Chủ rừng nhóm 1 là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Rừng là gì ?
  • 2. Rừng phòng hộ là gì ?

1. Rừng là gì ?

“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yểu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”.

Rừng là loại tài nguyên có thể tái tạo và là bộ phận quan họng của môi trường sinh thái. Hệ sinh thái rừng chiếm khoảng 40% diện tích mặt đất, tương đương với 53 triệu km2 và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, tuỳ theo điêu kiện khí hậu, đất đai cũng như cách thức sử dụng, biến cải của con người. Việt Nam là quốc gia có hệ sinh thái rừng tương đối đa dạng, phong phú. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu và đặc đỉểm sinh thái, hệ sinh thái rừng Việt Nam được phân thành ba loại. Đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

2. Rừng phòng hộ là gì ?

Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yêu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, đỉều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng. Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Cụ thể là:

- Rừng phòng hộ đầu nguồn: Đây là những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ...

- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: Loại rừng này có tác dụng chủ yếu là phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển.

- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Đây là loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây ưồng ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới.

- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: Đây là các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng chính là điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và kết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)

.

Cập nhật lúc: 22:26, 17/08/2020 (GMT+7)

Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.

Chủ rừng nhóm 1 là gì
Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai tuần tra bảo vệ rừng theo đúng chức năng, thẩm quyền của chủ rừng. Ảnh: Đ.Phú

Do đó, cá nhân, hộ gia đình chỉ có quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.

* Con được kế tục cha trồng rừng

Năm 2015, ông Năm Bé (ngụ xã Phú Lý, H.Vĩnh Cửu) được Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (gọi tắt là KBT) giao khoán 3ha đất để trồng rừng. Ông Năm Bé thắc mắc, sau này khi ông mất đi, con trai của ông có được quyền hưởng thừa kế toàn bộ gia sản từ 3ha đất mà KBT đã giao khoán cho ông trồng rừng không?

Luật sư Nguyễn Đức (Hội Luật gia tỉnh) giải thích, theo Luật Lâm nghiệp năm 2017, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng.

Cũng theo luật sư Đức, chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước (UBND các cấp, Chính phủ) giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật. Do ông Năm Bé là hộ được nhận giao khoán lại từ KBT nên lúc này KBT mới là chủ rừng và KBT mới có đầy đủ quyền của chủ rừng. Tuy quyền của ông bị giới hạn hơn so với chủ rừng nhưng con ông vẫn được hưởng quyền thừa kế toàn bộ 3ha rừng được KBT giao khoán khi ông mất.

Theo KBT, dù công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt, tuy vậy, trong thực tế vẫn còn xảy ra hiện tượng một số hộ dân chặt phá, hủy hoại cây rừng để lấy thêm diện tích, không gian canh tác cây trồng; hay việc tự ý xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình kiến trúc kiên cố trong lâm phận vẫn còn xảy ra.  Không chỉ thế, một số trường hợp còn khiếu kiện, khiếu nại đến các cơ quan chức năng kiến nghị KBT chấp thuận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phần đất mà họ được giao khoán để trồng rừng…

Luật sư Nguyễn Đức phân tích, Luật Lâm nghiệp năm 2017 nghiêm cấm hành các hành vi sau: chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật...

* Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng...

Ông Nguyễn Bá Lộc, cán bộ pháp chế Hạt Kiểm lâm KBT cho hay, nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng như sau: phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương. Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng - an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp. Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.

Đồng thời, theo Luật Lâm nghiệp năm 2017, việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi đất phải thống nhất, đồng bộ. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất. Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng. Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.

“Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng gồm: hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó” - ông Lộc nói.

Đoàn Phú

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 thì: 

Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.

Còn chủ sở hữu rừng bao gồm: 

- Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân đối với rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật. 

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư hoặc được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

Do đó, trong trường hợp Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì họ vừa là chủ sở hữu rừng vừa là chủ rừng. Còn các trường hợp còn lại thì Nhà nước là chủ sở hữu rừng, còn chủ rừng là người được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng. 

Và theo quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp thì Chủ rừng bao gồm các đối tượng sau: 

1. Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ. 

2. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. 

3. Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng. 

4. Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp. 

5. Hộ gia đình, cá nhân trong nước. 

6. Cộng đồng dân cư. 

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.