Lỗi màn hình bị giật khi chơi darksiders 2 năm 2024

Nói về thể loại phiêu lưu – hành động thì nền tảng PC cũng có kha khá tựa game kinh điển đấy. Thậm chí còn có tựa game đã thay đổi cả ngành công nghiệp game thời bấy giờ. Sau đây là danh sách top 10 tựa game PC thuộc thể loại phiêu lưu – hành động mà bạn nên xem qua.

Prince Of Persia: Sands Of Time (2003)

Prince Of Persia: Sands Of Time là một tựa game mang tính đột phá, và là một trong số ít các tựa game chuyển từ dạng 2D sang 3D thành công. Với công thức “cộp mác” của dòng game Prince of Persia, mỗi cú nhảy không chỉ đơn thuần chỉ là… nhảy, nó còn là một câu đố “mini” mà bạn cần phải tìm ra đáp án để qua màn.

Vì vậy, mỗi khi mà qua được màn mới là mừng hết lớn. Trong game còn có cơ chế “Sands” cũng khá sáng tạo, cho phép người chơi quay ngược thời gian trong trường hợp lỡ có một pha xử lý “bốc đồng” chẳng hạn. Miễn còn “cát” thì chàng hoàng tử Ba Tư vẫn chưa… “nát”.

Beyond Good & Evil (2003)

Lấy ý tưởng từ Legend of Zelda, tựa game cho người chơi vào vai nhiếp ảnh gia Jade, cùng với chú nuôi Pey’j chiến đấu lại quái vật ngoài hành tinh tên là DomZ. Nghe qua thì có vẻ nhàm, nhưng càng chơi, game thủ sẽ càng khám phá được nhiều bí mật, nhiều âm mưu khác nhau, giúp Beyond Good & Evil trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết.

Ngoài những bí ẩn và cạm bẫy ra, thế giới Hillys trong game cũng rất choáng ngợp với nhiều nhân vật thú vị, thôi thúc người chơi khám phá nhiều thứ hơn.

Indiana Jones And The Emperor’s Tomb (2003)

Là một tựa game phiêu lưu nên Indiana Jones And The Emperor’s Tomb đưa người chơi du ngoạn đến đủ mọi nơi trên thế giới: từ Sri Lanka, New York cho đến Hong Kong, thậm chí là đến cả… kiếp sau. Việc bắn súng trong game được giảm thiểu tối đa, nhường đất diễn lại cho những pha đấu tay đôi rất chi là “bốp chát” và sướng tê người. Mọi thứ trong game đều được thiết kế rất tỉ mỉ, nên khi Indiana Jones cầm ghế lên phang kẻ địch thì nhiều khi bạn còn cảm thấy “thốn” huống chi là thằng đó.

Các màn chơi cũng có nhiều bí mật cho game thủ khám phá, và giữa màn thì không có chuyện save game hay checkpoint (giống như ngoài đời thực), giúp bạn có cảm giác như mình đang thực sự là Indiana Jones vậy. Nếu bạn còn nhớ những pha Indiana Jones sử dụng roi da lấy cây súng từ tay kẻ địch, hay đấm tụi nó rơi xuống hố đầy cá sấu thì game này có đủ hết. Kết hợp với nhạc nền tuyệt cú mèo đã biến tựa game này thành một trong những game phiêu lưu – hành động hay nhất mọi thời đại.

Resident Evil 4 (2005)

Với phiên bản này, Resident Evil đã giảm bớt yếu tố kinh dị và tập trung vào yếu tố phiêu lưu – hành động. Tuy vậy, không những fan gạo cội không quay mặt với tựa game này mà còn hưởng ứng, nhận xét đây là một trong những tựa game hay nhất của Capcom. Nó còn tạo nền móng về việc ứng dụng góc quay phía sau vai nhân vật (Over-the-shoulder camera angles).

Đây là một tựa game pha trộn rất nhiều yếu tố: kinh dị có, hồi hộp có, giải đố có, và hành động cũng có nốt. Với thời lượng game cũng tương đối dài và có nhiều yếu tố “cộp mác” Resident Evil, phần 4 xứng đáng là một trong những tượng đài của dòng game này.

Batman: Arkham Asylum (2009)

Những tựa game Batman turớc đó không được hay cho lắm, nhưng với bàn tay của Rocksteady thì họ không chỉ vực dậy dòng game này mà còn nâng nó lên một tầm cao mới (mà không cần xài Grapple Gun).

Thiết kế trong Batman: Arkham Asylum được hoàn thiện rất tốt, rất chỉn chu. Lấy bối cảnh Batman và thành phố Gotham trứ danh, Rocksteady đã tỉ mỉ tô vẽ cho từng căn phòng, từng khu vực của nhà thương điên Asylum, mang đến cho người chơi một cảm giác rùng rợn, u ám, khiến tim đập liên hồi, nhất là trong những phân cảnh với The Scarecrow.

Cơ chế combat trong Batman: Arkham Asylum cũng là đề tài cảm hứng cho những tựa game cùng thể loại sau này, đơn cử là tựa game đình đám Marvel’s Spider Man (2018).

Darksiders 2 (2012)

Thừa thắng xông lên, Darksiders 2 cho người chơi vào vai Death – người anh em của War trong phần 1 – và cứ thế mà thoải mái chặt chém. Darksiders 2 hội tụ đủ các yếu tố combat đã tay sướng mắt như trong God of War, giải đố bí mật trong Zelda, thậm chí có cả yếu tố platforming trong Price of Persia nữa.

Và cũng chính bởi vì “mượn chỗ này một chút, chỗ kia một chút” nên kẻ địch trong Darksiders 2 cũng quái dị nốt, không hề giống bất cứ tựa game nào trước đó.

Tomb Raider (2013)

Mặc dù câu chuyện trong phiên bản này phần lớn ý tưởng là được lấy từ Uncharted, Crystal Dynamics vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ với hình ảnh Lara Croft gan lì, luôn vượt qua các thử thách trên hành trình để khám phá ra những bí mật chưa được “bật mí”. Và cũng chính những thử thách này đã tạo nên điểm nhấn độc đáo cho Tomb Raider, đưa người chơi qua những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Cơ chế game là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố combat, khám phá, leo núi, và giải đố – đầy đủ những thứ mà một tựa game phiêu lưu – hành động nên có. So với những game khác cùng thể loại, những pha combat trong Tomb Raider nảy lửa hơn rất nhiều, và chuyển động của nhân vật trong game cũng tự nhiên hơn. Ngoài ra, ẩn bên trong bản đồ là các ngôi mộ chưa được khai phá, nằm yên chờ Lara Croft đến giải các câu đố để lấy kho báu.

Nếu như phiên bản Tomb Raider (1996) là tựa game đã đặt nền móng cho thể loại này, thì phiên bản reboot năm 2013 đã nâng nó lên một tầm cao mới.

Middle-Earth: Shadow Of Mordor (2014)

Tựa game này đặc biệt ở cái cơ chế Nemesis: Khi bạn bị giết chết bởi kẻ địch, bất kể to nhỏ như thế nào, thì nó sẽ được “phong hàm”, và lần sau khi bạn “đụng mặt” lại với nó thì sẽ “khó ăn” hơn rất nhiều. Đây là một tựa game pha trộn giữa yếu tố khám phá, leo trèo của Assassin’s Creed và yếu tố lén lút, combat của Batman.

Thú vị hơn nữa là khi bạn chơi được hơn nửa game thì sẽ có khả năng “chiêu mộ” một vài kẻ địch để về đầu quân cho mình, tạo thành một đội quân riêng, giúp game trở lên mới lạ và không bị nhàm chán.

Assassin’s Creed Origins (2017)

Assassin’s Creed là một dòng game đã quá nổi tiếng trong cộng đồng game thủ không chỉ bởi cốt truyện hay mà còn bởi cơ chế chạy nhảy parkour khá là “bánh cuốn”, và Origins cũng không ngoại lệ.

Trong phiên bản này, Origins vẫn bám theo công thức của dòng game và đã nâng nó lên cao thêm một bậc. Cơ chế combat đã được thay đổi hoàn toàn, thay vào đó là các tính năng giống với thể loại game nhập vai, và kẻ địch cũng đa dạng hơn trước rất nhiều. Sẽ không còn những pha chain-kill 1 chấp 10 hay insta-kill với vũ khí trứ danh “hidden blade”.

Thêm vào đó, khung cảnh Ai Cập cổ đại cũng được tái hiện rất chân thực và chi tiết, và ẩn chứa bên trong là hàng tá thử thách, kho báu, và câu đố đang chờ đợi Bayek – nhân vật chính trong game – khám phá.

Control (2019)

Nổi tiếng với những pha combat kịch tính và cốt truyện đầy thu hút trong Quantum Break, studio Remedy đã tiếp tục thành công với tựa game Control mới ra mắt vào năm nay.

Control tập trung vào yếu tố phiêu lưu nhiều hơn là hành động, và trong game cũng có một vài khúc giải đố để người chơi khám phá những thứ hay ho hơn. Checkpoint cũng là một loại “câu đố” mini, đòi hỏi người chơi phải thuộc bản đồ trong game mới xài được.

Điểm sáng của tựa game này nằm ở thiết kế của màn chơi. Toà nhà trụ sở mà người chơi đặt chân vào là một mê cung biến hình, với khung cảnh hành lang và phòng ốc kì quái. Xen vào đó là các mảnh thông tin vụn vặt mà người chơi có thể tương tác như chương trình TV hoặc hồ sơ vụ án, và nó cuốn hút đến nỗi cứ mỗi lần bạn tìm thấy những mảnh thông tin này là phải xem cho hết mới thỏa mãn mà đi tiếp màn chơi.