Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ

Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Chưa có bằng chứng nào cho thấy vắc xin ngừa Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người. (Ảnh minh họa: hanoimoi.com.vn)

Theo trang tin theconversation, các nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào về tỷ lệ làm tổ của phôi đối với những phụ nữ đã được tiêm phòng Covid-19trước khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) so với những phụ nữ chưa được tiêm chủng. Các nhà nghiên cứu cũng không tìm ra sự chênh lệch nào về chất lượng nang noãn (trứng) cũng như tỷ lệ mang thai thành công giữa người đã tiêm và chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cho biết, tới nay cũng chưa có một bằng chứng nào cho thấy các loại vắc xin, bao gồm vắc xin ngừa Covid-19 có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh lượng tinh dịch, nồng độ, khả năng di chuyển và số lượng tinh trùng của 45 nam giới khỏe mạnh trước và sau khi tiêm vắc xin mRNA. Kết quả cho thấy, không có sự thay đổi đáng kể nào về các đặc điểm trên của tinh trùng trước và sau tiêm vắc xin ngừa Covid-19.

Liên quan đến thông tin về ảnh hưởng của vắc xin ngừa Covid-19 đến vấn đề sinh sản ở trẻ, Tiến sĩ Erena Browne, bác sĩ sản phụ khoa của Hội đồng Y tế Quận Auckland cho biết, cũng giống như các loại vắc xin khác được tiêm trong suốt thời thơ ấu và vắc xin cúm mùa được tiêm hằng năm, vắc xin ngừa Covid-19 giúp cơ thể tạo ra miễn dịch để chống lại nguy cơ lây nhiễm. Bản thân các thành phần của vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể sẽ bị đào thải trong vòng vài giờ.

Nói một cách khác, vắc xin ngừa Covid-19 sẽ không tồn tại lâu trong cơ thể. Sau khi tiêm chủng, vắc xin sẽ kích thích hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể sẵn sàng bảo vệ cơ thể trong trường hợp bạn tiếp xúc với virus trong tương lai, Tiến sĩ Erena Browne nói.

Các chuyên gia cho rằng, tuy khả năng sinh sản không được nghiên cứu cụ thể trong các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Covid-19, nhưng cho đến nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào trong số các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm hoặc những người đã tiêm vắc xin bị ảnh hưởng về khả năng sinh sản.

Thực tế cho thấy, một số tình nguyện viên và cả những người được tiêm vắc xin đã mang thai sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Theo một báo cáo dựa trên dữ liệu của hệ thống giám sát an toàn v-safe, có 4.800 người đã mang thai sau khi tiêm mũi vắc xin mRNA đầu tiên (Pfizer hoặc Moderna). Một báo báo khác sử dụng dữ liệu từ 8 hệ thống y tế của Hoa kỳ cho thấy đã có hơn 1.000 người hoàn thành tiêm ngừa Covid-19 trước khi mang thai.

Hiện nay, trên thế giới đã có 8 loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt sử dụng khẩn cấp. Kết quả thử lâm sàng cho thấy, các loại vắc xin đều có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi virus SARS-CoV-2 và ngăn ngừa các triệu chứng nặng dễ dẫn đến tử vong khi không may nhiễm bệnh. Các vắc xin này trước khi được lưu hành đều phải trải qua quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.

Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ
Các vắc xin đều phải trải qua quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt trước khi được cấp phép lưu hành. (Ảnh minh họa: Dangcongsan.vn).

Các nhà nghiên cứu cũng bác bỏ thông tin cho rằng vắc xin sử dụng công nghệ mới mRNA (Pfizer và Moderna) làm biến đổi ADN. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các thành phần của vắc xin mRNA không đi vào nhân tế bào nên không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản. Pfizer và Moderna đều giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch để tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh khi tiếp xúc với virus SARS-CoV-2.

Các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên, hiệu quả bảo vệ của vắc xin trước Covid-19 là rõ ràng, tất cả mọi người nên nhanh chóng tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, từ đó sớm kiểm soát được dịch bệnh.

LINH AN

Tinh trùng đàn ông ra sao sau Covid và vaccine tiêm chủng?

Sau khi tiêm vacxin bao lâu thì được quan hệ

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành về sức khoẻ sinh sản và vô sinh 'Fertility and Sterility' (20/12/2021) cho thấy tác động xấu của virus corona (SARS-CoV-2) với tinh trùng đàn ông.

Công trình tại Bỉ được thực viện với sự tham gia với 120 đàn ông Bỉ, tuổi trung bình 34,7, sau khi họ bị nhiễm Covid.

Covid-19: 'Khó hiểu vì bộ xét nghiệm Việt Á được các bộ VN chấp thuận'

Đàn ông Việt: Tinh trùng vừa yếu vừa thiếu

5 triệu chứng Omicron: Điều dễ thấy khi bạn mắc biến thể Covid mới

Xét nghiệm bắt đầu ít nhất một tuần sau khi họ bị dương tính với Covid, hoặc trong cơ thể có kháng thể và đã hết triệu chứng Covid.

Kết quả, được đăng trên trang web tiếng Anh của tạp chí y khoa và được nhiều báo trên thế giới như US Today, Forbes giới thiệu lại, gồm các ý chính sau:

  • Sau khi mắc Covid một tháng, ở 60% số người tham gia nghiên cứu, mức độ hoạt động nhanh nhẹn của tinh trùng giảm;
  • Sau từ 1-2 tháng, 37% vẫn tiếp tục có tinh trùng 'hoạt động chậm';
  • Sau hai tháng, con số này là 28%;
  • Về số lượng tinh trùng, 37% trong số 120 người đàn ông này có số tinh trùng giảm trong tháng đầu sau khi mắc Covid; 29% tiếp tục có tinh trùng giảm số lượng trong hai tháng tiếp theo. Ba tháng trở lên thì chỉ còn 6% trong số họ còn bị như vậy.

Nhóm nghiên cứu không tìm ra liên hệ tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của người bị ốm vì Covid. Tóm lại, việc họ đổ bệnh nặng hay nhẹ vì Covid không liên quan gì đến mức độ suy giảm của tinh trùng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Tinh trùng bị kháng thể cản trở?

Tuy người ta không phát hiện ra Covid trong tinh dịch của nhóm người tham gia thí nghiệm, nhưng việc có kháng thể trong tinh dịch có thể khiến khả năng sinh sản của họ giảm đi.

Mức hiệu quả của mũi vaccine thứ ba ngừa Covid-19

Nên hay không nên chích ngừa Covid-19 cho trẻ em?

Covid-19: Đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm bệnh, làm lây bệnh

Trong phần nghiên cứu về nguy cơ vô sinh, người ta thấy rằng 61% trên tổng số 106 người có trong tinh trùng bản IgA của kháng thể.

Một người có kháng thể "bám vào quá 40% tinh trùng của anh ta, khiến người này tạm thời bị coi là vô sinh".

Chừng 14% số đàn ông kể trên có từ 10%- 40% tinh trùng bị bao bọc bởi kháng thể, dấu hiệu khả năng sinh sản của họ giảm đi nhiều, ít ra là trong thời gian đó.

Đây không phải là lần đầu tiên người ta nghiên cứu tác động của Covid với khả năng sinh sản của nam giới.

Hồi 2020 có nghiên cứu được đài CBS News của Hoa Kỳ giới thiệu, nói họ tìm ra bằng chứng Covid-19 ở trong tinh dịch của đàn ông, và có thể làm số tinh trùng giảm đi trong 11 tuần sau khi bệnh nhân nhiễm Covid.

Nhưng gần đây có nhân vật truyền hình tại Scotland, bà Gillian McKeith nói hôm 15/11 rằng vaccine chống Covid "ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới" gây xôn xao dư luận.

Theo ban kiểm chứng tin tức (Fact Check) của hãng tin Reuters (15/12/2021), lời bà McKeith trên Twitter rằng "đàn ông không tiêm vaccine có tinh trùng khoẻ mạnh hơn người đã tiêm" là không có cơ sở khoa học.

Reuters cho hay "hiện không có bằng chứng gì là vaccine chống Covid-19 tác động đến hoạt tính và số tinh trùng của đàn ông".

Điều các nhà nghiên cứu như tại trường y thuộc Đại học Miami (University of Miami Miller School of Medicine) công bố từ tháng 6/2021 cho thấy đàn ông khoẻ mạnh, sau khi tiêm hai mũi vaccine loại mRNA (Pfizer hoặc Moderna) không ghi nhận sự sụt giảm về số tinh trùng và hoạt tính của chúng".

Điều dễ khiến người ta lẫn lộn hai vấn đề là ở chỗ một số đàn ông bị nhiễm Covid sau đó đã tiêm chủng, hoặc tiêm xong vẫn bị mắc Covid.

Theo GS Emma Duncan, King's College London, trả lời nghiên cứu của ZOE COVID Study (28/11/2021) thì mắc Covid có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của đàn ông, xấu hơn nhiều so với tác dụng phụ của việc tiêm chủng, bài của Reuters cho biết.

Hiện chưa thấy Việt Nam có nghiên cứu gì về vấn đề này.

Trước dịch Covid, một điều tra của Đại học Y Hà Nội nói Việt Nam đang có vấn đề thiếu tinh trùng hiến tặng trong lúc chất lượng lại giảm theo xu hướng chung củ̀a thế giới.

Cả nước chỉ có trên 500 đàn ông hiến tặng tinh trùng, theo một bài báo Việt Nam trích nguồn từ Đại học Y Hà Nội.

Xem thêm bài:Đàn ông Việt: Tinh trùng vừa yếu vừa thiếu