Danh sách vendor cấp 1 của Samsung

Dạo gần đây đã xuất hiện thuật ngữ vendor và ngày càng được sử dụng nhiều trong môi trường kinh doanh. Vậy Vendor là gì? Khái niệm của nó và Supplier khác nhau như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé!!

Vendor là gì?

Vendor là cá nhân/ tổ chức bán hàng hóa, dịch vụ cho cá nhân hoặc tổ chức khác trong chuỗi sản xuất kinh tế. Với mục đích cung cấp sản phẩm và dịch vụ được vendor cung cấp là để tiêu dùng.


Quảng Cáo

Vendor có thể bán hàng hóa theo hình thức B2B (doanh nghiệp cho doanh nghiệp), B2C (doanh nghiệp cho người tiêu dùng) hoặc B2G (doanh nghiệp cho Chính phủ). Đây là một thuật ngữ nằm trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng.

Danh sách vendor cấp 1 của Samsung


Quảng Cáo

Ví dụ: Nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng xe máy là vendor cung cấp hàng cho những nhà sản xuất khác, lắp ráp các bộ phận trở thành xe máy; rồi bán cho nhà bán buôn hoặc bán lẻ.​ Các siêu thị cũng là một dạng vendor mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán cho người tiêu dùng.​

Một số khái niệm liên quan đến vendor là gì?

Làm vendor cho Samsung là gì?

Làm vendor cho Samsung là doanh nghiệp Việt trở thành vendor cấp 1 cung ứng các linh kiện nhựa, khuôn mẫu, in ấn,… cho các nhà máy của Samsung. Samsung đã và đang mang lại hàng trăm ngàn việc làm gián tiếp bên cạnh 160.000 việc làm trực tiếp tại công ty.


Quảng Cáo

Trở thành vendor của Samsung là ước mơ của rất nhiều doanh nghiệp Việt. Bởi có nguồn xuất hàng ổn định và doanh thu của các doanh nghiệp hỗ trợ cho Samsung lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Bên cạnh đó, Samsung còn sẵn sàng cử các chuyên gia để trực tiếp tư vấn và làm việc cùng để hỗ trợ các vendor cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng.

Multi vendor là gì?

Multi vendor là một nền tảng thị trường chuyên nghiệp, cho phép bạn mở một thị trường giống như eBay. Bạn mời các nhà cung cấp, cấp cho họ quyền truy cập vào các cửa hàng siêu nhỏ trên thị trường của bạn và nhận hoa hồng từ việc bán hàng của họ.

Danh sách vendor cấp 1 của Samsung

Multi vendor có mọi thứ bạn cần để nhanh chóng cài đặt nó và bắt đầu bán hàng. Bao gồm một gói tính năng tiếp thị mạnh mẽ, mặt tiền cửa hàng nhanh. Nó còn thân thiện với thiết bị di động, tối ưu hóa SEO tuyệt vời, bảng điều khiển quản trị thuận tiện và dễ sử dụng. Nó đã sẵn sàng để tải cao ra khỏi hộp.

Street vendor là gì?

Street vendor là người bán rong, người bán dạo, là người bán hàng hóa dễ vận chuyển. Thuật ngữ này đại khái là đồng nghĩa với gánh hàng rong hoặc lái buôn rau quả. Ở hầu hết những nơi sử dụng từ này thì người bán hàng rong sẽ bán những mặt hàng giá rẻ, hàng thủ công mỹ nghệ hoặc đồ ăn.

Phân biệt vendor với supplier?

Trên thực tế, vendor và supplier khi dịch sang tiếng Việt đều được hiểu với ý nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên, trong quy trình quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của vendor và supplier hoàn toàn khác nhau.

Vendor

  • Ý nghĩa của vendor là cá nhân/ tổ chức, bán hàng hóa – dịch vụ với giá cụ thể cho khách hàng.
  • Vị trí liên kết trong chuỗi cung ứng là cuối cùng.
  • Mục tiêu là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.
  • Mục đích bán hàng là sử dụng.
  • Số lượng cung cấp nhỏ.

Danh sách vendor cấp 1 của Samsung

Supplier

  • Ý nghĩa của supplier là cá nhân/ tổ chức cung cấp nguyên vật liệu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp.
  • Vị trí liên kết trong chuỗi cung ứng là đầu tiên.
  • Mục tiêu là để phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.
  • Mục đích bán hàng là để bán lại.
  • Số lượng cung cấp lớn.

Phân biệt vendor với seller?

Trong quy trình cung ứng sản phẩm, bạn có thể thấy vendor và seller cùng cấp với nhau, cả hai đều có nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, giữa vendor và seller sẽ có những điểm khác biệt để bạn phân biệt được đâu là vendor, đâu là seller:

Vendor

  • Quy mô có thể là một công ty hoặc cá nhân.
  • Nguồn hàng có thể tự sản xuất hoặc nhập hàng từ các nhà phân phối.
  • Giá bán là giá lẻ hoặc giá sỉ.

Seller

  • Quy mô là cá nhân.
  • Nguồn hàng có thể nhập hàng từ các nhà phân phối.
  • Giá bán là giá lẻ.

Vai trò của vendor là gì?

Vai trò của vendor là người mua hàng hóa từ phía doanh nghiệp sản xuất bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhà phân phối – distributors và bán nó lại cho khách hàng – customers.

Vì thế nó đóng vai trò vừa là nhà cung cấp, là người bán sản phẩm đối với khách hàng và vừa là người mua – buyer đối với doanh nghiệp sản xuất.

Những vendor tiêu biểu có thể kể đến như những siêu thị, chuỗi cửa hàng hay những cá nhân thực hiện hoạt động mua hàng và bán hàng cho người tiêu dùng khác.

Qua đó cho thấy được vendor có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng cuối cùng. Họ còn được biết đến với vai trò là một mắt xích chặt chẽ trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Danh sách vendor cấp 1 của Samsung

Thông thường chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất. Sau đó đến quá trình tiếp theo là doanh nghiệp sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa thông qua các nhà phân phối.

Tiếp đến để có hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động thì cần có vendor để tiếp cận gần hơn với khách hàng cuối cùng. Quá trình này sẽ được doanh nghiệp thúc đẩy để diễn ra một cách trôi chảy, cung cấp luồng hàng hóa, dịch vụ hiệu quả nếu có đủ những nhân tố trên tham gia vào quá trình cung ứng.

ĐẶT CƯỢC NGAY TẠI NHÀ CÁI NEW88 - Tặng 188K Cho Hội Viên Mới

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn Vendor là gì cũng như một số khái niệm liên quan vendor là gì. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!

Năm 2021 ghi nhận dấu mốc 13 năm sự có mặt của nhà máy sản xuất điện thoại Samsung tại Việt Nam. Qua hơn 1 thập kỷ tất cả chúng ta đều nhận thấy sự phát triển thần tốc về quy mô nhân lực cũng như sản lượng của Samsung. Đi cùng với sự lớn mạnh không ngừng ấy là sự phát triển của hệ thống nhà cung cấp (vendor) thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các tiêu chí để trở thành Vendor Samsung.

Theo thống kê, năm 2017, số doanh nghiệp nội địa là vendor cấp 1 của Samsung là 29. Tính đến hết năm 2019, khoảng 42 doanh nghiệp Việt trở thành vendor cấp 1 cung ứng các linh kiện nhựa, khuôn mẫu, in ấn, v.v…. cho các nhà máy của Samsung. Samsung đã và đang mang lại hàng trăm ngàn việc làm gián tiếp bên cạnh 160.000 việc làm trực tiếp tại Công ty.

Trở thành vendor của Samsung là ước mơ của rất nhiều doanh nghiệp Việt bởi có nguồn xuất hàng ổn định và doanh thu của các doanh nghiệp hỗ trợ cho Samsung lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, Samsung còn sẵn sàng cử các chuyên gia để trực tiếp tư vấn và làm việc cùng để hỗ trợ các vendor cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng.

Goldsun là vendor cấp 1 chuyên cung ứng vỏ hộp, sách hướng dẫn cho Samsung. Đơn vị này hợp tác với Samsung từ năm 2010. Một chiếc vỏ hộp điện thoại có giá khoảng 2 USD, tương ứng 0,2% giá trị chiếc điện thoại giá thành 1.0000 USD khi bán ra.

Tuy sự đóng góp vào giá trị thành phẩm là rất nhỏ nhưng đại diện Goldsun cho biết để góp mặt vào chuỗi cung ứng của Samsung, doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều công sức, chưa kể có thể bị thay thế bất cứ khi nào. Goldsun cho biết doanh nghiệp đang phải cạnh tranh với ít nhất 5 đơn vị cung ứng khác trong lĩnh vực này, bao gồm 1 doanh nghiệp nội địa và 4 doanh nghiệp ngoại.

Ông Phạm Cao Vinh, Chủ tịch HĐQT Goldsun cho biết: “Để trở thành vendor cấp 1 cho Samsung không phải là điều dễ dàng bởi Samsung đặt ra rất nhiều các yêu cầu đối với vendor của họ. Ví dụ như không dùng lao động dưới 18 tuổi, đảm bảo quyền lợi lao động, không phạt tiền, không tăng ca, đảm bảo về môi trường… Đặc biệt, vấn đề chất lượng, thời gian giao hàng cần tuyệt đối chuẩn chỉnh. Thời gian giao hàng đôi khi 24/24. Có những ngày chúng tôi giao 5-7 lần, hoạt động không ngừng nghỉ”.

Năm 2020 Goldsun đầu tư thêm nhà máy số 6 tại Quế Võ (Bắc Ninh), nhà máy được xây dựng trên diện tích 18.000 m2 đất và tổng chi phí đầu tư hơn 250 tỷ đồng (tương đương 11 triệu USD) trong giai đoạn 1.

Danh sách vendor cấp 1 của Samsung

Goldsun là 1 trong số ít những doanh nghiệp Việt là vendor cấp 1 của Samsung

>>>Đọc thêm: Dự án triển khai phần mềm 3S ERP.iPackaging tại Goldsun: Một hệ thống ERP chưa từng có trong ngành bao bì Việt Nam

Sản phẩm của Samsung hiện nay cũng được xuất khẩu nhiều nơi trên toàn cầu, vì thế tất cả các linh kiện mà Samsung nhập vào cần sự tin tưởng và chất lượng vô cùng cao. Do đó để doanh nghiệp nội địa có thể gia nhập vào chuỗi cung ứng của Samsung là một bài toán không hề đơn giản. Bởi sản phẩm của Samsung chủ yếu là điện thoại và các linh kiện điện thoại ngày càng tinh vi và càng nhỏ hơn, thay đổi theo chu kỳ 6 tháng một lần. Chính vì vậy, việc thay đổi dây chuyền, thay đổi công nghệ liên tục để đáp ứng được sự thay đổi của Samsung đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn, chỉ có thể làm được khi có rất nhiều vốn.

Hầu hết các vendor cấp 1 đều khẳng định, họ đều phải quyết tâm “chơi lớn, làm thật” mới mong tiếp hợp tác cùng tập đoàn công nghệ toàn cầu này. Bởi với tiêu chí đo lường chặt chẽ của Samsung, nếu doanh nghiệp không làm thật, sẽ bị đánh bật.

5 tiêu chí quan trọng nhất của Samsung để lựa chọn nhà cung ứng bao gồm:

  • Mức giá cạnh tranh
  • Khả năng của nguồn nhân lực
  • Giao hàng đúng hẹn
  • Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp
  • Khả năng ứng phó với rủi ro

Danh sách vendor cấp 1 của Samsung

Các tiêu chí chính để trở lựa chọn Vendor Samsung

Bên cạnh đó 1 yếu tố rất quan trọng đó là nhà cung ứng cần đầu tư về R&D (nghiên cứu phát triển). Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết, Samsung đánh giá cao nếu như nhà cung ứng của mình có đầu tư sâu về nghiên cứu phát triển. Ông Tuấn giải thích: “Cùng một con ốc, ngày hôm nay các anh bán 1 đồng, thì sang năm sau các anh bán con ốc đó chỉ 0,8 đồng hoặc thấp hơn. Hoặc anh có thể bán con ốc với chất lượng tốt hơn nhưng bằng giá. Đó là yêu cầu và nếu như không có nghiên cứu phát triển thì không bao giờ làm được việc đó“.

Covid-19 là 1 cú hích khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Với việc kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, Việt Nam đang tạo niềm tin cho các tập đoàn đa quốc gia. Nhiều tập đoàn lớn xem Việt Nam là một trong các điểm đến an toàn để xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, tránh phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. Điều này mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt muốn trở thành vendor Samsung cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì không còn cách nào khác ngoài việc đầu tư máy móc, thay đổi tư duy và ứng dụng công nghệ vào quản trị sản xuất nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung. Nhiều doanh nghiệp thậm chí đã mạnh dạn triển khai mô hình nhà máy thông minh – smart factory, không chỉ để đáp ứng các yêu cầu của vendor quốc tế mà thực tế, nhà máy thông minh còn đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về Chất lượng – Chi phí – Tiến độ sản xuất.

Hiện nay không chỉ Samsung mà nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác như Honda, Canon,… cũng đã yêu cầu các nhà cung cấp phải ứng dụng công nghệ vào quản lý. Ví dụ: Honda yêu cầu các nhà cung ứng của mình phải quản lý kho bằng QR Code/Bar Code.

>>>Đọc thêm: Bí quyết quản lý kho theo QR Code của vendor cấp 1 của Honda: Goshi Thăng Long

Ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng và tiến độ giao hàng. Đơn cử như ứng dụng hệ thống MES (hệ thống điều hành và thực thi sản xuất) vào quản lý sản xuất sẽ giúp theo dõi và giám sát vận hành tự động theo thời gian thực. Cùng với tính năng cảnh báo và truy xuất nguồn gốc, công tác quản lý sản xuất được đảm bảo một cách toàn diện, giúp giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm không đạt chuẩn, cải thiện thời gian gián đoạn hoạt động và đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, phần mềm cũng cho phép tính toán chi phí sản xuất thực tế dựa trên dữ liệu về nhân công, nguyên vật liệu, thời gian hoạt động của máy móc. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được những yếu tố gây hao phí nguồn lực để từ đó tối ưu hóa chi phí và cung cấp mức giá cạnh tranh không chỉ đối với nhóm doanh nghiệp trong nước mà còn có tính chất toàn cầu.

Danh sách vendor cấp 1 của Samsung

Ứng dụng công nghệ là yếu tố then chốt để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc triển khai ứng dụng công nghệ trên toàn bộ hệ thống không phải là câu chuyện ngày một ngày hai. Đơn cử như để một hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) có thể triển khai hoàn thiện trong một doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa, cần mất ít nhất 9 tháng đến 1 năm. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thụ động trong việc ứng dụng công nghệ, chờ đến khi các đối tác đưa ra yêu cầu mới vội vã tìm nhà cung cấp phần mềm, rồi khảo sát hệ thống và ứng dụng thì sẽ không thể bắt kịp nhu cầu của đối tác. Vấn đề này có thể nhanh chóng được giải quyết nếu doanh nghiệp đã trang bị sẵn một hệ thống công nghệ thông tin nền tảng, có độ mở cao, dễ dàng thích ứng linh hoạt với điều kiện thực tế. Một nền tảng công nghệ thông tin vững vàng cho phép doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với những yêu cầu của không chỉ một mà mọi khách hàng quốc tế.

>>>Đọc thêm: Bản thân “nhà máy thông minh” không làm tăng giá trị sản phẩm, vậy tại sao nhiều doanh nghiệp vẫn coi đó là đích đến của quá trình chuyển đổi số?

Kết

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, nếu doanh nghiệp không chủ động đầu tư đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu đơn hàng một cách nhanh nhất, với chất lượng và chi phí cạnh tranh, thì doanh nghiệp sẽ rất dễ tuột mất cơ hội làm ăn kinh doanh với các đối tác quốc tế….Để được tư vấn giải pháp công nghệ để chuyển đổi số doanh nghiệp ngay hôm nay hãy liên với chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay: 092.6886.955