Công nghệ xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp

XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC.

  Công ty TNHH MTV Cựu Chiến binh TP.HCM cung cấp dịch vụ xử lý nước thải tại bãi chôn lấp rác số 3, Phước Hiệp, Củ Chi, TP.HCM. 

Công nghệ xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp
Cổng nhà máy xử lý nước thải Phước Hiệp - Củ Chi.

Khối lượng xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước rỉ rác của công ty TNHH MTV Cựu Chiến binh TP.HCM đạt công suất 600m3/ngày, tương đương 251.524m3/năm. 

Công nghệ xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp
Đoàn công tác đang xem xét quy trình xử lý nước thải.

Công nghệ xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp
Công nghệ xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp
Bể lắng, hồ chứa nước thải.

Công nghệ xử lý nước rỉ rác Phước Hiệp
Quy trình cuối cùng sau khi xả thải.

Hồ chứa nước rỉ rác đã xử lý có thể nuôi cá tại nhà máy xử lý nước rỉ rác cty Cựu chiến binh TP.HCM

Vấn đề ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác là vấn đề “nóng” tại hầu hết các bãi rác trên toàn quốc bởi vì nước rỉ rác là một loại hình nước thải phức tạp có nồng độ ô nhiễm cao, như các chất hữu cơ hòa tan, ni-tơ và các i-ông vô cơ… và rất khó xử lý. Nước rỉ rác phát thải trực tiếp vào môi trường không được kiểm soát sẽ gây ra những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người do hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Đã có một số công nghệ xử lý nước rỉ rác như: kết hợp nước rỉ rác với nước thải sinh hoạt, quay vòng nước rỉ rác, xử lý hóa lý (ô-xy hóa, kết tủa, hấp phụ, công nghệ mảng…), xử lý kỵ khí, hiếu khí nước rỉ rác và xử lý bằng các quá trình sinh thái. Theo truyền thống, nước rỉ rác thường được xử lý bằng phương pháp sinh học để loại bỏ các chất hữu cơ. Công nghệ sinh học được sử dụng để xử lý nước thải thường mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, một hệ thống xử lý sinh học riêng lẻ thường không có hiệu quả trong xử lý nước rỉ thải vì thành phần phức tạp và chứa các chất ô nhiễm khó phân hủy sinh học, trong đó chứa nhiều chất gây ức chế hệ vi sinh trong các công trình xử lý sinh học. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng công nghệ tích hợp hóa lý - sinh học thích ứng, hiệu quả, an toàn và phát triển bền vững với môi trường sinh thái để xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp rác tập trung” (Chương trình KC.08/11-15), do PGS, TS Đặng Xuân Hiển (Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường đại học Bách khoa Hà Nội) đã đưa ra công nghệ mới xử lý nước rỉ rác để khắc phục tình trạng nói trên.

PGS, TS Đặng Xuân Hiển cùng các cộng sự đã tiến hành khảo sát và lấy mẫu nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác sinh hoạt chính ở nhiều địa phương như: bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn - Hà Nội), Tràng Cát (Hải Phòng), Đá Mài (Tân Cương - Thái Nguyên), Hà Khẩu (Quảng Ninh)… và các bãi rác khu vực phía nam như Phước Hiệp, Gò Cát… Cùng với việc đánh giá thực trạng và xu thế phát triển các công nghệ xử lý nước rỉ rác trên thế giới và Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được quy trình công nghệ tích hợp hóa lý - vi sinh - sinh thái để xử lý hiệu quả nước rỉ rác, thiết kế chế tạo dây chuyền công nghệ tích hợp hóa lý - tổ hợp sinh học AAOOA - MBBR và công nghệ sinh thái xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt quy mô pilot công suất 30 m3/ngày. Công nghệ này thu hồi ni-tơ ở dạng muối MAP (mono amoni photphat) làm phân bón nhả chậm cho cây trồng, xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm hữu cơ, ni-tơ và các chất ô nhiễm khác trong nước rỉ rác. Công nghệ có hiệu suất chuyển hóa cao, tích hợp dạng mô-đun tốn ít diện tích mặt bằng, sử dụng các chủng sinh vật và thực vật bản địa, hệ thực vật cỏ voi trong bãi lọc trồng cây, nhờ đó các chất ô nhiễm trong nước rỉ rác được xử lý hiệu quả và triệt để trước khi xả ra môi trường. Công nghệ còn tích hợp với điều khiển tự động hóa hệ thống, nhằm giám sát và điều chỉnh các thông số hiệu quả trong quá trình vận hành. Thiết bị đã được áp dụng cho nguồn nước rỉ rác tại bãi chôn lấp Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Kết quả thử nghiệm cho thấy chất lượng nước rỉ rác sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó mức chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị tương đương từ 85 đến 95% của thiết bị nhập khẩu nhưng giá chỉ bằng 70 đến 80%.

Theo PGS, TS Đặng Xuân Hiển, công nghệ AAOOA - MBBR áp dụng xử lý nước rỉ rác có thể thiết kế, chế tạo ở dạng hợp khối, có tính linh động cao khi áp dụng, hiệu quả xử lý cao và chi phí đầu tư tương đối thấp. Mặc dù, có một số đơn hàng được đặt và một số lời mời chuyển giao công nghệ, tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn chưa hài lòng về hiệu suất của một số công đoạn xử lý và cần nghiên cứu hoàn thiện để giảm thiểu chi phí đầu tư và chi phí xử lý. Hơn nữa nhiều công nghệ áp dụng cho đề tài vẫn là một công nghệ khá mới ở Việt Nam, theo các chuyên gia để hoàn thiện hệ thống công nghệ thiết bị tiến tới có thể sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp nhằm có thể triển khai áp dụng cho nhiều loại hình các bãi rác khác nhau, nghiên cứu này cần được hỗ trợ phát triển tiếp tục dưới dạng dự án sản xuất cấp Nhà nước.