Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam qua các thời kỳ

Tìm hiểu về chính sách thương mại quốc tế

  • 1. Quan điểm về chính sách thương mại của các nhà kinh tế
  • 2. Những lợi ích của chính sách thương mại
  • 3. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, chính trị đến các chính sách thương mại.
  • 4. Tương quan giữa chính sách thương mại và chính sách kinh tế của một quốc gia.
  • 5. Chính sách thương mại trong thời kỳ hội nhập.

1. Quan điểm về chính sách thương mại của các nhà kinh tế

Suốt 40 năm qua, các biện pháp chính sách thương mại làm thay đổi to lớn thương mại quốc tế và các nền kinh tế quốc gia. Trong quá trình đó, bản thân chính sách thương mại cũng thay đổi. Sự thay đổi kép này gồm có việc hội nhập tiệm tiến của các nền kinh tế quốc gia với nhau trong khi các biên giới kinh tế mất đi và cả sự hoà trộn tất yếu các chính sách trong nước và chính sách thương mại. Một thời chính sách thương mại quan tâm trước tiên đến thuế quan và hạn ngạch, ngày nay chính sách thương mại bao gồm hàng loạt các công cụ khác nhau. Trong quá trình thay đổi này, chủ quyền thật sự đối với các công cụ chính sách bị suy yếu. Sự hội nhập dẫn đến việc gia tăng cạnh tranh giữa luật lệ tại các nước khác nhau, kết quả là trên thực tế và thực sự luôn phân bố hợp pháp giữa chủ quyền quốc gia đối với các công cụ chính sách. Có thể nhìn nhận việc hội nhập kinh tế hoặc như là sự tuyên bố về sự cáo chung của các chính sách thương mại tự trị hoặc tạo ra chính sách thương mại phức tạp hơn nhiều, cả hai quan điểm này đều chính xác.

Một nhà kinh tế thiên về cách nhìn nhận việc này như một sự vận động hướng về một việc sử dụng hữu hiệu đầy tiềm năng các công cụ chính sách . Bằng đào tạo, các nhà kinh tế không ưa thích các biện pháp chính sách thương mại có tính chất bảo hộ và ưa chuông các biện pháp khác để đạt được các mục tiêu hợp pháp. Lý luận kinh tế đề xướng rằng những nước nhỏ vận động theo hướng tự do thương mại một cách đơn phương. Tuy nhiên, các biểu thuế quan và hạn ngạch có tính phổ biến đáng kể và đã chứng tỏ rất khó mất đi. Chương này nêu lên quan điểm của một nhà kinh tế tại sao dù có những lợi ích từ thương mại, việc tự do hoâ thương mại lại là một quá trình chậm chạp và khó khăn, tại sao “hội nhập sâu” tỏ ra dễ thực hiện hơn theo khu vực địa lý - ví dụ ở châu Âu - hơn là trên bình diện quốc tế. Cuối cùng, chương này kết thúc bằng sự nhấn mạnh rằng chính sách hội nhập được coi là những giá trị cộng đồng quan trọng.

2. Những lợi ích của chính sách thương mại

Suốt giai đoạn đầu sau chiến tranh, những giới hạn chính trị đối với thương mại giữa các nền kinh tế thị trường phát triển suy yếu đi, các chi phí giao thông vận tải cũng giảm. Kết quả là thuế quan và hạn ngạch dường như trở thành những trở ngại chính đối với việc thu hoạch những lợi ích tiềm tàng từ thương mại quốc tế. Thời kỳ này được đặc trưng bằng sự ràng buộc và cắt giảm thuế quan, đi đến chấm dút hạn ngạch. Thương mại tăng trưởng nhanh chóng, các nền kinh tế thị trường ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Ngày nay, các công ty tiến hành mau lẹ việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ bên ngoài các hãng dùng hàng loạt hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu để làm đầu vào và phần lớn thị trường đầu ra của họ thường là nước ngoài. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung những trục trặc kinh tế do chính sách tự cấp tự túc dẫn đến việc cấm đoán ngoại thương làm giảm mức sống của người dân trong nước. Việc sử dụng cấm vận thương mại - như một phương tiện trừng phạt kẻ thù trong thời gian chiến tranh - cho chúng ta thấy rằng khi cần thiết, thương mại thực sự làm lợi cho các quốc gia.

Một nguyên nhân cơ bản làm tăng thu nhập từ thương mại là do các quốc gia có các nguồn lực phân bố khác nhau. Quy mô và chủng loại nguồn tài nguyên, quy mô và chất lượng lực lượng lao động, tổng số vốn (cả tài sản và con người) giữa các quốc gia cũng thay đổi theo mỗi thời điểm. Tuy nhiên, người tiêu dùng khắp thế giới đại thể đều mong muốn có mức thu nhập tương đương nhau, vì thế, một nước được phân bố cho nhiều nguồn tài nguyên có khuynh hướng chuyên về hàng hoá sử dụng nhiều tài nguyên - như các sản phẩm lâm nghiệp và nông nghiệp hoặc dịch vụ du lịch - và xuất khẩu nó thông qua việc trao đôi lấy những hàng hoá sử dụng nhiều lao động - như hàng dệt, may mặc - được sản xuất rẻ tại các nước có nguồn lao động dồi dào.

Ở mọi nơi, ngưòi tiêu dùng đều biết rằng phi thương bất phú. Ngược lại, những cố gắng để ngăn cản ngoại thương sẽ làm cho người tiêu dùng tại mỗi nước nghèo khổ đi. Trong cả hai trường hợp, một số nhà sản xuất sẽ kiếm lợi và những người khác thì thua lỗ. Nhưng ở mỗi nước, lợi ích của người tiêu dùng từ thương mại tự do hơn sẽ vượt mức lỗ của người sản xuất. Chính sự tiêu dùng - chứ không phải sản xuất - là mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh tế, một sự thật đôi khi bị quên lãng trong lúc bị kích động tại các cuộc đàm phán thương mại. Sự chu chuyên tự do của hàng hoá và dịch vụ giữa các nước sẽ bảo đảm hàng hoá được sản xuất ra với mức chi phí thấp nhất và được tiêu thụ tại nơi nào tăng thểm giá trị cao nhất.

Thu nhập từ thương mại đặc biệt quan trọng đối với các nước nhỏ. Họ có khuynh hướng nghiêng về yếu tố phân bố nguồn lực và phúc lợi của họ vì thế phụ thuộc *hhiều vào sự chuyên môn hoá. Các nước nhỏ nói chung phụ thuộc nhiều vào việc trao đổi quốc tế hơn là các nước lớn. Biểu đồ 1 cho thấy Mỹ - một nền kinh tế đại lục - ít phụ thuộc hơn nhiều vào ngoại thương hơn các nước nhỏ như Na Uy hay Cộng hoà Séc. Tương tự, tỉ lệ xuất khẩu trung bình của các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) giảm từ 30 % xuống ở mức nhập khẩu của Mỹ khi thương mại giữa các nước EU với nhau được đối xử như thương mại nội địa. Một kết luận quan trọng là các nước nhỏ đặc biệt bị tổn hại bởi sự hạn chế thương mại quốc tế. Nói chung, các nước này có xu hướng trở thành các nhà thương mại tự do.

Từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2, các cuộc đàm phán thương mại đa phương tiến hành trong phạm vi GATT căn bản đã cắt giảm thuế quan và làm cho hạn ngạch trở thành ngoại lệ hơn là luật lệ. Sự gia tăng nhanh chóng trong thương mại theo quy mô toàn cầu và các nền kinh tế đang nổi lên đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu 2 con số. Các thành quả của sự phát triển này được đông đảo đánh giá là đóng góp to lớn vào phúc lợi thăng tiến trên toàn cầu.

3. Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế, chính trị đến các chính sách thương mại.

Trong khuôn khổ GATT, hai (hoặc nhiều) nước đàm phán với nhau để cắt giảm thuế quan trên cơ sở có đi có lại và dẫn đến mở rộng các hiệp định cắt giảm thuế với tất cả các bên tham gia GATT (nguyên tắc tối huệ quốc). Thuế quan đối với sự chu chuyển thương mại dễ theo dõi và so sánh. Các nhà ngoại giao có thể dự báo giá trị của “nhượng bộ thuế quan’’. Hạn ngạch cũng có thể bị cắt giảm theo “biêu thuế tương đương”. Các nhà đàm phán phát triển kỹ năng trong việc đạt tới “những nhượng bộ tương đương”, cho phép họ trình bày hiệp định đã đạt được trong vòng đàm phán với quốc hội trong nước, và sự tuân thủ hiệp định này đơn giản chỉ là để giám sát. Tất cả những vấn đề này là quan trọng để khắc phục các yếu tố chính trị đang chống lại tự do hoá thương mại. Hai trong các yếu tố đó gây ra sự chậm trễ và khó khăn của quá trình giám sát các rào cản thương mại

Thứ nhất là hệ thống quốc tế đối với việc tháo dỡ các rào cản thương mại đã dựa trên cơ sở đàm phán cho đi đổi lại. Giảm biểu hàng nhập khẩu của một bên được coi là sự nhượng bộ và sẽ được bù đắp bởi sự nhượng bộ tương ứng của bên “đối thủ” đối với hàng nhập khẩu của họ. Cách tiếp cận theo kiểu vụ lợi này không nhất thiết tạo ra một xung lực mạnh cho tự do hoá. Các nước lớn có năng lực đàm phán lớn nhất (do thị trường nội địa được bảo hộ mạnh), nhưng có thể cũng logic ấy lại ít hấp dẫn khi thương mại tự do hơn; trong khi đó các nước nhỏ, có khuynh hướng trở thành các nhà thương mại tự do, lại có ít năng lực đàm phán. Trừ khi, một nước lớn khởi xướng các vòng đàm phán- như nước Mỹ thường làm suốt thời kỳ sau chiến tranh - triển vọng cho tự do hoá thương mại đáng kể thường mờ nhạt.

Thứ hai là yếu tố kinh tế chính trị của chủ nghĩa bảo hộ. Chính phủ đương nhiên cố gắng để được tái cử, và vì thế họ điều chỉnh các chính sách sao cho phù hợp với quyền lợi của những tập đoàn có thế lực. Các tập đoàn có lợi ích khác nhau này tác động như thế nào đến chính sách thương mại của chính phủ? Câu trả lời có thể thay đổi theo việc thiết lập thể chế của từng quốc gia, nhưng các nhà kinh tế chính trị lại đề ra một câu trả lời tiêu chuẩn. Tự do hoá thương mại đem lại lợi ích cho nhiều người tiêu dùng nhưng có thể vô nghĩa đối với một số người khác. Trong khi các chi phí thường do một số ít nhà sản xuất phải gánh chịu và điều đó có thể là quan trọng đối với một hãng riêng biệt. Do đó, một vài nhà sản xuất liên quan có cả hai cách là khuyến khích lớn và phí ton nhỏ để tự tổ chức và vận động hành lang với chính phủ nhằm chống lại tự do hoâ thương mại hơn là cần có nhiều người tiêu dùng hoạt động để ủng hộ cho thương mại tự do hơn. Vì thế, lọi ích của các nhà bảo hộ thường có khả năng gây sức ép với chính phủ nhiều hơn là các nhà thương mại tự do.

Hậu quả của các yếu tố chính trị đó, như một nhà kinh tế nhìn nhận, cuối cùng đang làm quá trình tự do hoá thương mại trì trệ và dẫm chân tại chỗ. Theo “lý thuyết đi xe đạp”, tự do hoá thương mại phụ thuộc vào các vòng đàm phán thương mại liên tục, không bao giờ chấm dứt. Nếu các vòng đàm phán này dùng lại thì “cỗ xe” tự do hoá thương mại cũng sẽ đổ nhào.

4. Tương quan giữa chính sách thương mại và chính sách kinh tế của một quốc gia.

Chính sách thương mại là một phần của chính sách kinh tế. Nghệ thuật hoạch định chính sách là sử dụng các công cụ chính sách chuẩn xác để đạt những mục tiêu đề ra với những tác động phụ tiêu cục ít nhất. Bởi vì có những mối tương thuộc trong kinh tế, những cố gắng để tác động đến thương mại có thể có những ảnh hưởng rộng rãi và không mong muốn đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những ảnh hưởng này thường vuợt quá những lợi ích mong đợi. Những hạn chế thương mại điển hình có nhiều ảnh hưởng phụ tiêu cục đến việc tiêu dùng và phúc lợi quốc gia. Ví dụ, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu cũng sẽ hạn chế sự lựa chọn và hoạt động của các nhà sản xuất trong nước. Hạn chế xuất khẩu vì lợi ích của người tiêu dùng trong khâu nguyên liệu hay thực trong nước lại làm giảm đi lợi làm giảm số lượng sản xuất.

Thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách là phải nhận biết cách thức hiệu quả nhất để đạt mục tiêu đề ra. Do đó, khi sản xuất trong nước cần được hỗ trợ vì những lỵ do chính đáng, chính phủ nên thực hiện kế hoạch hỗ trợ để không làm rói loạn tiêu dùng và hạn chế cạnh tranh. Ví dụ, nên sử dụng các trợ cấp có chọn lọc cho sản xuất hơn là biện pháp thuế quan. Nên theo đuổi các mục tiêu chính sách công nghiệp thông qua các chính sách công nghiệp. Tương tự như vậy, tốt nhất nên điều khiên các vấn đề thị trường lao động bằng các chính sách thị trường lao động. Việc giãn thợ do công nghiệp đình đón đòi hỏi phải có những chương trình đào tạo và sắp xếp lại chứ không dùng các biện pháp chính sách thương mại để duy trì sản xuất không sinh lợi làm thiệt hại người tiêu dùng.

5. Chính sách thương mại trong thời kỳ hội nhập.

Các ngành kinh té quốc dân ngày càng bộc lộ đối với các nước khác tạo ra “cạnh tranh trong luật lệ”, vốn và lao động chuyển dịch đến một nước nào đó có các điều kiện thuận lợi nhất. Một số lo ngại rằng việc cạnh tranh giữa các chính phủ để thu hút nhà thầu và việc làm sẽ là dẫn “ cuộc chạy đua đến tận đáy”, khi họ cảm nhận bắt buộc phải hy sinh các tiêu chuẩn và các nguồn thu thuế. Một lời giải cho sự cạnh tranh này là các chính phủ phải hài hoà hóa các luật lệ và phối hợp việc sử dụng các công cụ chính sách. Việc phối hợp không chỉ giúp hạn chế cuộc chạy đua đến tận đáy mà còn đem lại một chính sách kinh tế hiệu quả hơn.

Tại các nước châu Âu, nhiều tiến bộ được để phối hợp các quy định trong nước. Các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các quy tắc kiểm dịch thực vật, các quy định về trợ cấp công nghiệp, và một loạt các vấn đề khác như bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn xã hội đã ngày càng được hài hoà thông qua EEA. Tuy nhiên, việc phối hợp này không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Những thách thức mà các nhà hoạch định chính sách quốc gia đang phải đối mặt có thể thấy từ thực tế là việc làm hài hoà hoá cũng, liên quan đến các quy định quốc gia về các vấn đề cốt lõi, như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, xây dựng, giao thông đường bộ và dịch vụ điện thoại, ở đây, quyền lợi quốc gia có thể hoàn toàn khác nhau.

Việc hài hoà hóa còn bao hàm một tập hợp các giá trị. Nếu có một tập hợp đầy đủ thì chính phủ sẽ sẵn sàng hài hoà một loạt các quy định trong nước. Đó là trường hợp tại nhiều nước châu Âu, ít nhất các nước này có mức thu nhập tính theo đầu người tương tự như nhau. Tuy nhiên, người dân tại các nước với thu nhập khác nhau rõ rệt có thể coi giá trị, ví dụ, khi môi trường và quyền của người lao động, khác nhau.

Sự liên kết giữa các hệ thống luật lệ trong nước với tính cạnh tranh thương mại cũng phát sinh trong phạm vi WTO. Các quy định trong nước liên quan đến các tiêu chuẩn môi trường, quyền của người lao động và lao động trẻ em rõ ràng tác động đến tính cạnh tranh và thương mại. Nhưng liệu điều đó cố nghĩa rằng nó sẽ được đề cập bằng các biện pháp chính sách thương mại, trực tiếp giới hạn thương mại? Các nhà kinh tế thiên về khía cạnh tổn trọng các sở thích riêng. Sự trừng phạt thương mại xuất hiện như là một phản ứng không thích đáng đối với những đánh giá và sở thích khác nhau. Đối với các sở thích khác nhau cũng không nên cho phép đưa ra một cái cớ để áp đặt trừng phạt thương mại với danh nghĩa đấu tranh chống lao động trẻ em. Lý do thực sự có thể đơn giản chỉ là chủ nghĩa bảo hộ. Ngoài ra, trên phương diện quốc tế thường ưa chuông việc thoả thuận về các quy tắc và việc giám sát hiệu quả của những quy tắc đó.

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập)