Cước giá trị gia tăng là gì

Ai là người chịu thuế VAT theo quy định pháp luật? Đối tượng chịu thuế GTGT và đối tượng nộp thuế GTGT là 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Để phân biệt được hai thuật ngữ này, bạn cần nắm vững một số quy định về thuế GTGT tại Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12.

Cước giá trị gia tăng là gì
Người chịu thuế VAT theo quy định pháp luật.

1. Thuế Giá trị gia tăng là gì?

Căn cứ theo Điều 2, Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.” Như vậy, thuế GTGT là khoản thuế chỉ áp dụng đối với phần giá trị tăng thêm, không áp dụng đối với toàn bộ giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Về bản chất, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và người mua hàng sẽ là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ đóng vai trò là người thay thế người mua hàng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. \>> Tham khảo: Hóa đơn đầu ra định khoản thuế GTGT như thế nào?

2. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế GTGT và người nộp thuế GTGT là khai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn. Trên thực tế, theo quy định đây là hai thuật ngữ hoàn toàn tách biệt.

2.1. Ai phải đóng thuế GTGT?

Căn cứ theo Điều 4, Luật Giá trị gia tăng năm 2008 (hướng dẫn, sửa đổi bởi Điều 2, Nghị định 209/2013/NĐ-CP), quy định người nộp thuế bao gồm các đối tượng sau đây:

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT (cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT (người nhập khẩu).
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì đối tượng mua dịch vụ là người nộp thuế.

Cước giá trị gia tăng là gì
Người nộp thuế GTGT theo Luật Giá trị gia tăng năm 2008.

Như vậy, người nộp thuế GTGT sẽ bao gồm:

  • Các tổ chức kinh doanh được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã hay một số pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.
  • Các tổ chức kinh tế thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
  • Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc của cá nhân không cư trú tại Việt Nam, thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của Pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
  • Hành nghề độc lập đối với một số ngành nghề, lĩnh vực được pháp luật cho phép.
  • Là đại lý bán đúng giá đối với: Đại lý xổ số, đại lý Bảo hiểm, bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với công ty xổ số kiến thiết, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.
  • Hợp tác xã kinh doanh với tổ chức.
  • Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản không đủ điều kiện miễn thuế, làm muối.

Lưu ý: Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Khoản này áp dụng theo quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. \>> Tham khảo: Kê khai thuế GTGT xuất khẩu.

2.2. Đối tượng chịu thuế GTGT

Căn cứ theo Điều 3, Luật Thuế GTGT năm 2008: “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.” Ngoài ra, Luật thuế GTGT năm 2008 cũng quy định về các trường hợp đối tượng không chịu thuế tại Điều 5, trong đó, có 25 đối tượng không chịu thuế. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT quy định tại Điều này sẽ không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% tại Khoản 1, Điều 8 của Luật này. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT: - Tổ chức, cá nhân nhận về các khoản bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và một số khoản thu tài chính khác. - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc mua của cá nhân không cư trú tại Việt Nam:

  • Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị.
  • Quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến và đầu tư thương mại.
  • Đào tạo.
  • Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế.
  • Xúc tiến và đầu tư thương mại.

- Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không thuộc người nộp thuế GTGT bán tài sản. - Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã. - Sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy hải sản chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc mới sơ chế để bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 5, Luật Thuế GTGT.

2.3. Phân biệt người nộp thuế và đối tượng chịu thuế

Như vậy, theo các quy định ở trên, có thể dễ dàng phân biệt 2 khái niệm người chịu thuế và đối tượng chịu thuế:

  • Người nộp thuế là tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện nộp thuế cho Nhà nước khi phát sinh thu nhập chịu thuế hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ mà hàng hóa, dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của Pháp luật.
  • Đối tượng chịu thuế sẽ là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập hoặc các lợi ích vật chất khác mà thuế tác động đến phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.

Cước giá trị gia tăng là gì
Người nộp thuế và đối tượng chịu thuế hoàn toàn tách biệt.

3. Đối tượng chịu các mức thuế suất hiện nay

Theo Điều 9, Điều 10 và Điều 11, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì có 03 mức thuế suất giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10%:

  • Thuế suất 0%: Đối tượng áp dụng mức thuế suất 0% được quy định chi tiết tại Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC.
  • Thuế suất 5%: Thông thường áp dụng cho các ngành nghề, lĩnh vực có liên quan đến việc cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được quy định tại Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC. Thuế suất 10%: Áp dụng cho các đối tượng không thuộc đối tượng chịu thuế 0% và đối tượng chịu thuế suất GTGT 5%.

Thuế giá trị gia tăng ai chịu?

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Thuế giá trị gia tăng năm 2023 là bao nhiêu?

Kể từ ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023, các doanh nghiệp, đơn vị, hộ cá nhân kinh doanh chính thức áp dụng chính sách giảm thuế mới với mức thuế suất thuế GTGT giảm từ 10% xuống còn 8% (Theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP).

Thuế giá trị gia tăng 8 áp dụng khi nào?

Dựa theo quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì thời hạn các cơ sở kinh doanh có thể được áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số hàng hóa; dịch vụ chỉ đến hết ngày 31/12/2022.

Thuế giá trị gia tăng 10% là gì?

Mức thuế suất VAT thường là 10% được áp dụng cho các loại hàng hóa và dịch được quy định ở thông tư 219/2013/TT-BTC. Thuế VAT chính là giá trị tăng thêm của các loại hàng hóa và dịch vụ phát sinh khi chúng đến tay của người tiêu dùng. Người tiêu dùng lúc này chính là đối tượng chịu đóng thuế GTGT.