Chức năng của Trung tâm học tập cộng đồng

Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mỗi công dân đều được học tập suốt đời". Mục tiêu xây dựng xã hội học tập là để không ngừng nâng cao dân trí, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước.

Thực hiện các chủ trương của Trung ương về "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020", Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 23 và Quyết định 438; Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có các Quyết định số 1328, 197, 945 phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập và Quy chế hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ).

Trên cơ sở đó, Trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động, trở thành môi trường và điều kiện để xây dựng xã hội học tập. Từ khi thành lập đến nay, 262 TTHTCĐ ở cơ sở đã phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị mở được 33.049 lớp học, với 1.166.795 lượt người tham gia học tập các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khuyến công, kiến thức về pháp luật, các vấn đề về xã hội, sức khỏe, đời sống... Người lao động đã biết vận dụng kiến thức được học vào lao động sản xuất, tổ chức cuộc sống, tạo được nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Tuy vậy, hiệu quả của các TTHTCĐ còn hạn chế, nhiều Trung tâm hoạt động còn bị động, lúng túng trong nội dung, chương trình mở lớp, trong mối quan hệ phối hợp, cơ cấu tổ chức bộ máy và yếu tố đảm bảo để duy trì hoạt động. Theo số liệu khảo sát, phân loại năm 2013, có 53 Trung tâm hoạt động Tốt (đạt 20,2%), 77 trung tâm đạt chất lượng Khá (đạt 29,3%), 90 trung tâm có chất lượng trung bình (đạt 34,4%) và có 42 trung tâm xếp vào loại yếu (chiếm 16%)… . Điều đó cho thấy kết quả hoạt động của TTHTCĐ còn hạn chế trong khi người dân, người lao động rất "đói" về thông tin, về sự hiểu biết chính sách, pháp luật, kiến thức làm kinh tế, vốn sống và kỹ năng sống... Những hạn chế về nội dung, phương thức và chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ nêu trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cho người dân, cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.

Nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, các ngành, các đoàn thể chưa đúng và chưa đầy đủ về chủ trương xây dựng xã hội học tập và vai trò của các TT HTCĐ trong xây dựng xã hội học tập. Trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa các ngành chức năng không rõ ràng, trước hết là sự phối hợp gắn kết giữa Ngành Giáo dục và Hội Khuyến học từ cơ sở đến huyện và tỉnh, có khi triển khai mang tính thụ động, đối phó, không đem lại hiệu quả thực tiễn. Bộ máy quản lý và giáo viên ở các Trung tâm ít được tập huấn về nghiệp vụ và giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Một số chế độ, chính sách Nhà nước đã ban hành để xây dựng xã hội học tập và xây dựng TTHTCĐ không được chính quyền các cấp cụ thể hóa và triển khai thực hiện như Thông tư số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 96 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung quy chế và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các TTHTCĐ.

Học tập suốt đời theo tư tưởng Hồ Chí Minh là học tập để biết phải trái, học để hành, học để làm người, học để phục vụ nhân dân và nhân loại, học điều cơ bản và thiết thực, ai cũng học và giúp người khác học, ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy sự học làm cốt.

Từ yêu cầu khách quan của cuộc sống, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới; từ quan điểm, tư tưởng học tập suốt đời của Bác Hồ, Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rất rõ 4 mục tiêu đến năm 2020 về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; về tin học và ngoại ngữ; về trình độ chuyên môn, kỹ thuật đối với cán bộ công chức, viên chức từ cấp cơ sở trở lên; 70% lao động nông thôn được cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất tại TTHTCĐ, 90% công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp có trình độ học vấn THPT hoặc tương đương, 95% qua đào tạo nghề; về kỹ năng sống, học sinh, sinh viên và người lao động được học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống.

Tiêu chí chung nhất đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, đó là con em trong độ tuổi phải đi học, không bỏ học, kết quả học tập trung bình trở lên, có đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật, không mắc các tệ nạn xã hội, có các kỹ năng sống cần thiết. Đối với người lớn: 98% biết chữ, 70% tự giác tham gia học tập bằng các hình thức; tích cực tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, 70%gia đình đời sống ổn định,có bước phát triển, 90% số hộ đạt tiêu chí Gia đình văn hoá, 70% số hộ đạt tiêu chí Gia đình học tập.

Khái quát 4 mục tiêu Chính phủ đề ra và tiêu chí cơ bản xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập cho thấy nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập hết sức nặng nề, rất cần sự gắn kết và phối hợp giữa Ngành Giáo dục - Đào tạo với Hội Khuyến học và các đoàn thể Chính trị - Xã hội các cấp để xây dựng phong trào thi đua học tập và học tập suốt đời ở các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng và Nhà nước, yếu tố có tính quyết định là phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức từ trong cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đến toàn dân về xây dựng xã hội học tập. Cần mở hội nghị cốt cán để quán triệt QĐ 89 và QĐ 281 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án 281 về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, cơ quan, đơn vị”. Tiến hành khảo sát và tập huấn xây dựng thí điểm mô hình trong năm 2014 để tập trung xây dựng, tổng kết thí điểm mô hình và triển khai đại trà từ 2016 đến 2020. Hệ thống các tổ chức phải cung ứng các cơ hội học tập, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện học tập suốt đời.

Cần tổng kết, chắt lọc kinh nghiệm “xây dựng gia đình, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học”, “xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động ở địa phương trong những năm qua để thí điểm xây dựng mô hình “Gia đình học tập”,”Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”. Mỗi huyện, thị, thành nên chọn tối thiểu hai điểm để xây dựng thí điểm mô hình gắn mô hình, từ đó để tổng kết và nhân rộng các mô hình, tạo được sức lan toả mạnh mẽ phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn dân; trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, cơ quan, đơn vị.

Phải tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm HTCĐ, tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng các Trung tâm; kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư vật chất, thiết bị và tăng cường giáo viên về công tác tại các TTHTCĐ theo Thông tư 40 và Thông tư 96 của Bộ GD&ĐT và Bộ Tài chính; Tiến hành khảo sát nhu cầu học của các loại đối tượng để xây dựng kế hoạch mở lớp, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy, huấn luyện tại Trung tâm.

Tổ chức hội thảo về “thực trạng và giải pháp củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ”, đi sâu các vấn đề: Tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, chương trình, nội dung, phương thức học, điều kiện đảm bảo... nhằm tạo môi trường, điều kiện để mọi người được học tâp.

Từ kinh nghiệm đã làm trong nhiều năm và kết quả thí điểm mô hình để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công nhận danh hiệu Gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập sát với thực tiễn tình hình Hà Tĩnh. Tăng cường kiểm tra, đánh giá, công nhận danh hiệu cho các tổ chức và cá nhân.Theo định kỳ 3 năm một lần, các cấp cần tổ chức hội nghị tổng kết, biểu dương, khen thưởng các nhân tố và điển hình tiên tiến,tiếp tục xây dựng phong trào phát triển đồng đều và có chiều sâu.

Vấn đề đặt ra là phải xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng đều, gắn kết, liên thông giữa chính quy và thường xuyên, ở ngoài nhà trường, trên địa bàn dân cư, gắn với lao động sản xuất, công tác, đời sống xã hội. Phải xác lập được mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng xã hội học tập với ý thức tự học vươn lên, học thường xuyên, học suốt đời ở mọi tổ chức, cá nhân; học để biết, để làm, để chung sống, để tồn tại, góp phần xây dựng quê hương, đất nước; phải tạo môi trường thuận lợi nhất để mọi người có cơ hội học tập. Chỉ có vậy phong trào mới có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, mới tạo được yếu tố tự giác tham gia của mọi người dân và cộng đồng./.

Trần Thanh Bình - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

BANHÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ, PHƯỜNG,THỊ TRẤN

Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổchức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn, cóhiệu lực kể từ ngày 16 tháng 4 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT ngày30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổsung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồngtại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từngày 15 tháng 2 năm 2011.

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủtướng Chính phủ tại Thông báo số 268/TB-VPCP ngày 24/12/2007 về Kết luận củaThủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về mô hình tổ chức, quản lý vàcơ chế tài chính của các trung tâm học tập cộng đồng; Công văn số 1165/VPCP-KG ngày 25/02/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạtđộng của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáodục thường xuyên1,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của trungtâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn.

Điều 2.2 Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủtrưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc sở giáo dục và đào tạochịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ(để đăng công báo);
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, GDTX.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

QUY CHẾ

TỔ CHỨCVÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đốitượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn, bao gồm:tổ chức và quản lý; các hoạt động giáo dục; giáo viên, học viên; cơ sở vật chất,thiết bị và tài chính.

2. Quy chế này áp dụng đối với cáctrung tâm học tập cộng đồng được thành lập tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọichung là cấp xã).

Điều 2. Vị trí của trung tâm họctập cộng đồng

1. Trung tâm học tập cộng đồng là cơsở giáo dục thường xuyên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là trung tâm học tậptự chủ của cộng đồng cấp xã, có sự quản lý, hỗ trợ của Nhà nước; đồng thời phảiphát huy mạnh mẽ sự tham gia, đóng góp của nhân dân trong cộng đồng dân cư đểxây dựng và phát triển các trung tâm theo cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng làm.

2. Trung tâm học tập cộng đồng có tưcách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 3. Chức năng của trung tâmhọc tập cộng đồng

Hoạt động của trung tâm học tập cộngđồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tậpthường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệmtrong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất laođộng, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân vàcả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luậtđến với mọi người dân.

Điều 4. Nhiệm vụ của trung tâm họctập cộng đồng

1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả côngtác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổcập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộnghiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dântrong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông,khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương.

2. Tổ chức các hoạt động giao lưu vănhoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục chocon em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội.

3. Điều tra nhu cầu học tập của cộngđồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể củatừng nhóm đối tượng.

4. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất,trang thiết bị của trung tâm theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Tên của trung tâm học tậpcộng đồng

1. Tên của trung tâm học tập cộng đồng:trung tâm học tập cộng đồng + tên xã, phường, thị trấn (hoặc tên riêng).

2. Tên của trung tâm học tập cộng đồngđược ghi trong quyết định thành lập, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giaodịch của trung tâm.

Điều 6. Phân cấp quản lý

Trung tâm học tập cộng đồng do Ủy bannhân dân cấp xã quản lý trực tiếp và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụcủa phòng giáo dục và đào tạo.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ

Điều 7. Điều kiện và thẩm quyềnthành lập trung tâm học tập cộng đồng

1. Trung tâm học tập cộng đồng đượcthành lập khi có các điều kiện sau:

a) Việc thành lập trung tâm học tậpcộng đồng phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; đápứng nhu cầu học tập của cộng đồng;

b) Có địa điểm cụ thể, có cơ sở vậtchất, thiết bị, cán bộ quản lý, giáo viên, kế toán, thủ quỹ theo quy định củaQuy chế này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định thànhlập trung tâm học tập cộng đồng theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 8. Hồ sơ và thủ tục thành lậptrung tâm học tập cộng đồng

1. Hồ sơ thành lập trung tâm học tậpcộng đồng gồm:

a) Tờ trình của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp xã đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng, trong đó có các nộidung quy định tại khoản 1 Điều 7 của Quy chế này;

b) Sơ yếu lý lịch và bản sao các giấytờ, văn bằng, chứng chỉ của những người dự kiến làm cán bộ quản lý trung tâmhọc tập cộng đồng.

2. Thủ tục thành lập trung tâm họctập cộng đồng được quy định như sau:

a) Uỷ ban nhân dân cấp xã lập hồ sơtheo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Phòng giáo dục và đào tạo tiếp nhậnhồ sơ, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định các điềukiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp có thẩm quyền thành lập trung tâm học tậpcộng đồng có trách nhiệm thông báo kết quả bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấpxã.

3. Việc thành lập và tổ chức hoạt độngcủa trung tâm học tập cộng đồng phải được thông báo trên các phương tiện thôngtin đại chúng cấp xã để đảm bảo tính công khai, minh bạch và cập nhật thông tinđến công chúng, nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm.

Điều 9. Đình chỉ hoạt động của trungtâm học tập cộng đồng

1. Trung tâm học tập cộng đồng bị đìnhchỉ hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm các quy định của pháp luậtvề xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ;

b) Hoạt động của trung tâm học tậpcộng đồng không đáp ứng nhu cầu học tập của cộng đồng, không được sự hưởng ứng củanhân dân.

c) Trong thời hạn 12 tháng liên tục,trung tâm không có hoạt động để phục vụ nhu cầu học tập của cộng đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyệnquyết định việc đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng. Trong quyếtđịnh đình chỉ hoạt động của trung tâm phải xác định rõ lý do và căn cứ đìnhchỉ; các biện pháp bảo đảm quyền lợi của giáo viên, học viên và các vấn đề kháccó liên quan.

3. Trình tự, thủ tục đình chỉ hoạtđộng trung tâm học tập cộng đồng thực hiện như sau:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổchức thanh tra hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, lấy ý kiến của các tổchức có liên quan và nhân dân trên địa bàn. Nếu có căn cứ để đình chỉ hoạt độngtheo quy định tại khoản 1 Điều này thì trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyếtđịnh đình chỉ hoạt động trung tâm học tập cộng đồng.

4. Sau thời gian đình chỉ, nếu trungtâm học tập cộng đồng khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉthì phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức kiểmtra và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cho phép trung tâm học tậpcộng đồng hoạt động trở lại.

Điều 10. Giải thể trung tâm họctập cộng đồng

1. Trung tâm học tập cộng đồng bị giảithể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy địnhvề quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

b) Hết thời gian đình chỉ mà khôngkhắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt động củatrung tâm học tập cộng đồng không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyệnquyết định việc giải thể trung tâm học tập cộng đồng. Trong quyết định giải thểphải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của giáo viênvà học viên.

3. Trình tự, thủ tục giải thể trungtâm học tập cộng đồng thực hiện như sau:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổchức thanh tra trung tâm học tập cộng đồng, lấy ý kiến của các đơn vị có liên quanvà nhân dân trên địa bàn. Nếu có căn cứ để giải thể theo quy định tại khoản 1Điều này thì trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trung tâm họctập cộng đồng.

Điều 11. Về tổ chức biên chế

1. Không bố trí biên chế theo chế độcông chức, viên chức ở các trung tâm học tập cộng đồng.

2. Cán bộ quản lý trung tâm học tậpcộng đồng được bố trí theo chế độ kiêm nhiệm, gồm một cán bộ quản lý cấp xã kiêmgiám đốc trung tâm, một cán bộ của Hội Khuyến học và một cán bộ lãnh đạo củatrường tiểu học hoặc trung học cơ sở trên địa bàn kiêm phó giám đốc. Các cán bộnày được hưởng phụ cấp từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.

3.3 Căn cứ nhu cầu thực tế và nguồn lực của giáo viên ởđịa phương phòng giáo dục và đào tạo xem xét quyết định việc bố trí giáo viên trườngtiểu học hoặc trường trung học cơ sở làm việc tại trung tâm học tập cộng đồng,sau khi đã có ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã và được sự đồng ý của Uỷ bannhân dân cấp huyện.

4.4 Nhiệm vụ, quyền lợi và trách nhiệm của giáo viên đượcđiều động làm việc tại trung tâm học tập cộng đồng:

a) Giáo viên được điều động làm việctại trung tâm học tập cộng đồng là người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lựcchuyên môn;

b) Giáo viên được điều động làm việctại trung tâm học tập cộng đồng có nhiệm vụ và quyền hạn: tham gia giảng dạy,đánh giá chất lượng các hoạt động giáo dục thường xuyên tại trung tâm học tậpcộng đồng; giúp giám đốc lập kế hoạch hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng,xây dựng lịch học tập, báo cáo kết quả hoạt động của trung tâm học tập cộngđồng; quản lý và cập nhật hồ sơ, sổ sách theo quy định; tổ chức điều tra thốngkê nhu cầu người học tại cộng đồng, tổ chức rà soát, lưu trữ học liệu địa phươngtrong trung tâm học tập cộng đồng; chấp hành sự phân công tác của giám đốctrung tâm học tập cộng đồng và chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lýgiáo dục;

c) Quyền lợi của giáo viên được điềuđộng làm việc tại trung tâm học tập cộng đồng: được hưởng lương, các khoản phụcấp theo lương và các chế độ quyền lợi khác theo quy định của pháp luật (nếucó) tại đơn vị cử đi làm việc; được theo học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệpvụ và được hưởng các chế độ khen thưởng, theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 12. Giám đốc trung tâm họctập cộng đồng

1. Giám đốc trung tâm học tập cộngđồng là người quản lý, điều hành mọi hoạt động của trung tâm và chịu trách nhiệmtrước pháp luật và cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm.

2. Giám đốc trung tâm học tập cộngđồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở đề nghị của Ủyban nhân dân cấp xã.

3. Giám đốc trung tâm học tập cộngđồng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ của trung tâm học tập cộng đồng được quy định tại Điều 4 của Quychế này;

b) Tuyên truyền vận động mọi thànhviên trong cộng đồng tham gia các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

c) Huy động các nguồn lực trong vàngoài cộng đồng để duy trì và phát triển các hoạt động của trung tâm học tập cộngđồng;

d) Quản lý tài chính, cơ sở vật chấtcủa trung tâm học tập cộng đồng;

đ) Xây dựng nội quy hoạt động của trungtâm học tập cộng đồng;

e) Kiểm tra, đánh giá và báo cáo địnhkỳ kết quả hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng với Ủy ban nhân dân cấp xãvà các cơ quan quản lý cấp trên;

g) Được theo học các lớp chuyênmôn, nghiệp vụ và đư­­ợc h­­ưởng các chế độ phụ cấp trách nhiệm và khen thưởngtheo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 13. Phó giám đốc trung tâmhọc tập cộng đồng

1. Phó giám đốc trung tâm học tập cộnglà ngư­­ời có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp huyện quyết định theo đề nghị của giám đốc trung tâm học tập cộng đồng.

2. Phó giám đốc có những nhiệm vụvà quyền hạn sau đây:

a) Giúp việc cho giám đốc trong việcquản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm. Trực tiếp phụ trách một sốlĩnh vực công tác theo sự phân công của giám đốc và giải quyết các công việc dogiám đốc giao;

b) Khi giải quyết công việc được giámđốc giao, phó giám đốc thay mặt giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc vềkết quả công việc được giao;

c) Thay mặt giám đốc điều hành hoạtđộng của trung tâm khi được uỷ quyền.

3. Được theo học các lớp chuyên môn,nghiệp vụ và được hưởng các chế độ phụ cấp và khen thưởng theo quy định hiệnhành của Nhà nước.

Điều 14. Kế toán, thủ quỹ

Kế toán, thủ quỹ của trung tâm họctập cộng đồng do kế toán, thủ quỹ của Ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm, được hưởngchế độ phụ cấp do Hội đồng nhân dân xã quy định trên cơ sở tự cân đối ngân sáchđịa phương.

Chương III

CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Điều 15. Chương trình giáo dục,kế hoạch học tập

1. Trung tâm học tập cộng đồng thựchiện các chương trình giáo dục quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này.

2. Giám đốc trung tâm học tập cộngđồng xây dựng kế hoạch dạy học và thời gian biểu cụ thể phù hợp với từng chươngtrình giáo dục.

Điều 16. Tài liệu học tập

Trung tâm học tập cộng đồng sử dụngtài liệu do các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng có liên quan biên soạn, cáctài liệu địa phương do sở giáo dục và đào tạo và các cơ quan chuyên môn có thẩmquyền quy định hoặc tài liệu do các nhà chuyên môn có kinh nghiệm biên soạn.

Điều 17. Tổ chức lớp học

1. Căn cứ vào tình hình thực tế củađịa phương, các lớp xóa mù chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục được tổ chứctại trung tâm học tập cộng đồng hoặc tại các ấp, thôn, bản có đủ điều kiện đểtổ chức lớp học.

2. Các lớp học khác tuỳ theo nội dungchương trình giáo dục được tổ chức tại các địa điểm và thời gian phù hợp.

Điều 18. Công nhận kết quả học tập

1.5 Họcviên học hết Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, nếuđủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Giám đốctrung tâm học tập cộng đồng xác nhận kết quả học tập theo quy định của Bộ Giáodục và Đào tạo.

2. Học hết các chương trình khác quyđịnh tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này thì tùy theo nội dung, thời gian học, giámđốc trung tâm học tập cộng đồng xác nhận kết quả học tập (nếu người học có nhucầu).

Chương IV

GIÁO VIÊN, HỌC VIÊN

Điều 19. Giáo viên

1. Giáo viên tham gia giảng dạy tạitrung tâm học tập cộng đồng bao gồm:

a) Giáo viên được phòng giáo dục vàđào tạo biệt phái để dạy chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khibiết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục;

b) Báo cáo viên dạy các chuyên đề;các cộng tác viên, hướng dẫn viên và những người tình nguyện tham gia hướng dẫnhọc tập tại trung tâm học tập cộng đồng theo hợp đồng thoả thuận với giám đốctrung tâm.

2. Giáo viên có nhiệm vụ:

a) Giảng dạy theo nội dung, chươngtrình và viết tài liệu phục vụ giảng dạy - học tập theo quy định;

b) Chịu sự giám sát của các cấp quảnlý về chất lượng, nội dung và phương pháp dạy học;

c) Hướng dẫn, giúp đỡ người học;

d) Rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tácphong, lối sống.

3. Giáo viên có quyền:

a) Được trung tâm học tập cộng đồngtạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao;

b) Giáo viên dạy xoá mù chữ, củngcố chất lượng phổ cập giáo dục được hưởng các chế độ theo quy định hiện hànhcủa Nhà nước;

c) Giáo viên dạy các chương trình khácđược hưởng các chế độ theo quy định của trung tâm học tập cộng đồng.

4. Khen thưởng và kỷ luật:

a) Giáo viên có thành tích sẽ được khen thưởng theoquy định;

b) Giáo viên có hành vi vi phạm khi thi hành nhiệm vụthì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hànhchính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thườngtheo quy định của pháp luật.

Điều 20. Học viên

1. Học viên có nhiệm vụ:

a) Thực hiện đầy đủ các quy định của trung tâm học tậpcộng đồng;

b) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trung tâm học tập cộngđồng;

c) Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định củatrung tâm học tập cộng đồng.

2. Học viên có quyền:

a) Được chọn chương trình học, hình thức học phù hợpvới khả năng, điều kiện của bản thân và của trung tâm học tập cộng đồng;

b) Được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập củabản thân;

c) Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện để đóng gópý kiến về nội dung học tập, phương pháp giảng dạy cũng như các hoạt động kháccủa trung tâm;

d) Học viên trung tâm học tập cộng đồng được công nhậnkết quả học tập theo quy định tại Điều 18 của Quy chế này.

3. Khen thưởng và kỷ luật:

a) Học viên có thành tích trong học tập được khen thưởngtheo quy định hiện hành;

b) Học viên vi phạm các quy định trong quá trình họctập, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định củapháp luật.

Chương V

CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ TÀI CHÍNH

Điều 21. Cơ sở vật chất, thiết bị

1. Trung tâm học tập cộng đồng có cơ sở vật chất vàcác thiết bị cần thiết đáp ứng được yêu cầu hoạt động của trung tâm trên cơ sở đầutư, trang bị mới hoặc tận dụng các cơ sở vật chất sẵn có trên địa bàn cấp xã.

2. Trung tâm học tập cộng đồng phải có biển trung tâm,gồm những nội dung chính sau đây:

a) Góc phía trên, bên trái: Uỷ ban nhân dân cấp xã +tên cấp xã

b) Ở giữa: Tên trung tâm học tập cộng đồng;

c) Dưới cùng: Địa chỉ của trung tâm học tập cộng đồng,điện thoại, fax, e-mail (nếu có).

Điều 22. Tài chính của trung tâm học tập cộng đồng

1. Nguồn tài chính của trung tâm học tập cộng đồng baogồm:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ;

b) Kinh phí huy động từ các nguồn khác, thông qua hoạtđộng thiết thực, có hiệu quả trên địa bàn:

- Kinh phí huy động từ các chương trình khuyến công,khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các dự án, chương trình tại địa phươngliên quan đến nội dung hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

- Tài trợ của các cá nhân và các tổ chức kinh tế - xãhội, các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, các đoàn thể trong và ngoàinước (nếu có);

- Học phí (nếu có).

2. Nguồn tài chính của trung tâm học tập cộng đồng đượcchi như sau:

a) Chi các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng;

b) Chi trang bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vàtài liệu học tập;

c) Chi phụ cấp cho cán bộ quản lý, giáo viên của trungtâm học tập cộng đồng;

d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính củatrung tâm học tập cộng đồng phải tuân theo các quy định của Nhà nước; chấp hànhđầy đủ các chế độ kế toán, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định.

4.6Ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các trung tâm học tập cộng đồng được quản lý sử dụngtheo Thông tư số 96/2008/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Bộ Tài chính vềviệc hỗ trợ kinh phí ngân sách nhà nước cho các trung tâm học tập cộng đồng.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) ban hành cácvăn bản chỉ đạo và các chính sách cụ thể của địa phương; đề xuất các giải pháphỗ trợ của Trung ương để xây dựng và phát triển bền vững các trung tâm học tậpcộng đồng trên địa bàn; phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội trongtỉnh để mở các lớp học chuyên đề, các lớp tập huấn thuộc chương trình, dự án cóliên quan; tổ chức biên soạn tài liệu để phục vụ các hoạt động của trung tâmhọc tập cộng đồng; tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý trungtâm học tập cộng đồng cho đội ngũ cán bộ cốt cán trong tỉnh.

2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Hội Khuyếnhọc cấp tỉnh, chỉ đạo các hoạt động giáo dục của trung tâm học tập cộng đồngphù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

3.7Tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương giao sở tài chính chủ trì phối hợp với sở giáo dục và đào tạo, sởnội vụ xây dựng định mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc mua sắmtrang thiết bị ban đầu, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và phụ cấp kiêmnhiệm đối với cán bộ tham gia vào công tác quản lý trung tâm học tập cộng đồngtừ ngân sách nhà nước theo quy định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 24. Trách nhiệm của Hội Khuyếnhọc cấp tỉnh

1. Phối hợp với sở giáo dục và đàotạo trong việc tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp tỉnh về chủ trương, giảipháp và cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của địa phương để duy trì hoạtđộng có hiệu quả và phát triển bền vững các trung tâm học tập cộng đồng trênđịa bàn tỉnh.

2. Chỉ đạo Hội Khuyến học các cấp phốihợp với các cơ sở giáo dục, các cá nhân, tổ chức, đoàn thể xã hội trong việcvận động người học, hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị học tậpcho các trung tâm học tập cộng đồng, tham gia giảng dạy tại các trung tâm họctập cộng đồng.

Điều 25. Trách nhiệm của phòng giáodục và đào tạo8

a) Tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chínhquyền cấp huyện về chủ trương, biện pháp phát triển các trung tâm học tập cộng đồng;chủ trì phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện lập kế hoạchhàng năm trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt để các ngành chủ động hỗ trợnguồn lực, cung cấp cơ hội học tập cho mọi người dân và tạo điều kiện thuận lợicho các trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiệntốt các mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương;

b) Chỉ đạo về nội dung và các hìnhthức hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; hỗ trợ các nguồn nhân lực; cử giáoviên tham gia công tác và giảng dạy tại các trung tâm học tập cộng đồng;

c) Tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệpvụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt độngcủa các trung tâm học tập cộng đồng;

d) Báo cáo định kỳ cho Uỷ ban nhândân cấp huyện và sở giáo dục và đào tạo về kết quả công tác quản lý và hoạt độngcủa trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn.

Điều 26. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục9

1. Trung tâm giáo dục thường xuyêncấp huyện chủ động phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo trong việc theo dõi hoạtđộng giáo dục thường xuyên; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý,giáo viên của trung tâm học tập cộng đồng; tham gia giảng dạy, sưu tầm và tổchức biên soạn học liệu cho trung tâm học tập cộng đồng.

2. Các trường tiểu học, trung học cơsở trên địa bàn có trách nhiệm tư vấn, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, cử giáoviên tham gia giảng dạy Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khibiết chữ.

Điều 27. Trách nhiệm của Ủy bannhân dân cấp xã

1. Tham mưu cho Hội đồng nhân dân cấpxã trong việc cân đối ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng và phát triển trungtâm học tập cộng đồng, kể cả chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ quản lý,giáo viên trung tâm học tập cộng đồng.

2. Trực tiếp quản lý về tổ chức, nhân sự, nội dung vàkế hoạch hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.

3. Tạo điều kiện để trung tâm học tập cộng đồng hoạtđộng theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

4. Phối hợp với các trường tiểu học, trung học cơ sở,hội khuyến học cấp xã, các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể quần chúngtrên địa bàn và các tổ chức khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư hỗtrợ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.

1Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường,thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnvà cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quảnlý nhà nước về giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáodục thường xuyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:”

2Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi,bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộngđồng tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kểtừ ngày 15 tháng 2 năm 2011 quy định như sau:

Điều 2. Thông tư này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011; các quy định trước đây trái vớiquy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều3. Các Ông (Bà)Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên, Thủ trưởng các đơn vị có liênquan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Giám đốc các trungtâm học tập cộng đồng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này”.

3Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thôngtư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011.

4Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thôngtư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011.

5Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thôngtư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011.

6Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thôngtư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011.

7Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thôngtư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011.

8Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thôngtư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011.

9Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thôngtư số 40/2010/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chứcvà hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn ban hànhkèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2011.