Có khi nào người mẹ kinh thánh quên con

Kinh Thánh có nhiều chỗ chép về việc chăm sóc cha mẹ già và các thành viên trong gia đình không thể tự chăm sóc bản thân. Hội Thánh ban đầu hoạt động như một cơ quan dịch vụ xã hội cho các tín hữu. Họ chăm sóc người nghèo, người bệnh, người góa bụa và những trẻ mồ côi không ai chăm sóc. Cơ Đốc nhân được mong đợi sẽ đáp ứng cho những thành viên trong gia đình đang có nhu cầu chăm sóc. Thật không may, việc chăm sóc cha mẹ khi tuổi già không còn là nghĩa vụ mà nhiều người trong chúng ta sẵn lòng chấp nhận.

Người già có thể bị xem là gánh nặng hơn là phước lành. Đôi khi, khi cha mẹ chúng ta cần sự chăm sóc, chúng ta nhanh chóng quên đi những hy sinh mà họ đã làm cho chúng ta. Thay vì rước họ vào nhà của mình — nơi mà bất cứ lúc nào cũng an toàn và khả thi, thì chúng ta đưa họ vào cộng đồng hưu trí hoặc nhà dưỡng lão, đôi khi trái với ý muốn của họ. Chúng ta có thể không đánh giá được sự khôn ngoan của họ qua đời sống lâu dài, và chúng ta có thể không tin những lời khuyên của họ và cho là "lỗi thời."

Khi chúng ta tôn trọng và chăm sóc cha mẹ là chúng ta cũng đang phục vụ Đức Chúa Trời. Kinh Thánh chép, "Hãy kính những người đàn bà góa thật là góa. 4 Nhưng nếu bà góa có con hoặc cháu, thì con cháu trước phải học làm điều thảo (bày tỏ lòng hiếu thảo) đối với nhà riêng mình và báo đáp cha mẹ; vì điều đó đẹp lòng Đức Chúa Trời… Ví bằng có ai không săn sóc đến bà con mình, nhứt là không săn sóc đến người nhà mình, ấy là người chối bỏ đức tin, lại xấu hơn người không tin nữa. (1 Timôthê 5:3-4, 8).

Không phải tất cả người già đều cần hoặc muốn lúc nào cũng được chăm sóc và sống trong nhà con cái mình. Họ có thể thích sống trong cộng đồng hơn với những người cùng tuổi, hoặc họ có thể có khả năng sống độc lập. Bất kể hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn có nghĩa vụ đối với cha mẹ mình. Nếu cha mẹ cần hỗ trợ tài chính, chúng ta nên giúp đỡ. Nếu cha mẹ bị bệnh, chúng ta nên chăm sóc. Nếu cha mẹ cần một nơi để ở, chúng ta nên rước cha mẹ về nhà mình. Nếu cha mẹ cần được giúp đỡ trong việc nhà/việc sân, chúng ta nên hỗ trợ. Và nếu cha mẹ đang được chăm sóc tại một cơ sở điều dưỡng, chúng ta cần đánh giá điều kiện sống ở đó để đảm bảo cha mẹ chúng ta đang được chăm sóc yêu thương và đúng cách.

Chúng ta đừng bao giờ để cho những mối quan tâm về thế gian che phủ những điều quan trọng nhất – đó là hầu việc Đức Chúa Trời qua việc phục vụ con người, đặc biệt là những người trong chính gia đình chúng ta. Kinh Thánh dạy "Hãy tôn kính cha mẹ ngươi" — ấy là điều răn thứ nhất với lời hứa — " hầu cho ngươi được phước và sống lâu trên đất" (Ê-phê-sô 6:2-3).

Giê-hô-va Đức Chúa Trời có quan tâm đến dân sự của ngài không? Nếu có, ngài quan tâm đến mức nào? Cách duy nhất mà chúng ta có thể biết được lời giải đáp cho các câu hỏi trên là qua việc xem xét lời của Đức Chúa Trời. Trong Kinh Thánh, Đức Giê-hô-va cho biết rõ cảm xúc của ngài. Vậy, hãy xem những lời nơi Ê-sai 49:15.

Qua nhà tiên tri Ê-sai, Đức Giê-hô-va dùng một trong những minh họa cảm động nhất để cho thấy cảm xúc sâu đậm mà ngài dành cho dân sự. Ngài bắt đầu với một câu hỏi gợi suy nghĩ: “Đàn-bà há dễ quên con mình cho bú, không thương đến con trai ruột mình sao?”. Thoạt tiên, câu trả lời có vẻ hiển nhiên. Làm sao người mẹ lại quên cho con bú được? Dù ngày hay đêm, đứa con hoàn toàn dựa vào mẹ, báo hiệu cho mẹ biết nhu cầu của mình! Nhưng câu hỏi của Đức Giê-hô-va còn sâu sắc hơn.

Tại sao người mẹ cho con bú và lo cho mọi nhu cầu của con? Có phải bà chỉ muốn dỗ cho con nín? Chắc chắn không. Bản chất của người mẹ là ‘thương con trai ruột mình’. Động từ Hê-bơ-rơ được dịch là “thương” trong câu này cũng được dịch là “thương-xót” (Xuất Ê-díp-tô Ký 33:19; Ê-sai 54:10). Từ Hê-bơ-rơ này truyền đạt ý nghĩa về tình thương hoặc lòng trắc ẩn dành cho người yếu ớt hay bất lực. Vậy, tình thương của người mẹ dành cho con là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất.

Tuy nhiên, Đức Giê-hô-va nói: “Đàn-bà quên con mình”. Thật vậy, điều đáng buồn là không phải người mẹ nào cũng thương con. Chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều người “bất trung, thiếu tình thương tự nhiên” (2 Ti-mô-thê 3:1-5). Đôi khi chúng ta nghe nói về những người mẹ thờ ơ, ngược đãi hoặc ruồng bỏ đứa con sơ sinh của mình. Một tài liệu tham khảo Kinh Thánh bình luận về Ê-sai 49:15 như sau: “Các bà mẹ là những người không hoàn hảo và đôi lúc sự xấu xa lấn át tình thương của họ. Ngay cả tình yêu thương cao cả nhất của con người cũng có thể lụi tàn”.

Thế nhưng, Đức Giê-hô-va cam đoan với chúng ta: “Ta cũng chẳng quên ngươi”. Giờ đây, chúng ta bắt đầu hiểu ý của câu hỏi mà ngài nêu lên nơi Ê-sai 49:15. Trong câu này, Đức Giê-hô-va cho thấy sự tương phản hơn là so sánh. Không như những bà mẹ bất toàn, có thể không biểu lộ tình thương với đứa con yếu ớt của mình, Đức Giê-hô-va sẽ chẳng bao giờ quên hoặc không thể hiện tình yêu thương với những người thờ phượng ngài khi họ cần giúp đỡ. Thật thích hợp khi tài liệu tham khảo được nói đến ở trên bình luận về Ê-sai 49:15: “Đây là một trong những lời diễn đạt mạnh mẽ nhất, nếu không muốn nói là mạnh nhất về tình yêu thương của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước”.

Chẳng phải chúng ta được an lòng sao khi biết “Đức Chúa Trời chúng ta giàu lòng trắc ẩn”? (Lu-ca 1:78). Sao bạn không tìm hiểu để biết cách gắn bó hơn với Đức Giê-hô-va? Đức Chúa Trời yêu thương cam đoan với những người thờ phượng ngài: “Ta sẽ không bao giờ lìa ngươi, và chẳng bao giờ bỏ ngươi”.—Hê-bơ-rơ 13:5.