Tên tiếng tên của công việc dịch thuật là gì

Dịch thuật thường được biết đến như là một quá trình chuyển nghĩa từ ngôn ngữ gốc (SL) sang ngôn ngữ dịch (TL). Trong việc chuyển nghĩa từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch, người dịch cần một phương pháp dịch thuật hoặc một chiến lược dịch thuật.

Học viện Tài Năng Sao Khuê xin giới thiệu cho bạn 7 phương pháp dịch thuật cơ bản mà các dịch giả không thể bỏ qua.

1. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT VAY MƯỢN_ BORROWING TECHNIQUE

Vay mượn là một kỹ thuật dịch thuật liên quan đến việc sử dụng cùng một từ hoặc trạng thái biểu cảm trong văn bản gốc và văn bản đích. Trong trường hợp để lấp một khoảng trống về ngữ nghĩa (ví dụ, một kĩ thuật mới, một khái niệm chưa được biết đến) thì phương thức dịch vay mượn là phương thức đơn giản trong tất cả. • Ví dụ: - email -> email, internet -> internet (vay mượn không thay đổi về hình thức và nghĩa) - canteen -> căn tin (vay mượn thay đổi về hình thức nhưng không thay đổi nghĩa) - ozone layer -> tầng ô-zôn (kết hợp cả hai loại hình trên)

2. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT SAO PHỎNG_CALQUE TECHNIQUE

Sao phỏng là một phương pháp dịch thuật vay mượn đặt biệt, toàn bộ đơn vị cú pháp được vay mượn, thế rồi các thành phần riêng lẻ của nó được dịch sát nghĩa. Khi sử dụng phương pháp dịch thuật sao phỏng, dịch giả có xu hướng tạo ra một từ mới trong ngôn ngữ đích nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của ngôn ngữ nguồn. • Ví dụ: - heavy industry -> công nghiệp nặng - showroom -> phòng trưng bày

3. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT NGUYÊN VĂN_LITERAL TECHNIQUE

Dịch nguyên văn là phương thức dịch thuật từ đối từ (word for word translation), là sự thay thế cấu trúc cú pháp của ngôn ngữ gốc thường là câu hoặc mệnh đề bằng cú pháp đồng dạng hoặc gần như đồng dạng. Người dịch không cần phải tạo ra các thay đổi trừ các thay đổi mà chính ngữ pháp của ngôn ngữ dịch đòi hỏi. Phương thức này được Vinay và Darbelnet mô tả là phổ biến nhất giữa các ngôn ngữ có cùng hệ phả và văn hóa. • Ví dụ: - She is deaf to all his advice. -> Cô ta lờ đi tất cả những lời khuyên của anh ấy.

4. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT CHUYỂN ĐỔI TỪ LOẠI_ TRANSPOSITION TECHNIQUE

Chuyển đổi từ loại có nghĩa là thay thế một từ loại này bằng một từ loại khác mà không thay đổi nghĩa của thông điệp. Phương thức dịch thuật chuyển đổi từ loại không chỉ xảy ra giữa hai từ loại động từ và danh từ mà còn giữa các từ loại khác. • Ví dụ: - ledger -> sổ cái - staff -> đội ngũ nhân sự

5. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT BIẾN ĐIỆU_MODULATION TECHNIQUE

Phương pháp biến điệu có nghĩa là sự thay đổi trong thông điệp do có một sự thay đổi về quan điểm, tức là hiểu một điều gì đó theo một cách nhìn khác. Phương pháp dịch thuật này thích hợp khi dịch nguyên văn hoặc chuyển vị có được một câu dịch đúng ngữ pháp nhưng lại không tự nhiên trong ngôn ngữ dịch. Trong phương pháp biến điệu, ta có thể phân biệt biến điệu tự do / không bắt buộc với biến điệu cố định / bắt buộc. • Ví dụ: - Lúc mà -> the time, the moment, when, that (biến điệu cố định) - it is not dificult to show = it is easy to show -> khó có thể diễn đạt được (biến điệu tự do)

6. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT TƯƠNG ĐƯƠNG_ EQUIVALANCE TECHNIQUE

Phương pháp dịch thuật này dùng để chỉ những trường hợp khi hai ngôn ngữ cùng mô tả một tình huống nhưng với các phương tiện cấu trúc hoặc phong cách khác nhau. • Ví dụ: - Ouch! -> Ối! - The dearest is the cheapest. -> Của rẻ là của ôi.

7. PHƯƠNG PHÁP DỊCH THUẬT THOÁT Ý_ ADAPTATION TECHNIQUE

Đây là phương pháp cuối cùng được dùng khi một tình huống trong văn hóa gốc không tồn tại trong văn hóa dịch vì vậy phải có một sở chỉ tương đương với văn hóa gốc trong văn hóa dịch. Phương pháp dịch thuật thoát ý có thể được mô tả là một loại tương đương đặc biệt, tương đương tình huống. Đây là hình thức viết lại bản gốc ở ngôn ngữ dịch, chủ yếu được dùng cho việc dịch thơ, bài hát và kịch. • Ví dụ: - The Scarlet Letter -> Nét Chữ Ô Nhục (tên tiểu thuyết) - The film is beyond any words. -> Bộ phim này không thể chê vào đâu được.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về 7 phương pháp dịch thuật cơ bản chúng mình muốn mang đến cho bạn. Hãy tiếp tục theo dõi website, FB Fanpage và Tiktok của chúng mình để cập nhật thêm nhiều kiến thức nữa nhé!

Xem thêm 5 phương pháp cơ bản trong dịch thuật

Tìm hiểu khóa học phiên dịch nối tiếp nâng cao, biên dịch tổng hợp

Biên dịch là gì bạn đã biết chưa? Có sự khác biệt nào giữa biên dịch và phiên dịch hay không? Họ (những người làm ngành nghề này) làm những công việc gì và có ý nghĩa ra sao? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết này. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu về biên dịch và thông dịch

Dịch thuật là hoạt động bao gồm việc lý giải ý nghĩa của một đoạn văn – văn bản nguồn và chuyển sang một ngôn ngữ khác, tạo thành bản dịch chuẩn xác nội dung, đầy đủ ý nghĩa tương đương với văn bản gốc. Dịch thuật chính là kỹ thuật chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Dịch thuật có hai loại là: Phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết).

Biên dịch là gì?

Biên dịch là hoạt động dịch một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nghĩa. Và người thực hiện công việc này gọi là biên dịch viên.

Công việc biên dịch thường sẽ không bị gò bó về thời gian. Nhưng thay vào đó là đòi hỏi độ chính xác cao, độ trôi chảy cũng như tính mạch lạc của văn bản dịch.

Thông dịch là gì?

Thông dịch là hành động diễn đạt bằng lời nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác. Và những người thực hiện công việc gọi là thông dịch viên (hay còn gọi là phiên dịch viên) có tên tiếng anh là Interpreter.

Quá trình phiên dịch thường chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Thông dịch viên sau khi nghe xong đoạn ngôn ngữ nguồn phải dịch ngay sang ngôn ngữ đích. Và vẫn phải đảm báo tính chính xác và mạch lạc.

Phân biệt thông dịch và biên dịch đúng chuẩn nhất

Sự giống nhau của phiên – biên dịch viên

  • Cả 2 nghề này đều là các nhà ngôn ngữ học
  • Cả 2 công việc đều muốn truyền tải thông điệp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ cuối cùng mà người nghe có thể hiểu được
  • Phiên dịch viên và biên dịch viên đều có tính chuyên môn cao
  • Cả 2 đều có niềm đam mê về ngôn ngữ

Sự khác biệt rõ rệt của phiên – biên dịch viên

Thông thường hai nghề này sẽ có sự khác nhau nhất định trong công việc, cách sử dụng,…. cụ thể được mô tả ở bảng dưới đây:

Nội dung so sánhPhiên dịch viênBiên dịch viênPhương pháp giao tiếpHình thức văn nóiHình thức văn viếtThời gian thực hiệnCông việc mang tính chất nhanh, ngay lập tức và đòi hỏi tỉ lệ chính xác rất cao.Có nhiều thời gian thực hiện, có thể đọc và tìm hiểu trước bài gốc sau đó sẽ tiến hành biên dịch. Sau khi hoàn thành có thể kiểm tra lại có phù hợp với bản gốc hay khôngCông cụ hỗ trợTính chất công việc nhanh nên không có thời gian sử dụng công cụ hỗ trợSử dụng được nhiều công cụ hỗ trợ khác nhau về ngữ pháp, từ vựng, thuật ngữ,… nhằm đem đến một kết quả tốt nhấtTính chính xácCần độ chính xác cao và nhanh chóng nên rất quan trọng sự nhanh nhạy, hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ và văn hóa của Phiên dịch viênVì có nhiều người thời gian chỉnh sửa và có cả công cụ hỗ trợ nên tỉ lệ chính xác của 1 bảng biên dịch sẽ rất caoSố người tham gia vào công việcLàm việc độc lậpLàm việc theo team, nhómSự trôi chảyThông thường văn nói sẽ có độ trôi chảy nhất định vì đây hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và độ phản xạĐối với văn viết độ trôi chảy được đòi hỏi cao hơn vì có khá nhiều thời gian để trau chốt trong cách hành vănCách thức thu nhậpTính theo giờ hoặc ngàyTình theo số lượng từ ngữ

Tổng quan về nghề biên dịch viên

Nghề biên dịch viên ngày nay cũng có độ phổ biến cao. Vậy cụ thể là như thế nào? Hãy tiếp tục theo dõi toàn bộ thông tin bên dưới đây nhé!

Cơ hội của phiên – biên dịch viên

Ngôn ngữ đã và đang có được sự quan tâm đặc biệt của nhà nước. Hằng năm, nhân sự của ngành nghề phiên – biên dịch viên rất khan hiếm do đó mức thu nhập ổn định và cao hơn một số ngành nghề khác. Ngoài sự khan hiếm của nhân lực thì cơ hội thăng tiến trong nghề này được thể hiện rất rõ, nếu quý khách có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm đủ lâu thì khả năng lên chức sẽ rất nhanh.

Tên tiếng tên của công việc dịch thuật là gì

Cơ hội việc làm của phiên – biên dịch viên

Nghề này có điểm rất đặc biệt là tuổi nghề rất cao. Tuổi và kinh nghiệm sẽ thường tỉ lệ thuận với nhau do đó những người này thời gian nghỉ hưu lâu, không có giới hạn cụ thể. Các bạn càng cao tuổi thì kinh nghiệm, kiến thức ngôn ngữ của quý khách càng sâu, rộng, uyên bác và đặc biệt là về văn hóa, cách dùng từ trong cuộc sống.

Thách thức của nghề phiên – biên dịch viên

Bên cạnh những cơ hội bên trên thì vẫn có một số thách thức về ngành phiên – biên dịch viên sau:

  • Phải luôn luôn học hỏi, trau dồi chuyên ngành, văn hóa xã hội, tiếp xúc nhiều chủ đề và có cách dùng từ chuyên nghiệp.
  • Áp lực nghề nghiệp rất lớn khi liên tục làm việc với ngôn ngữ
  • Liên tục bổ sung thêm một số loại ngôn ngữ phổ biến khác để tăng cơ hội trong công việc
  • Khó khăn do cấu trúc ngôn ngữ gây ra
  • Không ngừng cập nhập thông tin trong, ngoài nước
  • Cần phải nắm bắt tâm lý của người đọc và người nghe
  • ….

Ngoài ra, vẫn còn nhiều yếu tố khác gây cản trở đến việc phải quý khách có nên quyết định chọn ngành nghề này hay không.

Tên tiếng tên của công việc dịch thuật là gì
Tên tiếng tên của công việc dịch thuật là gì

Ý nghĩa của nghề phiên – biên dịch viên ngày nay

Cả 2 ngành nghề này đều hướng đến một tác dụng chung là giúp truyền đạt thông tin từ người muốn nói đến người nhận hiểu khi có sự khác biệt trong ngôn ngữ. Ngoài ra, nếu quý khách là một nhà phiên – biên dịch viên tốt sẽ có thể đóng góp trực tiếp cho đất nước.

Những yêu cầu bắt buộc của người làm phiên – biên dịch là gì?

Để làm được nghề này đòi hỏi chúng ta phải có rất nhiều kỹ năng mềm, kiến thức. Một số trong đó các bạn có thể tham khảo dưới đây:

  • Phải có bằng tốt nghiệp đại học/ cao đẳng (kiến thức chuyên môn cao)
  • Thành thạo hơn 2 thứ tiếng trong đó có cả tiếng Mẹ đẻ
  • Hiểu hành vi và tâm lý của khách hàng
  • Có những tín chỉ ngoại ngữ đi kèm với công việc
  • Am hiểu sâu về văn hóa của ngôn ngữ mà chúng ta biết
  • Khả năng phản xạ và tra cứu cực tốt
  • Chu đáo, có trách nhiệm và có tâm với nghề

Bên trên là những kỹ năng cũng như kiến thức quý khách phải đáp ứng đủ để trở thành nhà phiên – biên dịch viên tốt. Ngoài ra, nếu quý khách muốn thăng tiến nhanh thì phải liên tục trau dồi thêm kỹ năng, kiến thức, thông tin xã hội để làm hài lòng khách hàng.

\>>> Xem thêm: Các loại chứng chỉ hành nghề dịch thuật

Các loại biên dịch – thông dịch Việt Uy Tín cung cấp là gì?

Công ty Việt Uy Tín tự hào là công ty cung cấp dịch vụ phiên – biên dịch tốt nhất Việt Nam. Sau đây là những dịch vụ mà chúng tôi mang đến cho khách hàng.

Đa dạng hình thức phiên dịch

Việt Uy Tín cung cấp đa dạng hình thức phiên dịch, giúp Quý khách dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu.

  • Phiên dịch cabin
  • Phiên dịch dự án
  • Phiên dịch đàm phán
  • Phiên dịch hội chợ triển lãm
  • Phiên dịch nhà máy sản xuất
  • Phiên dịch điều tra thị trường
  • Phiên dịch nối tiếp
  • Phiên dịch tháp tùng
  • Phiên dịch hội thảo
  • Phiên dịch thầm
  • Phiên dịch qua điện thoại

Tên tiếng tên của công việc dịch thuật là gì

Công ty dịch thuật Việt Uy Tín chuyên cung cấp dịch vụ phiên – biên dịch chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam

Cung cấp biên – phiên dịch với đa dạng ngôn ngữ, chuyên ngành

Chúng tôi cung cấp phiên – biên dịch viên hơn 58 ngôn ngữ thuộc nhiều lĩnh vực, văn hóa, xây dựng, chính trị, ngoại giao,….Nếu Quý khách có nhu cầu cần một phiên – biên dịch viên chuyên nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

Tên tiếng tên của công việc dịch thuật là gì

Công ty Dịch thuật – Visa Việt Uy Tín

Trụ sở Hồ Chí Minh: Tòa nhà TIN Holdings, 399 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.

Khu vực Hà Nội: P. 608, Tầng 6, 142 Lê Duẩn, P. Khâm Thiên, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Tổng đài: 1900 633 303

Email: [email protected]

Hotline: 0917 671 239

Trên đây là toàn bộ thông tin về biên dịch là gì và sự khác nhau giữa biên dịch và thông dịch. Hy vọng đã Quý khách hiểu rõ hơn về 2 loại hình dịch vụ này. Ngoài ra, nếu Quý khách có nhu cầu dịch thuật chuyên ngành hay phiên dịch thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Việt Uy Tín nhé!