Chiến lược một giá của công ty dược phẩm

-->

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY CỔPHẦN DƯỢC PHẨM OPCI. Giới thiệu về Công ty cổ phần Dược phẩm OPC:Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm TW 26 –OPC, được thành lập vào tháng 10 năm 1977 theo Quyết định số 1176/BYT-QĐ ngày24/10/1977 của Bộ Y Tế từ sự hợp nhất 8 viện bào chế tư nhân ở Sài Gòn trước đây.Ngày 08 tháng 02 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 138/QĐ-TTg vềviệc chuyển Xí ghiệp Dược phẩm Trung ương 26 trực thuộc Tổng Công ty Dược ViệtNam – Bộ Y tế thành Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC. Vốn điều lệ ban đầu của Côngty khi cổ phần hoá là 20 tỷ đồng trong đó tỷ lệ nắm giữ của nhà nước là 29%, đến nayđã nâng lên 81,9 tỷ đồng và chính thức giao dịch cổ phiếu với mã chứng khoán OPC tạisàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.Ngành nghề kinh doanh:•Trồng và chế biến dược liệu.•Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư, máy móc, trang thiết bị y tế (không: giacông cơ khí, tái chế phế thải, xi măng điện, sơn, hàn tại trụ sở), hoá chất (trừ hóachất có tính độc hại mạnh), mỹ phẩm, thực phẩm (trừ chế biến thực phẩm tươisống tại trụ sở).•Sản xuất, mua bán: rượu, nước uống có cồn, nước uống có gas (không sản xuấttại trụ sở).•Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: nhà nghỉ (không hoạt động tại trụ sở).OPC chuyên sản xuất thuốc từ dược liệu, kết hợp y học cổ truyền với công nghệ hiệnđại, một trong những đơn vị sản xuất đông dược đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉGMP - WHO, GLP, GSP , ISO 9001: 2000. Hiện nay, Công ty được cấp phép sản xuất1trên 160 sản phẩm các loại, trong đó nhiều sản phẩm nhận được sự tin tưởng sử dụngcủa khách hàng trong nhiều năm qua như: Dầu Khuynh Diệp nhãn hiệu “Mẹ bồng con”,thuốc trợ tim Cortonyl, thuốc điều kinh Cao Ích Mẫu, viên an thần Mimosa®, viên sủibọt vitamin các loại, cồn nguyên liệu dược dụng và các chế phẩm từ cồn,… Đặc biệt,thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” đã trở thành một trong 10sự kiện nổi bật nhất của Tổng Công ty Dược Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI.OPC là một trong 5 đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả: Doanh thusản xuất, lợi nhuận trước thuế, tốc độ tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu,tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong Tổng Công ty Dược – Bộ Y tế:Một số kết quả hoạt động của Doanh nghiệp giai đoạn 2006-2010CÁC CHỈ TIÊUĐVT20062007200820098 tháng2010Tổng doanh thuTỷ lệ (năm sau so vớiTỉ đ156,3%180,1219372,9115,23121,60170,2737,734,563,0125,2591,52182,614,45,26,2112,82118,18119,23231năm trước)Lợi nhuận trước thuếTỉ đTỷ lệ (năm sau so với%30,142,6năm trước)Thu nhậpTriệu đ3,96,2BQ/người/thángTỷ lệ (năm sau so với%năm trước)Qua 30 năm hoạt động, OPC được người tiêu dùng và ngành y dược trong ngoàinước biết đến như một trong những thương hiệu dược phẩm uy tín hàng đầu. Lấy nềntảng y dược học cổ truyền, áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trênthế giới để tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc trong nước2và xuất khẩu. OPC phát huy thế mạnh của mình trên thương trường dược phẩm cónguồn gốc dược liệu đầy tiềm năng.Phân tích SWOT-Hệ thống phân phối thuốc sâu rộng, chiến lược xây dựngthương hiệu tốtĐiểm mạnh-Công tác R & D phát triển tương đối tốt-Tương đối chủ động về nguyên liệu-Cơ cấu tài chính lành mạnh-Sự tăng giá nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến doanhthu, lợi nhuậnĐiểm yếu-Chưa khai thác được thị trường phía Bắc đầy tiềm năng-Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm thiết yếu, cótiềm năng tăng trưởng tốt.Cơ hội-Xu hướng của người tiêu dùng là ngày càng ưa chuộngnhững sản phẩm mang nguồn gốc thiên nhiên.Thách thứccanh tranh về giá với các doanh nghiệp trong nước và vềchất lượng với các doanh nghiệp nước ngoàiII. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNHTổng quan về ngành dượcNgành dược Việt Nam được hình thành và phát triển trên 20 năm và là một trongnhững ngành có tốc độ tăng trưởng quá khứ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chungcủa nền kinh tế. Trong thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2009, ngành dược có tốc độ tăngtrưởng bình quân 16%/năm.3Ngành dược Việt Nam hiện vẫn được xem là chưa phát triển, hiện chỉ được xếp vàocấp độ 2.5 trong 4 cấp độ, đã sản xuất được thuốc generic (thuốc phiên bản khi bảnquyền thuốc gốc hết hạn, trung bình thời hạn bảo hộ độc quyền là 20 năm), xuất khẩuđược một số biệt dược mà chưa sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới. Vớidân số trên 88 triệu hiện nay và tốc độ tăng dân số 1.3-1.4%/ năm, Việt Nam là một thịtrường rất tiềm năng cho ngành y tế nói chung và ngành dược nói riêng. Khi kinh tếphát triển và mức sống người dân được nâng cao, ý thức về chăm sóc sức khỏe càngđược nhận thức sâu sắc hơn; có thể thấy điều này khi chi phí y tế tính trên đầu ngườităng dần qua các năm, từ 26 USD/người năm 2003 tăng lên 65 USD/người năm 2009 vàdược dự báo sẽ tăng lên 148 USD/người vào năm 2013. Tốc độ này tăng nhanh hơn tốcđộ tăng trưởng GDP.Phân tích ngành dược VN theo mô hình Porter’s 5 forces1. Mức độ cạnh tranh nội ngành : Cao- Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, nhạy cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạngcon người. Do vậy, không ai thích đi mua thuốc, người tiêu dùng chỉ mua thuốc khi họbị bệnh và khó có thể khuyến khích người ta mua thêm nếu người ta chỉ có nhu cầumua một số lượng thuốc nhất định theo toa của bác sĩ. Chínhvì vậy, các nhà sản xuất dược phẩm sẽ tìm mọi cách để ngườibệnh mua thuốc của mình mà không mua thuốc của đối thủcạnh tranh.- Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực dược phẩm tại Việt Nam và dược phẩm Hậu Giang là doanh nghiệp có thị phần lớnnhất nhưng cũng chỉ chiếm hơn 13%. Mức độ tập trung của ngành dược là thấp, khôngcó doanh nghiệp nào đủ sức thao túng thị trường. Bởi thế mức độ cạnh tranh của ngànhở mức cao.- Do đặc thù của ngành dược, chất lượng thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ vàsinh mạng của người tiêu dùng, vì vậy chất lượng là yếu tố quyết định trong cạnh tranhchứ không phải là giá cả. Để cạnh tranh được bắt buộc các Doanh nghiệp phải đáp ứngđược các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho ngành. Đến cuối năm 2010 sẽ córất nhiều doanh nghiệp sản xuất dược buộc phải ngừng hoạt động, chuyển sang gia4công cho những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, điều này đã tạo sự cạnh tranh giữa cácDoanh nghiệp. Nếu muốn tồn tại thì Doanh nghiệp buộc phải đầu tư, thay đổi để đạtchuẩn.- Chi phí bán hàng (trong đó chủ yếu là chi phí hoa hồng, lót tay cho các bác sĩ kê toa,hiệu thuốc) chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (20-40%) trong tổng chi phí sản xuất củacác doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước và ngày càng có xu hướng tăng chothấy mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành dược ngày càng cao.- Do vốn ít, các nhà sản xuất trong nước đều phải nghĩ đến lợi nhuận nhất thời, tậptrung sản xuất quá nhiều các loại dược phẩm thông thường và phải cạnh tranh nhautrong mảng thị phần nhỏ hẹp. Tuy nhiên, mảng thị phần hẹp này cũng có nguy cơ bịthôn tính khi Việt Nam gia nhập WTO khi các mức thuế cho dược phẩm giảm mạnh.Như vậy khi gia nhập WTO, môi trường cạnh tranh trong ngành dược sẽ càng gay gắthơn khi các doanh nghiệp dược phẩm trong nước phải đối đầu với các tập đoàn dượcphẩm nước ngoài với tiềm lực về vốn, trình độ quản lý, trình độ công nghệ cao.2. Sức mạnh nhà cung cấp: Cao- Hầu như các sản phẩm Dược trong nước đều là thành phẩm, được gia công từ nguyênliệu nhập ngoại, còn số các nguyên liệu dược, kể cả các phụ gia và tá dược, được sảnxuất trong nước rất ít. Nhà cung cấp của ngành dược chủ yếu là các Hãng Dược phẩmnước ngoài. Nguồn nguyên liệu đầu vào chiếm 40-60% trong cơ cấu giá vốn và 90%nguyên liệu tân dược, 85% nguyên liệu đông dược được nhập khẩu từ nước ngoài. CácDoanh nghiệp Dược Việt Nam vẫn chủ yếu sản xuất các dòng thuốc phổ thông, do đósử dụng nhiều các loại dược liệu giá rẻ và vốn là mặt hàng chủ lực của Trung Quốc vàẤn Độ.- Ngành Dược hiện đang đối mặt với quá nhiều rủi ro (Rủi ro về tỷ giá, Rủi ro biếnđộng giá cả nguyên liệu, Rủi ro về chất lượng nguyên liệu, Rủi ro về Thương mại, Rủiro về bất ổn chính trị, Rủi ro về thiên tai, dịch bệnh…) khi phụ thuộc quá nhiều vào cácnhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài.3. Sức mạnh khách hàng: Thấp5- Do sản phẩm của ngành dược thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, liên quan đến tínhmạng và sức khỏe người sử dụng nên cầu về thuốc là không thể trì hoãn được và khôngcó sự mặc cả về giá khi khách hàng sử dụng sản phẩm dược.- Quyết định lựa chọn sản phẩm dược của khách hàng phụ thuộc vào thông tin từ: Bácsỹ kê đơn; kinh nghiệm cá nhân; lời khuyên của người thân, Dược tá.4. Nguy cơ thay thế: Thấp- Không giống như các nhu cầu về thực phẩm hay giải trí. Nhu cầu về thuốc được xemlà nhu cầu không thể chuyển đổi và thay thế. Người bệnh muốn khỏi bệnh thì chỉ dùngthuốc để chữa bệnh.- Tùy theo từng loại bệnh mà người bệnh mắc phải và tùy theo sự lựa chọn phươngpháp chữa trị mà người bệnh có thể sử dụng sản phẩm thuốc tân dược hay là thuốc đôngdược.5. Rào cản gia nhập: Cao- Rào cản công nghệ: Công nghệ hóa dược tại Việt Nam còn khá yếu với công nghệ lạchậu. Bình quân đầu tư cho một dây chuyền sản xuất thuốc đảm bảo chất lượng khoảng30 đến 35 tỷ đồng tùy theo quy mô của nhà máy, đầu tư nhiều dây chuyền thì chi phí cóthể tăng cao hơn. Chi phí để nghiên cứu và sản xuất ra 1 loại thuốc mới đặc trị mấtkhoảng 13 năm với chi phí khoảng 8.000 triệu đô. Tỷ lệ đầu tư nghiên cứu thuốc mớicủa các công ty trong nước chỉ chiếm khoảng 3% doanh thu.- Rào cản chính sách của Chính phủ: Dược phẩm là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởngtrực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người nên được Chính phủ quản lý rất chặtchẽ. Các Doanh nghiệp muốn sản xuất một sản phẩm mới thì phải thông qua một quátrình xét duyệt rất lâu dài và phức tạp của chính phủ. Hiện nay hành lang pháp lý đểnghiên cứu và thử nghiệm thuốc trên người tại Việt Nam vẫn chưa được xây dựng hoànchỉnh nên công tác thử nghiệm gặp rất nhiều khó khăn.III. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA MỘT SỐ DOANHNGHIỆP DƯỢC BẰNG CÁCH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH 4P MARKETING61. Sản phẩm (Product)Công ty cổLà một doanh nghiệp có bề dày về hoạt động kinh doanh và sảnphần Dượcxuất trong ngành dược phẩm, OPC sở hữu một danh mục sản phẩmphẩm OPCđa dạng, phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùngcủa nhiều đối tượng khách hàng. OPC luôn đề ra những chiến lượcvà mục tiêu rõ ràng trong việc phát triển thương hiệu, tính năng,mẫu mã, bao bì, chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. OPC luôncố gắng phát huy và củng cố vị trí là doanh nghiệp sản xuất đôngdược hàng đầu Việt Nam bằng cách tập trung vào sản xuất và kinhdoanh các sản phẩm đông dược dựa trên những lợi thế về nền sinhhọc da dạng của Việt Nam.Công ty cổDHG là doanh nghiệp dược đầu ngành tại Việt Nam, một trongphần Dượcnhững lý do để DHG đạt được vị trí như hiện nay là nhờ DHG đãHậu Gianghoạch định một chiến lược sản phẩm rất tốt. Với phương châm(DHG)“hướng vào khách hàng” DHG không ngừng đa dạng hóa sảnphẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì đáp ứng sự tín nhiệmcủa khách hàng. Chiến lược phát triển sản phẩm được DHG địnhhướng như sau: mở rộng quy mô sản xuất và liên kết với các nhàmáy sản xuất dược trong và ngoài nước; phát triển nhóm hàng đặctrị, đáp ứng cho hệ thống bệnh viện, cạnh tranh trực tiếp với hàngngoại; phát triển nhóm thực phẩm chức năng nhằm đa dạng hóađồng tâm; phân chia các nhóm hàng, mỗi nhóm hàng, mỗi nhãnhàng chủ lực được đầu tư, xây dựng và quản lý một cách chặt chẽ;phát triển nền tảng cho vùng có thu nhập thấp; đáp ứng 100% thuốcthiết yếu của Bộ Y tế quy định.Công ty cổVới thị phần tiêu thụ sản phẩm dược đứng thứ 2 ở Việt Nam, cácphần Dượcsản phẩm dược của Imexpharm được sử dụng khá rộng rãi và đượcphẩmnhiều người biết đến. các sản phẩm của Imexpharm phong phú vềIMEXPHARM chủng loại và có chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Tất cả các sảnphẩm của Công ty đều được giới thiệu đầy đủ về thông tin trên7website riêng của công ty giúp mọi người có thể dễ dàng tìm hiểuvề chức năng, công dụng cũng như kiểu dáng, mẫu mã của từng sảnphẩm. Imexpharm thực hiện nghiêm ngặt qui trình quản lý chấtluợng sản phẩm, luôn đầu tư đổi mới thiết bị và ứng dụng các quitrình công nghệ tiên tiến vào sản xuất để không ngừng đổi mới vànâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnhngày càng cao, góp phần giảm nhẹ chi phí điều trị của khách hàng.2. Giá (Price)Công ty cổMặc dù thị trường nội địa có sự cạnh tranh gay gắt, nguồnphần Dượcnguyên liệu đầu vào luôn có sự biến động song OPC luôn có chủphẩm OPCtrương ổn định giá bán sản phẩm với mức tối đa. Chiến lược giáđược OPC sử dụng là chiến lược giá khác biệt dựa trên ưu thế vềuy tín doanh nghiệp khi nghiêm túc thực hiện các cam kết vềchất lượng và hiệu quả điều trị vượt trội của sản phẩm mới nhờquá trình nghiên cứu phát triển được chú trọng. OPC cũng ápdụng một tỷ lệ chiết khấu hợp lý nhằm ổn định giá thành sảnphẩm nhờ đó các sản phẩm của OPC được nhiều khách hàng tindùng.Công ty cổDHG xây dựng một chiến lược giá khác biệt so với các đối thủphần Dượccạnh tranh trong ngành, cụ thể: giá bán các sản phẩm của DHGHậu Giangđược xác định theo từng phân khúc thị trường mục tiêu. Đặcbiệt, DHG đã xây dựng được một hệ sản phẩm đáp ứng tốt đầyđủ nhu cầu điều trị và có giá cả phù hợp với thu nhập của ngườidân vùng nông thôn. Vì thế sản phẩm của DHG đã xâm nhậpvào thị trường có thu nhập thấp với lượng tiêu thụ lớn, thươnghiệu DHG ngày càng trở nên quen thuộc và gần gũi với ngườidân. Bên cạnh đó DHG còn đẩy mạnh đầu tư cho những sảnphẩm kháng sinh thế hệ mới thay thế hàng ngoại với chất lượngngang bằng và mức giá bán chỉ bằng 50% giá sản phẩm nhậpkhẩu. ngoài ra DHG cũng đầu tư vào những sản phẩm dành chongười cho thu nhập cao phù hợp với cơ chế thị trường.8Công ty cổChiến lược giá của Imexpharm là thống nhất về giá. Công ty xácphần Dượcđịnh giá bán thống nhất đến người sử dụng trên toàn quốc. cácphẩmsản phẩm chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu của công ty có giáIMEXPHARM bán bình quân cao hơn các sản phẩm cùng dược tính so với cácsản phẩm khác được sản xuất trong nước. Imexpharm đã ápdụng chiến lược giá này vì Công ty xác định khách hàng mụctiêu là những người bênh có nhu cầu sử dụng thuốc có chấtlượng cao.3. Phân phối (Place)Công ty cổOPC rất chú trọng đầu tư phát triển hệ thống phân phối. Mạngphần Dượclưới phân phối trải rộng 3 miền và các sản phẩm của OPC có mặtphẩm OPCtrên khắp 64 tỉnh thành. OPC có trụ sở chính tại Thành phố HồChí Minh và 06 chi nhánh tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, NhaTrang, vũng Tầu, Cần Thơ. OPC đã có mặt tại phần lớn các cơ sởđiều trị bao gồm cả các bệnh viện lớn có thói quen sử dụng thuốctân dược chủ đạo. Thị trường tiêu thụ lớn nhất của OPC là ở cáctỉnh phía Nam. Dược phẩm OPC không những chiếm lĩnh thịphần lớn trong nước, OPC đã từng là một đơn vị xuất khẩu mạnhnhất trong ngành dược Việt Nam . Sản phẩm của OPC đã có mặttại 15 nước trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên15%/năm, doanh số trên 300 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 38 tỷđồng/năm nhưng năm 2009 đã đạt 63 tỷ đồng/năm, lương bìnhquân 6 triệu đồng /tháng.Tuy có một hệ thống phân phối rộng khắp nhưng OPC chưa khaithác mạnh tiềm năng thị trường phía Bắc, trong khi tiêu thụ dượcphẩm các tỉnh phía Bắc chiếm 45% của cả nước.Công ty cổLà doanh nghiệp dược có thị phần tiêu thụ lớn nhất Việt Nam,phần Dượcchiến lược phân phối của DHG là “Nơi nào có người dùng thuốc,9Hậu Giangnơi đó có DHG”. Thực hiện theo phương châm này các sản phẩmcủa DHG được phân phối rộng khắp thông qua các nhà thuốc,bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám, các công ty TNHH, cácnhà bán sỉ, các đối tác chuyển nhượng trong và ngoài nước, hệthống siêu thị, trường học…Chiến lược phân phối của DHGnhững năm gần đây là “đưa sản phẩm vào hệ điều trị cả nước”,chuyển dịch cơ cấu phân phối từ hệ thương mại qua điều trị.Chiến lược này đã giúp cho người bệnh biết đến sản phẩm củaDHG và sau khi hết thời hạn điều trị họ đã dùng những toa thuốcnày để mua tại các cửa hàng thuốc và trung tâm phân phối. Điềunày đã góp phần làm tăng thị phần cũng như doanh thu của hệđiều trị. Ngoài ra DHG còn xây dựng được mạng lưới bán hàngtại các thị trường xuất khẩu truyền thống ở Moldova, Ukraina,Nga…Và chiến lược lâu dài của DHG là mở rộng thị trường xuấtkhẩu sang các nước Đông Âu, Châu Âu và các nước trong khốiASEAN…Công ty cổImexpharm có chiến lược xây dựng hệ thống phân phối thôngphần Dượcqua các nhà phân phối thuốc độc quyền đặt tại các địa phương.phẩmKhi thị trường tại một địa phương đạt mức phát triển ổn định vàIMEXPHARM đủ lớn thì công ty sẽ triển khai xây dựng và phát triển đội ngũtrình dược viên tại đó để hỗ trợ nhà phân phối trong chào hàngvà nhận đơn đặt hàng các sản phẩm dược.4. Quảng bá (Promotion)Công ty cổOPC rất coi trọng chiến lược quảng bá và xây dưng thương hiệuphần Dượcvới định hướng là trở thành một thương hiệu của công chúng,phẩm OPCmột doanh nghiệp hướng tới người tiêu dùng với mục đíchchăm lo cho sức khỏe của cộng đồng. OPC xây dựng thươnghiệu theo 2 kênh: trực tiếp và thông qua các nhãn hiệu sản10phẩm. OPC cũng là một trong những công ty đi tiên phong trongviệc đầu tư sang tạo biểu tượng của doanh nghiệp nhằm tạo nênsự khác biệt đối với người tiêu dùng thông qua việc thể hiệnnhững nét văn hóa riêng của công ty. Phát huy lợi thế này OPCđã sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn quảng cáo và truyềnthông uy tín để quảng cáo rộng rãi các sản phẩm của mình. Chiphí dành cho hoạt động này chiếm khoảng 6,5% trên tổng doanhthu. Ngoài ra định vị được nhóm khách hàng mục tiêu của côngty là những người ở độ tuổi trung niêm nên OPC đã xây dựngchương trinhg “chăm sóc sức khỏe người cao tuổi” với nhiềuhình thức. Nhờ áp dụng một chiến lược quảng bá và xây dựngthương hiệu một cách hợp lý, OPC đã trở thành một thương hiệuđông dược uy tín, lớn nhất nước.Công ty cổMặc dù thương hiệu DHG đã được xác lập song DHG vẫnphần Dượckhông ngừng đầu tư cho việc phát triển thương hiệu. DHG cóHậu Giangmột phòng Marketing với đội ngũ nhân viên đông đảo phụ trách3 bộ phận lớn là : quản lý nhãn hàng, marketing bán hàng vàmarketing dịch vụ. DHG xây dựng thương hiệu công ty thôngqua các chương trình PR và xây dựng các nhãn hàng thông quacác chương trình truyền thông, quảng cáo, PR, hội thảo, ngàyhội giới thiệu sản phẩm và các hoạt động cộng đồng. Chính nhờviệc chú trọng vào công tác quảng bá và xây dựng thương hiệumà các nhãn hàng của DHG đã trở nên quen thuộc đối với ngườitiêu dùng và giới điều trị.Công ty cổHoạt động quảng bá thương hiệu tại Imexpharm được chú trọngphần Dượcnhằm tạo dựng thương hiệu Việt mạnh với sứ mạng phát triển đểphẩmđóng góp cho lợi ích xã hội cho cộng đồng. Công ty sử dụng cácIMEXPHARM đơn vị Marketing chuyên nghiệp hỗ trợ việc xây dựng cácchương trình quảng bá thương hiệu và tổ chức các sự kiện. như:Chương trình khám bệnh từ thiện, Chương trình “Hoa Sen nởvào đầu mỗi tháng”, tặng thuốc cho khách hàng, Tài trợ cho cáchội nghị, hội thảo chuyên ngành, tham gia các hiệp hội ngành11hàng, các tổ chức chuyên môn, các hội nghề nghiệp để tìm cơhội hợp tác đầu tư, phát hành Catalog, tài liệu khoa học đểhướng dẫn, giới thiệu sản phẩm, cung cấp đầy đủ các thông tinvề sản phẩm cho giới điều trị và người tiêu dùng…Kết luậnVới xu hướng phát triển cũng như hướng đến tiến trình hội nhập ngày càng sâurộng hơn, thì việc xuất hiện nhiều thương hiệu sản phẩm/dịch vụ của nhiều doanhnghiệp trong nước và quốc tế làm cho bầu khí chung của một thị trường mới nổi nhưViệt Nam trở nên đa dạng, phong phú và sôi động hơn, từ đó người tiêu dùng có đượcnhiều sự lựa chọn phù hợp tùy theo nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình…Ngày nay không thể phủ nhận vai trò, tầm ảnh hưởng và sự ứng dụng củamarketing trong các lĩnh vực khác nhau, ngành dược không phải là một ngoại lệ. Trongbối cảnh cạnh tranh trong ngành dược ngày càng gay gắt như hiện nay, việc xây dựngmột chiến lược marketing hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị phầngóp phần xây dựng vị thế của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.3 doanh nghiệp dược trên đây là các doanh nghiệp có thị phần tiêu thụ hàng đầu củaViệt Nam hiện nay, các doanh nghiệp này đều có điểm chung là coi trọng hoạt độngmarketing nhằm giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tốt nhất có thể. Các doanh nghiệpnày áp dụng một số điểm chung trong chiến lược marketing nhưng cũng có những điểmkhác biệt. Các doanh nghiệp đều xây dựng một chiến lược marketing nhằm phát huy tốiđa thế mạnh của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành. Với Dượcphẩm OPC đó là thế mạnh về các sản phẩm đông dược, Imexpharm hướng vào các sảnphẩm có chất lượng và giá thành cao, Dược Hậu Giang là đa dạng các loại sản phẩm,các mức giá để mọi người dân đều có thể sử dụng sản phẩm Dược Hậu Giang. Có thểnhận thấy 03 doanh nghiệp trên có thể có được vị thế và thành công như vậy chính nhờsự định hướng marketing đúng đắn và hợp lý của doanh nghiệp.12TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Slide bài giảng môn học Quản trị Marketing2. Nguồn Internet, website: https://www.opcpharma.com3. Tài liệu đào tạo về Quản trị Marketing – Chương trình MBA của Đại họcGrigg, Hoa Kỳ4. Báo cáo Tổng kết của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC tại Đại hội thi đuayêu nước ngành Y tế năm 2010.5. Báo cáo Tổng kết ngành Dược của Bộ Y tế giai đoạn 2006-201013


Page 2