Chiến lược khác biệt hóa của điện máy xanh

Thị trường điện máy Việt Nam

Thị trường điện máy Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về doanh số và số lượng các doanh nghiệp bán lẻ từ năm 2015 đến nay. Với số dân hơn 95 triệu người, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao và sự cải thiện về thu nhập và mức chi tiêu đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng điện máy.

Mặc dù nhu cầu mua sắm và sử dụng cao, nhưng vẫn có khá nhiều doanh nghiệp bán lẻ không thể trụ vững trên thị trường. Cụ thể là một số tên tuổi lớn của thị trường điện máy đã bị phá sản như BestCaring năm 2012, Việt Long năm 2014 hay TopCare trong năm 2015. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy phải bán mình hoặc liên doanh với các đối tác nước ngoài để tiếp tục cạnh tranh như Trần Anh bán lại 31% thị phần cho Nojima Nhật Bản, Nguyễn Kim bán 49% thì phần cho Central Group của Thái Lan….

Giới thiệu về Điện Máy Xanh

Sự gia tăng số lượng các cửa hàng Điện Máy Xanh trên toàn quốc trong thời điểm rất nhiều nhà bán lẻ sụt giảm doanh số, trả lại mặt bằng thể hiện chiến lược kinh doanh đầy ấn tượng của Điện Máy Xanh. Tính đến hết tháng 12/2016, Điện Máy Xanh có 266 siêu thị tại 63 tỉnh, thành. Trong đó, có 180 điểm bán lẻ được mở mới, tăng gấp 3 lần so với tổng số điểm trong giai đoạn 2010 – 2015 và dự định tiếp tục mở thêm nhiều điểm bán lẻ khác.

Điểm mạnh

-Thương hiệu được biết đến rộng rãi.

-Mạng lưới phân phối rộng khắp với 253 siêu thị trên toàn quốc, phủ sóng 63 tỉnh thành, phát triển cửa hàng đến tận các vùng ven, khu vực huyện thị

-Nguồn lực tài chính lớn.

-Hưởng được lợi thế tuyệt đối của ngành Viễn thông di động so với các chuỗi bán lẻ điện máy khác do thành công của “đàn anh” Thế giới di động.

Điểm yếu

-Theo mô hình siêu thị nhỏ nên hiệu quả khai thác ở mức thấp, khó đa dạng hàng hóa và tạo ra không gian mua sắm của khách hàng.

Cơ hội

-Đời sống ngày càng phát triển nên các hộ gia đình ngày càng có nhu cầu mua sắm các máy móc hiện đại.

Thách thức

-Vì thị trường bán lẻ điện máy là “miếng bánh ngon” nên rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng nhảy vào. Nếu không có chiến lược bài bản thì rất dễ bị các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm.

Chiến lược marketing của Điện Máy Xanh

Đặc điểm công chúng mục tiêu

-Khu vực địa lý: toàn quốc, 63 tỉnh thành

-Quy mô thành phố: từ tỉnh lẻ đến siêu đô thị

-Độ tuổi: từ 25-50 tuổi

-Quy mô gia đình: gia đình hai thế hệ trở lên

-Thu nhập: 15 triệu/tháng trở lên, tầng lớp trung lưu trở lên

-Sở thích: yêu thích sự hiện đại, tiện nghi

-Đặc điểm tâm lý

Cần sự thư giãn, giải trí sau một ngày làm việc căng thẳng.

Tin rằng những máy móc hiện đại giúp đỡ họ rất nhiều trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

Muốn khẳng định bản thân thông qua những nội thất trong nhà.

Tính cách: phóng khoáng, là con người hiện đại

-Đặc điểm hành vi mua:

Thường vào những dịp cuối năm khi con người thích đổi mới, bao gồm cả nội thất trong gia đình, công ty

Tùy theo vòng đời của sản phẩm: tìm kiếm các sản phẩm hiện đại theo xu hướng tiêu dùng, thường cập nhật các phiên bản mới, cải tiến

-Lợi ích:

Khách hàng có được sự thư giãn, giải trí. Cân bằng được công việc và cuộc sống

Tình trạng của người sử dụng: Họ đã, đang và sẽ sử dụng các sản phẩm điện máy, có nhu cầu mua các sản phẩm này.

-Thị trường mục tiêu: là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trên toàn quốc đặc biệt là những vùng ven, có nhu cầu sử dụng các máy móc gia dụng và thiết bị điện tử. Có thể thấy đây là khúc thị trường có qui mô và mức tăng trưởng cao.

Chiến dịch Marketing thành công của Điện Máy Xanh?

-Quảng cáo sử dụng hình ảnh lạ mắt, âm thanh sống động, gây bất ngờ và tạo ra tranh cãi.

Điều đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng hình ảnh người màu xanh trông có vẻ “dị hợm” với điệu nhảy trào phúng đã tạo ra 1 sự tò mò và kích thích. Có nhiều ý kiến tranh cãi về tính “nghệ thuật” trong quảng cáo này trên các diễn đàn mạng xã hội. Nhưng không thể phủ nhận sức lan tỏa mạnh mẽ của clip này khi mọi người đến nhớ đến từng lời nói, hình ảnh, giai điệu của bài hát.

-Quảng cáo sử dụng khẩu hiệu dễ nhớ, lặp đi lặp lại

Dù bài hát quảng cáo có bất ngờ và khó nghe thì không thể phủ định, nó cứ lặp đi lặp lại trong đầu chúng ta, khiến cho chúng ta ghi nhớ 1 cách bị động. “Bạn muốn mua TV, đến Điện máy xanh…”

- Quảng cáo TVC, sau đó dựa vào mạng xã hội

Bắt đầu từ những quảng cáo trên tivi, sau đó trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội. Tuy bị chê khá nhiều nhưng Điện Máy Xanh đã tận dụng cơ hội tốt đó, cập nhật các trào lưu của giới trẻ như Lạc Trôi, Rồng Pikalong, cách để Tết không bị đòi nợ, cắt tóc ngày Tết, Tết xưa và nay… khi tung ra ảnh chế với người xanh kì dị khiến cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ

Tận dụng những trang Fanpage có các thành viên có khả năng khơi tạo trào lưu, cùng với việc sử dụng hình ảnh người xanh kết hợp với các trào lưu đang nổi để lan truyền nội dung trên mạng xã hội.

- Hình ảnh trực tiếp với các binh đoàn xanh

Sự có mặt của binh đoàn Điện Máy Xanh cùng bài hát gây ám ảnh đã khuấy động cộng đồng lẫn giới truyền thông. Họ tiếp tục xây dựng các chương trình vào các dịp đặc biệt trong năm với những binh đoàn màu xanh của thương hiệu và đem lại niềm vui cho mọi người. Các trang Fanpage liên tục tạo ra các minigame, cuộc thi tặng quà,…để tăng tương tác với khách hàng.

Sự thành công của Điện Máy Xanh được tạo nên chính là nhờ 1 chiến lược Marketing bài bản từ TVC quảng cáo truyền hình cho tới marketing trên mạng xã hội, biết tận dụng cơ hội và biến nhược điểm thành bệ phóng phát triển thương hiệu sau này.