Chính sách kinh tế của nhà Nguyễn

- Kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn phản ánh kết quả hoạt động của các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại Việt Nam dưới sự cai trị của nhà Nguyễn thời kỳ còn độc lập (1802-1884) (giai đoạn kinh tế tiếp theo được phản ánh trong bài Kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc).

Nền kinh tế Việt Nam thời nhà Nguyễn là nên kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp. Bên cạnh đó là sự tái phục hồi hoạt động nội thương sau thời gian dài đất nước bị chia cắt. Dưới thời Thiệu Trị, chính sách ngoại thương với các nước phương Tây có một số ưu đãi, trong khi với các nước láng giềng thì còn nhiều hạn chế và thủ tục phiền phức.

-

Thực ra không phải nhà NGuyễn không có chính sách đúng đắn nào để phát triển kinh tế mà thực ra cũng có nhưng cách thức thực hiện thì chưa hiệu quả thôi: ví dụ chính sách khẩn hoang phục hóa, khai phá ra những vùng đất mới, nhà Nguyễn cũng có ý thức trong việc cải tiên kĩ thuật... Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất về chính sách phát triển kinh tế của nhà Nguyễn là "trọng nông ức thương", cản trở sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Đó là một trong những sai lầm đẩy Việt Nam đến chỗ trở thành mục tiêu nhòm ngó và xâm chiếm của tư bản Pháp. Nhà Nguyễn là vào nửa đầu thế kỉ XIX, đã khá xa so với thời Lê, theo qui luật thì ngày càng phải phát triển nhưng không phải vậy, các chính sách của nahf Nguyễn không hề đổi mới mà cứ áp dụng các chính sách của nhà Lê.Đối với thời Lê thì các chính sách đó rất tiến bộ và có hiệu quả nhưng đến thời Nguyễn nó đã lạc hậu, vậy mà không có sự thay đổi thì làm sao đất nước có thể đi lên được ? Thứ 2, đó là chính sách "bế quan toả cảng", không cho giao lưu với các quốc gia khác, của nhà Nguyễn đã khiên cho khoa học, kĩ thuật, những nền văn minh mới ở trên thế giới không thể du nhập vào nước ta

Về mặt giáo dục thì vẫn thiên về văn học, sử học theo Nho giáo, các môn tự nhiên không được quan tâm.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 27 phần 2: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

- Chính trị:

    + Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế (năm 1802), lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

    + Chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

    + Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây thành trì và thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

- Đối ngoại:

    + Thần phục nhà Thanh.

    + Đối với các nước phương Tây thì khước từ mọi tiếp xúc.

- Kinh tế:

    + Nông nghiệp: chú trọng khai hoang, thi hành các biện pháp di dân lập ấp và đồn điền…

    + Công thương nghiệp: lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu.. Các nghề thủ công vẫn phát triển nhưng còn phân tán…

- Xã hội:

    Đời sống nhân dân cơ cực, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

(Nguồn: Bài 2 trang 142 sgk Lịch sử 7:)

Đề bài

Tóm tắt những nét chính các chính sách của nhà Nguyễn về chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức cả bài để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long).

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. 

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: chú ý đến việc khai hoang, thực hiện di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cường hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

Loigiaihay.com