Công chức phải đóng bảo hiểm bao nhiêu mỗi tháng năm 2024

Câu trả lời:

Trả lời: Theo khoản 1 Điều 5 Văn bản hợp nhất 2525/VBHN-BHXH ngày 15/8/2023 của BHXH Việt Nam về mức đóng và trách nhiệm đóng BHXH của người lao động theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau: - Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018); Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn: hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. - Người lao động là công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; Hợp đồng cá nhân: mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần. - Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 123 Luật BHXH: mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước đó đối với người lao động đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần. - Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam: từ ngày 01/01/2022, người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Ngoài mức đóng BHXH bắt buộc nêu trên, hằng tháng NLĐ còn phải đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp (1%) trừ trường hợp cán bộ, công chức; người lao động nước ngoài theo quy định của Luật Việc làm và đóng vào quỹ BHYT (1,5%) theo quy định của Luật BHYT. " Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp thông tin để bạn được biết.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 điều 2 Luật BHXH năm 2014, khoản 1 điều 85; khoản 1 điều 86 Luật BHXH năm 2014, khoản 1 điều 4 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP ngày 27/5/2020 của Chính phủ quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ BH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, hàng tháng công chức cấp xã và ủy ban nhân dân cấp xã đóng BHXH bắt buộc, BHYT bằng 30% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động, gồm: 3 + BHXH bắt buộc đóng bằng 25,5% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH ( trong đó, công chức cấp xã đóng bằng 8%, UBND cấp xã đóng bằng 17,5% (3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất)); + BHYT bằng 4,5% (công chức cấp xã đóng bằng 1,5%; UBND xã đóng bằng 3%)

Theo định hiện hành, cán bộ, công chức thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hàng tháng, cán bộ, công chức đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này đóng bảo hiểm y tế bằng 1,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, hằng tháng, cán bộ, công chức phải đóng bảo hiểm với tỷ lệ 9,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi người.

Tiền bảo hiểm xã hội hằng tháng được đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi cán bộ, công chức làm việc.

Cán bộ, công chức là những người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên theo khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng của cán bộ được xác định như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức= Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm + Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Trong đó, tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm = Hệ số lương x mức lương cơ sở. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tối đa của cán bộ, công chức = 20 x mức lương cơ sở.

Như vậy, cán bộ, công chức được hưởng những quyền lợi về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Cụ thể, cán bộ, công chức được nghỉ làm và nhận trợ cấp ốm đau nếu bản thân gặp vấn đề về sức khỏe hoặc con dưới 7 tuổi ốm đau. Cán bộ, công chức nam và nữ đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng chế độ thai sản.

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được chi trả các quyền lợi như: Trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; trợ cấp phục vụ; tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị….

Bên cạnh đó, nhóm này đủ tuổi và đóng đủ số năm bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết hưởng lương hưu hằng tháng. Nếu không nhận lương hưu, cán bộ, công chức cũng có thể chọn rút bảo hiểm xã hội một lần.

Cán bộ, công chức qua đời, thân nhân của người này sẽ được hưởng chế độ tử tuất. Ngoài ra, theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, cán bộ, công chức đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán 80% chi phí trong phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.

Dự kiến, sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023. Mức lương cơ sở đang áp dụng hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội được dựa trên mức lương cơ sở. Trường hợp lương cơ sở được điều chỉnh tăng thì mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng sẽ tăng theo.

Công chức phải đóng bao nhiêu phần trăm bảo hiểm?

Viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.

Bảo hiểm xã hội Công ty đóng bao nhiêu 2023?

Mức đóng BHYT tối đa = 1,5% * 20 * Mức lương cơ sở. Từ 1/1 - 30/6/2023, mức đóng bảo hiểm y tế tối đa là 447.000 đồng/tháng và từ 1/7/2023, sau khi lương cơ sở tăng, mức đóng bảo hiểm y tế tối đa là 540.000 đồng/tháng.

Công chức viên chức đóng BHXH bao nhiêu?

Viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất, 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền BHTN. Như vậy, với cán bộ, công chức, tỷ lệ đóng BHXH là 9,5%, viên chức đóng 10,5%.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.