Phóng dật nghĩa là gì

“Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, pháp không phóng dật là đệ nhất. “Muốn tu pháp không phóng dật thì phải tu Tứ Ý Đoạn”.

Bạn đang xem: Đệ Nhất Pháp Của Phật Là Tâm Không Phóng Dật


Theo Thế Tôn, ngũ dục và ngũ trần là sức mạnh của ma vương. Không chỉ trói buộc người đời, mà ngay cả hàng xuất gia mang chí nguyện thoát tục cũng khó vượt ra khỏi uy lực và kềm tỏa của ma Ba-tuần. Ảnh minh họa


Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái. Chính sức hấp dẫn của ngũ dục và ngũ trần đã khiến cho chúng sanh say đắm, dính mắc, kẹt cứng, bị lệ thuộc, từ đó tạo ra vô vàn phiền lụy, đau khổ.

Theo Thế Tôn, ngũ dục và ngũ trần là sức mạnh của ma vương. Không chỉ trói buộc người đời, mà ngay cả hàng xuất gia mang chí nguyện thoát tục cũng khó vượt ra khỏi uy lực và kềm tỏa của ma Ba-tuần. Nên thay vì thẳng đến chỗ vô vi, lần hồi lại quay về hữu vi, “rơi vào sanh già bệnh chết, không qua được các nạn đáng sợ, lọt vào cảnh giới của ma”. Nhưng không phải là mọi chúng sanh đều bó tay chịu chết chìm trong ngũ dục và ngũ trần, theo Thế Tôn, không phóng dật chính là thuốc hay để giúp trị liệu căn bệnh trầm kha này.

Chính sức hấp dẫn của ngũ dục và ngũ trần đã khiến cho chúng sanh say đắm, dính mắc, kẹt cứng, bị lệ thuộc, từ đó tạo ra vô vàn phiền lụy, đau khổ.

Muốn Tâm không phóng dật phải tập Tứ Ý Đoạn.


Tứ Ý Đoạn tức là Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần là pháp ngăn ác diệt ác, sinh thiện tăng trưởng thiện.

Trong cuộc đời tu hành theo Phật thì lúc nào, giờ nào phải thường cảnh giác ngăn và diệt các ác pháp, không cho chúng tác động vào thân, tâm. Khiến cho thân tâm lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự.

Nhờ thế mà tâm không bị phóng dật, nên đức Phật dạy: “Đệ nhất pháp tâm không phóng dật là Tứ Ý Đoạn”. Nhưng tâm không phóng dật là thành tựu đạo giải thoát, tức là viên mãn con đường tu tập.

Phật dạy: “Đệ nhất pháp tâm không phóng dật là Tứ Ý Đoạn”. Nhưng tâm không phóng dật là thành tựu đạo giải thoát, tức là viên mãn con đường.

Trước khi vào Niết Bàn Ngài di chúc lại: “Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật”.

Trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà pháp môn Tứ Chánh Cần là pháp môn đệ nhất ngăn ác diệt ác pháp khiến cho thân tâm bất động. Nhờ đó mà tiến tới các pháp cao hơn sâu hơn.

Tứ Chánh Cần là nền tảng đạo đức vững chắc nhất của Phật giáo. Cho nên, muốn tu tập Tứ Chánh Cần thì đức Phật đã trang bị cho chúng ta bốn loại định:


1- Định Sáng Suốt.

Xem thêm: Lễ PhậT ĐảN đượC Tổ ChứC Như Thế Nào ở Singapore?

2- Định Vô Lậu.

3- Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

4- Định Niệm Hơi Thở.

Trong Định Niệm Hơi Thở có 18 đề mục tu tập (xin đọc lại Định Niệm Hơi Thở).

Định Niệm Hơi Thở là một pháp môn rất quan trọng. Nó được xem như là một chiếc “chổi thần” dùng để quét tất cả các chướng ngại pháp trên thân, thọ, tâm, pháp của Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ mà được viên mãn đều phải nhờ đến cây chổi thần này.

Quét tâm có phương pháp để tâm bất động. Tâm bất động là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là đạt được giải thoát. Ảnh minh họa


Định Niệm Hơi Thở được ví như những loại vũ khí tối tân và hiện đại nhất để chiến đấu trong chiến trận sanh tử. Người tu sĩ Phật giáo tu tập Định Niệm Hơi Thở cũng giống như một binh sĩ được huấn luyện trong trường võ bị.

Sự quan trọng của Định Niệm Hơi Thở như vậy, nên khi tu tập theo Phật giáo phải tu tập rất kỹ lưỡng về Định Niệm Hơi Thở để cho nó có đủ năng lực đẩy lùi các chướng ngại pháp trên thân và tâm.

Ông Châu Lợi Bàn Đặc suốt ngày đêm trong thất chuyên quét tâm, cuối cùng chứng quả A La Hán.

Ông A Nan đi kinh hành quét tâm suốt đêm chứng quả A La Hán.

Tóm lại, quét tâm có phương pháp để tâm bất động. Tâm bất động là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là đạt được giải thoát.

(Trích: Những lời gốc Phật dạy – TTL) 

Sự kiện nổi bật

Top 6 tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 HomeAZ

Những pho tượng gỗ phong thủy đẹp Hà Nội cho năm Tân Sửu 2021 được giới thiệu dưới đây sẽ đáp ứng nhu cầu chi phối, cân bằng nguyên lý Âm Dương, từ đó củng cố các mối quan hệ của gia ch sao cho tích cực nhất.

Thông thường, với người Phật tử, mỗi khi gặp cảnh tiêu cực, điều bất như ý, thường hay than vãn: thời mạt pháp xấu ác nhiều tốt lành ít!

Nguyên tắc 5k được hiểu là "Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế". Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc này là để giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch COVID-19!

Phương trượng Thích Vĩnh Tín, trụ trì Thiếu Lâm Tự, là nguời có công đưa ngôi chùa nổi tiếng này gia nhập sàn chứng khoán, nâng võ thuật Thiếu Lâm lên tầm cao mới, từng gây nên làn sóng chỉ trích trong đại lục.

Xem thêm: Đừng Bỏ Lỡ Tải Hình Nền Thư Pháp Chữ Hiếu Đẹp Và Ý Nghĩa Nhất


Thời kỳ Chánh Pháp là 500 năm, thời kỳ Tượng Pháp là 1.000 năm, và thời kỳ Mat Pháp là 10.000 năm. Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được khái lược trong ba điều trọng yếu: Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng.

Phóng dật loạn động là những phiền não chướng ngại dễ xảy ra cho người tu hành khi đối duyên xúc cảnh mà thiếu chánh niệm. Các biểu hiện như nói năng cười giỡn quá mức, ca hát nghêu ngao, trong thì buông thả 6 căn, ngoài thì chạy theo 6 cảnh, tâm không an tịnh, thân chẳng oai nghi… được gọi là phóng dật.

Từ thời Thế Tôn cho đến tận ngày nay, phóng dật là căn bệnh khá phổ biến và thường lây lan. Dĩ nhiên người tu cũng cần thư giãn, giải trí nhưng phải có chừng mực, cách thức cũng không giống với người đời, nói chung là vui trong chánh niệm. Còn vui mà thất niệm thì phóng dật, loạn động, mất hết oai nghi và tế hạnh của người tu.

Một khi đã rơi vào phóng dật thì khả năng thân giáo không còn. Hình ảnh người tu trở nên nhạt nhòa, thậm chí là tầm thường, không gây được ấn tượng tốt cho mọi người. Không chỉ bị người coi thường, Thiên thần cũng xem thường, buông lời quở trách nặng nề.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các Tỳ-kheo ở Câu-tát-la du hành trong nhân gian, nghỉ lại trong một khu rừng, nói năng cười giỡn suốt ngày, tâm tán loạn không định được, buông thả các căn, chạy theo sáu cảnh. Lúc ấy Thiên thần ở trong rừng này thấy những Tỳ-kheo này không thu nhiếp oai nghi, tâm không vui, nói kệ:

Trước đây chúng đệ tử

Chánh mạng của Cù-đàm

Tâm vô thường, khất thực

Vô thường, dùng giường chõng

Quán thế gian vô thường

Nên cứu cánh thoát khổ.

Nay có chúng khó nuôi

Sống ở chỗ Sa-môn

Xin ăn uống mọi nơi

Dạo khắp hết mọi nhà

Mong của mà xuất gia

Không phải nguyện Sa-môn

Tăng-già-lê lết phết

Như trâu già kéo đuôi.

Tu trong Chánh niệm

Bấy giờ các Tỳ-kheo nói với Thiên thần: Ông chán ghét chúng tôi chăng?

Lúc ấy, Thiên thần kia lại nói kệ:

Không chỉ tên dòng họ

Không nêu đích danh ai

Mà nói chung chúng này

Nêu rõ điều bất thiện

Tướng lậu hoặc mới bày

Phương tiện chỉ lỗi lầm

Ai siêng năng tu tập

Tôi quy y kính lễ.

Sau khi được Thiên thần nhắc nhở rồi, các Tỳ-kheo kia đều chuyên tinh tư duy, đoạn các phiền não, đắc A-la-hán”.

(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 1343)

Trước một hội chúng loạn động, thiếu oai nghi, mọi người và Thiên thần đều thất vọng. Tất cả đều khởi lên ý tưởng, họ không phải là người tu, chẳng phải đệ tử chân chính của Sa-môn Cù-đàm. Họ là những người vì lợi dưỡng, vì miếng cơm manh áo mà mặc lên mình chiếc y hoại sắc. Những người này sống mòn mỏi, dù cũng cạo đầu đắp y nhưng lếch thếch như con trâu già kéo lê chiếc đuôi của mình.

Thực ra, ai cũng kính Phật và trọng Tăng. Vấn đề là Tăng phải ra Tăng, tức thân đủ oai nghi tề chỉnh, tâm chánh niệm vững vàng, đầy đủ giới định tuệ thì người, chư thiên và quỷ thần mới tôn trọng, quy y và kính lễ. Thành ra phải chân tu thực học, ít nhất cũng nhiếp được phóng dật, loạn động. Chính đức tu mới cảm hóa mọi người.

Trong việc tu hành, sự ngoại hộ có vai trò quan trọng. Các bạn đồng tu góp ý, Thiên thần quở trách cũng là ngoại hộ. Nếu biết lắng nghe với thiện chí, thấy cái sai của mình sửa đổi quyết không phóng dật thì chắc chắn có sự tiến tu và hướng đến sự chứng đắc các Thánh quả.

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa phóng dật. Ý nghĩa của từ phóng dật theo Tự điển Phật học như sau:

phóng dật có nghĩa là:

buông thả, phóng túng, lười nhác, không giữ mình theo các pháp lành, cũng không có sự tinh tấn nỗ lực tu tập.

Trên đây là ý nghĩa của từ phóng dật trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Pa-cha-ri-pa Pa-li pabbata padumuttara pali ngữ Pan-ka-ja-pa panga Pāṇini paramartha passi

Video liên quan

Chủ đề