Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của mỗi nước. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tăng trưởng kinh tế là gì, cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế ra sao. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế.

Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP

Tăng trưởng kinh tế là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng các thông tin liên quan, mời bạn đọc cùng khai thác khái niệm tăng trưởng kinh tế là gì?

Theo Wikipedia, Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Theo đó, sự tích lũy tài sản và đầu tư tài sản ấy có năng suất hơn giá trị ban đầu chính là hai quá trình mà sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc. Nói rõ hơn, các tài sản tích lũy có thể là vốn, lao động, đất đai… và một số yếu tố khác.

Nhiều chuyên gia khẳng định, hai yếu tố trọng tâm gồm tiết kiệm và đầu tư hiệu quả chính là điều thúc đẩy mạnh sự tăng trưởng. Và sự tăng trưởng kinh tế thường bị ảnh hưởng bởi chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục….

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đo lường tăng trưởng kinh tế bạn có thể áp dụng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

Cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là phần chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Đơn vị sử dụng cho tốc độ tăng trưởng là: %.

Để dễ nhìn, dễ hiểu ta có thể xem công thức sau đây:

y = dY/Y × 100(%),

Trong công thức này, ta có Y tương ứng với quy mô của nền kinh tế, còn y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 

Với cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế như trên trên người ta có thể tính toán được một cách dễ dàng, tùy theo những trường hợp/ví dụ cụ thể mà thay thế số liệu để đạt được kết quả chính xác nhất. 

Các yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Những nhà nghiên cứu về kinh tế học đã tìm ra được động lực của sự tăng trưởng kinh tế – Một trong những thông tin mà tất cả những người quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế không thể bỏ qua. Trong đó, các chuyên gia đã chỉ ra rất rõ ràng bốn nhân tố gồm nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, tư bản và trí tuệ công nghệ.

Nguồn nhân lực

Người ta luôn nói “con người là yếu tố cốt lõi” và trong việc phát triển kinh tế cũng vậy. Những yếu tố như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ kỹ thuật rất quan trọng và giúp ích trong thời đại 4.0 như hiện nay. Tuy nhiên chúng chỉ có thể phát huy tối đa hiệu quả khi có sự tham gia tác độc của con người, hay chính xác là đội ngũ lao động. Và đội ngũ này đòi hỏi có trình độ, kỷ luật, sức khỏe và thái độ lao động tốt. Và điều đó chứng minh một điều rằng chất lượng đầu vào của lao động là yếu tố rất quan trọng của tăng trưởng kinh tế. 

Tài nguyên thiên nhiên

Yếu tố quan trọng tiếp theo, không thể không nhắc đến tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên chính là yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Không thể sản xuất hiệu quả nếu thiết yếu tố này. Người ta cũng đã liệt kê những tài nguyên quan trọng hàng đầu chính là đất đai, nguồn nước, khoáng sản… Tuy nhiên theo thực tế nhiều nước trên thế giới cho thấy, cũng có thể nói rằng các yếu tố này có một vai trò quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với nền kinh tế. Rõ ràng rất nhiều ví dụ chứng minh cho ta thấy, nhiều quốc gia tuy thiên nhiên không ưu đãi nhưng vẫn có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể.

Vốn tư bản

Tư bản ở đây chính là những trang thiết bị, cơ sở vật chất được dùng trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ. Đây là là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển. 

Với sự phát triển kinh tế dài hạn, tư bản có vai trò đặc biệt quan trọng trong. Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững.  

Tri thức công nghệ

Không thể phủ nhận, sự góp sức của tri thức công nghệ cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, sản xuất có hiệu quả hơn. Đặc biệt, tri thức công nghệ là yếu tố giúp mức chi phí trong sản xuất tối ưu hơn – Điều mà tất cả các quốc gia đều quan tâm.

Thời nay, sự phát triển như vũ bão của công nghệ chính là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Nhất là đối với công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học… đang có những bước tiến lớn mạnh góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. 

Yếu tố phi kinh tế

Phần trên là những yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Ngoài ra chúng ta có thể thấy, sự tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố phi kinh tế như Thể chế chính trị, Văn hóa – xã hội, Dân tộc, Tôn giáo, Các quy định của pháp luật và khung phổ pháp lý..  

Công thức tính tốc độ tăng trưởng GDP

Khám phá:

Với những thông tin tổng hợp trên, hy vọng bài viết giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế và có thêm thông tin hữu ích liên quan đến đề tài này như khái niệm, yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn… Chúc bạn thành công! 

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi “Công thức tính tốc độ tăng trưởng?” cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Địa lý 12.

Trả lời câu hỏi: Công thức tính tốc độ tăng trưởng?

Kiến thức mở rộng về tốc độ tăng trưởng

1. Định nghĩa và công thức tính tốc độ tăng trưởng

a. Tốc độ tăng trưởng là gì ?

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

- Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

b. Công thức tính tốc độ tăng trưởng

- Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.

- Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị%.

- Biểu diễn bằngtoán học, sẽ có công thức:

+ y = dY/Y × 100(%),

+ Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

2. Ví dụ về tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô

- Ngoài tăng trưởng GDP, tăng trưởng doanh số bán lẻ là mộttốc độ tăng trưởngquan trọng khác cho một nền kinh tế bởi vì nó có thể là đại diện cho niềm tin của người tiêu dùng và thói quen chi tiêu của khách hàng. Khi nền kinh tế đang hoạt động tốt và mọi người tự tin, họ sẽ tăng chi tiêu, điều này được phản ánh trong doanh số bán lẻ. Khi nền kinh tế suy thoái, mọi người giảm chi tiêu và doanh số bán lẻ giảm.

- Ví dụ, tăng trưởng doanh số bán lẻ quý 2 năm 2016 cho Ireland đã được báo cáo vào tháng 7 năm 2016, cho thấy doanh số bán lẻ trong nước đã giảm trong quý hai của năm. Người ta tin rằng sự bất ổn chính trị trong nước, kết hợp với kết quả bỏ phiếu Brexit vào tháng 6 năm 2016, khiến doanh số của Ireland bị đình trệ. Trong khi một số ngành công nghiệp, như nông nghiệp và làm vườn, cho thấy sự tăng trưởng tích cực, các ngành công nghiệp khác trong lĩnh vực bán lẻ đã chống lại sự tăng trưởng đó. Thời trang và giày dép có sự tăng trưởng âm trong quý.

3. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực là gì?

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực, hay tốc độ tăng trưởng GDP thực, đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế, được biểu thị bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, được điều chỉnh theo lạm phát hoặc giảm phát. Nói cách khác, nó cho thấy những thay đổi trong giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế – sản lượng kinh tế của một quốc gia – trong khi tính đến sự biến động giá cả.

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất hàng hoá và dịch vụ kinh tế so với thời kỳ này sang thời kỳ khác. Nó có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa hoặc thực tế (được điều chỉnh theo lạm phát). Theo truyền thống, tăng trưởng kinh tế tổng hợp được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mặc dù đôi khi các số liệu thay thế được sử dụng.

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế.

- Sự gia tăng của tư liệu sản xuất, lực lượng lao động, công nghệ và vốn con người đều có thể góp phần vào tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng kinh tế thường được đo bằng sự gia tăng tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ bổ sung được sản xuất, sử dụng các ước tính như GDP.

- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực xem xét lạm phát trong phép đo tốc độ tăng trưởng kinh tế, không giống như tỷ lệ tăng trưởng GDP danh nghĩa.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tránh được sự biến dạng do các thời kỳ lạm phát hoặc giảm phát cực đoan gây ra.

4. Hạn chế của chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế

- Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ.

- Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí.