Crp latex là gì

                        CN Lê Thị Thảo – Khoa Hóa Sinh

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

Xét nghiệm dùng để định lượng protein phản ứng C (CRP) trong huyết tương và huyết thanh người. Định lượng CRP để phát hiện và đánh giá các rối loạn viêm và các bệnh liên quan, nhiễm trùng và tổn thương  mô. Định lượng CRP độ nhạy cao cũng có thể sử dụng để hỗ trợ đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch vành trong tương lai. Khi được sử dụng để hỗ trợ các phương pháp  đánh giá khác trong phòng xét nghiệm của hội chứng mạch vành cấp, nó cũng có thể một chỉ dẫn độc lập bổ sung tiên lượng tái phát ở bệnh nhân bệnh mạch vành ổn định hoặc hội chứng mạch vành cấp.

TÓM TẮT

Protein phản ứng C là protein có ở pha cấp cổ điển trong các phản ứng viêm, nó được tổng hợp bởi gan và bao gồm năm chuỗi polypeptide giống nhau tạo thành một vòng năm phần có trọng lượng phân tử 105000 dalton. CPR là chất phản ứng pha cấp nhạy nhất và nồng độ của nó tăng nhanh trong suốt quá trình viêm. Phức hợp CRP hoạt hóa hệ thống bổ thể khởi đầu với C1q. CRP sau đó khởi tạo opsonin hóa và thực bào các tế bào xâm lấn, nhưng chức năng chính của nó là để gắn kết và khử độc những chất độc nội sinh được sản sinh như một kết quả của tổn thương mô.

Định lượng CRP độ nhạy cao đã được sử dụng và thảo luận để phát hiện sớm nhiễm trùng ở bệnh nhi và đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch vành. Một số nghiên cứu đi đến kết luận rằng các phép đo CRP độ nhạy cao có thể dụng như một dấu ấn để tiên đoán nguy cơ bệnh tim mạch vành ở những người khỏe mạnh và là một chỉ dẫn tiên lượng bệnh tái phát.

Sự khác biệt giữa xét nghiệm hs-CRP và CRP: Có hai loại protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu

- Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): đánh giá tình trạng viêm tiến triển.

- Protein phản ứng C siêu nhạy (high - sensitivity CRP [hs-CRP]) chất này được coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch cấp độ thấp.

Cả hai xét nghiệm cơ bản giống nhau, đo lường chất CRP trong máu. Tuy nhiên, CRP độ nhạy cao (hs-CRP) là thử nghiệm đo số lượng CRP rất nhỏ trong máu và thường xuyên được chỉ định cho những người có vẻ khỏe mạnh để đánh giá nguy cơ  tiềm tàng các vấn đề về tim mạch. Thông thường giá trị hs- CRP được đo trong khoảng 0,5-10 mg/L. Các thử nghiệm CRP thường xuyên được chỉ định cho những người có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc các bệnh viêm mãn tính.  CRP được đo trong khoảng 10-1000 mg/L

NGUYÊN LÝ XÉT NGHIỆM hs-CRP

Xét nghiệm vi hạt đo độ đục miễn dịch tăng cường.

CRP người ngưng kết với các hạt latex phủ kháng thể đơn dòng kháng CRP. Kết tủa được đo bằng phương pháp đo độ đục.

Lợi điểm của sự đo lường nồng độ hs-CRP: So với các dấu ấn viêm khác, hs-CRP được coi là một dấu ấn hoàn hảo nhất vì:

-  Tính ổn định của hs-CRP trong ngày.

-  Có thời gian bán huỷ tương đối dài.

-  Có thể đánh giá qua huyết tương tươi hoặc đông lạnh.

-  Độ nhạy cao.

-  Giá thành dễ được chấp nhận.

GIÁ TRỊ SINH HỌC CỦA hs-CRP

Để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch. Khuyến cáo các điểm ngưỡng hs-CRP như sau

- hs-CRP < 1,0 mg/l: nguy cơ thấp

- hs-CRP từ 1,0-3,0 mg/l: nguy cơ trung bình

- hs-CRP >3,0 mg/l: nguy cơ cao nhất

Tăng nồng độ hs-CRP: Bệnh nhân có nồng độ hs-CRP cao hơn có xu hướng tiến triển nhồi máu cơ tim và bệnh mạch ngoại biên nghiêm trọng.

Những giá trị này chỉ là một phần trong toàn bộ quá trình đánh giá cho các bệnh tim mạch. Các nhân tố khác gây ra nguy cơ được xét tới là các chỉ số cao của cholesterol, LDL-C, triglycerides, và glucose. Ngoài ra, hút thuốc lá, bệnh cao huyết áp, và tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ.

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

- Kết quả âm tính giả: Dùng các thuốc chống viêm không phải steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn bêta giao cảm.

- Kết quả dương tính giả: Dùng các thuốc điều trị hormon thay thế, thuốc ngừa thai.

- Đặt dụng cụ ngừa thai trong buồng tử cung.

- Gắng sức thể lực quá mạnh.

- Có thai.

- Béo phì.

Ý NGHĨA CỦA XÉT NGHIỆM hs-CRP

- Protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.

- Tăng nồng độ hs-CRP dự báo bệnh nhân có nguy cơ tăng vác sự cố. Vì vậy xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đánh giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol, triglycerice (Một số chuyên gia nói rằng cách tốt nhất để dự đoán nguy cơ là kết hợp một điểm dấu hiệu viêm như hs-CRP cùng với nhóm lipid.)

- hs-CRP là xét nghiệm mà người ta sử dụng để xác định mức độ rủi ro tiềm tàng cho các bệnh tim mạch, đau tim, và đột quỵ. Hiện nay người ta cho là hs-CRP có thể đóng một vai trò trong quá trình đánh giá trước khi người ta gặp phải một trong những vấn đề sức khỏe trên. Ngày càng nhiều thử nghiệm lâm sàng có liên quan đến đo lường mức độ hs-CRP đang được tiến hành trong nỗ lực để hiểu rõ hơn về vai trò của nó trong các vấn đề tim mạch và có giúp đưa tới phương hướng sử dụng nó trong việc sàng lọc và lựa chọn phương pháp chữa trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tài liệu hãng Roche

2. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương, Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng, “ Phản ứng CRP”,  Nhà xuất bản Y học, 2013, tr.526 – 530.

3.John Whicher. C reactive protein. Clinical laboratory Diagnostics,19.3, 700-706.

4.Yip  HK,  Wu  CJ,  Chang  HW  et  al, “ Levels  and  values  of  serum  high - sensitivity C-reactive protein within 6 hours after the onset of AMI”, Chest,2004 Nov, 126(5), pp.1417-22.

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớcTrang kế >>

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CRP (protein phản ứng C/Protein phản ứng C có độ nhạy cao [hs-CRP])

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

Tìm hiểu chung về xét nghiệm CRP

Xét nghiệm CRP là gì?

Protein phản ứng C (CRP) là một chất phản ứng không đặc hiệu, thuộc pha cấp tính để chẩn đoán các bệnh nhiễm vi khuẩn và rối loạn viêm, ví dụ sốt dạng thấp hay viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, lượng CRP không tăng trong trường hợp nhiễm virus. CRP là một loại protein sản xuất chủ yếu bởi gan trong quá trình viêm cấp tính và một số bệnh khác. Kết quả xét nghiệm CRP dương tính chỉ ra sự hiện diện nhưng không chỉ ra được nguyên nhân của bệnh. Việc tổng hợp CRP được kích thích bởi phức hợp kháng nguyên–miễn dịch, vi khuẩn, nấm, và chấn thương.

Xét nghiệm CRP cho chỉ số nhạy và phản ứng nhanh hơn so vơi tốc độ lắng hồng cầu (ESR). Khi có sự thay đổi viêm nhiễm cấp tính, CRP cho thấy mức độ tăng nhanh và mạnh hơn so với ESR; khi phục hồi, CRP biến mất trước khi ESR trở lại mức bình thường. CRP cũng biến mất khi quá trình viêm nhiễm bị ức chế bởi salicylate hoặc steroid.

Một nghiên cứu gần đây tạo ra CRP có độ nhạy cao (hs-CRP) cho phép xét nghiệm cho kết quả chính xác ngay cả khi nồng độ CRP thấp. Do sự khác nhau giữa nồng độ hs-CRP ở từng cá thể, bác sĩ sẽ thực hiện 2 xét nghiệm riêng biệt để phân loại mức độ rủi ro của người bệnh. Ở các đối tượng có bệnh mạch vành ổn định hoặc hội chứng mạch vành cấp tính, đo nồng độ hs-CRP xem như một dấu hiệu độc lập để đánh giá khả năng gặp các biến cố nguy hiểm, bao gồm tử vong, nhồi máu cơ tim, tái phát hẹp van tim sau can thiệp vào mạch vành qua da. hs-CRP được sử dụng nhiều khi những nguyên nhân khác của bệnh viêm nhiễm hệ thống đã được loại trừ.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm CRP?

Xét nghiệm CRP được thực hiện để:

  • Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. Nồng độ CRP thường tăng trong khoảng từ 2–6 giờ sau phẫu thuật và sau đó giảm xuống vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật, tình trạng nhiễm trùng có thể đã xuất hiện.
  • Xác định và tìm nhiễm trùng cũng như các bệnh lý gây viêm chẳng hạn như ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm khớp dạng thấp, viêm và xuất huyết ruột, nhiễm trùng xương (viêm tủy xương);
  • Đánh giá đáp ứng điều trị, chẳng hạn điều trị ung thư hay điều trị nhiễm trùng. Nồng độ CRP tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh chóng nếu đáp ứng với điều trị.

Điều cần thận trọng khi xét nghiệm CRP

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm CRP?

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm CRP bao gồm:

  • Nồng độ cao có thể xảy ra với những bệnh nhân huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể cao, hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, nhiễm trùng mạn tính (như viêm nướu, viêm phế quản), viêm mãn tính (như viêm khớp dạng thấp), và nồng độ HDL thấp/triglyceride cao
  • Nồng độ CRP có thể tăng trong giai đoạn sau của thai kỳ cũng như cùng với thuốc tránh thai hay liệu pháp hormone. Nồng độ CRP cao hơn cũng đã được tìm thấy ở những người béo phì
  • Hút thuốc lá có thể gây tăng nồng độ CRP
  • Nồng độ thấp có thể là do uống bia rượu vừa phải, sút cân, và hoạt động nhiều hoặc tập thể dục lâu dài
  • Thuốc có thể khiến kết quả CRP có nồng độ cao: estrogen và progesterone
  • Thuốc có thể khiến kết quả CRP có nồng độ thấp: fibrate, niacin, và statin

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm CRP?

Trước tiên, bạn sẽ được bác sĩ giải thích quy trình.

Thông thường, bạn sẽ không cần kiêng cử khi thực hiện xét nghiệm. Tuy nhiên, một số bác sĩ có thể yêu cầu kiêng ăn từ 4–12 tiếng trước khi tiến hành. Bạn cũng được phép uống nước.

Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP như thế nào?

Chuyên viên y tế lấy máu sẽ:

  • Quấn một dải băng quanh tay để ngưng máu lưu thông.
  • Sát trùng chỗ tiêm bằng cồn.
  • Tiêm kim vào tĩnh mạch. Có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết.
  • Gắn một cái ống để máu chảy ra.
  • Tháo dải băng quanh tay sau khi lấy đủ máu.
  • Thoa miếng gạc băng hay bông gòn lên chỗ vừa tiêm.
  • Dán băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm.

Bác sĩ thu thập mẫu máu trong một ống có nắp đỏ.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm CRP?

Sau khi lấy máu bạn cần băng và ép lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm CRP

Kết quả xét nghiệm CRP của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường:

<1.0 mg/dL hoặc <10.0 mg/L (đơn vị SI)

Kết quả bất thường:

Nguy cơ tim mạch:

  • Thấp: <1.0 mg/dL;
  • Trung bình: 1.0-3.0 mg/dL;
  • Cao: > 3.0 mg dL.

Nồng độ cao:

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề