Công thức thặng dư tiêu dùng (cs)

Thặng dư tiêu dùng (tiếng Anh: Consumer Surplus) là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.

Công thức thặng dư tiêu dùng (cs)

Hình minh họa. Nguồn: Giáo trình Economics For Investment Decision Makers

Khái niệm

Thặng dư tiêu dùng trong tiếng Anh là Consumer Surplus.

Thặng dư tiêu dùng là thước đo kinh tế về lợi ích của người tiêu dùng, xảy ra khi giá mà người tiêu dùng phải trả cho một sản phẩm, dịch vụ thấp hơn so với giá họ sẵn sàng trả.

Cơ sở lí thuyết của thặng dư tiêu dùng

Khái niệm thặng dư tiêu dùng được phát triển vào năm 1844 để đo lường lợi ích xã hội của hàng hóa công cộng như quốc lộ, kênh đào và cầu đường. Nó đã là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực kinh tế phúc lợi và xây dựng chính sách thuế của các chính phủ.

Thặng dư người tiêu dùng dựa trên lí thuyết kinh tế về lợi ích cận biên, đó là lợi ích tăng thêm do tiêu dùng thêm một đơn vị hành hóa, dịch vụ.

Lợi ích mà hàng hóa, dịch vụ mang lại sẽ khác nhau giữa các cá nhân dựa trên sở thích cá nhân của họ. Thông thường, người tiêu dùng càng có nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ thì mức độ sẵn sàng chi tiêu thêm cho nó càng ít, do lợi ích cận biên mà họ nhận được giảm dần.

Thặng dư tiêu dùng được đo bằng phần diện tích được xác định bởi phần bên dưới đường cầu dốc xuống (số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi cho số lượng hàng hóa nhất định) và bên trên giá thị trường thực tế của hàng hóa.

Thặng dư của người tiêu dùng có thể được tính toán trên cơ sở cá nhân hoặc tổng hợp, tùy thuộc vào việc đường cầu là cá nhân hay tổng hợp. Thặng dư của người tiêu dùng tăng khi giá của hàng hóa giảm và giảm khi giá hàng hóa tăng.

Ví dụ thực tế về thặng dư tiêu dùng

Giả sử bạn đã mua vé máy bay cho chuyến bay đến Disney trong tuần nghỉ hè với giá 100 đô la, nhưng bạn đã mong đợi và sẵn sàng trả 300 đô la cho một vé. Như vậy, thặng dư tiêu dùng của bạn là 200 đô la.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp biết cách biến thặng dư tiêu dùng thành thặng dư nhà sản xuất. Hãng hàng không biết rằng sẽ có sự tăng đột biến về nhu cầu du lịch tới Disney trong tuần nghỉ hè và người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn. Vì vậy, bằng cách tăng giá vé, các hãng hàng không đang lấy thặng dư tiêu dùng và biến thành thặng dư nhà sản xuất (lợi nhuận tăng thêm).

(Nguồn tham khảo: Investopedia)

Tuệ Thi


Định nghĩa:
- Thặng dư người tiêu dùng là sự khác biệt giữa mức độ sẵn sàng trả của người tiêu dùng đối với hàng hóa và giá thực tế mà họ trả hoặc giá cân bằng. Người tiêu dùng thực hiện một giao dịch mua bán khi mà họ cảm thấy họ đã trở nên khấm khá hơn (hoặc ít nhất không nghèo hơn). Nói chung, lợi ích toàn bộ nhận được từ việc mua bán một hàng hoá được dự tính vượt quá chi phí cơ hội (opportunity cost). Điều này sẽ mang lại cho người tiêu dùng một lợi ích ròng từ việc mua bán này.

Công thức thặng dư tiêu dùng (cs)
H1: CS - PS

Trên đồ thị: - Thặng dư của người tiêu dùng (CS: Consumer Surplus) là phần diện tích dưới đường cầu (D), trên đường giá "P" (giá cân bằng) và trục tung.

Ví dụ: Một khách hàng mua 15 kg gạo với giá 12000 VND/kg, được thể hiện (H1).

Khách hàng này sẽ sẵn sàng trả một mức giá lên tới 18000 VNĐ cho 1 kg gạo đầu tiên này. Trong khi trong thực tế KH chỉ trả có 12000 VNĐ. Như vậy, đơn vị hàng hoá đầu tiên tạo ra 6000 VNĐ, nó chính là thặng dư tiêu dùng. Diện tích của phần gạch màu hồng chính là thặng dư tiêu dùng mà người KH có được khi mua 1 kg gạo đầu tiên.

Tổng chi phí mua 15 kg gạo với giá 12000 VND/kg cho một đơn vị là 180000 VNĐ. chính là hình chữ nhật ABCO

Thặng dư của người tiêu dùng là vô hạn khi đường cầu không co giãn và bằng 0 (Không xác định) trong trường hợp đường cầu hoàn toàn co giãn.

Công thức thặng dư tiêu dùng (cs)
H2: Cầu co giãn hoàn toàn chỉ là trường hợp đặc biệt và khi đó Đường cầu có dạng nằm ngang song song với trục hoành.

Độ co giãn của cầu theo giá là không xác định (vô cực do mẫu số bằng không → ΔQ/ΔP).

- Thặng dư sản xuất (PS) là sự khác biệt giữa số tiền mà nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp hàng hóa và số tiền thực tế mà nhà sản xuất nhận được khi thực hiện giao dịch. Nó chính là thước đo phúc lợi của nhà sản xuất.
Ví dụ: Nhà sản xuất sẳn sàng bán một đơn vị hàng hóa với giá 20 USD, nhưng họ có thể bán nó với giá 25 USD. Như vậy, thặng dư của nhà sẩn xuất là 5 USD.

Công thức thặng dư tiêu dùng (cs)
H3: Thăng dư sản xuất (PS)
Thặng dư nhà sản xuất được thể hiện bằng màu xám (H2). Khi giá tăng, động lực để sản xuất hàng hóa tăng lên, do đó làm tăng thặng dư của nhà sản xuất.
Phần giãi thích về "Thặng dư sản xuất" này chưa rỏ, các bạn có thể xem lại phần giãi thích này ở bài: "Thặng dư tiêu dùng, Thặng dư sản xuất và mức sẳn lòng trả" (Đọc thêm) thay vì cập nhật lại bài viết này.

Thặng dư của nhà sản xuất (PS): là số tiền mà người bán được trả cho một sản phẩm trừ đi giá vốn hàng bán (bao gồm chi phí cho người bán).

  Thành thật xin lỗi cùng các bạn!

Trên đồ thị: - Thặng dư của người sản xuất (PS: Producer Surplus) là phần diện tích trên đường cung (S), dưới đường giá "P" (giá cân bằng) và trục tung. 🔻 Trong một thị trường luôn có kẻ mua và người bán; người mua tạo ra thặng dư tiêu dùng, người bán tạo ra thặng dư sản xuất. Tổng thặng dư xã hội (Total Social Surplus) bao gồm thặng dư của người tiêu dùng và thặng dư nhà sản xuất. Đây chính là thặng dư kinh tế hay còn gọi là Phúc lợi xã hội.

SS = CS + PS


Đọc Thêm:
- CS - PS Và Mức Sẳn Lòng Trả

Công thức thặng dư tiêu dùng (cs)
Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Thặng dư tiêu dùng là thuật ngữ được các nhà kinh tế học sử dụng để mô tả sự chênh lệch giữa lượng tiền người tiêu dùng sẵn lòng trả cho một hàng hóa hay dịch vụ và giá thị trường thật sự của chúng.[1] Đặc biệt, thặng dư tiêu dùng xuất hiện khi người tiêu dùng sẵn lòng trả nhiều hơn số tiền họ đang chi trả cho một hàng hóa hay dịch vụ. Dù có vẻ phức tạp, thặng dư tiêu dùng thực sự chỉ là một phương trình khá đơn giản một khi đã biết những thông số cần thiết để thế vào công thức đó.

  1. 1

    Hiểu luật cầu. Hầu hết mọi người đều từng nghe đến "cung và cầu" khi thuật ngữ này được dùng để ám chỉ những thế lực đầy bí ẩn đang vận hành nền kinh tế thị trường. Dù vậy, không ít người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. "Cầu" là mong muốn dành cho một hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Nhìn chung, khi toàn bộ những yếu tố khác cân bằng, cầu của một sản phẩm sẽ giảm khi giá tăng.[2]

    • Ví dụ, giả sử một công ty chuẩn bị cho ra mắt mẫu ti vi mới. Càng định giá cao, công ty càng kỳ vọng bán được ít sản phẩm. Đó là bởi người tiêu dùng có lượng tiền giới hạn để chi tiêu và khi chi trả nhiều hơn cho một chiếc ti vi, có thể họ phải bớt chi tiêu cho những thứ khác, những sản phẩm có thể đem lại lợi ích tốt hơn (tạp hóa, xăng dầu, chứng khoán,…).

  2. 2

    Hiểu luật cung. Ngược lại, luật cung chỉ ra rằng hàng hóa và dịch vụ được cầu ở mức giá cao sẽ được cung nhiều. Đặc biệt, người bán muốn tạo doanh thu tối đa bằng cách bán nhiều sản phẩm đắt tiền và do đó, nếu một loại hàng hóa hay dịch vụ nhất định sinh lời cao, họ sẽ đổ xô sản xuất hàng hóa hay dịch vụ đó.[3]

    • Ví dụ, giả sử ngay trước ngày 8/3, hoa hồng trở nên rất đắt. Trước thực tế này, nông dân có khả năng trồng hoa hồng sẽ dồn mọi nguồn lực vào hoạt động trên, tạo ra lượng hoa hồng tối đa mà họ có thể sản xuất để tận dụng tình huống giá cao.

  3. 3

    Hiểu cách cung và cầu được thể hiện trên đồ thị. Hệ trục tọa độ 2 chiều x/y là cách thể hiện quan hệ giữa cung và cầu được sử dụng rất phổ biến bởi các nhà kinh tế học. Thông thường, trong trường hợp này, trục x được dùng cho Q - quantity, lượng hàng hóa trên thị trường, và trục y được dùng cho P - price, giá hàng hóa. Cầu được biểu thị bằng một đường cong dốc xuống từ phía trên, bên trái sang phía dưới, bên phải và cung được biểu thị bằng đường cong dốc lên từ phía dưới, bên trái sang phía trên, bên phải.[4]

    • Giao điểm của đường cung và đường cầu là điểm mà tại đó thị trường cân bằng - điểm mà tại đó, lượng sản phẩm được cung cấp bởi các nhà sản xuất gần như bằng với lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu.[5]

  4. 4

    Hiểu hữu dụng biên. Hữu dụng biên là gia tăng trong sự thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được khi dùng thêm một đơn vị hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp tổng quát, hữu dụng biên của hàng hóa hay dịch vụ tuân theo quy luật hiệu suất suy giảm, nghĩa là lợi ích mà mỗi đơn vị mua thêm đem lại ít dần. Cuối cùng, hữu dụng biên của hàng hóa hay dịch vụ sẽ giảm đến điểm mà nó không còn "đáng" để mua thêm.[6]

    • Ví dụ, giả sử một người đang rất đói. Cô ấy đến cửa hàng và gọi bánh mì kẹp trị giá 20.000 đồng. Sau khi ăn, cô vẫn còn hơi đói nên đã gọi thêm một chiếc nữa cũng với giá 20.000 đồng. Hữu dụng biên của ổ bánh thứ hai sẽ thấp hơn đôi chút so với ổ đầu tiên bởi nó đem lại ít thỏa mãn hơn trong việc giảm đói. Người tiêu dùng này quyết định không mua ổ thứ ba bởi cô ấy đã no và do đó, nó gần như không đem lại hữu dụng biên cho cô.

  5. 5

    Hiểu thặng dư tiêu dùng. Định nghĩa rộng của thặng dư tiêu dùng là sự chênh lệch giữa "tổng giá trị" hay "tổng giá trị nhận được" của người tiêu dùng với món hàng và giá mà họ thật sự phải trả để có món hàng đó. Nghĩa là, nếu người tiêu dùng trả cho một sản phẩm ít hơn giá trị mà nó mang lại cho họ, thặng dư tiêu dùng đại diện "khoản tiết kiệm" được của người đó.[7]

    • Lấy ví dụ đơn giản, hãy xét trường hợp một người tiêu dùng trong thị trường xe hơi cũ. Người đó dành ra 200 triệu đồng cho việc mua xe. Nếu mua được chiếc xe như mong muốn với giá 120 triệu, chúng ta có thể nói rằng người đó có thặng dư tiêu dùng 80 triệu đồng. Nói cách khác, chiếc xe đáng giá 200 triệu với người đó nhưng cuối cùng, người tiêu dùng này có được chiếc xe và một khoản thặng dư 80 triệu cho những tiêu dùng tùy thích khác.

    Quảng cáo

  1. 1

    Tạo biểu đồ trên trục tạo độ x/y để so sánh giá và số lượng. Như đã nói ở trên, các nhà kinh tế học sử dụng biểu đồ để so sánh mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường. Bởi thặng dư tiêu dùng được tính dựa trên mối quan hệ trên, chúng ta sẽ sử dụng loại biểu đồ này trong việc tính toán.[8]

    • Như đã đề cập, dùng trục y để thể hiện thông số P (giá cả) và trục x cho Q (số lượng hàng hóa).[9]
    • Những khoảng khác nhau dọc các trục đại diện cho những giá trị tương ứng khác nhau: khoảng giá cho trục giá và số lượng hàng hóa cho trục số lượng.

  2. 2

    Dựng đường cung và cầu của hàng hóa hay dịch vụ được bán. Đường cung và cầu, đặc biệt là trong ví dụ về thặng dư tiêu dùng ở trên, thường được thể hiện bởi phương trình tuyến tính (đường thẳng trên biểu đồ). Có thể đường cung và cầu đã được cho sẵn trong bài toán thặng dư tiêu dùng. Hoặc, có thể bạn sẽ phải vẽ chúng.

    • Như đã giải thích về đường cung và đường cầu trên biểu đồ, đường cầu sẽ dốc xuống, bắt đầu từ phía trên, bên trái và đường cung sẽ dốc lên, bắt đầu từ phía dưới, bên trái.
    • Đường cung và đường cầu của mọi hàng hóa hay dịch vụ sẽ không đồng nhất nhưng và thể hiện một cách chính xác mối quan hệ giữa cầu (khi xét đến lượng tiền người tiêu dùng có khả năng chi trả) và cung (khi xét đến lượng hàng hóa được mua).

  3. 3

    Tìm điểm cân bằng. Như đã thảo luận ở trên, cân bằng trong quan hệ cung cầu là điểm trên biểu đồ mà tại đó hai đường cung, cầu cắt nhau.[10] Ví dụ, điểm cân bằng đạt tại số lượng là 15 sản phẩm và mức giá 5 đồng/sản phẩm.

  4. 4

    Từ điểm cân bằng, hạ đường vuông góc xuống trục giá. Lúc này, điểm cân bằng đã được xác định. Vẽ đường nằm ngang bắt đầu từ điểm đó và cắt vuông góc với trục giá.[11] Trong ví dụ của chúng ta, đường này sẽ cắt trục giá tại mức giá 5 đồng.

    • Tam giác nằm giữa đường ngang này, đường thẳng đứng của trục giá và đường cầu là vùng tương ứng với thặng dư tiêu dùng.[12]

  5. 5

    Dùng phương trình chính xác. Bởi tam giác tương ứng với thặng dư tiêu dùng là tam giác vuông (điểm cân bằng chiếu vuông góc lên trục giá) và ‘’diện tích’’ của hình tam giác đó là những gì bạn muốn tính, bạn phải biết cách tính diện tích tam giác vuông. Công thức là 1/2(đáy x chiều cao) hay (đáy x chiều cao)/2.[13]

  6. 6

    Thay giá trị tương ứng vào công thức. Giờ đây, bạn đã biết phương trình và những giá trị tương ứng, bạn đã sẵn sàng cho việc thế vào công thức.

    • Trong ví dụ của chúng ta, đáy của tam giác là lượng cầu tại điểm cân bằng, 15.
    • Để tính chiều cao tam giác trong ví dụ trên, chúng ta phải lấy điểm giá mà tại đó, đường cầu cắt đường giá (giả sử trong ví dụ này là 12 đồng) trừ đi giá tại điểm giá cân bằng (5 đồng). 12 - 5 = 7, vậy chiều cao chúng ta sẽ dùng là 7.

  7. 7

    Tính thặng dư tiêu dùng. Với những thông số được thế vào phương trình, bạn đã sẵn sàng để giải bài toán. Với ví dụ hiện tại: CS = 1/2(15 x 7) = 1/2 x 105 = 52,50 đồng.

    Quảng cáo

  • Con số này tương ứng với tổng thặng dư tiêu dùng bởi thặng dư tiêu dùng của mỗi người tiêu dùng riêng lẻ đơn giản là lợi ích biên của người tiêu dùng hay chênh lệch giữa những gì mà họ có thể trả và những gì mà họ thực sự trả.

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, các tác giả tình nguyện đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 87.392 lần.

Chuyên mục: Kinh doanh

Trang này đã được đọc 87.392 lần.