Chính sách duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao

Chính sách duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

1. Nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng tinh túy, quan trọng cấu thành nguồn nhân lực nhà nuớc, nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đây là lực lượng lao động có trình độ năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cao, làm việc, cống hiến cho nhà nước. Lực lượng này bao gồm công nhân, nông dân, kỹ sư, trí thức, nhà giáo, bác sĩ, thương gia, nhà hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội xuất sắc, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao, cán bộ, công chức tham mưu, hoạch định chính sách ở tầm chiến lược.v.v... Họ là những người làm việc cho Nhà nước, có quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Với tư cách là chủ thể quản lý và sử dụng, Nhà nước có bổn phận và nghĩa vụ pháp lý, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, phát triển, sử dụng và trọng dụng lực lượng lao động này.

2. Vai trò quan trọng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, của hệ thống chính trị nó riêng được quyết định bởi trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, hiệu quả công tác của nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong hoạch định chiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách, giải pháp thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, chính họ là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không một lĩnh vực, một nội dung, nhiệm vụ nào của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế lại không cần đến nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

3. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cẩu nhiệm vụ, Nhà nước phải đặc biệt quan tâm đến đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhà nước phải có thái độ, quan điểm đúng về xây dựng, đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng, trọng dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu không có chính sách xây dựng, đào tạo, bổi dưỡng, sử dụng, trọng dụng đúng đắn, hợp lý và đủ mạnh thì khó có thể đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

 4. Trong từng giai đoạn cách mạng xây dựng và phát triển đất nước cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao tương thích đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn đó. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có thái độ, quan điểm, cách ứng xử dối với việc đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn đó. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không phải là cái nhất thành bất biển, do đó việc nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ thường xuyên và là một tất yếu khách quan.

5. Thời gian qua chúng ta đã triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011- 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 579/ QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và “Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1216/QĐ- TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành cũng như các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực của bộ, ngành, tỉnh, thành phố mình; thực hiện nhiều giải pháp chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bước đầu đã đạt được kết quả quan trọng, đáng ghi nhận. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Cụ thể như: chúng ta mới chỉ có chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chứa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngay trong chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cũng chưa xác định được nhu cầu cụ thể về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước nói chung cũng như của từng bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng. Vì vậy chưa có cơ sở xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thống nhất, đồng bộ để thu hút, tuyển dụng, đào tạo, bổi dưỡng, bố trí, sử dụng và trọng dụng một cách hiệu quả, hợp lý. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua dào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề không hợp lý, tình trạng thừa thầy, thiếu thợ, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ công, không qua đào tạo; thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp có trình độ năng lực cao; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Cạnh tranh quốc tế bằng lao động phổ thông, giá nhân công rẻ đang khiến chúng ta yếu thế, lép vế và thua ngay trên sân nhà. Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Một trong những nguyên nhân của hạn chế, bất cập đó là do chưa có chính sác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hợp lý và đủ mạnh. Vì vậy, đổi mới toàn diện và việc nghiên cứu hoàn thiện chính sác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đặt ra hiệr nay.

6. Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế, cần phải khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011 - 2020. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhâ lực chất lượng cao; gắn kết chặt chẽ phá triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Thực hiện tốt khâu đột phá phát triển nhanh nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ làm tăng tiềm lực và sức mạnh của quốc gia, tạo ra sức mạnh tổng hợp, có ảnh hưởng quyết định đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Để thực hiện khâu đột phá chiến lược này đương nhiên Nhà nước phải có các quyết sách hay chính sách đúng và đủ mạnh về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

7. Chúng ta đang sống trong một thời đại với ba đặc điểm kinh tế chi phối sự phát triển của mỗi quốc gia. Khoa học công nghệ phát triển rất nhanh, rất mạnh, hơn bất kỳ một thời đại nào trước đó đã tạo ra làn sóng công nghiệp hóa lần thứ ba và hình thành nền kinh tế tri thức. Toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các liên kết kinh tế xuất hiện ngày càng ảnh hưởng nhiều, thúc đẩy sự phân công lao động ngày càng sâu sắc và hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu; cạnh tranh kinh tế diễn ra ngày càng quyết liệt và mỗi quốc gia phải dành cho được ưu thế trong cuộc cạnh tranh đó. Tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên không tái tạo được đòi hỏi con người phải tìm kiếm các dạng nguyên liệu, năng lượng mới, bảo đảm phát triển bền vững. Những đặc điểm nêu trên làm nổi bật vai trò ngày càng tăng của nguồn lực con người - nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trở thành lợi thế cạnh tranh mạnh, năng động trong quá trình phát triển kinh tế và là nhân tố làm chuyển dịch lợi thế so sánh giữa các quốc gia. Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư xây dựng và phát triển nguồn nhân lực này. Đó là lý do đẩy mạnh việc nghiên cứu, hoàn thiện đồng bộ chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đó là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, tất yếu khách quan đặt ra hiện nay.

8. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chỉ có thể thành công thông qua chính sách hợp lý của Nhà nước. Nhà nước muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao phải đầu tư đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển họ và chỉ có Nhà nước mới có đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ có tính chất quốc gia đại sự này.

Vấn đề chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao luôn là tâm điểm của Đảng, Nhà nước ta và toàn xã hội. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thành công bằng chính sách đúng đắn, hợp lý và đủ mạnh của Nhà nước. Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quan điểm, quyết sách, quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước với mục tiêu giải pháp, lộ trình phát triển phù hợp nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao có cơ cấu, số lượng, chất lượng hợp lý, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cẩu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

PGS. TS Văn Tất Thu - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ

------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc tần thứ XI. Nxb CTQG, H.2011.

2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII- Văn phòng Trung ương Đảng, H.2012.

3. 30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam, Nxb CTQG, H.2015.

4. PGS.TS. Văn Tất Thu, Cơ sở lý luận để xác định vấn đề chính sách công - Tạp chí Quản lý nhà nước, số 1/2016.

5. Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

6. Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

tcnn.vn