Đánh giá thế giới quan của triết học mác lênin là gì

Khi nghiên cứu những nội dung thuộc phạm trù triết học hoặc lý luận của Mác-Lênin, chúng ta được biết đến nội dung về thế giới quan là gì. Nếu nghe qua thì đây chắc hẳn là một vấn đề tương đối trừu tượng để có thể hiểu được ngay. Nhưng một khi đã hiểu thì đây lại là tri thức có thể giúp con người ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về mọi hiện tượng, sự vật xung quanh mình. Hiểu được điều đó, Công ty luật ACC sẽ phân tích về thế giới quan và những vấn đề xoay quanh nội dung này để gửi đến bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Đánh giá thế giới quan của triết học mác lênin là gì
Thế giới quan là gì

1. Khái niệm thế giới quan là gì?

Định nghĩa thế giới quan

Thế giới quan là gì được định nghĩa theo quan điểm của Mác-Lênin như sau: 

“Thế giới quan là khái niệm triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định nguyên tắc, thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người”.

Cấu trú của thế giới quan

Thế giới quan bao gồm những thành phần cấu thành dưới đây:

– Tri thức: Đây là thành phần chủ yếu và trực tiếp

– Niêm tin: Được hình thành từ tri thức, qua quá trình rèn luyện, kiểm nghiệm trong thực tiễn.

– Lý tưởng: Là trình độ phát triển cao nhất của thế giới quan.

2. Phân loại thế giới quan

Dựa vào những kết quả nghiên cứu của Mác và Lênin thì thế giới quan là gì được chia thành ba loại hình.

Thứ nhất, thế giới quan tôn giáo

– Trong loại hình này, hai thành phần chủ yếu tạo nên thế giới quan tôn giáo đó là niềm tin và tôn giáo. Hay nói cách khác là tín ngưỡng. Và trong đó, tín ngưỡng giữ vị trí bên trên lý trí, những cái ảo bên trên cái thực, cái thần lại vượt lên trên con người.

Thứ hai, thế giới quan huyền thoại

– Thế giới quan huyền thoại là một cách thức nhìn nhận thế giới xung quanh của người nguyên thủy trước đây. Trong đó, họ coi trọng những cảm xúc và sự tưởng tượng, thần thánh hóa hòa quyện với những lý trí, hiện thực khi đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về thế giới xung quanh.

Thứ ba, thế giới quan triết học

– Thế giới quan triết học có nguồn gốc hình thành trong một xã hội có trình độ phát triển cao hơn và hiện đại hơn so với hai loại hình còn lại.

 – Tư duy của con người về thế giới quan đã có những phát triển hơn theo hướng tích cực và văn minh. Con người xây dựng lên những hệ thống về khái niệm, phạm trù, lý luận và quy luật trong thế giới quan triết học. Theo đó, con người đã tư duy có logic hơn bằng cách chứng minh những quan điểm của mình trước mọi sự vật, hiện tượng.

Vai trò của thế giới quan là gì là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người và toàn xã hội.

Định hướng sự phát triển 

– Thế giới quan không chỉ giúp con người trở nên có định hướng hơn, tư duy một cách logic hơn mà còn giúp sự phát triển của xã hội có tiến trình cụ thể và theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh.

– Sự định hướng trên được hiện diện trong mọi mặt, từ hoạt động nhận thức thế giới khách quan đến cuộc sống thực tiễn của con người.

Nhìn nhận hiện thực khách quan

– Thế giới quan giúp con người có thể nhìn nhận lại chính mình và nhìn nhận được thế giới xung quanh. Từ đó xác định được những mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động để có thể đạt được mục đích, ý nghĩa đó.

– Khi thế giới quan đúng đắn thì nhân sinh quan cũng sẽ trở nên tích cực, trình độ phát triển của thế giới sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

4. Những câu hỏi thường gặp.

Hạt nhân của thế giới quan là gì?

Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học diễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển của thế giới quan.

Nếu thế giới quan được hình thành từ toàn bộ tri thức và kinh nghiệm sống của con người; trong đó tri thức của các khoa học cụ thể là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành những quan niệm nhất định về từng mặt, từng bộ phận của thế giới, thì triết học, với phương thức tư duy đặc thù đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là một chỉnh thể. Như vậy, triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.

Nguồn gốc của thể giới quan là gì?

Thế giới quan xuất phát từ chính cuộc sống của con người. Có thể thấy là tất cả hoạt động của con người đều bị chi phối bởi một thế giới khách quan nhất định. Những yếu tố chính cấu thành nên thế giới khách quan đó là lý trí, tri thức, niềm tin và tình cảm. Chúng liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất và chi phối đến nhận thức lẫn hành động trong thực tiễn của con người.

Phận loại thế giới quan đối với sinh viên như thế nào?

Cũng theo như giáo trình Mác- Lênin đưa ra giải đáp về thế giới quan và phương pháp luận triết học là gì và cách phân loại thế giới quan là gì thì xét theo quá trình phát triển ta có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: thế giới quan tôn giáo, thế giới quan huyền thoại và thế giới quan triết học.

Vai trò của triết học trong việc nâng cao năng lực tư duy phản biện cho sinh viên thể hiện cụ thể ra sao?

Thứ nhất, kích thích khả năng đặt câu hỏi và tìm kiếm vấn đề, giải pháp mới.
Thứ hai, hình thành tư duy đa chiều, toàn diện.
Thứ ba, nâng cao khả năng lập luận.

Như vậy, thế giới quan là gì có nhiều những vai trò đối với mỗi cá nhân con người và đối với toàn xã hội loài người đang sinh sống. Do đó, việc hiểu những giá trị này sẽ giúp ích cho sự phát triển tư duy của mỗi chúng ta. Hy vọng những kiến thức trên do Công ty luật ACC tổng hợp sẽ có ích cho bạn đọc có thể áp dụng trong thực tiễn hay quá trình học tập.