Có kinh nguyệt thì có thai không

Theo Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ, Hoa Kỳ, điều này có thể giúp phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm như HIV hoặc viêm gan siêu vi rất dễ lây lan, đặc biệt là khi có sự tiếp xúc với máu người bị nhiễm bệnh.

2. Trải một tấm khăn hoặc mền cũ trên giường

Nếu lo ngại việc làm chuyện “ấy” trong kỳ kinh nguyệt sẽ khiến mọi thứ bừa bộn, bạn hãy thử tận dụng những chiếc khăn hoặc mền cũ không còn sử dụng phủ lên phía trên drap giường. Sau khi “lâm trận” bạn chỉ cần ngâm với thuốc tẩy và giặt lại thật sạch là được. Thật tiện lợi và dễ dàng phải không nào?

3. Sử dụng tampon thay cho băng vệ sinh thông thường

Về cơ bản, tampon cũng giống như băng vệ sinh nhưng lại dưới hình dạng một chiếc que, nhỏ cỡ đầu ngón tay (4–5 cm) với chất liệu được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp. Tuy có cùng khả năng thấm hút, nhưng tampon lại có cơ chế khác biệt đôi chút.

Hiểu nôm na là tampon sẽ hút và ngăn không cho máu kinh tràn ra ngoài. Khi chọn sản phẩm, bạn nên tìm hiểu kỹ và sử dụng loại có độ thấm hút phù hợp với lượng kinh nguyệt của mình. Bên cạnh đó, trước mỗi lần quan hệ khi có kinh nguyệt, bạn nên rút tampon ra và vệ sinh “cô bé” thật kỹ lưỡng nhé!

4. Chuẩn bị tâm lý, chọn tư thế phù hợp khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Với những đôi bạn muốn quan hệ trong ngày đèn đỏ để tránh thai, hãy chuẩn bị tâm lý trước những tình huống có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nên lựa chọn những tư thế nhẹ nhàng, lời khuyên chân thành nhất là bạn nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Trong trường hợp muốn thử cảm giác mới, tốt hơn hết bạn nên chọn “hành sự” vào một ngày khác.

5. Vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng

Trước khi quan hệ vào ngày đèn đỏ, cả hai nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhằm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa thường gặp. Riêng phái nữ có thể chọn rửa âm hộ bằng các loại dung dịch rửa phụ khoa. Lưu ý nên chọn sản phẩm có tính kiềm nhẹ, giúp cân bằng môi trường pH ổn định, bảo vệ vùng kín khỏi nấm ngứa và vi khuẩn phát triển.

Nói tóm lại, các cặp đôi có thể thử quan hệ khi có kinh nguyệt để đổi gió trong “chuyện ấy” chứ không nên vì mục đích tránh thai. Hoạt động này không có gì bất thường và bạn chỉ cần chú ý giữ vệ sinh để tránh các vấn đề phiền toái, bảo vệ tốt sức khỏe. Đôi khi, việc quan hệ ngày đèn đỏ còn đem lại một vài lợi ích như giải tỏa căng thẳng, giảm đau bụng kinh, thậm chí là thăng hoa hơn khi quan hệ.

Có kinh nguyệt thì có thai không
Có kinh nguyệt thì có thai không

Mất kinh là dấu hiệu nghi ngờ mang thai sớm nhất. Thế nhưng, có rất nhiều chị em cảm thấy hoang mang không biết tại sao mình có kinh khi mang thai, thậm chí que thử 2 vạch vẫn có kinh nguyệt. Vậy nếu có thai thì có kinh nguyệt không? Liệu có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?

Theo các chuyên gia, việc có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường là điều bất khả thi. Vậy nguyên nhân của hiện tượng ra máu như hành kinh khi mang thai này là do đâu? Tại sao có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt? Liệu có thai vẫn có kinh có nguy hiểm không? Nếu bạn đang có thắc mắc tương tự thì hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Có kinh khi mang thai: Điều không thể xảy ra

Nếu có thai có kinh nguyệt không? Mang thai có kinh nguyệt không? Có bầu có kinh không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp và đáp án chung cho những câu hỏi này là “KHÔNG”.

Lý do bạn không thể có kinh khi mang thai là vì chu kỳ kinh nguyệt chỉ xuất hiện khi trứng không được thụ tinh cùng tinh trùng.

Khi trứng không được thụ tinh thì nồng độ hormone kích thích trong cơ quan sinh sản sẽ giảm xuống. Chúng là những chất kiểm soát sự phóng thích của trứng vào ống dẫn trứng và làm cho niêm mạc tử cung dày lên, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã được thụ tinh có thể “làm tổ” dễ dàng.

Khi lớp lót tử cung không thể phục vụ mục đích mang thai do không có sự thụ tinh, bộ phận này sẽ bắt đầu tách khỏi thành tử cung, tạo ra kinh nguyệt.

Nếu bạn mang thai, niêm mạc tử cung sẽ không bị loại bỏ và đây là lý do tại sao “lỡ kinh” được xem như một trong dấu hiệu mang thai sớm cũng như dễ nhận biết nhất.

Thế nhưng, thực tế có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng ra máu như hành kinh khi mang thai và cảm thấy rất hoang mang không biết tại sao mình có dấu hiệu mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt.

Với những trường hợp có thai nhưng vẫn có kinh này thì rất có thể là do chị em đang nhầm lẫn giữa việc ra máu kinh và tình trạng xuất huyết âm đạo do một số nguyên nhân nhất định kinh mang thai.

Nguyên nhân khiến bạn ra máu như hành kinh khi mang thai

Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu chảy máu âm đạo khi mang thai và nghĩ rằng bản thân có thai nhưng vẫn có kinh:

1. Tam cá nguyệt thứ nhất

Chảy máu âm đạo là hiện tượng khá phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên. Một trong những hiện tượng khiến chị em dễ nhầm lẫn, nghĩ rằng mình có bầu vẫn có kinh đó là hiện tượng ra máu báo thai, tình trạng ra máu lốm đốm xảy ra khi nhau thai bám thành công vào trong tử cung

Ngoài máu báo thai, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu âm đạo trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ và khiến mẹ dễ băn khoăn không biết tại sao có thai nhưng vẫn có kinh như:

[embed-health-tool-”due-date”]

2. Chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20

Các lý do khiến bạn bị chảy máu âm đạo trong giai đoạn này là:

    • Khám cổ tử cung: Khi khám thai, bác sĩ có thể kiểm tra cổ tử cung để xem có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào không và thủ thuật này có thể khiến bà bầu bị chảy máu nhẹ khu vực vùng kín.
    • Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng xảy ra khi nhau thai bám gần hoặc trên lỗ cổ tử cung.
    • Sinh non hoặc chuyển dạ: Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ giãn ra và tử cung sẽ co lại để giúp di chuyển thai nhi xuống. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu.
    • Quan hệ tình dục: Hầu hết phụ nữ có thể quan hệ tình dục trong khi mang thai nếu không gặp vấn đề gì. Bên cạnh đó, khi gần gũi cùng chồng, mẹ bầu sẽ chảy máu nhẹ do sự nhạy cảm ở mô âm đạo và cổ tử cung đang tăng.
    • Vỡ tử cung: Đây là tình trạng tử cung bị rách trong lúc chuyển dạ. Tình trạng này hiếm gặp nhưng có nhiều nguy cơ xảy ra nếu trước đó mẹ bầu đã sinh mổ hoặc phẫu thuật trên tử cung.
    • Nhau bong non: Đây là tình trạng nhau thai bắt đầu tách ra khỏi tử cung trước khi em bé chào đời.

Có kinh khi mang thai: Khi nào cần đi khám?

Hiện tượng có thai vẫn có kinh nguyệt có thể là do nhầm lẫn với các tình trạng khiến mẹ chảy máu âm đạo trong thai kỳ. Do đó, nếu có thai vẫn có kinh, tốt nhất mẹ nên chú ý quan sát. Nếu gặp các tình trạng dưới đây, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời:

  • Dịch âm đạo có màu đỏ tươi và bạn cần dùng đến băng vệ sinh
  • Chảy máu nhiều hoặc có cục máu đông
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt
  • Đau dữ dội ở vùng bụng
  • Đau vùng xương chậu

Hiện tượng ra máu âm đạo dễ làm cho không ít mẹ bầu lầm tưởng rằng mình có thai nhưng vẫn có kinh. Tuy nhiên, theo cơ chế sinh học thì điều này không thể xảy ra. Do đó, nếu bị xuất huyết bất thường, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này và có hướng khắc phục kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.