Chức năng khử độc bằng methyl hóa của gan năm 2024

Gan được xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể mà thôi. Cùng tìm hiểu và bảo vệ gan ngay bây giờ để có một chất lượng sống tốt nhất bạn nhé. Hiện tại, không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của gan. Chỉ một số chức năng có thể thực hiện được thông qua con đường nhân tạo như thẩm phân gan trong điều trị suy gan.


CHỨC NĂNG CHUYỂN HÓA CỦA GAN

Chuyển hóa glucid

Glucid từ ruột theo tĩnh mạch cửa về gan chủ yếu là glucose, còn lại là galactose và fructose. Fructose và galactose sẽ được gan chuyển thành glucose trước khi sử dụng. Ngoài ra, gan có thể tạo glucose từ các acid amin sinh đường, acid béo, glycerol và acid lactic. Các chất này sẽ được chuyển thành acid pyruvic hoặc phosphopyruvic rồi thành glucose-6-phosphat trước khi chuyển thành glucose.

Chuyển hóa lipid

Gan tổng hợp acid béo từ glucid, protid và từ các sản phẩm thoái hóa của lipid. Acid béo được chuyển hóa theo chu trình ( oxy hóa của Knoop để cho năng lượng (chiếm 60% chuyển hóa acid béo của cơ thể).

Ngoài ra, gan còn tổng hợp cholesterol, cholesteroleste, phospholipid, triglycerid và các lipoprotein (HDL, LDL và VLDL).

Phospholipid và lipoprotein là các dạng vận chuyển lipid chủ yếu của cơ thể. Cholesteroleste là dạng vận chuyển acid béo.

Chuyển hóa protid

Gan là cơ quan chuyển hóa cũng như dự trữ protid. Chuyển hóa protid ở gan xảy ra rất mạnh mẽ bao gồm 2 quá trình: chuyển hóa acid amin và tổng hợp protein.

Chuyển hóa acid amin

Chuyển hóa acid amin ở gan xảy ra rất mạnh mẽ qua 3 quá trình khử carboxyl, khử amin và trao đổi amin.

- Khử carboxyl: Nhờ các enzym decarboxylase, tuy nhiên quá trình này ở gan không quan trọng.

- Khử amin: Nhờ các enzym đặc hiệu desaminase tạo nên acid cetonic và NH3. Quá trình này liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi amin.

- Trao đổi amin: Là quá trình quan trọng nhất để gan tổng hợp nên các acid amin nội sinh đặc hiệu cho cơ thể từ các acid amin ăn vào nhờ một loại enzym quan trọng là transaminase. Trong đó, có 2 enzym rất quan trọng là GPT và GOT:

Tổng hợp protein

Tế bào gan sản xuất gần 50% lượng protein trong cơ thể. Vì vậy, gan có khả năng tái sinh rất mạnh. Sau khi cắt một phần, gan có thể tái tạo trở lại.

- Tổng hợp protein huyết tương: Gan tổng hợp toàn bộ albumin của huyết tương, một phần ( và ( globulin. Vì vậy, khi suy gan, protein máu giảm làm giảm áp suất keo, dịch từ mạch máu thoát vào tổ chức nhiều gây ra phù.

- Tổng hợp các yếu tố đông máu: Gan tổng hợp fibrinogen và các yếu tố đông máu II, VII, IX và X từ vitamin K. Khi suy gan, quá trình đông máu bị rối loạn, bệnh nhân rất dễ bị xuất huyết.


CHỨC NĂNG DỰ TRỮ CỦA GAN

Gan dự trữ cho cơ thể nhiều chất quan trọng: máu, glucid, sắt và một số vitamin như A, D, B12 trong đó quan trọng là vitamin B12.

Dự trữ máu

Lượng máu chứa trong gan bình thường khá lớn (khoảng 600 - 700 ml). Khi áp suất máu tại tĩnh mạch gan tăng lên (truyền dịch, sau bữa ăn, uống nhiều nước...), gan có thể phình ra để chứa thêm khoảng 200 - 400 ml. Ngược lại, khi cơ thể hoạt động hoặc khi thể tích máu giảm, gan sẽ co lại, đưa một lượng máu vào hệ tuần hoàn.

Dự trữ glucid

Gan dự trữ glucid dưới dạng glycogen, lượng glycogen dự trữ này đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động trong vòng vài giờ. Thông qua việc dự trữ glycogen, gan tham gia điều hòa đường huyết. Khi đường huyết tăng, quá trình tổng hợp glycogen tăng lên để dự trữ. Ngược lại, khi đường huyết hạ, quá trình phân ly glycogen tăng lên để đưa glucose vào máu nhằm giữ ổn định đường huyết. Như vậy, gan đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết. Các hệ thống điều hòa đường huyết như nội tiết và thần kinh đều thông qua gan. Khi suy gan, điều hòa đường huyết sẽ bị rối loạn cho dù hệ thống nội tiết và thần kinh vẫn còn tốt.

Dự trữ sắt

Gan là trong 3 cơ quan của cơ thể dự trữ sắt (gan, lách và tủy xương, dự trữ 20% lượng sắt của cơ thể, khoảng 1 g). Lượng sắt dữ trữ này đến từ thức ăn hoặc từ sự thoái hóa Hb. Gan dự trữ sắt dưới dạng feritin. Khi cần, gan sẽ đưa sắt đến cơ quan tạo máu nhờ một loại protein vận chuyển sắt là transferin do gan sản xuất ra.

Dự trữ vitamin B12

Gan có khả năng dự trữ vài miligam, trong khi nhu cầu của cơ thể khoảng 3 (g trong một ngày. Vì vậy, cơ thể rất hiếm bị thiếu B12, phải ngừng cung cấp 3 - 5 năm mới có triệu chứng thiếu vitamin B12. Thiếu vitamin B12 sẽ gây ra bệnh thiếu máu ác tính hồng cầu to.


CHỨC NĂNG TẠO MẬT CỦA GAN

Mật là sản phẩm bài tiết của tế bào gan. Sau khi bài tiết, mật theo các ống mật vi ti đổ vào ống mật ở khoảng cửa. Từ đây, mật theo ống gan phải và ống gan trái đổ vào ống mật chung rồi theo ống túi mật đi đến chứa ở túi mật. Tại đây, mật được cô đặc lại và dưới tác dụng của một số kích thích, túi mật sẽ co bóp đưa mật vào tá tràng qua cơ vòng Oddi. Trước khi đi vào tá tràng, mật được trộn lẫn với dịch tụy trong ống tụy chính.

Mật là một chất lỏng, màu xanh hoặc vàng, pH khoảng 7 - 7,7.

Số lượng bài tiết khoảng 0,5 lít/ngày.

Dịch mật gồm có nhiều thành phần. Trong đó, có một số thành phần quan trọng như: muối mật, sắc tố mật, cholesterol...

Muối mật

Muối mật là muối Kali hoặc Natri của các acid mật liên hợp có nguồn gốc từ cholesterol với glycin hoặc taurin. Có 2 loại muối mật: glycocholat Natri (Kali) và taurocholat Natri (Kali).

Muối mật có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa và hấp thu lipid ở ruột non kéo theo sự hấp thu các vitamin tan trong lipid: A, D, E và K.

Khi xuống đến hồi tràng, 95% muối mật được tái hấp thu rồi theo tĩnh mạch cửa trở về gan và được tái bài tiết, gọi là chu trình ruột gan.

Còn lại 5% muối mật được đào thải theo phân có tác dụng giữ nước trong phân và duy trì nhu động ruột già.

Sắc tố mật

Sắc tố mật (hay còn gọi là bilirubin trực tiếp, bilirubin kết hợp) là một chất hình thành ở gan từ sản phẩm thoái hóa Hb trong cơ thể và sau đó được thải ra theo dịch mật.

Cholesterol

Tế bào gan tổng hợp cholesterol để sản xuất muối mật, một phần cholesterol được thải ra theo dịch mật để giữ hằng định cholesterol máu.

Khi xuống đến ruột, 1 lượng cholesterol được tái hấp thu trở lại.

Cholesterol không tan trong dịch mật, để tan được nó phải ở dưới dạng micelle cùng với muối mật và lecithin và gọi là sự bão hòa cholesterol của mật. Khi mật mất khả năng bão hòa này (do tăng cholesterol hoặc do giảm muối mật và lecithin), cholesterol sẽ tủa tạo nên sỏi.


CHỨC NĂNG CHỐNG ĐỘC CỦA GAN

Gan được xem là một hàng rào bảo vệ cơ thể để chống lại các yếu tố độc hại xâm nhập qua đường tiêu hóa. Đồng thời, nó làm giảm độc tính và thải trừ một số chất được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Cơ chế chống độc của gan do cả tế bào Kupffer và tế bào gan đảm nhiệm.

Tế bào Kupffer

Thực bào các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời thực bào cả các hồng cầu già và xác hồng cầu bị vỡ.

Tế bào gan

Chống độc bằng 2 cơ chế:

Giữ lại một số kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân...và một số chất màu như Bromo-Sulfo-Phtalein (BSP). Sau đó, sẽ thải ra ngoài.

Bằng các phản ứng hóa học để biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua đường mật hoặc đường thận.

Phản ứng tạo urê từ NH3

NH3 được tạo ra trong cơ thể qua quá trình khử amin hoặc hấp thu từ ruột già vào máu. Đây là một chất độc đối với cơ thể, đặc biệt là đối với hệ thần kinh. Gan sẽ biến đổi NH3 thành urê qua chu trình Ocnitin chỉ có ở gan. Sau đó, urê được thải ra trong nước tiểu. Khi suy gan, NH3 máu tăng lên gây nên hôn mê gan.

Khử độc bằng các phản ứng oxy hóa khử, metyl hóa. acetyl hóa

Oxy hóa rượu thành acid acetic + Khử aldehyd thành alcol + Acetyl hóa Sulfanilamit thành chất ít độc hơn.

Khử độc bằng các phản ứng liên hợp

- Liên hợp sulfonic: Các chất độc tạo ra do men thối ở ruột và hấp thu 1 phần vào máu như: indol, phenol, scatol... sẽ kết hợp với acid sulfuric tại gan thành các sulfat ít độc và thải ra trong nước tiểu.

- Liên hợp với glycin: Ví dụ: acid benzoic là một chất độc được liên hợp với glycin tạo thành acid hippuric và thải ra trong nước tiểu.

- Liên hợp với acid glucuronic: Đây là cơ chế chống độc chính của gan. Rất nhiều chất như: bilirubin, alcaloid, phenol, các hormon steroid, một số thuốc như: aspirin, kháng sinh, barbiturat... sẽ được liên hợp với acid glucuronic. Sau đó, các chất này được thải ra trong nước tiểu hoặc trong dịch mật.


CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VỀ GAN

1. Gan nhiễm mỡ

Chức năng khử độc bằng methyl hóa của gan năm 2024

Gan nhiễm mỡ xảy ra khi lượng mơ tích tụ trong gan lớn hơn 5% so với trọng lượng gan.Gan nhiễm mỡ chủ yếu ở những người bị béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao, người nghiện rượu.... Gan nhiễm mỡ thường ít có dấu hiệu bên ngoài, chỉ khi ở giai đoạn nặng hơn người bệnh mới cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ bệnh viêm gan, xơ gan và những biến chứng nguy hiểm.

2. Viêm gan virus

Chức năng khử độc bằng methyl hóa của gan năm 2024

Viêm gan virus là căn bệnh viêm nhiễm gan do 1 trong số 5 chủng virút gây ra, gồm virút viêm gan A, B, C, D, E. Viêm nhiễm thường làm sưng gan, đôi khi phá huỷ nghiêm trọng gan, triệu chứng dễ nhận biết là sốt, đau đầu, nôn mửa, mắt và da vàng.

3. Xơ gan

Chức năng khử độc bằng methyl hóa của gan năm 2024

Xơ gan là hậu quả của các bệnh lý gan mạn tính, tổ chức xơ, sẹo và các nhân tái tạo thay thế tổ chức gan lành dẫn tới làm giảm chức năng gan. Nguyên nhân chủ yếu của xơ gan là viêm gan virus B, C và do rượu, do hội chứng Budd - Chiari, tăng áp lực tĩnh mạch cửa tiên phát, một số bệnh rối loạn chuyển hóa: bệnh Wilson, Haemochromatosis… Xơ gan được chia thành 2 giai đoạn giai đoạn còn bù và giai đoạn mất bù. Ở giai đoạn còn bù, triệu chứng xơ gan rất nghèo nàn, hầu như người bệnh vẫn làm việc bình thường, có thể mệt mỏi, ăn khó tiêu, đau nhẹ hạ sườn phải, có sao mạch ở cổ, ngực, lòng bàn tay son, gan to chắc, lách to. Ở giai đoạn mất bù, người bệnh xơ gan thường chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, rối loạn tiêu hóa.

4. Ung thư gan

Chức năng khử độc bằng methyl hóa của gan năm 2024

Nằm trong danh sách 8 bệnh ung thư hay gặp nhất trên toàn thế giới, ung thư gan là một loại bệnh ung thư nguy hiểm vì rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm nên việc điều trị rất ít hiệu quả. Các dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng vùng hạ sườn trái, cổ chướng, vàng da, xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Khi khám bệnh các bác sỹ có thể sờ thấy gan to, ấn rắn chắc. Để chẩn đoán ung thư gan có thể tiến hành một số xét nghiệm máu xác định nồng độ anpha-FP, khi AFP cao trên 500nglml thì rất gợi ý tới ung thư gan. Ngoài ra, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT scaner ổ bụng có tác dụng xác định vị trí và sự xâm lấn của khối u gan. Xét nghiệm sinh thiết gan bằng chọc kim nhỏ đơn thuần hoặc dưới sự hướng dẫn của siêu âm để chẩn đoán mô bệnh học.


CÁCH TỰ MÌNH BẢO VỆ GAN

Việc nên làm

- Hằng ngày nên bổ sung nước chanh, hỗn hợp nước ép từ rau bina và cà rốt, nước ép bồ công anh, mướp đắng cũng là những thức uống, thực phẩm tốt cho gan, giúp bảo vệ gan.

- Với những người gan yếu ên dùng 3 nhánh tỏi mỗi ngày sẽ rất tốt cho gan.

- Luôn mặc áo dài tay, đeo găng, đội mũ và che mặt nạ để bảo vệ da khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu, sơn và những hóa chất độc hại khác trong nhà. Giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng và dùng xà phòng rửa sạch các hóa chất bám trên da càng nhanh càng tốt. Gan có thể bị tổn hại bởi các hóa chất do bạn hít vào hoặc hấp thu qua da.

- Không dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc kim tiêm. Luôn chú ý giữ an toàn trong quan hệ tình dục nhằm ngăn ngừa sự lây nhiễm virus viêm gan. Tiêm vacxin phòng ngừa virus viêm gan nếu có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh viêm gan.

- Diệp hạ châu, cà gai leo, dâu ngô, nhân trần là những thảo dược có thể mát gan, giải độc, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gan. Mọi người có thể sử dụng hằng ngày để làm mát và giải độc gan.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.

Việc không lên làm

- Ăn quá nhiều protein mỗi ngày vì điều này có thể gây rối loạn thần kinh bằng cách lấn át gan, làm gan phải hoạt động nhiều hơn.

- Ăn quá nhiều thức ăn, khiến gan phải làm việc vất vả để tiêu hóa thức ăn. Hãy dùng những bữa nhỏ để gan hoạt động nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.

- Những thực phẩm chiên xào, nghệ, dầu ăn, ớt và những thức ăn có nhiều gia vị vì chúng có thể gây nguy hiểm cho gan. Do đó nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như vậy.

- Dùng quá nhiều chất cồn. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều chất cồn, gan buộc phải hoạt động quá mức. Điều này gây ra những tổn hại lâu dài ở gan, làm hình thành những vết sẹo trên gan gọi là bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan. Cần hạn chế lượng cồn không quá 1 lần/ 1 ngày đối với phụ nữ và không vượt quá 2 lần/ 1 ngày đối với đàn ông.

- Uống thuốc chung với đồ uống có chứa cồn. Khi uống thuốc với đồ uống có cồn có thể gây ra tình trạng viêm gan nặng và đột ngột, làm gan bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng kết hợp nhiều loại thuốc.

- Tiếp xúc với máu và chất dịch lỏng trong cơ thể của người khác. Có thể xăm mình, dùng chung kim tiêm cũng có thể làm virus gây viêm gan tấn công vào cơ thể người.

Danh mục những thuốc Tây có thể độc hại với gan

Thuốc cảm cúm, giảm đau, hạ sốt có chứa Paracetamol; Ibuprofen; Salicylates; Naproxen.

Thuốc gây ngủ, tâm thần chứa Diazepam, Chlorpromazine.

Thuốc chữa đau dạ dày chứa Cimetidine, Omeprazole.

Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin; Clindamycin; Erythromycin estolate; Metronidazole; Tetracycline.

Thuốc kháng viêm Corticoid: Corticosteroids.

Thuốc hormon Estrogens và adrogens, thuốc ngừa thai.

Thuốc điều trị lao INH.

Thuốc trị viêm khớp Methotrexate.

Thuốc gây mê Halothan.

Thuốc cao huyết áp Methyldopa.

Thuốc tiểu đường Rosiglitazone.


MỘT SỐ NHỮNG DƯỢC CHẤT AN TOÀN THƯỜNG DÙNG TRONG BẢO VỀ VÀ ĐIỀU TRỊ GAN

Về mặt lý thuyết thì bảo vệ gan cách tốt nhất là hạn chế tối đa độc tố vào cơ thể và chống oxi hóa tế bào gan, việc này có thể được thực hiện thông qua chế độ ăn uống, việc bảo vệ da và đường hô hấp khỏi các tác nhân độc hại cũng như thường xuyên thanh lọc giải độc cơ thể bằng các thảo dược mát gan, bổ gan. Qua kiểm nghiệm lâm sàng và kinh nghiệm sử dụng thuốc từ nhiều chuyên gia, ithuoc tổng hợp một số dược chất thường xuyên được sử dụng trong việc bảo vệ gan và hồi phục chức năng gan, hầu hết đều là chất chống oxi hóa mạnh, chất khử độc và diệt khuẩn.

Chiết xuất kế sữa - Milk Thistle (hay còn gọi là cây cúc gai)

Chức năng khử độc bằng methyl hóa của gan năm 2024

Cây Kế sữa có chứa nhóm bioflavonoids trong đó có chất silymarin, silychristin, silydianin và silibinin. Trong đó, silymarin được xem là hoạt chất chính. Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy hoạt chất silymarin trong cây Kế sữa có khả năng bảo vệ gan nhờ cơ chế giải được các độc tố như carbon tetrachloride, acetaminophen và rượu. Vì lý do đó mà cây Kế sữa được xem như một loại thuốc bổ gan. Các hợp chất chống oxy hóa của cây đã được các nhà nghiên cứu chứng minh hiệu quả của cây trong quá trình cai nghiện, giải độc tố của rượu, tái tạo mô gan bị hư hỏng và kích thích sản xuất mật. Tác động của silibinin là làm giảm viêm và xơ hóa. Kết quả phân tích của 5 thử nghiệm lâm sàng trên 602 bệnh nhân xơ gan đã cho thấy rằng, cây Cúc gai có thể làm giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân xơ gan là 50%. Có thể kể những tác động của Cúc gai trên gan bao gồm:

- Ổn định màng tế bào gan, ngăn cản sự xâm nhập của các chất độc vào bên trong gan. - Tăng tổng hợp protein ở tế bào gan do kích thích hoạt động của RNA polymerase, góp phần tăng cường giải độc cho gan. - Thúc đẩy sự phục hồi các tế bào gan đã bị hủy hoại, kích thích sự phát triển của các tế bào gan mới thay thế các tế bào gan bị tổn thương. - Ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan. - Tăng khả năng oxy hóa acid béo của gan, ức chế phản ứng viêm, giảm nồng độ men gan, cải thiện các tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan, viêm gan siêu vi. - Ngăn cản sự tạo thành cholesterol xấu gây nên những mảng bám vào thành động mạch (nguyên nhân gây xơ vữa động mạch).

Như vậy kế sữa được xem là một thảo dược tốt để cho những người béo phì; ăn uống không lành mạnh như tiêu thụ nhiều chất béo, cholesterol, đạm,… những người không có điều kiện vận động; hay thường xuyên tiếp xúc với các chất phóng xạ, chất độc, sử dụng quá nhiều thuốc có hóa chất. Các sản phẩm từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa để chứa 70% đến 80% silymarin. Chiết xuất từ cây kế sữa thường được chuẩn hóa lên đến 70% silymarin, một liều thông thường sẽ là 200 mg 3 lần/ngày được cung cấp 420 mg silymarin.

Axit alpha lipoic

Với tăng lên của dịch bệnh tiểu đường và các biến chứng nghiêm trọng của nó, các chiến lược tự nhiên có hỗ trợ đường trong máu khỏe mạnh (glucose) và bảo vệ chống oxy hóa căng thẳng phục vụ niềm hy vọng cho nhiều cá nhân. Hội chứng trao đổi chất, một sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ như kháng insulin, huyết áp cao, triglycerides cao, thấp và lipoprotein mật độ cao (HDL) -increases một nguy cơ đối với bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Rộng rãi biết đến như một chất chống oxy hóa mạnh và hiệu quả, acid lipoic thể hiện vô số các tính chất độc đáo. Quy định như một loại thuốc ở một số nước châu Âu (nơi nó được chấp nhận để điều trị các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường, biến chứng của nghiện rượu, và một loạt các điều kiện gan), 1,2 lipoic acid là một thành phần quan trọng của bảo trì sức khỏe của mỗi cá nhân thông báo chế độ. Trong nghiên cứu mới nổi, lipoic acid đã cho thấy lợi ích ấn tượng trong bối cảnh của bệnh tăng nhãn áp, đau nửa đầu, đột quỵ, cũng như sức khỏe của xương. Dựa trên bằng chứng từ các nghiên cứu động vật và con người, acid lipoic cung cấp các lợi ích sức khỏe yếu sau đây:

- Giảm stress oxy hóa trong cơ thể thông qua hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ. - Cải thiện một số thành phần của hội chứng chuyển hóa, một sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ của một người bệnh tiểu đường. - Giảm huyết áp. - Làm giảm đề kháng insulin, tăng độ nhạy cảm insulin. Cải thiện bệnh tiểu đường đau thần kinh. - Cải thiện chất lượng lipid trong cơ thể. Giảm cân. - Bảo vệ chống lại sự hình thành đục thủy tinh thể, cải thiện chức năng thị giác trong bệnh tăng nhãn áp. - Giúp ngăn ngừa cái chết tế bào võng mạc khi kết hợp với vitamin E trong võng mạc sắc tố. - Ngăn ngừa mất xương, có thể thông qua tác dụng chống viêm. - Loại bỏ các kim loại độc hại ra khỏi cơ thể. - Giảm tần suất và cường độ của chứng đau nửa đầu. Giảm tổn thương não sau đột quỵ. - Cải thiện cấu trúc da.

Nhờ tác dụng chống oxi hóa, loại bỏ kim loại độc, cải thiện một số hội chứng chuyển hóa, Axit alpha lipoic là một trong những chất rất được ưa dùng trong điều trị và phòng chống các bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ và viêm gan.

Tinh chất nghệ Curcumin

Chức năng khử độc bằng methyl hóa của gan năm 2024

Một trong những cách giúp gan loại bỏ độc tố chính là việc tạo ra mật. Do đó, khi lượng mật được sản sinh ra nhiều càng có lợi cho quá trình giải độc gan. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nghệ sẽ giúp tăng lượng mật và làm thanh lọc gan, giúp trẻ hóa các tế bào gan và tiếp thêm năng lượng để chúng loại bỏ các độc tố. Chất Curcumin trong nghệ giúp làm sạch gan, lọc máu, tăng cường chức năng tiêu hóa và loại bỏ độc tố. Ngoài ra, nghệ còn kích thích túi mật sản sinh nhiều mật và giúp dọn sạch các gốc tự do. Đặc biệt, curcumin còn có khả năng chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư, nhiễm virus và viêm khớp. Do đặc tính kháng viêm vượt trội, không gây ra tác dụng phụ khó chịu cho cơ thể nên nghệ còn được sử dụng để làm sạch da, tạo ra màu sắc đẹp mắt cho món ăn ngon miệng, bảo quản thực phẩm và còn nhiều công dụng khác.