Công việc của hội phụ huynh học sinh

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi Ngày hỏi

Ngày hỏi:17/06/2017

 Ban đại diện cha mẹ học sinh  Nhiệm vụ  Học sinh

Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Thủy Tiên, hiện tại đang làm việc tạo thành phố Long An, con gái tôi 5 tuổi, đang theo học một trường tiểu học tại đây. Vừa rồi tôi được các phụ huynh trong lớp con gái tôi bầu làm trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Cho tôi hỏi, trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp phải đảm nhiệm các nhiệm vụ gì? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật? Xin cảm ơn!

Thủy Tiên (tien*****@gmail.com)

Nội dung này được Ban biên tập LawNet tư vấn như sau:

  • Công việc của hội phụ huynh học sinh
  • Nhiệm vụ của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. Cụ thể là:

    - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm học;

    - Chuẩn bị các cuộc họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh, tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh.

    Căn cứ quy định trên, thì nếu như bạn trở thành trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, bạn phải thực hiện:

    + Tổ chức và điều hành cuộc họp cha mẹ học sinh của lớp.

    + Tổ chức và điều hành cuộc họp các cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học;

    + Tổ chức, điều hành cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp bất thường do mình đề nghị hoặc do ít nhất 50% số thành viên của Ban đề nghị;

    + Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục đã thống nhất;

    + Tổ chức việc thu thập nguyện vọng và kiến nghị của cha mẹ học sinh.

    Ngoài ra, nếu như bạn tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thì bạn còn phải đảm nhiệm thêm một trong các nhiệm vụ được quy định tại Điều 7 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ của trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

    Trân trọng!


Công việc của hội phụ huynh học sinh

KẾ HOẠCH

Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường

Năm học 2019 – 2020

Căn cứ vào Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ban hành ngày 22 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của trường TH Trần Phú;

Căn cứ biên bản họp Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đầu năm học 2019-2020 của trường TH Trần Phú, nay ban đại diện cha mẹ học sinh trường phối kết hợp cùng nhà xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học 2019 - 2020 với những nội dung cụ thể như sau:

A. Đặc điểm tình hình chung :

I. Những thuận lợi, khó khăn :

1. Thuận lợi :

Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND phường Bắc Sơn, các tổ chức chính trị đoàn thể và cơ quan cấp trên. Trường TH Trần Phú đã đi vào hoạt động có kỷ cương nề nếp, có nhiều tiến bộ về chất lượng giáo dục tiểu học.

Tập thể cán bộ giáo viên và phụ huynh học sinh đoàn kết, gắn bó tâm huyết với sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường. Đội ngũ giáo viên có trình độ cao, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng có nhiều thành tích trong giảng dạy vì vậy luôn nhận được sự ủng hộ và đồng thuận của nhân dân, phụ huynh và các cấp lãnh đạo.

Cha mẹ học sinh và các tổ chức, đoàn thể, các tầng lớp lãnh đạo luôn quan tâm và đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục .

Nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp chính quyền tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

2. Khó khăn :

       II. Cơ cấu tổ chức :

1. Ban đại diện cha mẹ học sinh trường : 3 người

           - Ông Lê Văn Hùng       - Trưởng ban

- Nguyễn Ngọc Điệp - Phó trưởng ban

-  Tạ Thị Kiều                  - ủy viên

2. Chi hội : Gồm 40 lớp.

B. Kế hoạch công tác :

I. Mục tiêu, nhiệm vụ:

Cùng với nhà trường tuyên truyền, tổ chức, thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Tiếp tục thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực,” thực hiện Đổi mới công tác quản lý giáo dục tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và việc “Học tập và và theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”.

Phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quản lý và giáo dục đạo đức học sinh. Tạo mọi điều kiện để học sinh được học tập và rèn luyện trong một môi trường giáo dục lành mạnh với mục đích hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho con em.

Đề xuất với nhà trường các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Nắm vững kế hoạch, chỉ tiêu phấn đấu của nhà trường.

II. Các chỉ tiêu phấn đấu và biện pháp thực hiện :

1. Chỉ tiêu :

- Duy trì sĩ số đạt 100 %.

- Hoàn thành chương trình lớp học 99%.trở lên

- Hoàn thành chương trình tiểu học 100%.

2. Biện pháp :

Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng nhà trường chăm lo động viên các thầy cô giáo từ đó xây dựng đội ngũ giáo viên là một tập thể sư phạm gương mẫu, không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn là tấm gương giáo dục đạo đức lối sống, nhân cách cho học sinh noi theo.

Phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh chăm chỉ, tự giác, vượt khó và có ý thức vươn lên trong học tập, chấp hành tốt nội qui trường lớp, không vi phạm pháp luật.

Phụ huynh thì luôn gương mẫu trong cuộc sống và nêu cao tinh thần học tập, tạo mọi điều kiện chăm lo đến việc học hành của con cái. Động viên, khuyến khích tạo dựng cho con ý thức tự giác, tự thân vận động, quyết tâm phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi, là dân có ích cho xã hội.

Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp cần xây dựng kế hoạch hàng tháng, hàng quý cử đại diện đến dự sinh hoạt với lớp hoặc gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt kịp thời tình hình học tập của học sinh.

Phụ huynh phối kết hợp với nhà trường tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để phát triển nhân cách học sinh. Xây dựng cho học sinh ý thức tự lực, tự quản để học sinh bộc lộ và phát huy năng lực làm chủ và quản lí ngay từ khi mới vào trường.

Quản lí tốt việc học tập và rèn luyện của học sinh ở mọi nơi, mọi lúc. Động viên, khuyến khích, khơi dậy niềm tin, ước mơ trong mỗi học sinh giúp các em hoà mình vào tập thể, tạo niềm đam mê và hăng say phấn đấu trong học tập, lao động.

Phụ huynh và học sinh cam kết thực hiện tốt phong trào “3 không 3 đủ”: "Không vi phạm Luật giao thông - Không có bạo lực gia đình - Không nghỉ học và bỏ học tùy tiện"; “Đủ ăn - Đủ mặc - Đủ sách vở”.

Giáo dục, tuyên truyền cho học sinh tránh xa các tệ nạn xã hội đặc biệt là Ma tuý /HIV-AIDS. Giáo dục cách phòng chống các dịch bệnh, cách giữ gìn và chăm sóc sức khỏe bản thân.

III. Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường:

Để phối hợp và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả với nhà trường thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiểu năm học 2019 -2020, Ban đại diên cha mẹ học sinh nhà trường cần tập trung thực hiện tốt một số việc sau đây:

1. Phối hợp cùng Nhà trường tích cực quan tâm đến hoạt động dạy và học, giáo dục đạo đức, nhân cách, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm kiểm soát chặt chẽ chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Kịp thời phát hiện những tồn tại của giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng như kết quả học tập của các em học sinh. Từ đó cùng với nhà trường có biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng học tập ở tất cả các lớp.

- Thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục con em tại gia đình, nhắc nhở, giúp đỡ con em học tập ở nhà. Giáo dục ý thức tự phục vụ bản thân cho con em: Tự ăn, tự mặc, tự sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập, không đưa con đến tận cửa lớp…Phụ huynh chỉ kiểm tra để tạo thành nếp sinh hoạt, học tập cho con em.

- Tuyên truyền, vận động CMHS, cơ quan, tổ chức, đoàn thể ủng hộ Quỹ Khuyến học và sử dụng Quỹ hiệu quả để mua tặng phẩm, phần thưởng động viên phong trào dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt của học sinh.

- Ủng hộ và đóng góp kinh phí hỗ trợ các hoạt động giáo dục để nhà trường hỗ trợ phong trào học tập, các cuộc giao lưu của học sinh, Hội khỏe Phù Đổng; các hội thi văn nghệ, TDTT,.. động viên khen thưởng kịp thời cả về tinh thần và vật chất đối với học sinh, đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

 Thực hiện tuyên truyền, tăng cường sự tài trợ của cha mẹ học sinh, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường.

2. Phối hợp cùng nhà trường đẩy mạnh cuộc vận động “Xây dựng Trường học thân thiện học sinh tích cực”; Cuộc vận động “Dân Chủ - Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”, xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp, văn minh.

- Tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh học sinh thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông phấn đấu xây dựng mô hình cổng trường an toàn : Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không dựng xe dưới lòng đường trước cổng trường. Phòng chống tai nạn đuối nước....

- Khi đến trường đưa đón con hoặc gặp gỡ thầy cô giáo: Trang phục phải chỉnh tề, cư xử giao tiếp đúng mực, hành vi phải lịch sự khi trao đổi công việc với thầy cô giáo. Khi đón con phụ huynh phải dừng lại trước cổng trường.

- Giáo dục học sinh ý thức tự giác bảo vệ của công, giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh.

3. Khuyến khích và ủng hộ các phong trào của nhà trường và học sinh:

- Tích cực ủng hộ và quan tâm đến phong trào Đội, phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT, các hoạt động ngoại khoá ... nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức rèn luyện, phấn đấu cho các học sinh đảm bảo về phát triển toàn diện.

- Cùng nhà trường nghiên cứu tìm hiểu, mở rộng các hoạt động ngoại khoá và phong trào thi đua trong học sinh.

- Tích cực tham gia các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ trọng thể trong năm.

4. Quan tâm chăm lo xây dựng nhà trường, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh:

- Chi hội phụ huynh các lớp cùng ban đại diện cha mẹ hoc sinh trường bằng nhiều hình thức chủ động tổ chức các hoạt động chúc mừng, thăm hỏi động viên đội ngũ giáo viên, cán bộ, viên chức và người lao động trong trường nhân các ngày lễ tết, ngày kỷ niệm trong năm, thăm hỏi khi ốm đau, hiếu hỷ... đảm bảo trang trọng, thân tình.

- Biết và hiểu con em mình để từ đó hiểu và thông cảm với công việc của người giáo viên.

- Phối hợp cùng với nhà trường để tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh tài năng vượt khó.

5. Xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chi hội.

- Hướng dẫn lựa chọn những hội viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với công việc vào ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, Ban thường trực cha mẹ học sinh trường.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, thường xuyên trao đổi thông tin giữa các thành viên trong Ban thường trực trường.

- Thực hiện tốt chế độ thông tin hai chiều với các chi hội, với hội viên để kịp thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của học sinh, CMHS.

- Tham gia đầy đủ các hoạt động do hội CMHS Trường tổ chức và phát động

- Cùng nhà trường quản lý, giám sát và sử dụng đúng mục đích, đúng quy định, đạt hiệu quả cao các nguồn kinh phí do phụ huynh học sinh đóng góp.

IV. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM HỌC 2019-2020

- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lấy từ nguồn đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh và  nguồn tài trợ hợp pháp khác .không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh:

- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.

- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện; không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Công việc của hội phụ huynh học sinh

Công việc của hội phụ huynh học sinh