Chuyển tải hàng hóa là gì

Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, lô hàng của bạn sẽ được Carriers vận chuyển theo hai cách đó là Đi thẳng (Direct) chuyển tải (Via). Vậy chuyển tải và đi thẳng là gì? Chúng có gì khác nhau? Hãy cùng Nguyên Đăng khám phá qua bài viết hôm nay nhé!

Lô hàng đi thẳng hay còn gọi là Hàng trực tiếp (Direct) có đặc điểm như sau

Lô hàng của bạn được Carrier vận chuyển từ cảng xuất phát đến cảng đích trên một phương tiện vận chuyển duy nhất

Lô hàng đi thẳng không nhất thiết phương tiện chở nó phải đi một mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích, Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà phương tiện đó có thể dừng ở nhiều chặng (thời tiết xấu, chặng di chuyển quá dài, tiếp nhiên liệu,…). Điều tiên quyết xác định một lô hàng đi thẳng là lô hàng được xếp lên tàu nào thì khi đến cảng đích, hàng sẽ được dỡ từ chính con tàu đó

Ví dụ: Công ty Nguyên Đăng Việt Nam có một lô hàng hóa chất tại cát lái xuất cho công ty A tại singapore

Nguyên Đăng chọn hãng tàu B để vận chuyển lô hàng.

Vì vị trí địa lý khá gần, lô hàng của Nguyên Đăng sẽ được xếp lên tàu C của hãng tàu B tại cảng cát lái và đi thẳng một mạch tới Singapore mà không phải chuyển hàng sang bất kỳ tàu nào khác.

Lô hàng chuyển tải là gì

Lô hàng chuyển tải hay hàng Via có đặc điểm như sau:

Lô hàng của bạn được vận chuyển bằng nhiều hơn một phương tiện.

Nguyên nhân là do phương tiện vận chuyển không thuận tiện cho việc chuyển thẳng hàng hoá đến điểm đích (cảng đích quá bé, cảng khởi hành quá bé…) hoặc lượng hàng thực tế không đủ để đi thẳng đến cảng đích…

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau kể trên, phương tiện vận chuyển dừng tại một điểm thuận tiện (cảng, nhà ga, …) và chuyển lô hàng một hoặc nhiều lần sang phương tiện khác cùng loại rồi từ đó mới tiếp tục tới cảng đích,

Mục đích của việc chuyển tải hàng hóa là nhằm tối đa hoá lợi nhuận của các carriers

Hãy xem xét một ví dụ để hiểu rõ hơn:

Ví dụ: Công Ty Nguyên Đăng Việt Nam có một lô chè xuất khẩu từ cảng Cát Lái cho Công Ty A tại Nigeria. Để chuyển được lô hàng này tới đối tác, Nguyên Đăng thuê hãng tàu B vận chuyển lô hàng trên

Trên thực tế, không có hãng tàu nào cung cấp dịch vụ kết nối các cảng trên thế giới bằng một tuyến duy nhất, hãng tàu B cũng không ngoại lệ. Điều này là do việc vận chuyển sẽ tốn quá nhiều thời gian để ghé qua hết các cảng, ảnh hưởng tới thời gian giao hàng của khách. Chư kể tới việc vận hành như thế gây ra quá nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự an toàn cũng như tuổi thọ con tàu

Hiện nay, tại Việt Nam, vì lượng hàng giữa hai đầu quá ít, chưa có hãng tàu nào cung cấp tuyến direct từ cát lái tới Nigeria cả,

Hãng tàu B lại có cách, đó là kết hợp các chặng của các tuyến khác nhau sẵn có để vận chuyển hàng đi điến điểm đích. Giả dụ là tuyến C và D

Tuyến C có đi qua Cát lái và tuyến D có đi tới cảng chỉ định tại Nigeria. Cả hai tuyến đều có một chặng chung là Singapore 

Bằng cách kết hợp này, lô hàng của Nguyên Đăng sẽ được tàu đầu tiên vận chuyển từ Cát Lái tới Singapore, tại đây, hàng được chuyển tải sang một tàu khác, rồi từ đó khởi hành trực tiếp tới Nigeria

Như vậy, dù ban đầu hàng được bốc tại cảng khởi hành lên tàu nọ thì khi dỡ hàng tại cảng đích, hàng nằm trên tàu kia, Việc chuyển tải hàng hóa có thể diễn ra nhiều hơn một lần tại nhiều điểm nhau tùy vào các tuyến có sẵn hãng tàu có thuận tiện hay không.

Ưu điểm và nhược điểm của Direct và Via Shipment

Khi vận chuyển hàng hóa, nên chọn Direct hay Via? hãy xem xét các ưu và nhược điểm của chúng thông qua các tiêu chí để lựa chọn sao cho phù hợp với thực tế lô hàng của bạn nhé!

TIÊU CHÍ ĐI THẲNG (DIRECT) CHUYỂN TẢI (VIA)
THỜI GIAN Thời gian vận chuyển ngắn Thời gian vận chuyển dài vì phải chuyển tải
CHI PHÍ VỚI POL GẦN POD Thấp Cao
CHI PHÍ VỚI POL XA POD Cao Thấp
SỐ LẦN XẾP DỠ 1 lần Nhiều lần
SỰ LINH HOẠT Kém linh hoạt vì có khá ít tuyến đi thẳng Linh hoạt vì có nhiều cách chuyển tải tại nhiều điểm khác nhau
SỐ LƯỢNG Ít Nhiều

Chuyển tải – Via

Trong hàng không, Via không nhất thiết phải là sự thay đổi máy bay, hàng hóa có thể chuyển sang máy bay mới hoặc lên chính máy bay cũ để tiếp tục hành trình

Trong vận chuyển đường biển, chuyển tải phải là sự thay đổi tàu của hàng hóa. Tàu con vận chuyển hàng đến cảng chuyển tải, hàng sẽ được dỡ từ tàu con sang tàu mẹ.

Đi thẳng – Direct

Trong đường hàng không, Direct là đi một mạch không dừng tới đích

Trong đường biển, Direct có nghĩa là sự không thay đổi tàu của hàng hóa. Một con tàu trên đường tới cảng đích phải tạm dừng tại nhiều địa điểm vì nhiều lý do khác nhau thì đó vẫn là direct

Ví dụ, Nguyên Đăng Việt Nam có 1 lô hàng từ Hải Phòng đi Karachi (Pakistan). Giả sử hãng tàu A có tuyến direct từ hải phòng đến Karachi nhé, thì Nguyên Đăng có 2 phương án vận chuyển lô hàng này

– Đi thẳng – Direct : Tàu của hãng tàu A xếp hàng tại Hải Phòng, từ đây phải ghé Singapore để dỡ hàng và xếp hàng mới (không phải hàng của Nguyên Đăng), sau đó tàu tiếp tục hành trình từ Singapore đến Karachi. Khi hoàn thành tuyến Hải Phòng – Singapore – Karachi, tại cảng dỡ hàng, lô hàng vẫn nằm trên con tàu ban đầu. Cho nên, đây vẫn là một lô hàng direct dù hàng của Nguyên Đăng có dừng tại singapore

– Đi chuyển tải – Via: Tàu của hãng tàu A lấy hàng tại Hải Phòng, ghé cảng chuyển tải Singapore để dỡ hàng. Tại đây, hàng của Nguyên Đăng được dỡ khỏi con tàu ban đầu và xếp lên con tàu khác và tiếp tục hành trình đến Karachi. Khi cập cảng Karachi, lô hàng của Nguyên Đăng đã hoàn thành tuyến Hải Phòng – Singapore – Karachi bằng hai con tàu khác nhau cho nên đây là lô hàng chuyển tải

Các cảng chuyển tải lớn trên thế giới như Rotterdam, Hong Kong, Singapore,… đều có những lợi thế nhất định như:

Vị trí địa lý:

  • Gần các tuyến vận chuyển chính trên thế giới
  • Thuận tiện trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
  • Cửa ngõ kết nối hàng hóa đường biển – đất liền

Cơ sở hạ tầng:

  • Cảng nước sâu
  • Có CY – container yard lớn
  • Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước,…
  • Hệ thống giao thông kết nối các cảng và đất liền tốt

Vận hành:

  • Chi phí vận hành thấp
  • Năng suất cao
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy

Bạn có thể chọn chuyển tải và đi thẳng tùy thuộc vào nhu cầu vận chuyển thực tế của bạn. nếu bạn không biết hình thức nào phù hợp với lô hàng của mình nhất, hãy liên hệ Nguyên đăng để được tư vấn nhé! Hoàn toàn miễn phí!

Bạn muốn vận chuyển hàng hóa đường hàng không hoặc đường biển và cần báo giá ? Hãy nhấn vào đường link bên dưới để được báo giá nhanh với giá cạnh tranh nhất!

NHẬN BÁO GIÁ VẬN CHUYỂN QUỐC TẾ

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ bắt đầu với một thuật ngữ rất quen thuộc trong ngành vận chuyển hàng hóa, đó là “chuyển tải”. Vậy chuyển tải là gì? Quy trình chuyển tải(VIA) như thế nào, có khác gì so với đi trực tiếp (Direct) không và điều kiện để trở thành cảng trung chuyển là gì? Tất cả đều sẽ được đề cập ở bên dưới.

Chuyển tải là việc dỡ container từ tàu A ở cảng chuyển tải và đặt nó lên tàu B chạy tiếp tới cảng đích.

Không có hãng tàu nào có thể bao phủ tất cả các cảng biển trên thế giới bằng một tuyến duy nhất, vì vậy phải tách ra thành các tuyến đơn nhỏ đa dạng

Ví dụ: Từ Nam Phi đi thế giới gồm có nhiều tuyến: Nam Phi tới Đông Nam Á, Nam Phi tới Châu Âu, Nam Phi tới Mỹ,… tương tự: Mỹ tới Châu Âu, Mỹ tới Châu Á,…

Giả sử hiện tại có một con tàu đi từ cảng Durban tới Viễn Đông (Far East) phải qua Singapore, Hong Kong, Port Kelang. Ta tạm gọi đây là tàu A.

Có một lô hàng từ Durban ở Nam Phi tới cảng Manila ở Philippines. Bởi vì lộ trình của tàu A không qua cảng Manila, do đó lô hàng container này cần phải được dỡ ở 1 cảng mà tàu A tạm lưu đậu, giả định rằng cảng đó là Singapore. Container này sẽ được dỡ ở cảng Singapore sau đó được xếp lên tàu khác mà tàu này có lộ trình từ Singapore đến Manila. Ta gọi đây là tàu B. Như vậy hàng được chuyển từ tàu A sang tàu B.

Đó là về phần hãng tàu họ muốn tối đa hoá lợi nhuận. Đôi lúc trên thực tế người chủ hàng muốn đi chuyển tải hơn đi Direct? Vì có thể đi direct tàu đi quá nhanh họ làm không kịp bộ chứng từ, ngoài ra thậm chí gian lận thương mại Ánh không tiện viết trên này các bạn thông cảm 😀

Chuyển tải hàng hóa là gì
Phân biệt đi chuyển tải và Direct trong shipping

Cần lưu ý rằng thuật ngữ chuyển tải trong shipping chỉ khi nào có sự thay đổi tàu, trong ngành thường gọi là tàu mẹ và tàu con, tàu mẹ là tàu đến cảng đich, tàu con là tàu từ cảng load hàng đến cảng chuyển tải. Một số bạn nhầm lẫn việc chuyển tải ( via) và đi Direct giống như đi máy bay. Thông thường đi máy bay Direct có nghĩa là bay một mạch đến đích, và quá cảnh (via) là phải dừng lại ở một sân bay nào đó rồi mới lên máy bay khác hoặc vẫn đi máy bay cũ bay về sân bay đích. Nhưng trong shipping thì được hiểu khác, đi Direct có nghĩa là không thay đổi tàu trong suốt quá trình vận chuyển, tàu vẫn có thể ghé nhiều cảng.

Ví dụ, tôi chở 1 lô hàng từ Cát Lái đi Yangon ( Myanmar). Tôi có 2 lựa chọn là đi Direct hoặc đi chuyển tải;

Đi Direct : Tàu A lấy hàng tại Cát Lái, ghé cảng Singapore dỡ hàng ( không phải hàng của bạn), tiếp theo ghé Bangkok dỡ hàng ( không phải hàng của bạn), sau đó A chạy đến Yangon ( Myanmar). Cảng đích là Yangon hàng của bạn vẫn nằm trên tàu A. Trên booking ghi cảng load hàng ( Cát Lái), cảng chuyển tải ( Yangon, NẾU CÓ), cảng đích ( Yangon). (Trong một số trường hợp do form của hãng tàu ghi cảng chuyển tải là cảng đích luôn, ví dụ này nếu có ghi thì ghi cảng chuyển tải là Yangon). Hành trình của tàu A là : Cát Lái – SIN – Bangkok – Yangon, hành trình của hàng tương tự ( vì hàng nằm trên tàu A).

Đi VIA: Tàu A lấy hàng tại Cát Lái, ghé cảng Singapore dỡ hàng ( có hàng của bạn), sau đó hàng của bạn được bốc sang tàu B ( tàu B đang ở Singapore), lúc này tàu A chạy sang Port Klang (Malaysia), tàu B chở hàng của bạn sang Yangon ( tại đây hàng của bạn được dỡ xuống tàu B), sau đó B chạy tiếp qua cảng Sankt-Peterburg (Nga) theo lịch trình của B. Trên booking ghi cảng load hàng ( Cát Lái), cảng chuyển tải ( SIN), cảng đích ( Yangon). Hành trình của tàu A là : Cát Lái – SIN – Portkalang, hành trình của tàu B: SIN – Yangon – Sankt-Peterburg. Hành trình của hàng Cát Lái – SIN – Yangon. Như vậy hành trình của hàng là 1 phần hành trình tàu A và 1 phần hành trình tàu B.

Trong ví dụ trên có sự khác nhau là đi Direct chỉ có 1 tàu A, đi VIA cần đến 2 tàu A&B

Vị trí địa lý: • Gần các tuyến đường vận chuyển chính. • Vị trí trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ • Kết nối hàng hóa nội địa

Ví dụ: cảng Rotterdam ở trung tâm châu Âu, cảng Hongkong kết nối Đông Nam Á.