừa vẫn chưa được giải quyết. Do tăng trưởng tốc độ cao trong một thời gian dài, những hệ lụy để lại cho nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết triệt để, chưa được khắc phục kịp thời, như cạn kiệt các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường, mức độ chênh lệch giàu - nghèo cao, phát triển không cân đối... vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, hướng tới thu nhập cao, chất lượng cao, phát triển xã hội và quản trị xã hội vẫn là những thức thức lớn. Từ năm 2018, vận hành kinh tế Trung Quốc là vượt qua ba trận chiến phòng ngừa hóa giải rủi ro lớn, xóa đói, giảm nghèo chuẩn xác, phòng, chống ô nhiễm(7) ; phát triển từ “tốc độ cao” sang “chất lượng cao” đặt ra nhiều thử thách lớn không dễ giải quyết nhanh chóng.

Trọng tâm của cải cách, xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ mở rộng từ kinh tế sang chính trị, xã hội. Qua bốn thập niên cải cách, mở cửa, các tầng lớp xã hội mới xuất hiện, sự di động xã hội giữa các tầng lớp và khu vực diễn ra mạnh mẽ. Sự xuất hiện của các tầng lớp xã hội mới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu gắn với xây dựng xã hội khá giả sẽ là nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình cải cách chính trị ở Trung Quốc. Việc chuyển đổi mô hình phát triển, cải cách xã hội đòi hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chuyển đổi phương thức lãnh đạo và nâng cao năng lực cầm quyền. Xây dựng và thúc đẩy pháp trị, dân chủ trở thành yêu cầu bức thiết.

Cục diện thế giới có nhiều diễn biến mới với vai trò và vị thế của Trung Quốc được nâng cao khi tổng lượng kinh tế đã đứng thứ hai thế giới. Mặt khác, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức về vấn đề nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, giữa cải cách trong nước và mở cửa đối ngoại, quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược với các nước lớn hiện nay.

Bài học kinh nghiệm

Qua bốn mươi năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho các mô hình chuyển đổi.

Thứ nhất, giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị. Cải cách, mở cửa trước hết phải giải phóng tư tưởng, đổi mới tư duy. Chuyển từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” là bước đột phá về giải phóng tư tưởng, đổi mới tư duy; “thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý”, lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm, phát triển miền duyên hải phía Đông giàu có lên trước; đó còn là nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội, nhận thức về thời đại của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thứ hai, cải cách theo định hướng thị trường: Cải cách, mở cửa là quá trình thay đổi nhận thức và hành động cải cách theo định hướng thị trường; phát huy được các nguồn lực trong xã hội. Qua 40 năm cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã gây dựng được các loại thị trường của các loại hàng hóa, ngành, nghề; xây dựng các chuỗi giá trị theo các ngành nghề, hàng hóa; các nguồn vốn xã hội được huy động và phát huy. Kinh tế dân doanh trở thành lực lượng quan trọng. Năm 2017, Trung Quốc có 65,79 triệu hộ công thương cá thể, có hơn 27,2 triệu doanh nghiệp công thương dân doanh, đóng góp thuế vượt 50% tổng thuế thu; đóng góp cho GDP và đầu tư ra nước ngoài đều vượt 60%, chiếm hơn 70% doanh nghiệp kỹ thuật cao mới(8).

Thứ ba, tiến trình cải cách, mở cửa là tiến trình xử lý các cặp quan hệ giữa cải cách - phát triển và ổn định, giữa nhà nước với thị trường và xã hội, giữa kinh tế với chính trị và xã hội. Cải cách ở Trung Quốc tiến hành theo phương thức tiệm tiến, lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm; thí điểm trước, nhân rộng sau.

Tiến trình cải cách, phát triển ở Trung Quốc 40 năm qua phản ánh quá trình kết hợp giữa cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị (như thực hiện chế độ khoán ở nông thôn, cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, chuyển chức năng của chính quyền theo hướng xây dựng chính phủ pháp trị, phục vụ; thực hiện chiến lược phát triển phối hợp vùng, miền...) Tuy nhiên, để cải cách sâu rộng, toàn diện thì cải cách thể chế phải đi trước một bước. Cải cách chính trị, xã hội phải có sự thích ứng trước những biến đổi của tình hình mới, yêu cầu mới. Phải đổi mới tư duy và tháo gỡ về thể chế để mở đường, dẫn dắt. Trung Quốc cũng chú ý giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, quan tâm phát triển xã hội, bảo đảm công bằng và bình đẳng.

Một trong những bài học kinh nghiệm lớn của Trung Quốc qua 40 năm cải cách, mở cửa là thực hiện kết hợp giữa sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân làm chủ và quản trị đất nước theo pháp luật; giải quyết mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị - xã hội; phát huy sáng tạo của đội ngũ trí thức, tính tích cực của các tầng lớp xã hội. Xây dựng hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, minh bạch... Nâng cao năng lực quản trị quốc gia.

Từ cải cách mở cửa, thể chế chính trị đã được hình thành với mô thức: “Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, quản trị đất nước theo pháp luật” và bốn chế độ cơ bản “chế độ đại hội đại biểu nhân dân, chế độ hợp tác đa đảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo và hiệp thương chính trị; chế độ tự trị dân tộc và chế độ tự trị quần chúng cơ sở”. Theo thống kê năm 2016, Trung Quốc có 4,518 triệu tổ chức cơ sở đảng với 89,447 triệu đảng viên(9). Đây là lực lượng chính và cơ sở để Đảng Cộng sản Trung Quốc triển khai các công tác. Đây cũng là lực lượng lãnh đạo xã hội, lực lượng nòng cốt trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Từ quá trình cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã vượt qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế (năm 1997 và năm 2007), vượt qua thách thức chu kỳ kinh tế. Trung Quốc cũng vượt qua thách thức của bất ổn xã hội (đỉnh cao là sự kiện Thiên An Môn năm 1989).

Trung Quốc đã lợi dụng tốt thời cơ gia nhập WTO, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, tận dụng tốt các nguồn lực trong và ngoài nước, bứt phá trong phát triển, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng chú trọng giải quyết vấn đề “tam nông”, bảo đảm các vấn đề về an ninh, quản lý và phát triển xã hội. Trung Quốc cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong sử dụng “thời kỳ cơ hội chiến lược”, xử lý quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là với Mỹ.

Trung Quốc đang nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu xây dựng thành công xã hội khá giả toàn diện, hướng tới mục tiêu cơ bản hoàn thành hiện đại hóa vào năm 2035 và trở thành cường quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Trung Quốc cũng bước vào “thời đại mới”, với sự chuyển biến từ “xây dựng kinh tế làm trung tâm” sang “lấy nhân dân làm trung tâm”, giải quyết các mâu thuẫn chủ yếu mới. Về kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển biến từ “tốc độ cao” sang “chất lượng cao” qua các giải pháp, như xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hóa, tiếp tục thúc đẩy ý tưởng chiến lược “Vành đai, Con đường”, đẩy mạnh thực hiện thí điểm các khu mậu dịch tự do mới, tiêu biểu là khu mậu dịch tự do thí điểm Hải Nam. Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu cường quốc với sự tin tưởng về con đường, lý luận, chế độ và văn hóa (4 tự tin).

Tuy nhiên, Trung Quốc tiến hành cải cách giai đoạn mới trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực biến đổi nhanh chóng và khó lường. Đặc biệt là sự đối nghịch giữa xu hướng đẩy mạnh toàn cầu hóa kinh tế và chống toàn cầu hóa kinh tế, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa dân tộc, dân túy... trong khi tình hình địa - chính trị xung quanh Trung Quốc có nhiều thách thức, như vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển với một số nước Đông Á..., cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là cạnh tranh chiến lược Trung Quốc - Mỹ, thể hiện trực tiếp qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc hiện nay.

Bước sang thập niên thứ ba của thế kỷ XXI, dự báo Trung Quốc về cơ bản giữ được ổn định xã hội, kinh tế giữ tốc độ tăng trưởng trung bình, song những mâu thuẫn lớn có khả năng phát sinh từ nửa cuối thập niên thứ ba thế kỷ XXI. Chúng ta trông chờ Trung Quốc tiếp tục phát triển phồn vinh, đóng góp tích cực cho hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới. /.

TS.Nguyễn Xuân Cường - Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

---------------------------------------------------------

(1) http://www.china.com.cn/chinese/archive/131747.htm
(2) http://finance.sina.com.cn/roll/20100818/01258499585.shtml
(3) Công báo thống kê kinh tế xã hội Trung Quốc 2017 (人民日报 2018年03月01日 10 版)
(4) http://europe.chinadaily.com.cn/business/2017-10/11/content_33104818.htm
(5) http://www.gov.cn/xinwen/2018-02/14/content_5266772.htm
(6) http://www.xinhuanet.com/politics/2018-09/04/c_1123374403.htm
(7) http://politics.people.com.cn/n1/2017/1221/c1001-29719813.html (21-12-2017)
(8) http://www.xinhuanet.com/fortune/2018-05/02/c_1122769552.htm
(9) http://www.xinhuanet.com/politics/2017-06/30/c_1121242478.htm

Theo: tapchicongsan.org.vn

Về trang trước
Gửi email In trang

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Kinh tế địa phương
    • 2.1 Các tỉnh ở Trung Quốc
    • 2.2 Hồng Kông và Ma Cao
  • 3 Sự phát triển kinh tế
    • 3.1 Phóng đại các chỉ số kinh tế
    • 3.2 Đánh giá thấp nền kinh tế
    • 3.3 Chính sách phát triển vùng kinh tế
    • 3.4 Các dự án trọng điểm quốc gia
  • 4 Nông nghiệp
  • 5 Nông thôn
  • 6 Công nghiệp
  • 7 Lao động
  • 8 Tài chính
  • 9 Thương mại và dịch vụ
  • 10 Đầu tư nước ngoài
  • 11 Năng lượng và khoáng sản
  • 12 Môi trường
  • 13 Các thách thức
    • 13.1 Kinh tế quá nóng
    • 13.2 Sự thiếu hụt lao động
    • 13.3 Tẩy chay hàng Trung Quốc
  • 14 Triển vọng kinh tế
  • 15 Xem thêm
  • 16 Tham khảo

Lịch sửSửa đổi

Trong lịch sử, Trung Quốc từng là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong suốt gần hai thiên niên kỷ từ thế kỷ I đến thế kỷ XIX.[39][84][85][86][87] GDP của Trung Quốc từng chiếm tới khoảng một phần tư GDP toàn cầu cho đến cuối những năm 1700 và khoảng một phần ba vào năm 1820 khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu ở Anh.[88][89][90][91] GDP của Trung Quốc vào năm 1820 lớn gấp sáu lần của Anh, nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu - và gần hai mươi lần GDP của Hoa Kỳ là một quốc gia còn non trẻ vào thời điểm đó.[92]

Trung Quốc bắt đầu thực hiện các các chính sách cải cách kinh tế vào năm 1978 dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình.[4][40] Công cuộc cải cách đã biến Trung Quốc trở thành cường quốc có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình là 10% trong vòng 30 năm.[41][42] Kể từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1982, Đại hội đã thống nhất đặt tên cho đường lối phát triển kinh tế này là "Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc".[93]

Sau 40 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. GDP của Trung Quốc năm 1978 chỉ dưới 150 tỷ USD, đến năm 2017 đã tăng lên 12.000 tỷ USD (tăng 80 lần theo giá trị tuyệt đối và 30 lần nếu trừ đi yếu tố lạm phát), đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP toàn cầu đã tăng từ 1,8% (năm 1978) lên 15,2% (năm 2017). Năm 2013, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nước có hoạt động thương mại lớn nhất thế giới. Năm 2014, theo tính toán sức mua tương đương (PPP), quy mô kinh tế Trung Quốc đã vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô-tô lớn nhất thế giới tính về sản lượng hàng năm vào tháng 12/2009, và hiện nay Trung Quốc sản xuất nhiều ô-tô hơn cả của Mỹ, Nhật Bản và Đức cộng lại[94].

Trung Quốc đã phát triển thành một nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa cao và là một trong những nước đóng vai trò quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Các lĩnh vực chính của nền kinh tế Trung Quốc có sức mạnh cạnh tranh bao gồm sản xuất, bán lẻ, khai khoáng, thép, dệt may, ô tô, năng lượng, năng lượng xanh, ngân hàng, điện tử, viễn thông, bất động sản, thương mại điện tử và du lịch. Trung Quốc có ba trong số mười sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới [95] gồm Thượng Hải, Hồng Kông và Thâm Quyến— ba sàn này có tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 15,9 nghìn tỷ đô la, tính đến tháng 10 năm 2020 [96]. Trung Quốc có bốn trong số mười trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới (Thượng Hải, Hồng Kông, Bắc Kinh và Thâm Quyến), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2020 [97]. Đến năm 2035, bốn thành phố của Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến) dự kiến ​​sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu tính theo GDP danh nghĩa theo một báo cáo của Oxford Economics [98].

Kinh tế địa phươngSửa đổi

Phân bổ GDP ở Trung Quốc

Sự phát triển không đồng đều của hệ thống giao thông và những khác biệt quan trọng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cở sở hạ tầng công nghiệp của từng vùng đã tạo ra những khác biệt trong trình độ phát triển kinh tế và thu nhập bình quân giữa các khu vực và các tỉnh tại Trung Quốc.

Các tỉnh nằm ở bờ biển phía Đông phát triển kinh tế nhanh hơn so với các tỉnh nằm sâu trong nội địa ở phía Tây và có sự chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. Ba khu vực giàu có nhất là Đồng bằng sông Dương Tử ở phía Đông Trung Quốc; Châu thổ sông Châu Giang ở phía Nam Trung Quốc; và vùng Jing-Jin-Ji ở phía Bắc Trung Quốc. Chính sự phát triển nhanh chóng của những khu vực này được cho là sẽ có tác động đáng kể nhất đối với nền kinh tế khu vực châu Á nói chung và những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc thiết kế các chính sách nhằm loại bỏ những trở ngại đối với tốc độ tăng trưởng ở những khu vực giàu có nhất này. Đến năm 2035, bốn thành phố của Trung Quốc (Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến) được dự đoán sẽ nằm trong số mười thành phố lớn nhất toàn cầu theo GDP danh nghĩa theo cho một báo cáo của Oxford Economics.[99]

Các tỉnh ở Trung QuốcSửa đổi

Tăng trưởng GDP thực tế của Trung Quốc theo thập kỷ kể từ những năm 1960, với tốc độ ước tính cho những năm 2020 từ Bloomberg Terminal (WRGDCHIN)

Kể từ năm 2015 Trung Quốc là quốc gia có số lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu nhiều nhất thế giới[100] với quy mô 400 triệu người vào năm 2018[101] và dự kiến ​​sẽ đạt 1,2 tỷ vào năm 2027, chiếm 1/4 tổng số toàn cầu.[102] Tính đến năm 2018, Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tỷ phú và thứ hai về số triệu phú - có 658 tỷ phú là người Trung Quốc[62] 3,5 triệu người là triệu phú.[63] Vào năm 2019, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc có số người giàu nhiều nhất trên thế giới theo báo cáo tài sản toàn cầu của Credit Suisse.[103][104] Nói cách khác, tính đến năm 2019, có một trăm triệu người Trung Quốc nằm trong top mười phần trăm những người giàu nhất trên thế giới - những người có tài sản cá nhân ròng tối thiểu là 110.000 đô la.[105] Năm 2020, Trung Quốc có số lượng tỷ phú cao nhất thế giới, nhiều hơn cả Mỹ và Ấn Độ cộng lại[106] và tính đến tháng 3 năm 2021, số lượng tỷ phú ở Trung Quốc đạt 1.058 người với tổng số tài sản cộng lại lên đến 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.[107] Theo Hurun Global Rich List năm 2021, Trung Quốc là quê hương của sáu trong số mười thành phố hàng đầu thế giới (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Hàng Châu và Quảng Châu lần lượt xếp ở các vị trí thứ 1, 2, 4, 5, 8 và 9) về số lượng tỷ phú, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.[108]

Có 33 đơn vị hành chính ở Trung Quốc. Dưới đây là các đơn vị hành chính hàng đầu ở Trung Quốc được xếp hạng theo GDP năm 2017,[109] GDP được chuyển đổi từ CNY sang USD với tỷ giá hối đoái là 6,7518 CNY / USD.[110]

10 tỉnh hàng đầu theo GDP năm 2017[109]
PPP: viết tắt của sức mua tương đương;
Danh nghĩa: 6,7518 CNY / Đô la Mỹ; PPP: 3,5063 CNY / Đô la quốc tế
(dựa trên IMF WEO tháng 4 năm 2018)[110]
Tỉnh GDP (tỷ) GDP bình quân Dân số
giữa năm
(nghìn)
Hạng CN¥ Danh nghĩa
(US$)
PPP
(intl$.)
tốc độ tăng trưởng
thực tế
(%)
Tỷ lệ
(%)
Hạng CN¥ Danh nghĩa
(US$)
PPP
(intl$.)
Tỷ lệ
(%)
Trung Quốc 82,712.20 12,250.39 23,589.60 6.9 100 59,660 8,836 17,015 100 1,386,395
Quảng Đông 1 8,987.92 1,331.19 2,563.36 7.5 10.87 8 81,089 12,010 23,127 136 109,240
Giang Tô 2 8,590.09 1,272.27 2,449.90 7.2 10.39 4 107,189 17,176 32,570 180 79,875
Sơn Đông 3 7,267.82 1,076.43 2,072.79 7.4 8.79 9 72,851 10,790 20,777 122 99,470
Chiết Giang 4 5,176.83 766.73 1,476.44 7.8 6.26 5 92,057 13,634 26,255 154 55,645
Hà Nam 5 4,498.82 666.31 1,283.07 7.8 5.44 19 47,129 6,980 13,441 79 95,062
Tứ Xuyên 6 3,698.02 547.71 1,054.68 8.1 4.47 22 44,651 6,613 12,735 75 82,330
Hồ Bắc 7 3,652.30 540.94 1,041.64 7.8 4.42 11 61,971 9,179 17,674 104 58,685
Hà Bắc 8 3,596.40 532.66 1,025.70 6.7 4.35 18 47,985 7,107 13,685 80 74,475
Hồ Nam 9 3,459.06 512.32 986.53 8.0 4.18 16 50,563 7,489 14,421 85 68,025
Phúc Kiến 10 3,229.83 478.37 921.15 8.1 3.90 6 82,976 12,289 23,665 139 38,565

Hồng Kông và Ma CaoSửa đổi

Theo chính sách Một quốc gia, Hai chế độ, nền kinh tế của các thuộc địa cũ châu Âu là Hồng Kông và Ma Cao độc lập với nền kinh tế đại lục. Cả Hồng Kông và Ma Cao đều được tự do đàm phán về kinh tế với nước ngoài cũng như là thành viên đầy đủ trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với tên thường sử dụng lần lượt là "Hồng Kông, Trung Quốc" và "Ma Cao, Trung Quốc". Hồng Kông và thuộc địa của Bồ Đào Nha là Ma Cao được phép thực thi các chính sách kinh tế khác biệt với Trung Quốc Đại Lục, bản thân Hồng Kông và Ma Cao cũng có những khác biệt trong các chính sách này.

Sự phát triển kinh tếSửa đổi

Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển lớn khác tính theo GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (1990–2013) khi tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc (màu xanh lam) là rõ ràng nhất[111]

Các cải cách kinh tế được thực hiện vào năm 1978 đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu của thế giới. Sự phát triển kinh tế thần kỳ của Thâm Quyến đã khiến thành phố này được nhiều người coi là Thung lũng Silicon thứ hai của thế giới.[112][113][114][115] Các tỉnh thuộc vùng duyên hải Trung Quốc phía đông[116] phần đa có nền công nghiệp hóa phát triển trong khi các tỉnh nằm sâu trong phần nội địa phía tây lại kém phát triển hơn.

Trung Quốc so với Thế giới theo GDP danh nghĩa trên đầu người năm 2020[117]

Để định hướng phát triển kinh tế, chính quyền trung ương Trung Quốc đã thông qua "kế hoạch 5 năm" đã trình bày chi tiết các ưu tiên trong sự phát triển kinh tế và các chính sách thiết yếu. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021–2025) hiện đang được thực hiện, với trọng tâm là tăng trưởng dựa trên sức mạnh tiêu dùng nội địa và khả năng tự cung cấp công nghệ trong tiến trình Trung Quốc phát triển từ nền kinh tế có thu nhập trên trung bình thành nền kinh tế có thu nhập cao.[118] Trong tiến trình này, khu vực công vẫn đóng vai trò là trung tâm của nền kinh tế Trung Quốc.[119] Sự phát triển này được cho là phù hợp với các mục tiêu lập kế hoạch của chính quyền trung ương Trung Quốc để đạt được "mục tiêu 2 bách niên", với trọng điểm là biến Trung Quốc trở thành một "xã hôi hiện đại thịnh vượng về mọi mặt" trong năm 2021 và mục tiêu hiện đại hóa đưa Trung Quốc trở thành một "quốc gia phát triển toàn diện" vào năm 2049, năm sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[120]

Các khu vực trên thế giới tính theo tổng tài sản (nghìn tỷ USD) năm 2018
Tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2019

Giống như Nhật Bản và Hàn Quốc trước đó, Trung Quốc đã phát triển ổn định, nâng cao mức thu nhập và mức sống của người dân trong đồng thời sản xuất hàng hóa tiêu thụ trên toàn cầu. Từ năm 1978 đến năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 153 đô la lên 10.261 đô la.[121] Thặng dư tài khoản vãng lai đã tăng gấp 53 lần trong giai đoạn từ 1982 đến 2015 - 5,7 tỷ đô la lên 304 tỷ đô la.[122] Trong thời gian này, Trung Quốc cũng trở thành một cường quốc công nghiệp, từ việc vượt ra khỏi những thành công ban đầu trong lĩnh vực có mức lương thấp như quần áo và giày dép để chuyển dần sang các sản phẩm hàng hóa phức tạp đòi hỏi hàm lượng kiến thức cao như máy tính, dược phẩm và ô tô. Các nhà máy của Trung Quốc đã tạo ra 3.700 tỷ USD giá trị gia tăng sản xuất thực tế, nhiều hơn cả Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Anh cộng lại. Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc được hưởng lợi nhờ vào thị trường nội địa lớn nhất thế giới, quy mô sản xuất lớn và chuỗi cung ứng sản xuất phát triển.[123]

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc vẫn chưa rõ là có thể duy trì được trong bao lâu. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 11, Trung Quốc cần duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm 8% trong tương lai gần. Ban lãnh đạo lập luận rằng chỉ với mức tăng trưởng như vậy, Trung Quốc mới có thể tiếp tục phát triển sức mạnh công nghiệp, nâng cao mức sống của người dân và khắc phục tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng trên khắp đất nước. Tuy nhiên, trước đây chưa từng có quốc gia nào duy trì được tốc độ tăng trưởng mà Trung Quốc đưa ra. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, ở một mức độ nào đó, giai đoạn phát triển kinh tế Trung Quốc là thời kỳ mà việc phát triển là dễ hơn so với trước kia. Trong những năm 1980, Trung Quốc đã chuyển đổi ngành nông nghiệp rộng lớn và kém hiệu quả của mình, giải phóng nông dân khỏi sự gò bó của nền kinh tế kế hoạch và đã cải cách thành công. Trong những năm 1990, nước này cũng bắt đầu tái cấu trúc khu vực công nghiệp trì trệ của mình bằng cách lần đầu tiên mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này đã thúc đẩy sự tăng trưởng phi thường của đất nước. Thay vào đó, Trung Quốc đã phải thực hiện điều mà nhiều người coi là bước cuối cùng để hướng tới nền kinh tế thị trường là tự doa hóa khu vực ngân hàng và bắt đầu thiết lập thị trường vốn. Theo một bài báo trên Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương của Mete Feridun thuộc Trường Kinh doanh Đại học Greenwich và Abdul Jalil đến từ Đại học Vũ Hán ở Trung Quốc, sự phát triển của ngành tài chính sẽ giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng trong thu nhập của Trung Quốc.[124] Tuy nhiên, tiến trình này đã diễn ra một cách không hề dễ dàng. Tính đến năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc vẫn chỉ được tái cơ cấu một phần trong khi các ngân hàng đang phải đối mặt với gánh nặng lên đến hơn 205 tỷ đô la (1.700 tỷ NDT) các khoản nợ xấu, khả năng thu hồi số tiền này gần như bằng 0. Trung Quốc áp dụng tỷ giá hối đoái thả nổi và có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn.[125]

Vào giữa năm 2014, Trung Quốc tuyên bố họ đang thực hiện các bước để thúc đẩy nền kinh tế đang có dấu hiệu phát triển chậm lại khi mà vào thời điểm đó, lãi suất đang ở mức 7,4% mỗi năm. Các biện pháp bao gồm kế hoạch xây dựng mạng lưới giao thông nhiều tầng, bao gồm cả hệ thống đường sắt, đường bộ và đường hàng không để tạo ra một vành đai kinh tế mới dọc theo Sông Dương Tử.[126]

Bảng dưới đây cho thấy xu thế tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc theo giá thị trường do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính. Đơn vị tính là triệu Nhân dân tệ.[127][128]

Năm Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ giá hối đoái Yuan/Dollar Chỉ số lạm phát (2000=100)
1955 91.000
1960 145.700
1965 171.600
1970 225.300
1975 299.700
1980 460.906 1,49 25
1985 896.440 2,93 30
1990 1.854.790 4,78 49
1995 6.079.400 8,35 91
2000 9.921.500 8,27 100
2005 18.232.100 8,19 106

Nếu so sánh theo sức mua tương đương, áp dụng tỷ giá Yuan/Dollar bằng 2,05.

Phóng đại các chỉ số kinh tếSửa đổi

Các tỉnh và thành phố của Trung Quốc từ lâu đã bị nghi ngờ về việc nấu phòng đại các chỉ tiêu kinh tế của mình do các quan chức chính quyền địa phương thường được đánh giá dựa trên mức độ hoạt đông hiệu quả của kinh tế.[129] Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố các con số tăng trưởng đã được giám sát chặt chẽ hơn khi mà các nhà quan sát trong nước và quốc tế đều cáo buộc chính phủ đã tự phóng đại quy mô của nền kinh tế.[130][131] Dưới đây là một số vụ khai khống các chỉ tiêu kinh tế đã bị phát hiện:

  • Khu Tân Hải Mới ở thành phố Thiên Tân phía bắc Trung Quốc từng khai khống số liệu GDP cao gấp một phần ba lần so với số liệu trên thực tế ở mức 665 tỷ NDT (103 tỷ USD).
  • Chính phủ của Nội Mông cũng tuyên bố rằng khoảng 40% sản lượng công nghiệp của khu vực được báo cáo trong năm 2016, cũng như 26% doanh thu tài chính không tồn tại trên thực tế.
  • Liêu Ninh, nơi thường được gọi là vành đai rỉ sét của Trung Quốc, thừa nhận vào năm 2017 rằng số liệu GDP địa phương từ năm 2011 đến năm 2014 đã bị khai khống tăng thêm 20%.

Một cuộc khảo sát của The Wall Street Journal với 64 nhà kinh tế được chọn chỉ ra rằng có tới 96% người được hỏi cho rằng ước tính GDP của Trung Quốc không "phản ánh chính xác quy mô thực tế của nền kinh tế Trung Quốc."[132] Tuy nhiên, hơn một nửa số nhà kinh tế trong cuộc khảo sát ước tính rằng tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc nằm trong khoảng 5% đến 7%, con số này vẫn thể hiện sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố rằng ông còn lâu mới tin tưởng vào ước tính GDP của đất nước, ông cho rằng các ước tính này đã bị "nhân tạo" do đó không đáng tin cậy theo một tài liệu bị rò rỉ từ năm 2007 do WikiLeaks thu được. Ông cho biết các công bố dữ liệu của chính phủ, đặc biệt là số liệu GDP, nên được sử dụng "chỉ để tham khảo".[133]

Các nhà phân tích như Wilbur Ross và Donald Straszheim tin rằng tăng trưởng kinh tế gần đây của Trung Quốc đã bị phóng đại quá mức và ước tính tốc độ tăng trưởng chỉ rơi vào khoảng 4% hoặc thậm chí là thấp hơn.[134] Theo Chang-Tai Hsieh, một nhà kinh tế học tại Trường Đại học Kinh doanh Chicago Booth và cộng sự nghiên cứu của mình đến từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, Michael Zheng Song là giáo sư kinh tế tại Đại học Trung văn Hương Cảng và các đồng tác giả, quy mô nền kinh tế Trung Quốc là không lớn như những gì chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào năm 2016. Trong bài nghiên cứu của họ được xuất bản bởi Viện Brookings, họ đã điều chỉnh GDP của Trung Quốc theo chuỗi thời gian lịch sử bằng cách sử dụng những dữ liệu về thuế giá trị gia tăng mà họ cho biết là "có khả năng chống gian lận và giả mạo cao".[135][136] Họ phát hiện ra rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể đã bị phóng đại 1,7% mỗi năm từ năm 2008 đến năm 2016, có nghĩa là chính phủ đã phóng đại quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lên đến từ 12-16% trong năm 2016.[136][137]

Đánh giá thấp nền kinh tếSửa đổi

Một số học giả và tổ chức phương Tây đã ủng hộ tuyên bố rằng nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể đã bị đánh giá thấp hơn so với thực tế.[138][139][140][141][142][143][144] Một bài báo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ tuyên bố rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể cao hơn những gì được báo cáo như các số liệu thống kê chính thức.[145] Một bài báo của Hunter Clarka, Maxim Pinkovskiya và Xavier Sala-i-Martin được xuất bản bởi Elsevier Science Direct vào năm 2018 sử dụng một phương pháp sáng tạo về ánh sáng ban đêm được vệ tinh ghi lại được các tác giả cho là phương pháp hữu hiệu nhất làm công cụ dự đoán thiên vị về sự tăng trưởng kinh tế ở các thành phố của Trung Quốc. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cao hơn số liệu báo cáo chính thức.[138]

Chỉ số Lý Khắc Cường là một phép đo thay thế về hiệu suất kinh tế Trung Quốc bằng cách sử dụng ba biến số mà ông Lý ưa thích.[146] Các phép đo vệ tinh về mức độ ô nhiễm ánh sáng được một số nhà phân tích sử dụng để lập mô hình tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và cho thấy các con số về tốc độ tăng trưởng gần đây trong dữ liệu chính thức của Trung Quốc là đáng tin cậy mặc dù vẫn có khả năng các con số này đã được dàn xếp.[147] Theo một bài báo của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St Louis, số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc được cho là chất lượng hơn so với các nước đang phát triển, thu nhập trung bình và thu nhập thấp thấp. Năm 2016, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 83 trong số các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp, tăng so với mức 38 của năm 2004.[148] Một nghiên cứu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco phát hiện rằng thống kê GDP chính thức của Trung Quốc "tương quan có ý nghĩa và tỷ lệ thuận" với những đo lường bên ngoài có thể xác minh được của các hoạt động kinh tế như dữ liệu xuất nhập khẩu từ các đối tác thương mại của Trung Quốc, ngụ ý rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc không thấp hơn những minh họa chính thức đã được chỉ ra.[141]

Nghiên cứu của Daniel Rosen và Beibei Bao, được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế vào năm 2015, cho thấy GDP năm 2008 thực sự lớn hơn 13-16% so với dữ liệu chính thức, trong khi GDP năm 2013 chính xác là 10.500 tỷ đô la. thay vì con số chính thức là 9.500 tỷ đô la.[142] Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Arvind Subramanian, một cựu nhà kinh tế học tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một thành viên cấp cao tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, quy mô của nền kinh tế Trung Quốc theo sức mua tương đương vào năm 2010 là khoảng 14.800 tỷ USD, cao hơn so với ước tính chính thức là 10.100 tỷ USD của IMF, có nghĩa là GDP của Trung Quốc đã bị đánh giá thấp hơn 47%.[149]

Chính sách phát triển vùng kinh tếSửa đổi

Các chiến lược dưới đây hướng tới các khu vực tương đối nghèo hơn ở Trung Quốc trong nỗ lực ngăn chặn sự gia tăng bất bình đẳng:

  • Chiến lược phát triển miền Tây, được thiết kế để nâng cao tình hình kinh tế của các tỉnh miền Tây thông qua việc đầu tư và phát triển các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
  • Chiến lược phục hồi Đông Bắc Trung Quốc được thực hiện hướng tới mục tiêu trẻ hóa các cơ sở công nghiệp ở vùng Đông Bắc Trung Quốc bao gồm ba tỉnh Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh cùng với năm tỉnh ở phía đông khu vực Nội Mông.
  • Kế hoạch trỗi dậy của Trung Quốc đẩy nhanh sự phát triển của các khu vực ở trung tâm bao gồm sáu tỉnh: Sơn Tây, Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam và Giang Tây.
  • Chiến lược Mặt trận thứ ba tập trung vào các tỉnh ở khu vực Tây Nam bộ.

Đầu tư ra nước ngoài:

  • Chiến lược Go Global nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Các dự án trọng điểm quốc giaSửa đổi

Dự án "Truyền tải điện từ Tây sang Đông", "Truyền tải khí từ Tây sang Đông" và "Dự án chuyển nước Nam-Bắc" là ba dự án chiến lược quan trọng của chính phủ Trung Quốc nhằm tái thiết lập tổng thể 12 tỷ mét khối mỗi năm. Việc xây dựng dự án "Chuyển nước Nam-Bắc" được chính thức khởi động vào ngày 27 tháng 12 năm 2002 và hoàn thành giai đoạn I dự kiến ​​vào năm 2010 sẽ làm giảm tình trạng thiếu nước trầm trọng ở khu vực miền bắc Trung Quốc và tạo ra sự phân bổ hợp lý các nguồn nước đến từ các thung lũng của sông Dương Tử, Hoàng Hà, Hoài Hà và Hải Hà.[150]

Nông nghiệpSửa đổi

Sản xuất lúa mỳ từ 1961-2004. Số liệu từ FAO, năm 2005. Trục Y: sản lượng tính theo tấn.

Các sản phẩm nông nghiệp chính: lúa, lúa mì, khoai tây, lúa miến, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông vải, hạt dầu, thịt lợn, cá.

Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được.

Trung Quốc có hơn 300 triệu nông dân, chiếm một phần hai lực lượng lao động. Phần lớn trong số họ canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé nếu so với những nông trại Mỹ. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây lương thực, và Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu đã giúp Trung Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như rau, quả, cá, tôm cua, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, các sản phẩm thịt được xuất khẩu sang Hồng Kông. Sản lượng thu hoạch cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc hy vọng tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và công nghệ.

Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, trong năm 2003, dân số Trung Quốc đã chiếm 20% dân số thế giới nhưng Trung Quốc chỉ có 7% đất canh tác được của toàn thế giới.[151]

Thịt lợn là một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 90 gam mỗi người trên ngày. Giá thức ăn cho gia súc và gia cầm tăng trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của nhu cầu dùng ngô để sản xuất êtanol gia tăng đã làm tăng giá thịt lợn ở Trung Quốc năm 2007. Chi phí sản xuất tăng cộng với lượng cầu thịt lợn tăng do việc tăng lương đã đẩy giá thịt lợn càng lên cao hơn. Nhà nước đối phó bằng cách trợ cấp giá thịt lợn cung cấp cho sinh viên và những người nghèo ở đô thị và kêu gọi gia tăng sản lượng thịt lợn. Biện pháp tung dự trữ thịt lợn chiến lược của quốc gia đã được xem xét.[152]

Nông thônSửa đổi

Năm 1978, Trung Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông phẩm ra chợ bán tự do. Ngay từ năm 1980, đời sống của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990 thì sự quan tâm của chính quyền tập trung vào sự phát triển của các đô thị, của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và quá trình toàn cầu hoá.[153]

Sau một thời gian ngắn ngủi, làm ăn bắt đầu khấm khá trở lại vào những năm 80, tình hình nông thôn lại một lần nữa xuống cấp: thuế má ngày càng nhiều, chi phí sản xuất tăng, học phí cho con cái tăng, các dịch vụ y tế thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp tràn lan. Hố sâu giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn.[153]

Mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chế độ hộ khẩu chặt chẽ, số lao động thừa ở nông thôn buộc phải dồn ra thành thì làm dân công. Dân công là những người làm công nhật, không có hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội. Họ bị cấm không được phép làm một số nghề, tại Bắc Kinh danh sách các nghề dân công bị cấm năm 1996 là 15 nghề, đến năm 2000 họ bị cấm làm hơn 100 nghề. Dân công là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Với mức thu nhập thấp họ lại còn phải đóng góp cao hơn dân thành thị để con cái được đi học. Dân công nữ bị phân biệt đối xử và chịu nhiều thiệt thòi hơn nam dân công và một số trong họ đã phải làm gái điếm sau một thời gian lên thành phố[153].

Năm 2004, số liệu thống kê cho biết rằng số dân nghèo đến mức tối đa (tính theo tiêu chuẩn dưới 75USD/người/năm) ở Trung Quốc, lần đầu tiên đã tăng lên sau 25 năm, và đa số những người này là nông dân. Vào mùa xuân năm 2005, đã nổ ra những vụ tranh giành đất đai giữa nông dân và các quan chức địa phương, cũng như đã có những cuộc biểu tình của nông dân chống việc các nhà hữu trách đã để cho các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường của mình. Không những nông thôn thiếu đất trồng trọt, mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì phải dành đất cho công nghiệp hóa. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Hơn 190 triệu nông dân sống trong một môi trường không lành mạnh, nước sông, nước hồ phần lớn đều bị ô nhiễm.[153]

Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với nông thôn, cộng với các hủ tục còn tồn tại ở nông thôn đối với người phụ nữ, khiến cho họ lâm vào một hoàn cảnh khó khăn. Hiện nay, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Trung Quốc thuộc vào hàng cao trên thế giới.[153]

Trung Quốc trở thành một 'phép màu kinh tế' thế giới ra sao?

Chụp lại video,

'Tôi thật tự hào được tham gia duyệt binh'

Trung Quốc mất chưa đầy 70 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong khi đất nước này đang kỷ niệm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng ta hãy nhìn lại những biến đổi đem lại sự giàu có chưa từng thấy cũng như sự bất bình đẳng sâu sắc ở cường quốc châu Á này.

"Khi Đảng Cộng sản mới bắt đầu lãnh đạo Trung Quốc, nó rất, rất nghèo," nhà kinh tế trưởng của DBS Chris Leung nói.

"Không có đối tác thương mại, không có mối quan hệ ngoại giao, họ đã dựa vào sự tự lực cánh sinh."

Trong 40 năm qua, Trung Quốc đã đưa ra một loạt các cải cách thị trường mang tính bước ngoặt để mở ra các tuyến thương mại và dòng vốn đầu tư, cuối cùng đã kéo hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo.

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?
Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

Những năm 1950 đã chứng kiến ​​một trong những thảm họa lớn nhất của con người trong Thế kỷ 20. Bước Nhảy vọt Vĩ đại là nỗ lực của Mao Trạch Đông nhằm nhanh chóng công nghiệp hóa nền kinh tế nông dân của Trung Quốc, nhưng nó đã thất bại và 10-40 triệu người đã chết trong giai đoạn 1959-1961 - nạn đói thảm khốc nhất trong lịch sử loài người.

Tiếp theo đó là sự gián đoạn kinh tế của Cách mạng Văn hóa trong những năm 1960, một chiến dịch mà Mao phát động để loại bỏ các đối thủ của Đảng Cộng sản, nhưng cuối cùng đã phá hủy phần lớn kết cấu xã hội của đất nước.

Trung Quốc

Mục 1

1. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến kéo dài 3 năm (1946 - 1949) giữa Ọuốc dân đảng và Đảng Cộng sản.

- Cuối cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời.

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước XHND Trung Hoa

- Ý nghĩa của thắng lợi:

+ Kết thúc hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, phong kiến, đưa Trung Ọuốc bước vào ki nguyên độc lập, tự do.

+ Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Mục 2

2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)

- Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế.

- Biện pháp:

+ Tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp.

+ Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.

+ Xây dựng nền công nghiệp dân tộc.

+ Phát triển văn hóa giáo dục.

- Kết quả:

+ Công cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành thắng lợi.

+ Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt.

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

Lược đồ nước CHND Trung Hoa sau ngày thành lập

- Về đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới, địa vị quốc tế được khẳng định.

Mục 3

3. Đất nước trong thời kì biến động (1959 - 1978)

- Những năm 1959 - 1978, Trung Quốc trải qua nhiều biến động.

- Đề ra đường lối “Ba ngọn cờ hồng” với mục tiêu nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Phong trào “Đại nhảy vọt” làm cho nền kinh tế trở nên hỗn loạn, đời sống nhân dân điêu đứng.

- Nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” gây nên tình trạng hỗn loạn trong nước và để lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

Mục 4

4. Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay)

Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước.

* Nội dung đường lối mới:

- Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc;

- Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm;

- Thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá;

- Đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh.

* Kết quả:

- Về kinh tế:Sau hơn 20 năm cải cách - mở cửa (1979 - 2000), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ GDP tăng trung bình hằng năm 9,6%, đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD (tăng gấp hơn 15 lần so với năm 1978 là 20 tỉ USD).

+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng cao.

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

Thành phố Thượng Hải ngày nay

- Về đối ngoại:Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả, góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế.

+ Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, lần lượt bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,... mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và Ma Cao (12-1999).

=> Đó là những sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Trung Quốc.

ND chính

Tóm tắt những nét chính về Trung Quốc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

- Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 - 1959).

- Đất nước trong thời kì biến động (1959 - 1978).

- Công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay).

Sơ đồ tư duy Các nước châu Á

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

Loigiaihay.com

  • Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

    Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 15 SGK Lịch sử 9

  • Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

    Lý thuyết Các nước châu Á

    Lý thuyết Các nước châu Á

  • Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

    Hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 16 SGK Lịch sử 9

  • Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

    Hãy trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953 - 1957) của nhân dân Trung Quốc

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 18 SGK Lịch sử 9

  • Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?

    Hãy nêu hậu quả của đường lối "Ba ngọn cờ hồng" và "Đại cách mạng văn hoá vô sản" đối với Trung Quốc thời kì này

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 18 SGK Lịch sử 9

TTO - Bàn về chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam không thể không phân tích ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vừa lớn về quy mô vừa nhanh về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn phát triển và cơ cấu tài nguyên, cơ cấu kinh tế lại tương đối gần với Việt Nam. Trung Quốc là thách thức hay là cơ hội đối với kinh tế Việt Nam?

Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế trung quốc trong những năm 1979-2000 là gì?
Phóng to
TTO - Bàn về chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam không thể không phân tích ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc vừa lớn về quy mô vừa nhanh về tốc độ tăng trưởng, giai đoạn phát triển và cơ cấu tài nguyên, cơ cấu kinh tế lại tương đối gần với Việt Nam. Trung Quốc là thách thức hay là cơ hội đối với kinh tế Việt Nam?

3.1. Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc

Như mọi người đều biết, sau quyết định cải cách vào cuối năm 1978, kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh. Từ đầu thập niên năm 1980 đến 1996, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng tăng trưởng trên dưới 10% (có năm lên đến 15%), trừ hai năm 1989 và 1990 là thời kỳ kinh tế bị ảnh hưởng bởi sự kiện Thiên An Môn (1989). Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á (1997-98), tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước trong khu vực giảm nhanh nhưng Trung Quốc vẫn duy trì trong khoảng 7-9% cho đến bây giờ (Biểu đồ 3.1). Như Biểu đồ 3.1 cho thấy, trừ hai năm 1989 và 1990, tăng trưởng của Trung Quốc lúc nào cũng cao hơn Việt Nam mặc dù kinh tế nước ta phát triển khá nhanh từ đầu thập niên 1990. Ngoài tốc độ tăng trưởng nhanh và kéo dài trong một thời gian dài, quá trình phát triển của kinh tế Trung Quốc còn có các đặc điểm đáng chú ý sau:

Thứ nhất, kinh tế Trung Quốc ngày càng hướng ngoại, mức độ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài tăng rất nhanh. Như Biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ của xuất khẩu trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) vào nửa đầu thập niên 1980 chỉ mới là 6-7% nhưng hiện nay đã lên tới gần 30%. Đây là con số đáng ngạc nhiên đối với một nền kinh tế lớn như Trung Quốc.

Thứ hai, xuất khẩu của Trung Quốc ngày càng nghiêng hẳn về hàng công nghiệp. Năm 1980, hàng công nghiệp chiếm 48% tổng xuất khẩu nhưng 10 năm sau tăng lên 78% và gần đây (2003) đã lên tới 92%. Hàng xuất khẩu công nghiệp của Trung Quốc hiện nay rất đa dạng, từ những mặt hàng có hàm lượng lao động giản đơn như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, đồ chơi trẻ em, tạp hoá, v.v., đến những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như các loại máy móc. Đồ điện, điện tử gia dụng, đồng hồ, máy tính cá nhân, xe máy và các loại máy móc khác chiếm tới 43% tổng xuất khẩu năm 200311. Số liệu năm 2003 dựa theo JETRO Boueki Toshi Hakusho (Sách Trắng về thương mại và đầu tư của JETRO), 2004. Số liệu năm 1980 và 1990 tính từ thống kê thương mại Liên hợp quốc. .

Trung Quốc đã nhanh chóng trỗi dậy thành một cường quốc kinh tế, chiếm vị trí hàng đầu thế giới trong sản xuất và ngoại thương. Năm 2004, GDP của Trung Quốc đạt 1.649 tỷ USD, xếp thứ bảy trên thế giới. Với đà phát triển hiện nay, chỉ vài năm nữa Trung Quốc sẽ vượt Italia, Pháp và Anh để lên hàng thứ tư (sau Mỹ, Nhật và Đức). Kim ngạch xuất và nhập khẩu của Trung Quốc năm 2004 đã lên tới 1.155 tỷ USD, lần đầu tiên vượt Nhật Bản trở thành cường quốc ngoại thương thứ ba (năm 2000 xếp thứ tám) trên thế giới (sau Mỹ và Đức). Từ cuối thập niên 1990, dư luận quốc tế đã nói đến Trung Quốc như là một "công xưởng thế giới" (world factory). Thật vậy, điều tra của báo Nikkei, tờ nhật báo kinh tế lớn nhất ở Nhật Bản, cho thấy vào năm 2000, Trung Quốc chiếm 40% tổng lượng sản xuất máy điều hoà không khí của thế giới, 24% tivi màu, 22% VTR, 11% máy tính cá nhân (desktop PC), 10% điện thoại di động, v.v.. Xu thế đầu tư tại Trung Quốc sau đó cho thấy thị phần của Trung Quốc hiện nay còn cao hơn. Ngành xe hơi chẳng hạn, vào năm 2000 Trung Quốc xếp thứ tám trong những nước sản xuất nhiều nhất thế giới nhưng đến năm 2004 đã tiến lên hàng thứ tư.

Trừ những ngành có hàm lượng công nghệ cao và việc sản xuất cũng như quản lý chất lượng đòi hỏi kinh nghiệm và trình độ của cả một hệ thống sản xuất và quản lý nhiều tầng lớp, điển hình là ngành xe hơi, hiện nay, trong các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu thụ cuối cùng, Trung Quốc đã dần dần thay thế Nhật Bản với tư cách là nước sản xuất đứng đầu thế giới. Nhật Bản ngày càng chuyển các cơ sở sản xuất các ngành này sang Trung Quốc, thay vào đó là xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm trung gian, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp11. Theo Mino (2004), hiện tượng này xảy ra từ khoảng năm 1995 - 1996, đánh dấu khả năng của Trung Quốc trong việc sản xuất với giá thành rẻ và chất lượng cao các sản phẩm tiêu thụ cuối cùng, đặc biệt là đồ điện gia dụng. .

Tại sao kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh như vậy? Có thể kể ra ở đây hai nguyên nhân và là hai yếu tố quan trọng mà Việt Nam có thể tham khảo cho chiến lược công nghiệp hoá:

Một là Trung Quốc tiến nhanh vào cơ chế thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất. Tuy việc cải cách doanh nghiệp nhà nước không tiến triển nhanh nhưng thay vào đó, doanh nghiệp ngoài nhà nước được tạo điều kiện về cơ chế để phát triển nhanh, có thể nói là rất ngoạn mục. Đặc biệt, các doanh nghiệp hương trấn (town village enterprises, TVEs) đóng vai trò đầu tàu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước này. Về hình thức, phần lớn TVEs do chính quyền hương trấn ở địa phương sỡ hữu, một loại sở hữu tập thể giống như hợp tác xã, nhưng trên thực tế, các loại doanh nghiệp này hoạt động như doanh nghiệp tư nhân. Các chính quyền địa phương cạnh tranh nhau để kinh tế nơi mình phát triển nên có nhiều biện pháp hỗ trợ TVEs, nhất là giúp TVEs thoát khỏi các vướng mắc về pháp lý, về thủ tục hành chính. Tài liệu về TVEs có rất nhiều, nhưng Kato (2001) và Lin and Yao (2001) là những tài liệu tóm lược được các đặc tính quan trọng nhất của TVEs. . Vào những năm đầu trong quá trình cải cách của Trung Quốc, TVEs chỉ chiếm dưới 10% lực lượng lao động có việc làm ở nông thôn, nhưng đến giữa thập niên 1990 tỷ lệ đó đã tăng lên gần 30%. Tỷ lệ của TVEs trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã tăng từ 10% năm 1980 lên tới 58% năm 1997 (Lin and Yao 2001, tr. 146). Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sẽ nói dưới đây, TVEs là một trong hai đầu máy kéo lực lượng sản xuất của Trung Quốc theo hướng hiệu suất hoá và tăng năng lực cạnh tranh, phản ảnh trong thành quả xuất khẩu đã nói ở trên. Từ năm 1986 đến năm 1997, tỷ lệ của TVEs trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 9% lên đến 46% (Lin and Yao 2001, tr.147). Chương 14 có bàn về việc cải cách ở nông thôn Trung Quốc, trong đó cho thấy thành quả của cải cách trong nông nghiệp đã giúp cho TVEs đẩy nhanh quá trình tích luỹ tư bản. . Tỷ lệ của doanh nghiệp nhà nước trong tổng kim ngạch sản xuất công nghiệp đã giảm từ 54,6% năm 1990 xuống 23,5% năm 2000. Năm 2000, theo số liệu của Kwan (2004), những năm trước đó theo số liệu tính từ Niên giám thống kê Trung Quốc. . Đây là một thành quả rất đáng ngạc nhiên (con số của Việt Nam hiện nay là gần 40%).

Hai là vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong những năm đầu sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (1979) và bốn khu kinh tế đặc biệt được thành lập (1980), hành lang pháp lý và kinh tế vĩ mô chưa ổn định, phản ứng của các công ty đa quốc gia còn yếu. Trong bốn năm đầu (1979-82) chỉ có 83 dự án được cấp giấy phép, so với 1.412 dự án năm 1985. Con số dự án lên tới 12.987 năm 1991 và 41.081 năm 2003. . Nhưng thay vào đó là sự tích cực hưởng ứng của tư bản Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài Loan và các nước Đông Nam Á ngay từ giai đoạn đầu. Từ đầu thập niên 1990, FDI từ Âu - Mỹ và Nhật Bản tăng nhanh, góp phần quan trọng vào việc thay đổi cả chất và lượng của kinh tế Trung Quốc. Tỷ lệ của FDI trong tổng vốn đầu tư cố định ở nước này tăng từ 4% năm 1991 lên tới 15% năm 2002 (Yu 2004). Các công ty FDI vào năm 1991 mới đóng 5,7% vào tổng kim ngạch sản xuất công nghiệp của Trung Quốc nhưng tỷ lệ này đã tăng lên 27% vào năm 2000 (riêng tỷ lệ này vào năm 2000 tại tỉnh Quảng Đông là 58%, Phúc Kiến 61%, Thiên Tân 46%, Thượng Hải 55% và Bắc Kinh 45%). Theo tư liệu trong RIM tập 3, số 8 năm 2003. . Hiện nay FDI chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc. Một nền kinh tế lớn như Trung Quốc mà vai trò của FDI cao như vậy quả là rất đặc biệt.

3.2. Thách thức đối với ASEAN

Tuy kinh tế Trung Quốc lớn mạnh như vậy nhưng không phải là không có vấn đề nan giải. Môi trường bị ô nhiễm, thiếu năng lượng, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và giữa các giai tầng gây nên căng thẳng trong xã hội là những vấn đề đang nổi cộm. Ngoài ra, gần đây một số nghi vấn được đưa ra xung quanh vấn đề thực lực của kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt có ý kiến cho rằng trình độ công nghiệp, công nghệ của Trung Quốc còn thua xa Nhật Bản và với cơ chế hiện nay Trung Quốc khó có thể theo kịp Nhật Bản, Mỹ về trình độ và chất lượng phát triển. Xem Gilboy (2004), Kwan (2005). .

Ta không phủ nhận những vấn đề vừa nói nhưng việc phân tích, đánh giá thành quả của kinh tế Trung Quốc không phải là chủ đích của cuốn sách này.

Chương này chỉ tập trung phân tích những tác động của kinh tế Trung Quốc đối với ASEAN, thể hiện ở các mặt như: cạnh tranh tại các thị trường lớn trên thế giới, cạnh tranh tại thị trường nội địa và cạnh tranh trong việc thu hút FDI.

Cạnh tranh tại các thị trường lớn

Sức mạnh công nghiệp của Trung Quốc đang tác động đến các nước ASEAN đã có một trình độ phát triển tương đối cao như Thái Lan, Malaixia, Philíppin và Inđônêxia (dưới đây gọi chung là ASEAN-4). Các nước này hiện nay đang đứng trước thách thức về sự thâm nhập của Trung Quốc tại các thị trường lớn như Nhật Bản và Mỹ.

Như Bảng 3.1 cho thấy, từ năm 1992 đến 2003 (hoặc 2004), vị trí của ASEAN-4 tại thị trường Mỹ và Nhật Bản không thay đổi đáng kể trong khi Trung Quốc tăng thị phần một cách rất ngoạn mục. Tại thị trường Nhật Bản, hàng vải vóc, may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ có 4 tỷ yên vào năm 1990 nhưng đã tăng lên 1.800 tỷ yên vào năm 2000, làm cho tỷ lệ hàng Trung Quốc trong tổng nhập khẩu của Nhật đối với các mặt hàng này tăng từ 0,2% lên tới 68% trong thời gian đó. Vào năm 1990, Trung Quốc hầu như chưa xuất khẩu đồ điện gia dụng sang Nhật nhưng đến năm 2000 đã chiếm gần 30% tổng lượng nhập khẩu máy điều hoà không khí của nước này, thị phần tương ứng của máy giặt là 30%, tivi và video là 25%. Về các mặt hàng nhiệt điện gia dụng như bàn là, nồi cơm điện, v.v., từ năm 1990 đến năm 2000, thị phần của Trung Quốc trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng nhanh. Trong nhập khẩu của Mỹ về các mặt hàng đồ điện gia dụng, hiện nay Trung Quốc cũng chiếm một tỷ lệ rất lớn (xem thêm ).

Để dễ phân tích, ta chia hàng công nghiệp thành năm nhóm. Nhóm A là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch, v.v.. Nhóm B là những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa dùng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v.. Nhóm C là những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hoá dầu. Nhóm D là những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bơm nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v.. Nhóm E là những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như máy tính, xe hơi, máy công cụ, các linh kiện, bộ phận điện tử cao cấp, v.v..

Trên thị trường thế giới, so với ASEAN-4, Trung Quốc đang cạnh tranh mạnh trong các mặt hàng thuộc nhóm A. Những ngành thuộc nhóm B thì ASEAN còn giữ được lợi thế so sánh. Về nhóm C, cả Trung Quốc và ASEAN đều không xuất khẩu, chủ yếu sản xuất cho thị trường trong nước và nhìn chung còn kém hiệu suất. Về nhóm E, cả Trung Quốc và ASEAN còn yếu và đây là lĩnh vực đáng chú ý trong giai đoạn tới, liên quan đến khả năng phát triển của các nước này. Nhóm D là lĩnh vực đang diễn ra cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và ASEAN-4. Nhìn chung, ASEAN còn chiếm ưu thế, phần lớn là nhờ họ đã tích cực tiếp nhận FDI của Nhật Bản từ nửa sau thập niên 1980, qua đó củng cố được những cơ sở sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng ngày càng củng cố vị trí trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, tại thị trường Nhật, từ năm 1991 đến năm 2000, trong tổng nhập khẩu máy điều hoà không khí của nước này, thị phần của ASEAN giảm từ vị trí áp đảo 84% xuống còn 35%, trong khi Trung Quốc tăng từ vị trí không đáng kể (0,1%) đến 29%. Trong nhập khẩu máy giặt, ASEAN giảm từ 38% xuống 30%, còn Trung Quốc từ số không (0%) tăng lên 33%. Trong nhóm D, tại thị trường Nhật Bản, ASEAN còn giữ vị trí ưu thế trong các mặt hàng như tivi màu, máy tính và phụ tùng máy tính cá nhân, VCR, bộ vi xử lý (IC). Tại thị trường Mỹ, lợi thế so sánh về từng mặt hàng và vị trí hiện nay của ASEAN và Trung Quốc cũng giống như tại thị trường Nhật Bản.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO (tháng 11-2001), hàng công nghiệp Trung Quốc thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường nước ngoài vì các nước không còn đối xử phân biệt giữa hàng Trung Quốc với hàng nhập khẩu từ nước khác. Đặc biệt là Mỹ, thị trường lớn nhất của Trung Quốc (theo JETRO 2004, năm 2003 Mỹ chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này), ngay trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, vào tháng 9-2000, đã đồng ý cho Trung Quốc vĩnh viễn hưởng quy chế tối huệ quốc (từ tháng 7-1998 gọi là quan hệ thương mại bình thường - normal trade relations). Trung Quốc cũng đã dễ dàng tiếp cận các thị trường EU và Nhật Bản11. Từ năm 2002, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước có thị phần lớn nhất trong tổng nhập khẩu của Nhật. . Mặt khác, việc gia nhập WTO cũng đang tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ của Trung Quốc mở rộng cửa, nhất là dịch vụ xuất nhập khẩu, có tác động tích cực đến việc xuất khẩu của nước này vì FDI của các công ty thương mại quốc tế có nhiều kinh nghiệm trên thương trường và có mạng lưới thông tin rộng khắp trên thế giới, có khả năng tăng nhiều trong lĩnh vực thương mại. Một thuận lợi nữa mà Trung Quốc cũng đã có được là, với tư cách là thành viên của WTO, họ có một vị thế ngang hàng với các nước khác trong các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động xuất khẩu (ví dụ như gần đây, nhiều nước, nhất là Mỹ, thường tố cáo Trung Quốc bán phá giá (dumping) khi hàng xuất khẩu của nước này tăng mạnh). Nói chung, Trung Quốc sau năm 2001 đã có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu vào thị trường thế giới22. Xem thêm Đỗ Tuyết Khanh (2005), một tài liệu đánh giá nhiều mặt của kinh tế Trung Quốc sau bốn năm gia nhập WTO. .

Trung Quốc tại thị trường ASEAN và ASEAN tại thị trường Trung Quốc

Hàng công nghiệp Trung Quốc cạnh tranh tại thị trường ASEAN như thế nào? Nhìn chung, Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN với tốc độ nhanh hơn các thị trường khác. Chẳng hạn, từ năm 1992 đến năm 2002, xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc sang tất cả các thị trường trên thế giới tăng 4,4 lần, trong khi xuất khẩu sang năm nước ASEAN (ASEAN-4 cộng với Xingapo) tăng bảy lần. Hiện nay, tỷ lệ trong tổng xuất khẩu hàng công nghiệp của Trung Quốc sang ASEAN còn nhỏ, mới chỉ gần 6% vào năm 2002, nhưng với đà tăng trưởng hiện nay, ASEAN sẽ trở thành thị trường quan trọng của Trung Quốc trong một tương lai không xa11. Các số liệu này được tính từ ma trận mậu dịch ở Chương 4 (Bảng 4.2). . Khảo sát tình hình tại thị trường nội địa của ASEAN-4, ta thấy Trung Quốc chưa cạnh tranh được với hàng sản xuất tại bản xứ thuộc các nhóm B, C, D và E, nhưng cạnh tranh mạnh trong các mặt hàng thuộc nhóm A và từng bước xâm nhập thị trường của nhóm D. Trong nhóm D, nhất là sản phẩm đồ điện gia dụng, hàng nội địa ASEAN mà chủ yếu là do doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất (xem Chương 9) hiện nay vẫn giữ ưu thế. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới kinh doanh Nhật Bản tại Thái Lan và Malaixia, trong 3-4 năm tới, nhãn hiệu Trung Quốc sẽ thâm nhập mạnh hơn vì hiện nay hàng Trung Quốc ngày càng được đánh giá tốt về phẩm chất và mẫu mã.

Với việc gia nhập WTO, Trung Quốc có cơ hội tăng năng lực cạnh tranh hơn nữa trong những ngành thuộc nhóm A và D, và sức ép Trung Quốc đối với ASEAN sẽ mạnh hơn22. Về chi tiết, xem Trần Văn Thọ (2002c). . Tuy vậy, mấy năm gần đây, các nước ASEAN-4 đã đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp sang Trung Quốc và đang tìm cách thâm nhập vào thị trường này hơn nữa.

Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, thuế quan nhập khẩu giảm nên hàng công nghiệp nước ngoài, kể cả ASEAN, thâm nhập dễ dàng hơn trước. Theo cam kết với Mỹ trong quá trình thương lượng để Trung Quốc gia nhập WTO, thuế quan bình quân của tất cả hàng công nghiệp phải giảm từ 24,6% năm 1997 xuống còn 9,4% vào năm 2005. Tất nhiên, tuỳ theo ngành công nghiệp mà mức thuế hiện hành và mức thuế dự kiến sau khi cắt giảm cũng khác. Máy tính và các loại máy móc liên quan đến internet thì mức thuế hiện hành (vào thời điểm năm 2002) là 13,3%, sẽ được cắt giảm toàn bộ và vào năm 2005 thuế suất sẽ là 0%. Các sản phẩm mà Mỹ đặc biệt quan tâm như gỗ chế biến, giấy, sản phẩm hoá học, máy móc liên quan đến y khoa,... phần lớn phải giảm còn 7% vào năm 2003. Thuế suất trong ngành xe hơi hiện nay rất cao, bình quân từ 80 đến 100%, sẽ cắt giảm dần và đến tháng 7-2006 sẽ còn 25%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải từng bước bãi bỏ hàng rào phi thuế quan. Chẳng hạn, trong 115 mặt hàng công nghiệp gồm vải vóc, may mặc, đồ điện gia dụng, xe hơi... Trung Quốc đã áp dụng chính sách hạn chế số lượng nhập khẩu, nhưng để gia nhập WTO, Trung Quốc phải dần dần bãi bỏ hạn chế này sau một giai đoạn chuyển tiếp từ hai đến tám năm, hầu hết là đến năm 2005 phải bãi bỏ. Riêng về xe hơi, cho đến thời điểm gia nhập WTO, Trung Quốc nhập khẩu mỗi năm không quá hạn ngạch 6 tỷ USD, nhưng sau đó mỗi năm tăng từ 10 đến 15% và đến năm 2005 thì chấm dứt chế độ hạn ngạch này. Nội dung những cam kết của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO chủ yếu tham khảo từ Samejima và những người khác (2001) và Ebina và những người khác (2000). . Với cam kết này, thị trường Trung Quốc ngày càng rộng mở đối với hàng công nghiệp nước ngoài.

Như sẽ phân tích chi tiết hơn trong Chương 6, các nước ASEAN-4 đã thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp sang Trung Quốc. Nhìn chung, quan hệ thương mại giữa ASEAN-4 với Trung Quốc là quan hệ thương mại hàng ngang (cùng xuất và nhập khẩu hàng công nghiệp với nhau).

Cạnh tranh trong việc thu hút FDI

Từ giữa thập niên 1980, FDI chảy ào ạt vào ASEAN-4, đặc biệt là Thái Lan và Malaixia. Vì cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp nhân lực không tăng kịp nhu cầu, nên từ sau năm 1997, FDI vào ASEAN có khuynh hướng giảm hoặc tăng chậm. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, một thị trường lớn và là nguồn lao động phong phú, ngày càng ổn định về kinh tế vĩ mô và hành lang pháp lý, đã thu hút dần FDI từ hầu hết các nước tiên tiến và một số nước có người Hoa ở châu Á.

Theo Biểu đồ 3.2, cho đến năm 1992, FDI ròng11. FDI ròng là vốn FDI vào (FDI inflows) đã được thực hiện trừ đi vốn FDI ra (outflows) đã thực hiện và các khoản tiền lời đầu tư do công ty đa quốc gia chuyển về nước. chảy vào tám nước ASEAN (không kể Xingapo và Brunây) nhiều hơn là vào Trung Quốc nhưng sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á (1997), FDI vào ASEAN giảm liên tục, trong khi đó FDI vào Trung Quốc tăng với tốc độ rất nhanh, tạo ra một khoảng cách lớn giữa hai bên. Biểu đồ 3.2 vì thống kê đã trừ đi FDI đi ra và lợi nhuận chuyển ra nước ngoài nên không cho thấy rõ khuynh hướng thu hút FDI. Trong Biểu đồ 3.2, FDI là vốn đăng ký nên cho thấy khuynh hướng rõ hơn. Nhưng theo hình này, bức tranh từ năm 1998 trở đi cũng không khác Biểu đồ 3.3 nhiều.

Về việc Trung Quốc thu hút FDI, việc gia nhập WTO có hai tác động trái ngược. Một mặt, do hàng rào quan thuế và hàng rào phi thuế quan sẽ bị bãi bỏ hoặc hạ xuống mức thấp, nên doanh nghiệp nước ngoài sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn trước. Những dự án FDI vào Trung Quốc nhằm mục đích tránh hàng rào thuế và phi thuế đồng thời được bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ giảm đi và thay bằng xuất khẩu từ các căn cứ sản xuất ở ngoài Trung Quốc. Mặt khác, do các quy chế liên quan đến hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài sẽ bị bãi bỏ, nhất là các quy chế liên quan đến hoạt động thương mại. Gọi là TRIM (Trade-Related Investment Measures). , nên FDI có khuynh hướng tăng lên. Chẳng hạn, nguyên tắc cân bằng ngoại tệ (phải xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu), yêu cầu phải mua nguyên liệu và sản phẩm trung gian tại bản xứ (gọi là local content) sẽ không còn áp đặt trên công ty có vốn nước ngoài. Do tình hình mới này, tháng 10-2000, Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã sửa đổi Luật công ty liên doanh với nước ngoài và Luật công ty vốn nước ngoài. Ngoài ra, trước sức cạnh tranh ngày càng tăng của hàng nhập khẩu, các công ty của Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp nhà nước, sẽ phải đổi mới thiết bị, công nghệ, đổi mới cơ chế quản lý để tăng sức cạnh tranh, và một trong những biện pháp là tích cực liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài. Từ đầu năm 2000, trước triển vọng gia nhập WTO, nhiều địa phương Trung Quốc đã đặt kế hoạch liên doanh với nước ngoài. Chẳng hạn, liên doanh sản xuất xe hơi với Toyota, sản xuất điện thoại di động với Motorola tại Thiên Tân, liên doanh khai thác chất bán dẫn với công ty Điện Mitsubishi tại Bắc Kinh, liên doanh sản xuất hoá chất với BASF (Đức) tại Nam Kinh... được xúc tiến. Theo Nikkei Shinbun, 21-4-2000 và 6-7-2000. . Đây cũng là yếu tố làm tăng FDI.

Tuy nhiên, dù có hai tác động trái ngược song nhìn chung tổng lượng FDI có khuynh hướng tăng lên vì hiệu quả thứ hai mạnh hơn. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, dòng chảy của FDI vào nước này đã tăng mạnh. Vốn đăng ký FDI vào Trung Quốc đã tăng từ 69 tỷ USD vào năm 2001 lên 83 tỷ năm 2002, rồi 115 tỷ năm 2003 và 154 tỷ USD năm 2004.

FDI vào Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến ASEAN như thế nào? FDI có mục đích sản xuất để cung cấp cho thị trường trong nước thì không ảnh hưởng đến FDI vào ASEAN. Tuy nhiên, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc thu hút FDI có mục đích sản xuất để xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản và các nước thứ ba khác. Ở Trung Quốc, một phần không nhỏ FDI hướng vào thị trường nội địa, nhưng FDI hướng vào xuất khẩu cũng lớn và do đó sẽ là áp lực mạnh đối với ASEAN vì các lý do sau: Thứ nhất, FDI tại Trung Quốc ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong xuất khẩu của nước này. Hiện nay, như đã đề cập, hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc là do hoạt động của các công ty có vốn nước ngoài. Dù cho thị trường nội địa rộng lớn, Trung Quốc vẫn có ưu thế là căn cứ sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là những đặc khu kinh tế, những khu phát triển ven biển. Do đó, không thể đánh giá thấp luồng FDI vào Trung Quốc nhằm sản xuất cho thị trường các nước thứ ba. Hiện nay, các mặt hàng máy móc, điện tử ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngoại thương của thế giới và các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng chọn Trung Quốc là căn cứ sản xuất các mặt hàng này. Trên thực tế, các mặt hàng đó cũng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng xuất khẩu của các công ty có vốn nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc11. Theo Jiang Xiaojuan (2001), tỷ trọng đó tăng từ 44% năm 1996 lên 52% năm 1999. . Thứ hai, như đã đề cập, dưới sức ép của hàng nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp nhà nước phải tăng sức cạnh tranh bằng cách hợp tác hơn với các doanh nghiệp nước ngoài dưới nhiều hình thức. Thứ ba, như Biểu đồ 3.3 cho thấy, dòng chảy FDI vào Trung Quốc đã gấp năm lần so với dòng chảy vào ASEAN, do đó cho dù trong tổng FDI vào Trung Quốc, chỉ có 1/3 là hướng vào xuất khẩu, nhưng nó cũng trở thành một lực lượng mạnh hơn toàn dòng chảy FDI vào ASEAN.

Như vậy, trong thập niên 1990, dòng chảy FDI vào châu Á đã chuyển từ ASEAN sang Trung Quốc và khuynh hướng đó càng mạnh hơn trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Đối sách của ASEAN

Như vậy, có thể thấy thách thức của Trung Quốc đối với ASEAN là rất lớn. Để giảm ảnh hưởng của thách thức và tranh thủ cơ hội trước thị trường mở rộng của Trung Quốc, nhiều nước ASEAN đã đưa ra các chiến lược đối phó. Đặc biệt, chiến lược của Thái Lan rất đáng chú ý. ễÛ đây ta không thể đi vào chi tiết về từng nước. Về Thái Lan, xem Chương 5. . Phương hướng chiến lược đối phó của ASEAN nhìn chung có ba điểm sau:

Thứ nhất, trong những ngành có hàm lượng lao động cao mà hiện nay cả Trung Quốc và ASEAN đang cạnh tranh tại thị trường ở các nước thứ ba, ASEAN một mặt nhanh chóng tăng năng suất lao động để giữ cho tiền lương năng suất. Efficiency wage, tức tiền lương danh nghĩa chia cho năng suất lao động. ở mức thấp và mặt khác, tăng hàm lượng tri thức trong sản phẩm tiiêu thụ cuối cùng để tạo nên những mặt hàng có nét độc đáo. Chẳng hạn, tăng tính thời trang trong hàng may mặc, nhấn mạnh sự quan trọng của kiểu dáng, sự tiện dụng trong sản phẩm tạp hoá, đồ dùng trong nhà, trong văn phòng, v.v..

Thứ hai, nỗ lực chuyển dịch cơ cấu công nghiệp nhanh chóng xác lập lợi thế so sánh trong những ngành liên quan đến máy móc. Phạm vi các ngành này rất rộng và có thể chia làm hai nhóm chính có vị trí ngày càng quan trọng trong ngoại thương và phân công lao động quốc tế. Nhóm thứ nhất là các loại máy móc dùng trong gia đình và văn phòng như công nghệ thông tin phần cứng (máy tính, điện thoại di động, máy in, máy fax, linh kiện và bộ phận điện tử...), đồ điện, điện tử gia dụng. Như đã phân tích, Trung Quốc và nhiều nước ASEAN như Malaixia và Thái Lan cùng ở trong quá trình tăng lợi thế so sánh trong nhóm này. Chiến lược của ASEAN là tạo môi trường để tiếp tục thu hút FDI. Nhóm thứ hai là các loại máy móc cao cấp có hàm lượng công nghệ rất cao như xe hơi, máy công cụ, máy kỹ thuật số, người máy... Các loại máy móc này Trung Quốc sẽ nhập khẩu nhiều, nhưng trước mắt, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... đang có lợi thế và sẽ là những nơi xuất khẩu chính. Tuy nhiên, ASEAN cũng cố gắng tạo điều kiện để các công ty đa quốc gia chọn làm căn cứ sản xuất một số bộ phận của các loại máy móc đó.

Thứ ba, để thu hút FDI nhiều hơn, nhiều nước ASEAN đang cố gắng cải thiện các điều kiện về mặt cung cấp của nền kinh tế như lao động, cơ sở hạ tầng... Theo nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ thập niên 1990, nhiều nước ASEAN thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ lao động có kỹ năng cao gây trở ngại cho việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư của họ. Đặc biệt, trên thị trường lao động, lao động giản đơn thì dư thừa quá nhiều trong khi kỹ sư nhà máy và các chuyên viên có trình độ cao trong các ngành khoa học tự nhiên thì cung không đủ cầu nên tiền lương rất cao, khiến cho môi trường đầu tư tại ASEAN kém hấp dẫn. Đặc biệt, đáng lưu ý là Trung Quốc đã đi trước nhiều nước ASEAN trong việc giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, cứ một triệu dân thì Trung Quốc có 350 kỹ sư hoặc nhà khoa học, trong khi Thái Lan chỉ có 119 và Malaixia còn ít hơn (chỉ có 87)11. Theo Yusuf and Evenett (2002), tr.43. . Theo điều tra của Trung tâm JETRO tại Băng Cốc, hiện nay hằng năm Trung Quốc đào tạo 41 vạn sinh viên các ngành khoa học tự nhiên như cơ khí, điện tử, vật lý và toán (nghĩa là trung bình 3.000 dân có một sinh viên ngành này), trong khi Thái Lan chỉ có 1 vạn (phải 6.000 dân mới có một sinh viên)22. Nihon Keizai Shinbun, ngày 31-5-2001. Xem thêm Đỗ Tuyết Khanh (2005) về thành quả gần đây của Trung Quốc trong việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. .

3.3. Thách thức đối với Việt Nam

Như sẽ phân tích trong Chương 6, khác với ASEAN-4, quan hệ ngoại thương của Việt Nam với Trung Quốc là quan hệ hàng dọc (vertical trade). Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc chủ yếu là hàng công nghiệp trong khi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu, nông lâm thuỷ sản. Nguyên nhân của tình trạng này là do Trung Quốc trong thời gian ngắn đã thành công trong việc trở thành “công xưởng thế giới” trong khi tốc độ công nghiệp hoá của ta chậm hơn và ít hiệu quả hơn (cơ cấu xuất khẩu hàng công nghiệp chuyển dịch chậm vì năng lực cạnh tranh còn giới hạn trong một vài ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao). Quan hệ ngoại thương hàng dọc kéo dài cho đến nay chứng tỏ Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội thị trường do kinh tế Trung Quốc mang lại, ngược lại, thách thức của Trung Quốc đối với quá trình công nghiệp hoá của ta sắp tới là rất lớn.

Ngoài yếu tố này, diễn tiến của tình hình khu vực châu Á gần đây cho thấy thách thức từ Trung Quốc có thêm một nội dung mới: Chiến lược của Trung Quốc đối với AFTA. Sau năm 2003, các nước ASEAN-4 thực hiện những cam kết về giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên và như vậy, Trung Quốc sẽ bất lợi so với các nước ASEAN trong việc xuất khẩu sang thị trường này. Để tránh tình hình đó, nhiều công ty Trung Quốc đã bắt đầu tích cực đầu tư sang các nước ASEAN để lách khỏi hàng rào thuế quan mà hàng sản xuất tại Trung Quốc phải trực diện. Hiện nay, Việt Nam là một địa điểm đầu tư quan trọng của Trung Quốc với mục đích này. Từ năm 1999, công ty TCL của Trung Quốc đã sản xuất tivi màu tại Việt Nam, mục tiêu đến năm 2004 sẽ chiếm 20% thị trường nội địa (năm 2000 là 4%) và từng bước xuất khẩu sang các nước ASEAN khác11. Theo Maruya và Ishikawa (2001). Hiện nay (tháng 8-2005) tôi chưa có số liệu để kiểm chứng mục tiêu năm 2004 của TCL. . Trong chiến lược dài hạn, Trung Quốc muốn kết hợp với ASEAN thành một thị trường thống nhất qua việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Chương 6 sẽ phân tích. Chương 6 sẽ cho thấy thách thức của Trung Quốc càng mạnh hơn. Nói chung, thách thức từ sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều so với các nước ASEAN khác.

Đối sách của Việt Nam là phải phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn với chất lượng cao hơn Trung Quốc. Trong hơn 10 năm qua, kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ khá cao, nhưng như Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong 20 năm qua, hầu như lúc nào kinh tế Trung Quốc cũng phát triển nhanh hơn Việt Nam nên hiện nay giữa ta với Trung Quốc có một khoảng cách khá lớn. Bảng 3.2 cho thấy hiện nay tổng thu nhập đầu người của Việt Nam mới bằng khoảng một nửa Trung Quốc, một nước có số dân đông gấp 16 lần nước ta và bao gồm cả một vùng phía Tây rộng lớn còn rất nghèo. Xét riêng về trình độ công nghiệp hoá, khoảng cách giữa hai nước cũng lớn. Kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp tính trên đầu người của Trung Quốc gấp 2,2 lần Việt Nam hiện nay và các loại máy móc chỉ chiếm 8% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam (xem Bảng 2.4, Chương 2), trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là trên 40%.

Thử so sánh Việt Nam với riêng tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, một tỉnh có nhiều điều kiện địa lý và dân số gần giống nước ta, ta thấy sự cách biệt càng lớn hơn nhiều. Về dân số, tỉnh Quảng Đông (73 triệu vào giữa năm 2003) và Việt Nam gần như nhau. Cả hai cùng có bờ biển dài tiếp cận dễ dàng với thị trường và công nghệ của vùng năng động tây Thái Bình Dương. Bảng 3.2 cho thấy, nếu tính trên đầu người, tỉnh Quảng Đông có mức tổng thu nhập bình quân cao gấp 3,5 lần Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp lớn gấp 20 lần nước ta. Ngoài ra, bình quân trong ba năm 1999 - 2001, mỗi người dân Trung Quốc tiếp nhận kim ngạch đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều gần gấp đôi người Việt Nam. Nếu tính theo vốn đăng ký FDI năm 2004, kim ngạch trên đầu người của Trung Quốc là 120 USD, gấp 4,3 lần Việt Nam (28 USD). Tính riêng tỉnh Quảng Đông, kim ngạch tiếp nhận FDI đầu người (bình quân 1999-2001) gấp 7,6 lần Việt Nam. Vì FDI hiện nay sẽ làm tăng công suất sản xuất và nhất là tăng sức cạnh tranh trong tương lai nên tình hình hiện tại cho thấy ta sẽ tiếp tục đi chậm hơn Trung Quốc rất nhiều.

Một điểm nữa đáng nêu ra ở đây là phát triển của ta hiện nay kém hiệu suất vì chưa phát huy lợi thế so sánh, và còn dựa vào vốn đầu tư từ ngân sách và vốn vay ưu đãi từ nước ngoài. Viện trợ nước ngoài tiếp tục tăng trong tình hình FDI mới bắt đầu hồi phục sau một thời gian dài giảm sút là điều đáng lo ngại. Trong lúc đó Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và hiệu suất cao hơn nhiều vì dựa vào tư bản tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp (FDI), phản ảnh trong việc ngày càng xuất khẩu mạnh mẽ hàng công nghiệp. Nếu không có sự chuyển hướng chiến lược và mạnh dạn cải cách, Việt Nam sẽ tụt hậu xa hơn nữa.