Có bầu ăn bánh chưng được không

Tết Nguyên Đán là dịp gia đình đoàn viên, bạn bè tụ họp cùng đón chào năm mới. Và đương nhiên trong dịp này không thể thiếu những bữa tiệc linh đình cùng nhiều món ăn truyền thống đa dạng, ngon miệng.

Vậy nhưng nếu đang mang bầu thì chị em cần lưu ý ăn uống khoa học, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Những món ăn hay đồ uống "đặc sản" ngày Tết dưới đây nên hạn chế hay thậm chí tránh hoàn toàn để tránh gây hại. 

Những món cần tránh hoàn toàn 

Nem chua, thịt chua, tiết canh

Đây là những món ăn xuất hiện nhiều trong những bữa cơm tất niên hay ngày Tết nhưng bà bầu cần lập tức cho vào "danh sách đen" bởi những món ăn này được chế biến từ thịt sống và không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào nên khi ăn mẹ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn Ecoli, gây tiêu chảy.

Các loại thức ăn xông khói, nướng

Các loại thực phẩm xông khói, nướng rất được ưa chuộng trong dịp Tết những năm gần đây. Tuy nhiên đây đều là thực phẩm chế biến bằng cách đốt gỗ, than để hong, nướng.

Nhiên liệu đốt lên sẽ phát tán ra một loại chất độc có thể làm ô nhiễm các thức ăn được xông nướng. Lời khuyên là mẹ bầu không nên ăn những loại thực phẩm này.

Rượu

Rượu chắc hẳn là thức uống cấm kị trong thời gian mang bầu. Bà bầu uống rượu sẽ làm gián đoạn sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng không tốt cho em bé sau này. 

Trà, cà phê

Hai loại đồ uống này đều chứa caffeine, nếu mẹ bầu dùng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thậm chí gây nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Do vậy, dù chị em có thực sự đam mê loại đồ uống này và được mời uống trong dịp Tết thì cũng nên khéo léo từ chối và loại bỏ chúng trong thói quen hàng ngày.

Có bầu ăn bánh chưng được không

Nước uống có ga

Nước uống có ga thường chứa hàm lượng đường cao, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. CO2 trong nước ngọt có ga khiến thai phụ có cảm giác trướng khí, tăng cảm giác ợ nóng, buồn nôn.

Hơn nữa, loại nước uống này không có chất dinh dưỡng nên mẹ bầu cũng nên lưu ý hạn chế, thậm chí hoàn toàn không uống sẽ tốt hơn.

Những món ăn không nên ăn nhiều 

Bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét chắc hẳn là món không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy vậy chúng cùng các món đồ nếp khác gần như không dành cho các thai phụ bị béo phì, đái tháo đường hoặc cao huyết áp vì món ăn này chưa hàm lượng tinh bột và đường nhiều.

Các nguyên liệu làm bánh là gạo nếp, thịt mỡ đều giàu dinh dưỡng nên ăn nhiều dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, nghén. Đặc biệt, nếu mua bánh chưng, bánh tét bên ngoài mẹ bầu cần chọn nơi có uy tín, cẩn thận chất bảo quản có thể gây ngộ độc, nguy hại đến sức khỏe của mẹ và bé.

Có bầu ăn bánh chưng được không

Dưa, hành muối

Nếu mẹ nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Tuy nhiên, với những bà bầu khỏe mạnh khác thì dưa hành lại giúp kích thích tiêu hóa tốt. Thậm chí, nhiều thai phụ nghén chua trong đó có các món dưa muối… Dù vậy, dưa, hành muối là loại thực phẩm chứa lượng muối nhiều nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ bầu dù có thèm cũng nên hạn chế.

Lẩu

Lẩu là món ăn được ưa chuộng hàng đầu trong những buổi liên hoan ngày Tết, đặc biệt là ở miền Bắc. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế ăn món này bởi nó có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa, gia tăng cảm giác ợ nóng và nôn nghén. Hơn nữa, món lẩu thường không nấu chín kỹ nên rất dễ nhiễm trứng gian sán và các ký sinh trùng. 

Các món chiên rán

Thực đơn ngày Tết thường có rất nhiều món chiên, rán và những loại đồ ăn này có thể sẽ làm gia tăng chứng ốm nghén, nôn ói. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ này.

Có bầu ăn bánh chưng được không

Thực phẩm chế biến sẵn

Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều dầu mỡ và các loại gia vị không có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi vì vậy mẹ bầu không nên ăn nhiều trong dịp Tết.

Bánh kẹo ngọt

Trong dịp Tết, hầu như gia đình nào cũng có rất nhiều loại bánh kẹo đặc biệt là những loại bánh kem. Nhưng loại đồ ăn này không phải là lựa chọn lý tưởng cho bà bầu. Bánh kem có chứa nhiều đường, dễ ngán và có thể làm tăng mức độ ốm nghén của mẹ bầu. Vì vậy mẹ bầu không nên ăn loại bánh này nhiều trong dịp Tết.

Các loại mứt

Mứt tuy được làm từ trái cây hoặc củ nhưng đã mất hết vitamin và thành phần chủ yếu của mứt chỉ là đường ngọt. Do vậy, cũng giống như bánh kẹo ngọt hoặc nước ngọt, mứt sẽ cung cấp năng lượng rỗng và không có các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm, vitamin, hay khoáng chất.

Nếu ăn nhiều mứt mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, tăng cân nhanh, thiếu các dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng.

Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn

KENHPHUNU.COM  | 09:00 , 22/01/2016

Có bầu ăn bánh chưng được không

Không ăn bánh chưng nếu không có rau xanh và hoa quả kèm

Như mọi người đều biết, bánh chưng có thành phần từ gạo nếp, thịt mỡ và đậu xanh nên rất giàu năng lượng, chất béo và đạm. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn bánh chưng mà không có rau xanh hay hoa quả đi kèm. Bởi ăn kèm như vậy, bạn sẽ vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất mà không bị ngấy.

Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với dưa muối, dưa hành. Tuy nhiên, bánh chưng khá mặn, bạn nên muối dưa hành ít muối để chúng không chứa hàm lượng muối cao, gây hại sức khỏe.

Có bầu ăn bánh chưng được không

Không nên ăn bánh chưng mà không có rau xanh hay hoa quả đi kèm. Ảnh minh họa.

Không ăn nhiều ăn bánh chưng rán

Nhiều người có sở thích ăn bánh chưng rán thay vì ăn bánh chưng luộc. Lý do vì bánh chưng rán với mùi vị hấp dẫn, thơm ngon hơn.

Nhưng bản thân bánh chưng xanh khi luộc đã có chứa nhiều chất béo. Vì thế, khi rán lên, bánh chưng lại càng chứa nhiều chất béo hơn. Do đó, ăn bánh chưng rán sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu... cực hại cho sức khỏe.

Không phải người nào cũng ăn được bánh chưng

Trước đây, nhiều người cứ lầm tưởng, món bánh cổ truyền này ai cũng có thể ăn được. Song thực tế, bánh chưng rất giàu năng lượng, ít chất béo, ít có lợi cho sức khỏe nên một số người cần hạn chế ăn hoặc tuyệt đối kiêng ăn bánh chưng.

Theo đó, những người bị bệnh cao huyết áp, béo phì, thừa cân, người bệnh tim, thận, đau dạ dày thì không được ăn bánh chưng vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Có bầu ăn bánh chưng được không

Nên ăn bánh chưng luộc thay vì rán. Ảnh minh họa.

Không nên ăn nhiều bánh chưng khi mang bầu

Nhiều người cho rằng, bà bầu tuyệt đối không nên ăn bánh chưng. Nhưng đây là sai lầm. Tuy nhiên, bà bầu cũng không nên ăn nhiều loại bánh này, nhất là vào những ngày Tết.

Các bác sĩ cho rằng, việc ăn uống trong những ngày nghỉ Tết là vô cùng quan trọng, bà bầu cần ăn đầy đủ chất và điều độ, đặc biệt không được bỏ bữa, phải xác định ăn uống như ngày bình thường, không ăn quá nhiều, không ăn quá ít.

Thai phụ nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong này. Ngày Tết thường có rất nhiều món tẩm ướp mặn, các bà bầu không nên ăn nhiều vì các đồ mặn thường làm tăng huyết áp, đầy bụng, khó tiêu của người mang thai. Trong khi bánh chưng làm bằng bột gạo nếp và thịt mỡ, ăn nhiều sẽ rất đầy bụng và khó tiêu.

Bà bầu nên đảm bảo rằng mình sử dụng những chiếc bánh chưng được đặt (hoặc mua) hợp vệ sinh. Bánh được nấu kỹ, khi bóc ra, lớp vỏ bánh có màu xanh đặc trưng của lá dong, có vị thơm của gạo nếp, đỗ xanh và nhân thịt…

Có bầu ăn bánh chưng được không

Bà bầu nên ăn ít bánh chưng. Ảnh minh họa.

Không ăn bánh chưng đã mốc

Khi những chiếc bánh chưng đã để quá lâu thì chúng thường dễ bị mốc. Khi đó, nấm mốc sẽ lan rộng vào bên trong và làm hỏng bánh. Nấm mốc cũng làm thay đổi màu sắc, mùi vị bánh chưng đồng thời làm giảm hoặc mất giá trị dinh dưỡng của bánh. Khi ấy, tinh bột trong gạo nếp sẽ chuyển hóa thành đường và khiến bánh bị chua.

Nếu bánh chưng bị nổi mốc dù có rán hay luộc lại thì độc tố trong bánh vẫn còn. Tốt nhất, tuyệt đối không nên ăn bánh chưng đã mốc vì chúng có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.

Việt Hà

Nguồn: nguoiduatin

CHIA SẺ BÀI NÀY

BÌNH LUẬN