Có con ngoài giá thú có được kết nạp Đảng không

Con ngoài giá thú chưa được giải thích trong bất cứ văn bản pháp luật nào. Đây chỉ là cách mọi người gọi những người con được sinh ra khi cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn. Như vậy, có thể có 02 trường hợp:

- Con sinh ra khi cha, mẹ đều là người độc thân mà không thực hiện đăng ký kết hôn;

- Con sinh ra khi cha mẹ không phải vợ chồng hợp pháp của nhau. Một trong hai hoặc cả hai đã kết hôn với người khác.

Hiện nay, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định… của Đảng chưa có quy định nào về việc xử lý kỷ luật Đảng viên độc thân sinh con mà không đăng ký kết hôn. Do đó, khi Đảng viên có con ngoài giá thú khi đang độc thân sẽ không bị xử lý Đảng.

Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp còn lại, khi một trong hai bên hoặc cả hai bên đã đăng ký kết hôn với người khác mà phát sinh quan hệ và có con ngoài giá thú thì hành vi này sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng.

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 24 Quy định 102-QĐ/TW, nếu Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự, vi phạm chế độ một vợ, một chồng có thể hiểu như sau:

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

Trong đó, việc chung sống như vợ chồng với người khác được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC như sau:

- Đối tượng: Người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác; Chưa có vợ, chồng nhưng chung sống với người mình biết rõ đang có chồng, có vợ như một gia đình;

- Được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ, chồng; Có tài sản chung đã được giáo dục nhưng vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…

Như vậy, việc có con ngoài giá thú là một trong những biểu hiện của hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Đây là một trong những hành vi Đảng viên không được làm và có thể bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng.

Đảng viên có con ngoài giá thú bị xử phạt thế nào? (Ảnh minh họa)  

Khi có con ngoài giá thú, Đảng viên phải đi tù đến 3 năm?

Không chỉ bị khai trừ khỏi Đảng, khi vi phạm chế độ một vợ, một chồng tùy theo mức độ, hậu quả gây ra, Đảng viên còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Xử phạt hành chính: Theo khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng;

- Truy cứu trách nhiệm hình sự: Với hình phạt tù từ 03 năm theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự nếu làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; Vẫn duy trì quan hệ đó dù đã có quyết định của Tòa yêu cầu chấm dứt hành vi này…

Như vậy, khi có con ngoài giá thú, Đảng viên đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng - một trong những việc Đảng viên không được phép làm. Tùy theo tính chất, mức độ, Đảng viên có thể bị khai trừ khỏi Đảng, bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự.

>> 11 vi phạm về hôn nhân, gia đình sẽ bị khai trừ Đảng

Nguyễn Hương

Mục 3, phần thứ nhất Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 17-5-2012 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về nghiệp vụ công tác đảng viên, hướng dẫn khai và chứng nhận lý lịch người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ), khai lý lịch đảng viên (Mẫu 1-HSĐV). Điểm 3.1: Yêu cầu người vào Đảng phải tự khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trong lý lịch của người xin vào Đảng, lý lịch đảng viên không tẩy xóa, sửa chữa và nhờ người khác viết hộ. Mục 24: Lý lịch người xin vào Đảng (Mẫu 2-KNĐ) về phần hoàn cảnh gia đình yêu cầu: Ghi rõ những người chủ yếu trong gia đình như: – Cha, mẹ đẻ (hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha, mẹ vợ (hoặc cha, mẹ chồng), vợ (hoặc chồng). Ghi rõ: Họ và tên, năm sinh, nơi sinh, quê quán, nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, lịch sử chính trị của từng người qua các thời kỳ. – Anh chị em ruột của bản thân, của vợ (hoặc chồng), các con: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, thái độ chính trị của từng người. – Đối với ông, bà, nội ngoại: Ghi rõ họ tên, tuổi, nơi cư trú, nghề nghiệp, lịch sử chính trị của từng người. Theo nội dung hướng dẫn này, trường hợp quần chúng nêu trên mặc dù trong khai sinh không có tên cha nhưng nếu trên thực tế quần chúng này đã biết cha mình thì phải ghi đầy đủ phần cha ruột đúng theo nội dung yêu cầu Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Trường hợp vì lý do nào đó, người vào Đảng thực sự không biết về bố hoặc mẹ đẻ của mình là ai để khai trong lý lịch thì cấp ủy chi bộ yêu cầu người đó làm bản cam đoan về vấn đề này, báo cáo chi bộ (bản cam đoan này được lưu trong hồ sơ kết nạp đảng).

* Hỏi: Chi bộ đang xem xét kết nạp một quần chúng tích cực. Quần chúng này trước đây có hợp đồng lao động cộng tác viên với đơn vị (nhận lương khoán và không có các chế độ khác, kể cả bảo hiểm xã hội). Hai năm nay, đơn vị đã ký hợp đồng ngắn hạn với quần chúng, mỗi lần dài 1 năm (do không có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM) và được hưởng cơ bản đầy đủ các chế độ như người trong biên chế. Có ý kiến cho rằng, nên để quần chúng này tiếp tục phấn đấu, khi nào được ký hợp đồng dài hạn hoặc được xét vào biên chế thì kết nạp. Xin hỏi chi bộ nên xử lý ra sao? (một số đảng viên)


Trả lời: Tại điểm 6 (6.4 c) Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Bí thư Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng hướng dẫn như sau: Người đang làm hợp đồng tại cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp: – Nếu làm hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp; trước khi làm thủ tục xem xét kết nạp phải có nhận xét của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc. – Nếu làm hợp đồng từ 12 tháng trở lên (không thời hạn) thì tổ chức đảng của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp nơi người đó làm việc xem xét, kết nạp.

Theo nội dung hướng dẫn của Ban Bí thư thì người có hợp đồng dưới 12 tháng (có thời hạn) thì tổ chức đảng nơi cư trú xem xét kết nạp. Trong trường hợp cụ thể nêu trên, do không có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM nên đơn vị vẫn ký hợp đồng ngắn hạn với quần chúng (mỗi lần dài 1 năm) nhưng trên thực tế quần chúng này đã có thời gian công tác tại đơn vị liên tục trên 12 tháng. Do đó, trường hợp này quần chúng tự nguyện xin vào Đảng, bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đảng, qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được đồng nghiệp, nhân dân tín nhiệm thì tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị nơi quần chúng đang công tác xem xét để kết nạp vào Đảng.

Quy định của pháp luật về kết nạp đảng

Đảng là con đường sáng giá, ai cũng muốn phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Vậy con ngoài giá thú có được kết nạp Đảng không? Bài viết này Hoatieu.vn sẽ chia sẻ cho bạn hiểu rõ hơn.

1. Con ngoài giá thú có được vào Đảng không?

Theo Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 thì:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”.

Tại mục 3, điểm 3.2, Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW của Ban Tổ chức Trung ương về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

Bên cạnh đó, người vào Đảng có người thân vi phạm một trong các điều sau đây thì không được kết nạp:

Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

Như vậy, trường hợp con ngoài giá thú không thuộc vào những trường hợp bị cấm kết nạp Đảng. Do vậy, vẫn được xem xét để kết nạp Đảng.

2. Những trường hợp không được kết nạp Đảng

2.1 Đối với bản thân

2.2 Đối với quan hệ gia đình

Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng, vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

Trường hợp đặc biệt, người xin vào Đảng có quan hệ gia đình quy định nêu trên, nhưng từ khi tham gia công tác đến nay có thành tích xuất sắc, thật sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn đảng viên thì vẫn kết nạp vào Đảng, nhưng phải được ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý.

Có con ngoài giá thú có được kết nạp Đảng không

3. Không có cha có được kết nạp Đảng?

Trong quy định của Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam thì không có quy định việc không có cha không được kết nạp Đảng mà căn cứ vào quá trình các cán bộ điều tra lý lịch, nếu bản thân và những người thân có lý lịch rõ ràng, không vi phạm tiền án tiền sự…thì vẫn sẽ có thể được xem xét kết nạp Đảng.

4. Có con ngoài giá thú có được kết nạp Đảng không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

“2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”

Công dân Việt Nam chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Khoản 2 Điều 2 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam cụ thể là về độ tuổi, học vấn và thừa nhận, thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ Đảng viên…thì đều được xét kết nạp vào Đảng.

Điều 17 Quy định 47-QĐ/TW những điều đảng viên không được làm:

“17- Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.”

Theo đó, hiện theo Quyết định 181/QĐ-TW ngày 30/3/2013 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thì chưa quy định xử lý kỷ luật trong trường hợp đảng viên độc thân sống chung hoặc có con ngoài giá thú với người độc thân khác.

Như vậy, đối với người có con ngoài giá thú thì pháp luật không cấm, nhưng để kết nạp người đó vào Đảng thì lại vi phạm vào những điều đảng viên không được làm nên chưa thể kết nạp Đảng được nếu chưa có quy định khác.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Mẫu lời tuyên thệ kết nạp đảng viên mới, Biểu mẫu hồ sơ kết nạp Đảng từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.