Công văn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử năm 2024

Ngày17/9/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ

Theo đó, Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số nội dung quan trọng về hóa đơn điện tử bao gồm:

Ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.

Mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử.

Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử.

Ký hiệu hóa đơn điện tử.

Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định về hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Một số hướng dẫn về tiêu chí lựa chọn đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử, các dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn cũng là nội dung đáng chú ý tại Thông tư này.

Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, nội dung hóa đơn giấy bao gồm: Tên loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn, sử dụng biên lai thu thuế – phí – lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân, hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.

Hóa đơn điện tử cũng được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022 gồm các trường hợp sau:

  • Nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng HĐĐT;

- Nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ HĐĐT theo từng lần phát sinh;

- Khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ HĐĐT theo từng lần phát sinh.

Riêng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng khi:

Không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập HĐĐT để sử dụng HĐĐT và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.

Thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ:

- Ngày 01/7/2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 01/7/2022;

- Hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/7/2022.

Thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên Bộ Tài chính khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn, kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm là việc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã tổ chức Lễ công bố triển khai hệ thống hóa đơn điện tử trên toàn quốc.

Ngay sau buổi lễ, cơ quan thuế các cấp đã quyết liệt triển khai trên toàn hệ thống, tính đến trưa ngày 30/6/2022, đã có 99,98% doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động, có sử dụng hóa đơn chuyển sang thực hiện hóa đơn điện tử theo quy định.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, đây là kết quả rất tích cực và tự hào của toàn hệ thống thuế, cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của cả hệ thống, sự đồng lòng, nhất trí, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Cùng với đó là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Tài chính, sự phối hợp chặt chẽ của các vụ, đơn vị thuộc Bộ Tài chính, sự ủng hộ, đồng hành của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Thông tin thêm về công tác cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Cao Anh Tuấn cho hay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.

Theo đó, Tổng cục Thuế đang khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược và 13 đề án thành phần để báo cáo Bộ Tài chính phê duyệt làm cơ sở để triển khai toàn hệ thống.

Trong đó, trọng tâm là các đề án về công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử; tái cơ cấu quy trình nghiệp vụ, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực,…

Để Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đi vào cuộc sống, người đứng đầu ngành thuế giao thủ trưởng các vụ, đơn vị và Cục trưởng Cục Thuế căn cứ Chiến lược đã được phê duyệt và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu đã đặt ra tại Chiến lược để chủ động xây dựng kế hoạch hành động tại đơn vị mình; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện 5 năm, hàng năm, góp phần cùng toàn ngành thuế triển khai hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu đề ra tại chiến lược./.

Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ khi nào?

Theo quy định pháp luật nói trên, hiệu lực áp dụng hóa đơn điện tử là 01/07/2022, đúng như quy định tại khoản 2 Điều 151 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14./.

Mẫu 04 SS Hddt áp dụng khi nào?

Theo đó, hạn nộp mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh. Ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế là ngày cuối tháng, cuối quý và không phải là thời hạn kê khai thuế. Trong đó, một năm có 12 kỳ kê khai theo tháng, 04 kỳ kê khai theo quý.

Hóa đơn điện tử có giá trị trong bao lâu?

Cụ thể căn cứ theo Điều 12, 13, 14 Nghị định 174/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật kế toán và Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn được hiểu một loại chứng từ kế toán, có thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm. Thời gian lưu trữ hóa đơn điện tử tối thiểu là 10 năm.

Thông tư 78 có hiệu lực khi nào?

Tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020, Chính phủ đã điều chỉnh thời gian bắt buộc: Doanh Nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022.