Chất liệu linen là gì

Mùa hè này, bạn đã lựa chọn được loại vải phù hợp nào để may quần áo chưa? Có thể nói, trong điều kiện thời tiết nóng nực, việc chọn những trang phục mát mẻ, thoải mái sẽ được ưu tiên hàng đầu. Sau đây, công ty thu mua vải Cát Thịnh Phát giới thiệu cho bạn một loại vải đang được săn đón – vải linen. Vậy vải linen có tính chất, công dụng như thế nào?

Vải linen là gì?

Vải linen hay còn được gọi theo cách thuần việt là vải lanh, là một trong những loại vải xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Vải linen được dệt từ sợi của cây lanh tự nhiên. Lanh sau khi được thu hoạch sẽ được tách vỏ, lấy phần sợi mềm bên trong để sơ chế và dệt thành vải. Vải từ cây lanh thường có độ bền cao, mềm mại, tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Vải linen được ứng dụng trong hầu hết các sản phẩm may mặc.

Sợi lanh dùng để dệt vải linen

Đặc điểm, tính chất của vải nilen

Vải linen được sản xuất chủ yếu từ các loại sợi tự nhiên nên đặc biệt an toàn, thân thiện với người sử dụng. Vải linen có một số đặc điểm, tính chất nổi trội như sau:

Thứ nhất, vải linen có độ bền cao hơn rất nhiều so với các loại vải khác, lên tới khoảng 5,5 đến 6,5 gm/den (đơn vị đo độ bền của vải)

Thứ hai, vải linen có khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Lý do là vải linen được cấu tạo từ những sợi lanh tự nhiên cho nên nó khá thoáng và mát.

Thứ ba, vải linen có khả năng chịu nhiệt tốt, có thể phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Với một số loại vải khi phơi phóng dưới điều kiện nhiệt độ cao sẽ làm vải bị phai màu. Nhưng vải linen lại hoàn toàn ngược lại.

Thứ tư và cũng là đặc điểm quan trọng nhất, vải linen nhẹ, chất vải mát, sờ cực thích. Hầu hết khi lựa chọn quần áo mùa hè, người ta hay chọn chất liệu vải không dệt linen (vải lanh) vừa bền vừa thoáng mát mà giá thành lại phải chăng.

Tuy nhiên, độ co giãn của vải linen thấp, có thể xuất hiện những nếp nhăn, nếp gấp trên bề mặt vải khi chúng ta sử dụng và bảo quản không đúng cách.

xem thêm: dịch vụ thu mua vải cây giá cao tận nơi

Công dụng của vải nilen

Khi nói đến công dụng của vải thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ứng dụng của vải trong may mặc. Ở đây, vải linen cũng có những công dụng tương tự như vậy. Vải linen được ứng dụng trong may quần áo, váy đầm, các loại khăn. Những trang phục, phụ kiện làm từ vải linen thường khá thoáng mát, thoải mái. Những trang phục thường có tông nhẹ nhàng, đơn giản, chất vải mềm mịn.

Quần áo từ chất liệu lanh
Váy trẻ em trông dịu dàng, nữ tính
Khăn được làm từ chất liệu linen mềm mại

Bên cạnh đó, các loại vải linen có khả năng chịu nhiệt tốt nên được sử dụng để sản xuất các loại áo, váy chống nắng. Các loại vải này được các công ty mua vải tồn kho giá cao mua nhiều

Áo chống nắng toàn thân được sản xuất từ vải linen

Ngoài ra, vải linen cũng được dùng để sản xuất chăn, ga, gối đệm. Với chất liệu tự nhiên, bền, mịn sẽ cho bạn một giấc ngủ ngon. Những loại chăn ga từ vải linen thường được may từ chất liệu tự nhiên có độ thấm hút ẩm tốt. Hiện nay, các loại chăn, ga, gối đệm từ vải lanh được rất nhiều người ưa chuộng.

>>> xem thêm: Vải lụa, vải phi lụa – hai loại vải “thần thánh” vào mùa hè

Chăn ga trải giường từ vải linen

Vải linen còn có công dụng sản xuất ra những chiếc túi vải nhẹ nhàng, tinh tế. Việc sử dụng những chiếc túi vải từ linen vừa tạo cảm giác gần gũi vừa giúp tăng điểm nhấn cho cơ thể của người dùng. Đặc biệt, sử dụng thay thế những chiếc túi từ vải linen giúp hạn chế các loại vật liệu khó phân hủy, gây ô nhiễm tới môi trường.

Túi xách vải làm từ chất liệu linen

Cách nhận biết vải linen

Để nhận biết vải linen so với những loại vải khác, cách phân biệt tốt nhất là dùng tay sờ vào bề mặt vải. Dựa theo đặc điểm, tính chất của vải linen, nếu chất vải mịn, mát không xuất hiện xơ vải thì đó là vải linen. Chúng ta còn có thể nhận biết qua màu sắc của vải. Hầu hết các loại vải linen có phông màu đơn giản vì nó không hợp nhuộm màu. Tuy nhiên, một số loại linen cũng có thể nhuộm bằng những chất tạo màu có nguồn gốc thực vật. Ngoài 2 cách trên, chúng ta cũng có thể nhận biết bằng cách đốt. Vải lanh khi đốt có mùi như giấy, vải cháy chậm, không đượm. Sau khi đốt, vải linen bị phân hủy và biến thành tro.

 Cách sử dụng và bảo quản các loại vải linen đúng chuẩn

Khi giặt các loại trang phục đồ dùng từ vải linen, chúng ta nên để khô tự nhiên vì vải có khả năng thấm hút cao. Loại vải này không nên sử dụng với máy ủi vì nó có thể làm xuất hiện các nếp nhăn, làm mất cấu trúc giữa các sợi vải. Lời khuyên tốt nhất là khi vải phơi khô chỉ cần treo và vải sẽ tự phẳng, trở lại trạng thái ban đầu.

Không nên giặt vải linen ở nước nóng nước có nhiệt độ cao sẽ làm vải bị co lại tương tự như dòng vải cotton.

Trong trường hợp cần sử dụng trang phục từ vải linen gấp, bạn vẫn có thể sử dụng máy ủi để ủi phẳng, ủi khô. Tuy nhiên, lưu ý chỉ nên ủi khi vải còn ẩm tránh làm vải bị nhăn gấp nếp hoặc co lại.

Bài viết đã tổng hợp các thông tin về vải linen xoay quanh đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng và bảo quản vải linen đúng cách. Vào mùa hè này, việc lựa chọn các loại trang phục từ vải linen khá khả thi. Nếu bạn đang có những câu hỏi, thắc mắc gì về loại vải linen này thì có thể phản hồi. Chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp cho bạn trong khả năng có thể.

>>> có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thu mua vải thanh lý của Cát Thịnh Phát

 Những điều cần biết về Linen cũng như thời trang linen

Linen hay còn được gọi là (vải sợi Lanh) có lẻ vẫn còn chút mới lạ đối với thị trường thời trang và nhu cầu thị hiếu của người dùng Việt. Tuy nhiên, ít ai biết rằng linen đã tồn tại hơn hàng chục ngàn năm qua (và một cách chính xác hơn thì linen đã tồn tại hơn 30.000 năm) bắt nguồn từ Hy Lạp. Với giá thành đắt đỏ nên linen chỉ thường được sử dụng cho các tầng lớp cấp cao như tu sĩ, quý tộc và vua chúa. Và một điều thú vị hơn nữa khi biết rằng thời Ai Cập cổ đại họ đã sử dụng linen để làm ướp xác cho các vị Vua Chúa vĩ đại như Pharaoh. Chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc rằng tại sao lại dùng chất liệu vải ướp xác này để làm chất liệu cho thời trang hiện tại. 

Công dụng và lợi ích của chất linen

 Linen là một trong những chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi, độ ẩm hàng đầu trong nhóm chất liệu thời trang. Sợi vải lanh, rỗng và hấp thụ độ ẩm tốt - chính xác là, nó có thể hấp thụ tới 20% trọng lượng của chính nó trong nước trước khi bắt đầu cảm thấy ẩm ướt. Đây là một đặc tính quan trọng đối với khăn tắm, khăn tắm, bộ đồ giường và quần áo. Không gì khó chịu hơn khi diện trang phục vào mùa hè oi bức thế này lại không có khả năng thấm hút mồ hồi, quần áo sẽ làm cho bạn ngại ngùng bởi những vết hằn trên trang phục. 

 Bên cạnh khả năng hút ẩm tốt, sợi lanh còn có khả năng thoát ẩm nhanh. Cây lanh rỗng để có độ thoáng khí cao hơn, do đó vải lanh nhanh khô và không dính vào cơ thể. Vải lanh cũng là một chất cách nhiệt tự nhiên, giúp bạn mát mẻ vào mùa hè và làm nóng cơ thể vào những tháng lạnh hơn.

Vải lanh không gây dị ứng, vải linen có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe - một số cho rằng nó làm lành vết thương nhanh hơn và giúp chữa một số bệnh ngoài da, chẳng hạn như bệnh chàm. Nhưng quan trọng nhất, vải linen không gây dị ứng và là sản phẩm hoàn hảo cho những ai có làn da nhạy cảm hoặc bị dị ứng.
Để giữ được tất cả các lợi ích của vải linen trong nhiều năm tới, điều quan trọng là phải nhớ một số mẹo đơn giản về cách giặt đồ vải phù hợp.

Làm thế nào để bảo quản quần áo linen đúng cách? 

Hôm nay, Novelty sẽ mách cho bạn một số mẹo hay để biết cách giặt ủi cũng như bảo quản đúng cách chất liệu linen. 

Đồ vải có thể được giặt bằng tay và giặt bằng máy - một trong hai phương pháp này đều tốt và sẽ không làm giãn hoặc co rút đồ vải của bạn. Nếu bạn bị hư hỏng trong quá trình giặt, nó có thể liên quan đến chất lượng của vải hoặc các hóa chất có liên quan.

Giặt máy: 1. Để có kết quả tốt nhất, hãy giặt riêng với các loại vải khác. 2. Rửa trong nước ấm (<40 ° C / 104 ° F). Nhiệt độ cao có thể làm co ngót đến 10% và làm sợi vải lanh yếu đi. 3. Sử dụng chu trình máy nhẹ nhàng và không làm quá tải máy giặt của bạn.

4. Sử dụng công thức tẩy rửa nhẹ dành cho các loại vải mỏng manh. Đừng tẩy trắng.

Giặt tay: 1. Đổ đầy nước ấm vào một thùng nhỏ (xô hoặc bồn rửa) và thêm khoảng một thìa cà phê chất tẩy rửa nhẹ. 2. Nhúng quần áo bằng vải lanh vào nước ấm và để ngâm trong khoảng 10 phút. 3. Nhẹ nhàng xoay đồ vật xung quanh. Không vắt, xoắn hoặc chà xát vì có thể làm giãn vải.

4. Xả nước xà phòng và xả nhiều lần cho đến khi hết cặn xà phòng. Treo khô.

Video liên quan

Chủ đề