Cho tre bu tơ i bao lâu la tô t

Tiếp tục cho con bú trong bao lâu là quyết định riêng của mỗi gia đình. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị cho trẻ bú mẹ hoàn toàn (nghĩa là không cần bổ sung thêm bất kì chất lỏng hoặc chất rắn khác) trong 6 tháng. Sau đó tiếp tục cho trẻ bú mẹ kết hợp với thức ăn đặc trong 2 năm nếu mẹ và bé mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về việc cho con bú ở các độ tuổi và giai đoạn khác nhau trong cuộc đời trẻ. 

1. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ

Trong những ngày đầu tiên sau sinh, trẻ sẽ nhận được sữa non của bạn. Với các yếu tố chống nhiễm trùng (kháng thể) và dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể mới sinh ra của trẻ mong đợi, việc cho con bú sẽ mang lại cho con bạn sự “chủng ngừa” đầu tiên. Đó cũng là cách dễ dàng nhất giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả. Bú mẹ là điều con bạn mong đợi vì trẻ được sinh ra với bản năng có sẵn kĩ năng này.

Việc cho con bú cũng giúp sức khỏe của bạn phục hồi sau khi sinh. Dù ít ỏi thì việc cho bé bú ít nhất một hoặc hai ngày vẫn rất tốt. Ngay cả khi bạn có ý định cho trẻ bú bình sau đó.

1.2. Bú mẹ đến 4 – 6 tuần tuổi

Nếu cho con bú hoàn toàn trong ít nhất tháng đầu tiên, bạn sẽ giúp trẻ vượt qua giai đoạn quan trọng nhất là sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ có nhiều nguy cơ dễ bị nhiễm trùng cần phải nhập viện. Ngoài ra nó cũng tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hơn trẻ được bú sữa mẹ.

1.3. Bú mẹ đến 6 tháng tuổi

Với sữa mẹ, hệ tiêu hóa của con bạn sẽ phát triển hơn rất nhiều. Trẻ sẽ có khả năng dung nạp các chất lạ trong sữa công thức tốt hơn nhiều. Không cần cho trẻ thêm bất cứ loại thức ăn gì khác ngoài sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lí nhiễm trùng (ví dụ như tai, hô hấp và tiêu hóa).

Đồng thời, đối với mẹ sẽ giảm nguy cơ ung thư vú. Cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, mang lại hiệu quả tránh thai đến 98% (nếu kinh nguyệt của bạn chưa trở lại). Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên đợi đến khoảng 6 tháng mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Cho tre bu tơ i bao lâu la tô t

Cho tre bu tơ i bao lâu la tô t
Bú mẹ lâu dài không có bất kì tác hại nào

1.4. Bú mẹ đến 1 tuổi

Sữa mẹ là nguồn nuôi dưỡng con bạn giúp phát triển trí não và cơ thể nhanh nhất. Việc cai sữa có thể khá dễ dàng ở độ tuổi này … Việc cho bú lâu dài cũng giúp bạn tiết kiệm chi phí thay vì mua sữa công thức. Cơ thể 1 tuổi của đứa trẻ có thể hấp thu hầu hết các món ăn dành cho người lớn. Nhiều lợi ích sức khỏe từ việc nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu tiên của con bạn sẽ kéo dài suốt đời. Ví dụ như ít có vấn đề về răng miệng hơn, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư ở trẻ em.

1.5. Bú mẹ đến 2 tuổi

Sữa mẹ vẫn là nguồn thực phẩm tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và khả năng miễn dịch cho con bạn ở thời điểm này. Là giai đoạn mà trẻ sau cai sữa thường dễ bị bệnh. Trẻ cũng đã quen với các bữa ăn hằng ngày của gia đình. Đây là mốc phát triển cho sự khởi đầu tính độc lập của con bạn. Hiện trẻ đã đủ lớn để bạn và trẻ có thể cùng nhau thực hiện quá trình cai sữa.

Khi trẻ đã sẵn sàng cai sữa, bạn có thể tự tin rằng bạn đã đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tinh thần một cách trọn vẹn nhất cho đứa con thân yêu. Ở những nước không bắt buộc cai sữa sớm, trẻ sẽ được bú sữa mẹ ít nhất đến 2 tuổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) khuyến khích mạnh mẽ việc nuôi con bằng sữa mẹ trong giai đoạn trẻ mới biết đi: “Sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng và dinh dưỡng quan trọng. Không những thế còn giúp chống lại bệnh tật trong năm thứ hai của cuộc đời trẻ.”

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, độ tuổi ăn dặm trung bình từ 2 đến 4 tuổi. Tại một số nước, trẻ em được bú sữa mẹ cho đến mốc 6 tuổi.

Không có bất kỳ rủi ro nào được biết đến khi tiếp tục cho con bú lâu hơn 1 hoặc 2 năm đầu. Cũng không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc bú mẹ kéo dài sẽ khiến việc cai sữa trở nên khó khăn hơn.

Cho tre bu tơ i bao lâu la tô t

Cho tre bu tơ i bao lâu la tô t
Có thể cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi

3. Khi nào trẻ muốn cai sữa?

  • Hơn 1 tuổi.
  • Phát triển nhanh chóng nhờ nguồn dinh dưỡng từ thức ăn đặc.
  • Thành thạo việc uống nước bằng cốc.
  • Giảm dần các cữ bú mẹ.
  • Thái độ chống đối hoặc khó chịu khi bú mẹ.

Không có thời gian cố định cho việc bú mẹ, quyết định cai sữa khi nào là của chính cá nhân người mẹ. Việc ăn dặm bắt đầu bằng việc bé làm quen với thức ăn trên bàn. Vì thế, bạn có thể thực hiện cai sữa bằng cách chủ động giảm cữ bú. Thay vào đó bằng những bữa ăn dặm. Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn:

  • Bắt đầu bằng cách giảm các cữ bú trong ngày. Các cữ bú đầu tiên và cuối cùng trong ngày thường khó dừng hơn đối với trẻ. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm căng sữa.
  • Thay đổi thói quen của bạn xung quanh thời gian cho bú thông thường. Ví dụ, tránh ngồi ở các vị trí cho trẻ bú quen thuộc.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ đã được vắt ra và đựng trong cốc hoặc bình. Con bạn vẫn sẽ nhận được những lợi ích từ sữa mẹ. Nhưng bằng cách khác.
  • Giảm khó chịu ở vú bằng cách chườm đá lên ngực.

Nếu bạn cảm thấy trẻ chống đối và muốn bú, hãy cho trẻ bú. Sau đó, có thể thử lại quá trình này vào ngày mai. Việc bạn cho con bú trong bao lâu là tùy thuộc vào chính bạn và trẻ. Có những lợi ích nếu bạn chỉ cho con bú sữa mẹ trong vài ngày. Và những lợi ích khác kéo dài đến nhiều năm cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, không phải lúc nào bỏ bú cũng là do trẻ muốn cai sữa. 

Cho con bú là một phương pháp nuôi dạy con cái có liên quan đến sự phát triển tình cảm của trẻ. Đặc biệt là sự gắn bó tình mẫu tử. Việc cho con bú sẽ giúp mẹ và con hiểu nhau hơn, tránh những xung đột  trong thời thơ ấu. Đừng lo lắng rằng con bạn sẽ bú mẹ mãi mãi. Tất cả trẻ em đều có thể tự ngưng bú mẹ. Cho dù bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ chỉ trong vài ngày hay 1 năm, nuôi con bằng sữa mẹ là một quyết định bạn sẽ không bao giờ hối hận.

Với sự xuất hiện và phát triển của hàng loạt loại sữa công thức được cho là rất tốt thì vai trò của bú mẹ đối với trẻ vẫn không gì có thể thay thế được. Vậy các lợi ích của bú mẹ là gì? Và các mẹ có được lợi ích gì từ việc cho bé bú hay không? Bé yêu nhà mình có thể bú mẹ đến khi nào? Các bố mẹ hãy cùng bác sĩ tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Vì sao sữa mẹ lại quan trọng? 

Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ không những cung cấp cho bé yêu tất cả năng lượng, chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết mà còn chứa nhiều kháng thể từ mẹ giúp bé chống lại bệnh tật.

Tầm quan trọng của sữa mẹ qua từng giai đoạn của trẻ:

  • Trong 6 tháng đầu đời: Sữa mẹ hoàn toàn là cần và đủ đối với trẻ trong 6 tháng đầu đời.
  • Trong 6 tháng tiếp theo của bé: Sữa mẹ sẽ giúp cung cấp tới 1/2 nhu cầu dinh dưỡng của bé.
  • Năm thứ 2 của trẻ: Sữa mẹ chiếm 1/3 nhu cầu dinh dưỡng trong năm thứ hai của cuộc đời.

2. Cho trẻ bú mẹ đến khi nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau đó tiếp tục cho bú mẹ, đồng thời với bổ sung thêm các thức ăn phù hợp, cung cấp đầy đủ dưỡng chất phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Mẹ có thể cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi hoặc hơn.

3. Các mẹ có biết: Làm sao để cho trẻ bú mẹ đúng cách và hiệu quả?

Để thiết lập và duy trì nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong sáu tháng, các mẹ nên:

  • Bắt đầu cho con bú ngay sau sanh. Tốt nhất là trong vòng 1 giờ đầu sau sanh để tận dụng nguồn sữa non. Sữa non tuy rất ít nhưng rất đậm đặc và có nhiều kháng thể. Hơn nữa, việc tiếp xúc da với da sớm giữa mẹ và bé, cho con bú thường xuyên để đảm bảo sản xuất sữa liên tục. Việc điều chỉnh tư thế bú đúng ở trẻ làm tăng cơ hội cho con bú thành công.
  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ – nghĩa là trẻ sơ sinh chỉ nhận sữa mẹ mà không cần thêm bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác, thậm chí là nước.
  • Cho trẻ bú theo nhu cầu, khi trẻ muốn, bất kể ngày hay đêm.
  • Không sử dụng bình và núm vú giả.

4. Lợi ích của bú mẹ đối với mẹ và bé cụ thể là gì?

4.1. Lợi ích của bú mẹ đối với bé:

  • Sữa mẹ giúp làm giảm tỉ lệ tử vong

Cho trẻ bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sanh giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ tử vong sau sinh.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn làm giảm tỉ lệ tử vong đến 14 lần so với trẻ không bú sữa mẹ. Đặc biệt là đối với các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như tiêu chảy hoặc viêm phổi (2 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi này).

  • Thúc đẩy sự phát triển về cảm giác và nhận thức của bé

Sữa mẹ giúp hỗ trợ phát triển trí não. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ làm tốt hơn các bài kiểm tra trí thông minh và hành vi ở tuổi trưởng thành so với trẻ bú sữa công thức. Bé bú sữa mẹ được chứng minh đạt thành tích giáo dục tốt hơn lúc 5 tuổi.

  • Giúp phục hồi nhanh hơn trong thời gian trẻ bị bệnh.

Hành động cho con bú kích thích sự phát triển thích hợp của miệng và hàm trẻ. Lợi ích kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các bệnh mãn tính sau này như béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, cholesterol máu cao…

2.2. Lợi ích của bú mẹ đối với các mẹ

  • Việc cho bé bú mẹ đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc của các bà mẹ, tăng thêm tình cảm và sự gắn kết mẹ – con.
  • Mẹ giảm thiểu nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
  • Giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh.
  • Giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường tuýp 2, ung thư buồng trứng và ung thư vú.

Dù thế giới có hiện đại hơn, các công nghệ có tiên tiến hơn, thì nguồn sữa mẹ và việc cho trẻ bú mẹ vẫn không hề mất đi vai trò đặc biệt của nó cho sự phát triển toàn diện của trẻ, cho sứ mệnh thiêng liêng của người mẹ và hạnh phúc của toàn xã hội.

Hi vọng với bài viết này, đội ngũ bác sĩ YouMed đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc về việc cho trẻ bú mẹ. Hãy chia sẻ về những kinh nghiệm nuôi bé bằng sữa mẹ của bạn với YouMed nhé.