Chàng trai trẻ Ngô Văn Hiếu đọc hiểu Phương thức biểu đ

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Câu chuyện về những hạt muối hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong tác phẩm Câu chuyện về những hạt muối chi tiết nhất.

Đề Đọc hiểu Câu chuyện về những hạt muối số 1

MUỐI

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phân nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú hơn gì.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe, rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này hòa vào cốc nước, rồi uống thử đi

Lập tức chàng trai làm theo rồi uống thử, cốc nước mặn chát. Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước.

- Bây giờ con nếm thử nước ở trong hồ đi!

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn chút nào - chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn nó giống như thìa muối này thôi. Nhưng mỗi người hòa tan nỏ theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước, thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích cho bản thân mình!

(Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2007)

Câu 1.Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong hai câu sau: Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thấy. Nó chẳng hề mặn chút nào – chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm

Câu 2. Từ "đắng chát” trong câu cuối của văn bản cần hiểu như thế nào và được chuyển nghĩa theo phương thức gì?

Câu 3.Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì? Tại sao? (trình bày trong khoảng 5 dòng)

Lời giải:

PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1.

Thành phần biệt lập phụ chú : "– chàng trai nói khi mắc một ít nước dưới hồ và nếm"

Câu 2.

- đắng chát chính là vị của sự trải nghiệmkhi cuộc sống bi quan, tự khép mình

- theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ

Câu 3.Bài học sâu sắc nhất em nhận được từ văn bản trên là gì? Tại sao? (trình bày trong khoảng 5 dòng)

Qua câu chuyện ngắn trên, emrút ra được một bài học quan trọng rằng cách nhìn nhận của bản thân đối với mọi chuyện xảy ra trong cuộc sống nhất định phải có sự lạc quan, cần có sự chia sẻ, không được để bản thân bi quan hay có suy nghĩ tiêu cực. Bởi vì trongcuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp những chuyện thuận lợi, suôn sẻ; ta có thể gặp những khó khăn trở ngại và như vậy chúng ta phải biết cách hòa tan. Đừng tự hủy diệt mình bằng sự ích kỷ, bi quan; cứ sẵn sàng chia sẻ, hòa tan với đời. Để từ đó ta quên đi những muộn phiền, tạp niệm trong cuộc sống mà nhận lấy những niềm vui to lớn hơn từ chính cuộc đời.

Đề Đọc hiểu Câu chuyện về những hạt muối số 2

MUỐI

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn. Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước:

- Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào – Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói

Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

Câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản.

Câu 2 : nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu : " những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm cho họ mất đi niềm vui và sự yêu đời.

Câu 3: vì sao tác giả cho rằng : "Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích"?

Câu 4: thái độ ứng xử cần thiết của anh/chị khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.?

Lời giải:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: Hiệu quả của biện pháp so sánh: So sánh tâm hồn con người cũng như thìa muối khi được thả vào cốc nước và biển hồ. Ý nói có nhiều cách để tiếp nhận và vượt qua nỗi buồn, đó là tùy thuộc vào bản thân mỗi người.

Câu 3: Tác giả nói: "Nhưng với những người có tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước...có ích" là hoàn toàn đúng bởi có những người lúc nào cũng chỉ biết sầu buồn, hạn hẹp, không biết lạc quan để vượt qua những khó khăn. Sẽ chẳng khác nào như cốc nước nhỏ bỏ thêm thìa muối.

Câu 4: Thái độ cần thiết để ứng xử với những khó khăn thử thách trong cuộc sống:

- Lạc quan, tự tin.

- Tiếp nhận nỗi buồn, sự vấp ngã với tâm thế: thất bại là mẹ thành công.

- Biến nỗi buồn thành động lực để vượt qua khó khăn.

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. (1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây". (2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi. (3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên. (4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa. - Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ? - Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình. (3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá: - Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm! - Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói. (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai? Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm được gợi ra từ phần đọc hiểu "tự học là cách học tập hiệu quả nhất" không? Vì sao? (Trình bày từ 7 đến 10 câu) Câu 5 Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng kiên nhẫn. Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức tự sự Câu 2: Ban đầu vị chuyên gia từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn. Câu 3: Câu văn có lời dẫn trực tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai “ Ngày mai hãy đến đây” Chuyển lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai ngày mai hãy đến. Câu 4: Đồng ý, vì: - Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằm vươn lên nắm bắt tri thức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tế. - Khi tự học, người học sẽ lựa chọn những gì phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. - Qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Câu 5: a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần: Ý nghĩa của lòng kiên nhẫn c. Đoạn văn đảm bảo các nội dung sau: 1. Nêu khái niệm lòng kiên nhẫn: Là sự nhẫn nại, bền bỉ, vững vàng, không cúi đầu trước thất bại, nhẫn nại chịu đựng trong hoàn cảnh khó khăn . 2. Bàn luận mở rộng - Lòng kiên nhẫn giúp con người rèn luyện ý chí, nghị lực từ đó không dễ dàng bị vấp ngã. -Người có lòng kiên nhẫn thường là những người có ý trí theo đuổi mục tiêu cao, không sợ hãi hay lùi bước trước những khó khăn có thể xảy đến trong cuộc sống. - Người kiên nhẫn sẽ thường đạt được thành công bởi kiên nhẫn giúp con người khẳng định được bản thân mình thử thách được năng lực của mình trước những chướng ngại vật. - Người có lòng kiên nhẫn tích góp được cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá và sự dẻo dai. - Dẫn chứng cụ thể một tấm tấm gương về lòng kiên nhẫn mà em biết. - Người không có lòng kiên nhẫn thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc.Lòng kiên nhẫn cùng với sự tìm tòi và đi đúng hướng mới thành công được, còn nếu bạn kiên trì, nhẫn nại nhưng thiếu hiểu biết thì sẽ đồng nghĩa với phá hoại “ Kiên trì cộng ngu dốt sẽ là phá hoại” 3. Bài học nhận thức và hành động - Lòng kiên nhẫn là một đức tính đáng quý và đáng có của con người. - Tự rèn luyện bản thân từ những việc nhỏ nhất, trau dồi sự tỉ mỉ và nhẫn nại. Khi chúng ta đứng trước một khó khăn thử thách đừng nên bỏ qua mà hãy tự mình vượt qua, không ngại khó khan gian khổ d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề . e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.